Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

"Bên Thắng Cuộc" tiết lộ về Trần Kiếm Đoàn !!

Monday, 24 February 2014

TRÍCH BÀI VIẾT VỀ TRẦN KIÊM ĐÒAN VC NẰM VÙNG

“BÊN THẮNG CUỘC” VẠCH MẶT THẬT TRẦN KIÊM ĐOÀN
LÃO MÓC -    

Như mọi người đều biết, trận Tổng công kích Tết Mậu Thân là một tội ác của của VC đối với dân chúng miền Nam; trong đó cuộc thảm sát tại Huế là do những tên đao phủ thủ Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh… gây ra. Cho đến nay, với những bằng chứng do nhân chúng sống Nguyễn Thị Thái Hoà đưa ra thì bọn này đã phải ngậm câm miệng hến. Trong khi đó thì lại có những kẻ cố gắng cãi chầy, cãi cối để bênh vực bọn này. Một trong những kẻ đó là Trần Kiêm Đoàn.
 ******
******

*
Sở dĩ có bài viết có cái tựa “‘BÊN THẮNG CUỘC’ VẠCH MẶT TRẦN KIÊM ĐOÀN” vì mấy ngày qua đài RFA, báo Người Việt với mấy ông giáo sư Đại học, nhà báo, nhà thổ “TAI TO, MAT LON” ở trong nước lẫn hải ngoại mở hết volum ca tụng, quảng cáo sách “Bên Thắng Cuộc” của ông nhà báo VC Huy Đức quá cỡ thợ mộc. Nhà văn Đỗ Văn Phúc bèn tìm đọc và phát giác ông Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn là VC thứ thiệt, chứ không phải là Việt gian.

Bằng chứng như sau:

“Ở Huế, chiều ngày 21-9-1975, Hiệu phó kiêm Bí thư Đoàn trường Nguyễn Tri Phương Trần Kiêm Đoàn 130 được Thành đoàn Huế giao phối hợp với Đoàn trường Đồng Khánh, dẫn 200 đoàn viên theo cửa Thượng Tứ vào Đại Nội. Trước khi đi, Thành Đoàn ra lệnh: "Chuẩn bị khăn gói, thức ăn ba ngày, sẵn sàng chiến đấu”. Ông Đoàn kể: Tụi tui hồi hộp: Mỹ quay lại hay binh lính Sàigòn nổi dậy? Tới 3 giờ sáng mới hay tin sáng mai đổi tiền. Khi ấy tôi còn trẻ, hào hứng với những cái mới nên nghe nói 1 đồng tiền mới giá trị bằng 500 đồng tiền cũ cũng có cái gì đó tự hào. Sáng ra vẫn tả xung hữu đột đôn đốc đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ”.

Nhưng tới trưa, theo ông Trần Kiêm Đoàn: "Đi đâu cũng thấy dân kêu gào thất vọng. Ba giờ chiều, tôi tranh thủ về nhà, thấy vợ ngồi thẩn thờ, nước mắt lưng tròng: Anh! Mình trắng tay rồi!”. Mỗi gia đình chỉ đổi được tối đa 100 nghìn tiền Sàigòn trong khi tiền mặt trong nhà vẫn còn tới gần 10 triệu. Không chỉ nhà ông Đoàn, nhiều gia đình buôn bán ở cửa Đông Ba, hàng xóm của ông cũng kêu khóc.

Những người càng tin tưởng vào chế độ mới càng mất mát lớn hơn, vì khi chiến tranh kết thúc, họ đã đào vàng lên bán, lấy vốn kinh doanh. Ông Đoàn kể: "Tôi trở về Đại Nội. Một vị chỉ huy lực lượng đổi tiền biết chuyện kêu lại nói:

“Muốn đổi bao nhiêu cũng được nhưng phải chia 5:5. Về xóm coi có ai thì kêu họ đổi luôn!” Tôi về lấy tiền và móc nối với mấy người trong xóm. Đúng là bao nhiêu cũng được thật”.
(Trích “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, trg 41, 42).

Trước kia, khi người ký tên Nguyễn Phi tố cáo “Trần Kiêm Đoàn là VC nhưng vì bị vắt chanh bỏ vỏ nên bỏ chạy” trên diễn đàn điện tử thì ông TKĐ còn chối cãi là ông Nguyễn Phi vì có thù oán với ông ta nên bịa điều, đặt chuyện vu cáo. Nay, thì chính Huy Đức, “nhà báo lớn của VC”, là người của BÊN THẮNG CUỘC viết ra giấy trắng mực đen. Và sách thì đang được đài Á Châu Tự Do, báo Người Việt (đã từng đăng bài sỉ nhục “QLVNCH là lính đánh thuê”) gióng trống, khua chiêng quảng cáo ầm ỉ!

Đúng là cái thảm cảnh “đảng viên VC Huy Đức” vạch mặt “đoàn viên VC Trần Kiêm Đoàn”!

Dù sao đi nữa (dịch ra Anh ngữ theo trường phái “Bể Dâu” là “umbrella star go more) thì chuyện “đảng viên VC Huy Đức vạch mặt “đoàn viên VC Trần Kiêm Đoàn” cũng còn “nhân đạo” gấp ngàn lần thời kỳ “cải cách ruộng đất” con tố cha, vợ tố chồng còn ghi đậm nét trong mấy câu thơ của Xuân Diệu:

“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu (*)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù!...” 
 
LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com

(*) Bố mẹ của ông Xuân Diệu

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

“Mặt trận Snoul '71 [2]– cần được Bao Công phán xét (?)

Posted on | Để lại phản hồi | Sửa   

        Cuộc rút quân từ Snoul ’71 [2]

HQ Ngoại Bien-Map

NguyễngọcTùng
*
 
Thuộc thành phần của cộng đồng “Đốt (.) Com” hải ngoại, chúng tôi sau nhiều lần tìm đọc trên hệ thống mạng, tình cờ được tiếp xúc với trang nhà ‘generalhieu.com’. Do đó mới phát hiện được tờ báo điện tử (blog). Chủ nhân tờ báo kiêm quản trị viên (Admin.) chính là ông Nguyễn Văn Tín, bào đệ của cố Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu, cựu Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III & Quân Khu 3 (trước 30-4-1975).
Hầu như ai nấy đều biết, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu trước khi về nhận lãnh trách nhiệm tại quân đoàn III, từng là cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, rồi cựu Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I (TL là Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm). Sau đó ông được đề cử vào chức Thứ Trưởng, phụ tá Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, đặc trách về Kế Hoạch “Bài trừ Tham Nhũng”. Trọng trách cuối cùng của Tướng Hiếu là Tư Lệnh Phó QĐ III & Quân Khu 3, đồn trú tại Biên Hòa.
 
Trang nhà TướngHiếu.com, đã từng hoạt động suốt hơn một thập kỳ. Nhờ công sức sưu  tầm và thu thập của Ban Quản trị, hiện tại đã lưu trữ được một số tài liệu giá trị về mặt quân sử thuộc QL VNCH, đặc biệt liên quan đến cuộc đời binh nghiệp của cố Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu.
Trong số cả hàng ngàn bài vở gồm đầy đủ những chi tiết, độc giả đặc biệt có cơ hội theo dõi sự kiện lui binh của Chiến Đoàn 8, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh; từ chiến trường ngoại biên (Cam Bốt) trở về nội địa (Vùng 3 CT).
 
Một trong những bài viết về mặt trận “Snoul”, tác giả tự nhận vìbị nhức nhối nên buộc lòng phải viết ra! viết lại! Vì cây muốn lặng, nhưng gió chẳng đừng (?) [thật tình, người đọc không hiểu ý của tác giả muốn nói cái gì ?]. Hóa ra ‘người đứng phía sau’ lại là một trong số các nhân chứng sống, từng tham dự cuộc lui binh xẩy ra hơn 43 năm về trước. Đó là cựu Đại Úy Trần Văn Thưởng, Tiểu Đoàn trưởng TĐ 1/8 BB (1971); một trong những tiểu  đoàn khinh binh , trực thuộc quyền chỉ huy của Đại Tá Bùi Trạch Dần, Chiến Đoàn trưởng CĐ 8 của Sư Doàn 5 Bộ Binh. Được biết Tư Lệnh Sư Đoàn lúc đó là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu (ông xuất thân Khóa 3, Trần Hưng Đạo, trường SQ Võ Bị Đà Lạt).
 
Căn cứ theo nội dung của bài viết, những diễn tiến của “Mặt trận Snoul”, lại chẳng may không đúng với quan điểm “điều binh, khiển tướng (!) của ông cựu Tiểu Đoàn trưởng Trần Văn Thưởng. Nguyên nhân vì phải đương đầu với ba [x] đợt phục kích, tấn công của địch dọc QL.13; khiến ông Thưởng (thú nhận) đã bị “nhức nhối” [do tinh thần bị giao động (?)]. Hệ quả đó vẫn còn lưu giữ lại trong tâm tư suốt nhiều chục năm qua, kể từ cái ngày [31-5-1971 (?)] được ví như mốc thời gian, giúp ông cựu Đại Úy Tiểu Đoàn trưởng TĐ 1/8 BB may mắn đã trở về, được đặt gót ‘giầy saut’ lên giải đất quê hương, nơi miền đất đỏ của Tinh Bình Long Anh dũng (72)!
 
Vì lúc đó Chiến Đoàn 8 BB còn đang trấn giữ tại Thị trấn Snoul, tọa lạc trên ngã ba QL.7 và QL.13 (thuộc tỉnh Kratié, Cam-bốt); cho nên muốn hoàn tất nhiệm vụ rút quân, Chiến Đoàn trưởng, Đại Tá Bùi Trạch Dần, phải sử dụng một lộ trình dài khoảng 10 cs trên QL.13. –Thêm chi tiết tại đây: Đường Về Biên Giới- QL.13 (CTRL + click to follow link).
 
Kế hoạch lui binh được dự tính (tối đa) trong 2 ngày, liên tiếp Giai Đoạn I và II. Lệnh di chuyển khởi đầu từ sáng sớm ngày 30-5-71 (ngày N) tại TXP (tuyến xuất phát) ngoài khu vực chợ Snoul. Kết cuộc chấm dứt vào xế trưa ngày hôm sau, 31-5-1971 (ngày N+1); tức thời gian toàn bộ Chiến đoàn 8 của Đại Tá Bùi Trạch Dần về được tới biên giới quận Lộc Ninh, (BCH Tiền phương của SĐ 5 BB).
Sau khi nói chuyện và được sự đồng ý của GS Nguyễn văn Tín, chủ nhân (Admin.) Trang nhà <GeneralHieu.com>; chúng tôi mạn phép trích đăng những đoạn cần thiết trong bài viết của cựu Đại Úy Trần Văn Thưởng, cộng thêm một số ‘hồi ký’ của tác giả khác có cùng nội dung: Cuộc lui binh từ Snoul!
 
Phần dưới đây là một số đoạn được chúng tôi trích dẫn để làm tiêu biểu, của một bài viết dài độ 29 trang (khổ giấy đánh máy).
Thêm ghi chú: văn bảnchữ nghiêng” thuộc về tác giả Trần Văn Thưởng, Dư luận sẽ thấy rõ, người ‘bị’ tác giả nhắc đến trong nội dung, kèm theo các ‘phê bình’, ‘chỉ trích’ lẫn ‘buộc tội’; do “hậu quả” cuộc rút quân của Chiến Đoàn 8 BB, từ cứ điểm Snoul (Cam-bốt) về nội địa quân khu 3; không ai khác, chính là ông Nguyễn Văn Minh, cựu Trung Tướng Tư Lệnh QĐ III và QK 3 (đảm nhận chức Tư Lệnh từ 23-2-71 đến 9-10-73).
 
1.- NỘI DUNG: trích đoạn tiêu biểu trong bài “Trận Đánh Snoul và Những Hậu Quả” (tác giả: cựu Đại Úy Trần Văn Thưởng) –
 
Bài viết đầy đủ tại đây: http://www.generalhieu.com/snoulthuong-u.htm
Lời tác giả - Chủ đích của bài nầy là nói lên sự thật để vinh danh các chiến hữu tham dự trận đánh Snoul, cũng như minh oan cho các chiến hữu đã bị bỏ quên trong Quân sử QLVNCH.
  • Một lời thất hứa (?) -  AI đã thất hứa?
++ ..án binh bất động trong tuần lễ cuối cùng của tháng năm, năm 71, 
++ ..cho lệnh Chiến đoàn 8 rút quân đơn thương độc mã,  ………………..
  • Phản Ứng Của Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 [phải viết số “III” (La-mã) mới đúng!]
++ ..đã chuyển từ thế công lúc cố Ðại tướng Ðỗ Cao Trí còn làm Tư lệnh QÐ3, sang thế phòng ngự từ tháng tư năm 1971 cho đến ngày 31/05/71. 
++ ..lực lượng xung kích nầy (Đại Tá Trần Quang Khôi làm CHT -71) đã được tăng phái quá trễ vào ngày 31/5/71 (*).Thực ra, ngày tăng phái được ông Khôi xác nhận là 29-5-71! 
++ Ðặc biệt từ ngày 24/5/71 đến ngày 31/5/71, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 đã án binh bất động nỗ lực chính của các Chiến đoàn ở khu vực Chup, Kampong Cham, và hai Chiến đoàn đang ở gần hướng Nam của Snoul; ngoài ra, ông cũng không chịu báo cáo về BTTM tình hình và ý định của địch để xin thêm không yểm và lực lượng trừ bị….
++ Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 chỉ để lại một số sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 3 tại Lộc Ninh, và không có sự hiện diện thường trực của ông tại Lộc Ninh….
++ Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 cũng đã từ chối nhiều lần việc tướng Hiếu yêu cầu xử dụng nỗ lực chính từ hướng Nam của Snoul để thi hành kế hoạch “Ðiệu Hổ Ly Sơn”, như đã thảo luận bí mật giữa hai vị tư lệnh từ trước. Sau cùng, ông đã ra lệnh cho tướng Hiếu rút quân đơn thương độc mã, trước áp lực tấn công của hai Sư đoàn VC vào ngày 28/5/71 …………….
  • Những Lỗi Lầm của Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn III.
++ Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 đã vi phạm những điều căn bản trong nguyên tắc chiến tranh, khi ông thay thế cố Ðại tướng Ðỗ Cao Trí để làm Tư lệnh hành quân tại Cam Bốt.
++ ..câu địch tại Snoul trong kế hoạch “Ðiệu Hổ Ly Sơn” .
++ Trong ngày 31/5/71, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 đã xử dụng quá trễ (*) lực lượng xung kích nầy để giao tiếp với CĐ8,….. .. đáng lẽ ra ông phải xin lực lượng trừ bị cấp thời từ Bộ Tổng Tham Mưu cũng như Không quân Việt Nam để tăng cường cho CĐ8 từ những ngày đầu tiên lâm chiến của CÐ8
Hơn nữa ông lại đặt lực lượng xung kích dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn 5 quá trễ (*) vào ngày 31/5/71, thay vì phải vào ngày 25/5/71. Quyết định quá trễ của ông …….
++ Theo lời Ðại tá Dzần, kế hoạch lui quân đã được trình lên BCH/QÐ3 và đã được chấp thuận, tuy nhiên BTL/QÐ quyết định trì hoãn ngày D lại sau 2 ngày, để Q.Ð. còn tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Q.Ð. Việc hoãn lại ngày D có nhiều điểm bất lợi trên phương diện chiến thuật và an ninh bảo mật,…..
++ Thiếu trách nhiệm trong vấn đề chỉ huy dẫn đến sự lượng giá sai lầm về tình hình địch và bạn trên chiến trường trong các ngày giao chiến với địch,… …. lực lượng địch đang lâm trận ít nhất cũng phải trên một Sư đoàn tại Snoul. Hậu quả của việc lầm lẫn chủ quan …
++ Lầm lẫn giữa Ðiểm và Diện dẫn đến sự chọn lựa đường lối hành động sai lầm cho trận chiến tại Snoul,…. Ðó cũng là lý do Trung tướng Minh không xin tăng cường lực lượng trừ bị của BTTM và không xin tăng cường không yểm của Không quân VN, mà chỉ trông vào lực lượng yểm trợ cơ hữu và của lực lượng không kỵ của Hoa Kỳ mà thôi….. 
++đã phá vỡ kế hoạch chiến lược dùng trận Snoul như là một ưu sách cho Hòa đàm tại Ba Lê, bằng cách bắt sống hay tiêu diệt toàn bộ lực lượng ta tham chiến tại Snoul
  • Sự Thật và Hậu Quả
++ Chủ đích của bài nầy là nói lên một sự thật của quân sử QLVNCH, bởi vì sự thật phải được trả lại cho lịch sử.
++ Tướng Hiếu và Ðại tá Dzần cùng các chiến hữu của hai ông đã chiến thắng anh dũngtrong cuộc rút quân đơn thương độc mã dưới áp lực của hai Sư đoàn địch, dưới nhãn quan của một Tư lệnh Sư đoàn và Trung đoàn trưởng. Ðại tá Khôi, Tư lệnh LLXKQÐ3, Tuy nhiên Trung tướng Minh đã thất bại dưới nhãn quan của một Tư lệnh Quân đoàn, bởi vì ông đã chọn lựa một kế hoạch rút quân sai lầm cho Chiến đoàn 8, cũng như tăng viện LLXKQÐ3 cho Sư đoàn 5 đã quá trễ, (*)……  mất một dịp để tiêu diệt toàn bộ hai Sư đoàn địch trong kế hoạch Ðiệu Hổ Ly Sơn, như đã dự trù bí mật giữa hai vị Tư lệnh tướng lãnh nầy. Hậu quả là hai Sư đoàn nầy được nuôi sống để chúng có dịp mở cuộc tấn công vào Lộc Ninh và An Lộc khoảng mười tháng sau.
++ Vì thế tướng Minh và Quốc Hội VNCH đã vô tình làm thay đổi bộ mặt thật của chiến trường, từ một kẻ chiến thắng để trở thành một kẻ chiến bại trên phương diện chiến thuật cũng như chiến lược…..
++ Vì thế lịch sử VNCH có thể thay đổi nếu không có những sự sai lầm như trên. ……………
(Ngưng trích)

2.- NHẬN XÉT: (căn cứ các trích đoạn dẫn thượng)

Phần trích dẫn được ngưng ở đoạn trên, vì thấy đã thâu thập tạm đủ những dữ kiện, giúp cá nhân chúng tôi (dựa vào đó) đóng góp ý kiến, hồi đáp những ’sự kiện’ do chính tác giả đưa ra với mục đích (xin lập lại) ‘phê phán’, ‘hướng dẫn’ , ’cáo buộc’ khắt khe (?) (của một cựu Tiểu Đoàn trưởng) đối với thượng cấp, tức Tư Lệnh Quân đoàn và Quân khu, thuộc một trong 4 Vùng Chiến thuật của VNCH!
Nhân nói về phần hành của cấp chỉ huy trong quân đội, chúng tôi xin trích đăng lời của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, tiết lộ trong cuộc đàm thoại với GS Nguyễn Văn Tín, người phụ trách trang nhà Tướng Hiếu.Com; <generalhieu.com>

2.1 – Hệ thống Chỉ Huy: Trách nhiệm của đơn vị trưởng (!):

(Trích đoạn): “ ……………
Nguyễn Văn Tín: Tôi có một điều thắc mắc muốn hỏi anh không biết là anh tôi có bàn tính với anh về kế hoạch phòng thủ Sàigòn của mình không, sau khi đã mất Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2?
Lê Minh Đảo: “Anh Hiếu có kế hoạch gì thì tôi không được biết. Trên thực tế thì Quân Đoàn 3 phải trông coi ba Sư Đoàn, SĐ 25 ở Tây Ninh, SĐ 5 ở Lai Khê và SĐ 18 ở Xuân Lộc.  Tư Lệnh Quân Đoàn giao phó hoàn toàn trách nhiệm cho mỗi sư đoàn bảo vệ phần lãnh thổ riêng của mình. Được việc thì thôi, còn hỏng việc thì tư lệnh sư đoàn lãnh đủ. Mỗi tư lệnh sư đoàn toàn quyền sắp xếp cách thức bố trí quân của mình. Quân Đoàn chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi, chứ không có sáng kiến gì cả. Do đó chiến thắng trận Xuân Lộc là hoàn toàn công lao của riêng tôi và SĐ 18. Kể ra thì Quân Đoàn có giúp đỡ bằng cách tăng phái một Lữ Đoàn Dù cho mặt trận Xuân Lộc.
………….” (Ngưng trích)

Thật thế, nắm chức tư lệnh của một trong 3 sư đoàn bộ binh tại một vùng chiến thuật; bao gồm 11 Tỉnh, Thị xã lẫn Đặc khu và Biệt khu…; như thường lệ, Tướng Đảo tới quân đoàn tham dự các buổi họp cần thiết, cùng một số SQ tham mưu của Sư đoàn 18 BB (gồm các trưởng phòng P3, P2 và SQ phu tá hành quân). Trở về BCH sư đoàn, ông triệu tập ngay một buổi họp để thông báo và ban chỉ thị về lệnh hành quân vừa nhận lãnh từ quân đoàn.
Những lần họp kế tiếp cũng do Tư lệnh SĐ chủ tọa, mục đích thảo luận, phân tích và khai triển kế hoạch (của quân đoàn) với các SQ tham mưu. Sau cùng các ý kiến được kết hợp và chung quyết. Lệnh hành quân theo đó chính thức được soạn thảo (cấp sư đoàn) được phân phối cho các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trưởng, gồm Trung đoàn và Tiểu đoàn v..v; sẽ lần lượt hoàn tất (tại nhiệm sở) sau đó, các lệnh HQ để áp dụng cho riêng mỗi cánh quân. Thành phần này, được chỉ định sẽ trực tiếp thi hành kế hoạch hành quân. Mọi cấp chỉ huy và binh sĩ đã sắp sẵn tinh thần để đối phó các cuộc đụng độ, có thể xẩy ra cấp kỳ ngay tại Tuyến Xuất Phát.

Đương nhiên do những sáng kiến, nằm trong kế hoạch hành quân, có đạt được thắng lợi hay không (?), thuộc phần trách nhiệm của Sư Đoàn (Trung đoàn hay Tiểu đoàn), tùy theo mức độ hành quân lớn hay nhỏ. Quân Đoàn chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi! ( Thiếu Tướng Lê Minh Đảo).
Nhận xét về “hệ thống chỉ huy” của cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, sẽ giúp giải đáp hầu hết những ‘thắc mắc’ do tác giả Trần Văn Thưởng nêu ra trong bài viết “Trận Đánh Snoul và Những Hậu Quả “. Đặc biệt còn có khả năng ‘vô hiệu hoá’ một số sự kiện cáo buộc Tư Lệnh QĐ III & QK 3, do tác giả viết theo cảm tính [tức ’viết’ mà không kèm dẫn chứng!]
  • Dư luận tự đặt câu hỏi, tại sao khi đụng chuyện, ông cựu Đại Úy TĐT đã không gặp cấp  chỉ huy trực tiếp, nêu thắc mắc. Đặc biệt khui ra lý do tại sao Đại Tá Khôi điều động LLXK QĐ III tới tiếp ứng quá trễ (?) để xem được giải thích ra sao (sự vệc này Tướng Hiếu lẫn Tướng Minh đều đã biết rõ, nhưng ‘chọn’ thái độ giữ im lặng!).
2.2 – Tiếp Tân, tiệc tiễn Trung Tướng Davison, Cố vấn trưởng QĐ III & QK 3 (TRAC); nhân tiện kỷ niệm ngày Thành Lập Quân Đoàn III và QK 3 ngày 1-3 (1959).
Tướng Davison đàm đạo với Tướng Đào Duy Ân, TL Phó  Lãnh thổ
Tướng Davison đàm đạo với Tướng Đào Duy Ân, TL Phó Lãnh thổ Quân Khu 3.

Khoảng cuối (?) tháng 5-1971, Trung Tướng Michael S. Davison, nguyên cố vấn trưởng của Quân đoàn III và Quân khu 3, (thời kỳ Tướng Đỗ Cao Trí)  được vinh thăng (4 sao) và nhận lãnh chức Tổng Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu, kiêm Tư lệnh Ủy ban Quân sự Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đang lúc bộ tư lệnh quân đoàn III và quân khu 3 còn rất bận rộn với kế hoach rút quân từ chiến trường ngoại biên về nước; rút cuộc cũng đã sắp xép đươc một buổi Tiếp tân (tiệc trà dã chiến) để tiễn Tướng Davison lên đường nhận lãnh chức vụ mới. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh nhân tiện quyết định, dùng danh nghĩa (tiệc Tiếp tân) để kỷ niệm “Ngày thành lập”  Quân đoàn III và Quân khu 3. Thực ra là ngày 1-3-1959; tức đã qua 2 tháng trước đó!Đại Tá Dần trách BTL QĐ III hoãn cuộc lui binh, để tổ chức Ngày Thành Lập Quân đoàn III; là vô căn cứ!

Tướng Minh đàm đạo với Tướng Hiếu
Tướng Minh đàm đạo với Tướng Hiếu trong buổi tiêc tiếp tân.

Ban nghi lễ Phòng 3, nhận chỉ thị đem căng một số vải dù che nắng, trong khuôn viên tại dinh tư lệnh quân đoàn (tỉnh Biên Hòa), làm nơi tổ chức tiếp tân. Trong số quan khách tham dự, dĩ nhiên có mặt Trung Tướng Davison và cộng sự viên, sĩ quan.thuộc BTL cố vấn QĐ III và QK 3 (TRAC); Đại diện Lãnh sự Hoa Kỳ tại Biên Hòa (ô. Walkingshaw) cùng vài nhân vật phụ tá. Về phía VN, buổi tiệc có mặt hầu hết các sĩ quan trong BTL QĐ III, sự hiện diện của các Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh và một số SQ trực thuộc (Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, TL SĐ 5 – Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, TL SĐ 18 – và Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, TL 25 BB).

Được biết trong quá khứ, cá nhân Tướng Davison từng tham dự vào trận Thế Chiến thứ II. Ông đã trải qua gần 30 năm kinh nghiệm chiến đấu trong suốt cuộc đời binh nghiệp Lần đầu tiên đến Việt Nam, Tướng Davison đảm nhận chức Tư Lệnh Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ. (II Field Forces). Qua năm sau, tháng 4  năm 1970 (?), Tướng Creighton W. Abrams Jr. (Tổng Tư Lệnh Lực lượng Quân sự Hoa Kỳ tại VN – Commanding General of MACV) ủy thác Tướng Davison trong vai trò Cố vấn trưởng trong Kế hoach Hành quân trên lãnh thổ Cam-bốt. [tất nhiên lúc đó, trên cuốn sổ tay của ông ta, đặc biệt ghi nhận rõ rệt tầm mức giới hạn dưới 21 Miles (+/- 33 cs), (Huấn thị của TT Nixon cho phép lực lượng Hoa Kỳ có mặt trên đất Miên đo bằng với khoảng cách đó!)]

Với tư cách cố vấn cho Trung Tướng Trí (TL QĐ III & QK 3, kiêm Tư lệnh Chiến trường Ngoại biên 70-71), Trung Tướng Davison tin tưởng rằng cuộc ‘hành quân lùng và diệt địch’ trên lãnh thổ Cam-bốt của quân lực VNCH (ARVN), sẽ giúp làm sáng tỏ những rắc rối do nội tình chính trị đang xẩy ra tại thủ đô Washington. Đồng thời ông tin tưởng, nhờ cuộc hành quân tảo thanh này, sẽ ‘thâu tóm’ (?) (deprived) được một số lượng rất lớn thuộc kho tiếp liệu hậu cần của cả CS Bắc việt lẫn phía VC (MTGP).
Tướng Hollingsworth và Đại Tá Ulmer SQ phụ tá
Tướng Hollingsworth và Đại Tá Ulmer SQ phụ tá, chụp trên đường phố An Lộc trước ngày CSBV tấn công.

Vị tân Tư lệnh (TRAC), Trung Tướng James Hollingsworth (thay thế Tướng Davison), đảm nhận chức Cố vấn trưởng, hoạt động bên cạnh Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh QĐ III và QK 3; trong suốt thời kỳ xẩy ra mặt trận An Lộc, Bình Long; kéo dài cho tới lúc ‘ngưng bắn’, do kết quả của Hiệp định Hòa đàm Ba Lê, ký kết đầu năm 1973.

Được biết Tướng Hollingsworth tốt nghiệp West Point (1939), người gốc Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Có lẽ vốn sẵn giòng máu Texas (Alamo) ông thường đem theo khẩu Colt.45–Long (Revolver) kiểu Cao-bồi miền Viễn Tây nước Mỹ. Tôi thấy có nhiều bận ông đeo cả hai khẩu cùng một lúc, lủng lẳng ở hai phía bên hông.

2.3- Bổn Phận và trách nhiệm: của đơn vị trưởng!

Ở phần tiểu mục được đề cập, Hệ thống Chỉ huy vốn là một trong những điều căn bản, quan trọng đối với nguyên tắc Lãnh Đạo Chỉ Huy của Quân lực VNCH. Quân nhân các cấp, từ khi còn là những tân binh, tân sĩ quan tại trung tâm huấn luyện đã phải tiếp nhận cái ‘nguyên tắc’ này trước khi được huấn luyện thêm về những đề tài căn bản về quân sự. Suốt thời gian thụ huấn, đòi hỏi tân khóa sinh tuyệt đối tuân lệnh của các huynh trưởng, hay cấp trưởng (cấp trên), tức những sinh viên khóa đàn anh (sự thâm niên), mặc dù chỉ khác nhau giữa khóa trước và khóa sau. Bởi lẽ khi ra trường sớm chừng nào, cá nhân người lính đã tự chấp nhận hy sinh cho đất nước, sớm chừng đó (!). Cũng vì thế cần phải có một hệ thống chỉ huy chặt chẽ trong quân đội, hầu duy trì được sự tuyệt đối vâng lời, thi hành lệnh nghiêm túc giữa các cấp, đặc biệt quân lệnh trong thời kỳ chiến tranh!
Hãy thử quan sát sự liên quan (nếu có) giữa cấp bậc và chức vụ trong quân ngũ, theo hệ thống chỉ huy, xem ra sao:
+ Thí dụ một SQ mang lon Đại úy (3 Mai ‘vàng’) tính lên tới cấp Trung Tướng (3 Sao);  cần trải qua 6 cấp bậc (thời gian mất gần 20 năm).Hơn nữa đương sự phải đòi hỏi thật xuất sắc, nhất là không bị hề hấn trong suốt cuộc đời binh nghiệp. Ngoài ra, như ai nấy đã biết, phe cánh (?) cộng thêm sự quen biết, lại cũng đã giúp rất nhiều cho vấn đề thăng cấp, lên lon.
  • Thêm nữa một thí dụ:
Trong hệ thống chỉ huy (hay ‘quân giai’), sự khác biệt khoảng 6 cấp bậc giữa một Tư Lệnh Quân đoàn với một Tiểu Đoàn trưởng; được xem như tương đương giữa Tiểu Đoàn trưởng (Đại úy) với một Tiểu Đội trưởng (cấp bậc Trung sĩ, hoặc TS Nhất); một Hạ sĩ quan được quyền điều động một tiểu đội gồm có khoảng mười mấy người lính khinh binh (gồm binh Nhất lẫn binh Nhì).

Thí dụ trong một cuộc “làm ăn” được tổ chức ở cấp Tiểu đội (thông thường là nhiệm vụ ‘thám sát’ hay ‘mở đường’). Nếu chẳng may tiểu đội đụng độ phải một toán VC có quân số đông hơn; bắt buộc Trung sĩ, Tiểu Đội trưởng phải tức khắc báo cáo lên SQ chỉ huy trực tiếp là Trung Đội trưởng (Chuẩn úy hay Thiếu úy), để được kịp thời tiếp ứng và hỗ trợ. Trên một thứ bậc nữa, đã có Đại Đội trưởng đang để mắt quan sát và theo dõ, dựa theo kế hoạch hoạt động của Trung Đội thuộc quyền.

Cách thức điều khiển đơn vị như vừa kể, thật ra mới chỉ nằm trong phần căn bản;  bất cứ một quân nhân, từ cấp bậc Hạ sĩ quan trở lên, cũng đã đươc huấn luyện ngay từ bước đầu tại quân trường.
Nhưng có điều không rõ, vị Chỉ Huy TĐ 1/8 BB có thể đã quên mất (?) Một HSQ Tiểu Đội trưởng không có lý do phản đối, khiếu nại đến  cá nhân một Tiểu Đoàn trưỡng vì: thiếu trách nhiệm! kém khả năng! làm ngơ không chịu gửi quân tiếp ứng cho tiểu đội của anh ta (!)
Tay Trung sĩ Tiểu Đội trưởng đó đã “vượt Hệ thống quân giai”! “vi phạm quân kỷ”! Thay vì những thắc mắc, khiếu nại phải được chuyển lên Trung Đội trưởng trước tiên. Nếu SQ chỉ huy tực tiếp không giải quyết được, thì vấn đề mới đến tay Đai Đội trưởng…Rất có thể, “sự khiếu nại” đó đã bị chấm dứt, ngưng chuyển lên các cấp trên; vì không hội đủ lý do chính đáng; chứ chưa đề cập tới hành động “vi phạm” hệ thống quân giai! (quân kỷ).

Ví thử nếu gặp phải trường hợp đó, liệu ông Tiểu Đoàn trưởng Trần Văn Thưởng sẽ xét sử như thế nào (?) Nói phải, nói quấy để giải thích cho đương sự (TS Tiễu Đội trưởng) ? Hay ông ta dựa vào chức vụ, nghiêm khắc cho lệnh Đại Đội trưởng bắt nhốt tên Tiễu Đội trưởng to gan, lớn mật giám vượt cả “hệ thống quân giai” !!!

3.- PHẦN TÓM LƯỢC:

3.1- Khởi sự cho cuộc lui binh:

Đối với bất cứ một cuộc hành quân nào, cho dù lớn hay nhỏ, tiến quân hay lui binh; đều cần phải có thêm đơn vị yểm trợ. Kế hoạch yểm trợ, trước hết giúp nâng cao tinh thần chiến đấu cho thành phần chủ yếu; tăng được quân số tham chiến và nhất là yếu tố hoả lực hỗ trợ cho đơn vị nhận được sự tăng phái.
Do kết quả của các buổi họp hành quân, nhằm mục đích yểm trợ quân bạn trong kế hoạch lui binh, Bộ Tư lệnh QĐ III đã chấp thuận tăng phái LLXK QĐ III cho Sư Đoàn 5 BB. Chỉ Huy trưởng đơn vị Xung Kích TG lúc đó là Đại Tá Trần Quang Khôi.

Kế hoạch yểm trợ, đồng thời được ước tính như sau : đơn vị tăng phái có mặt tại biên giới quận Lộc Ninh ngày 29-5-71, sẽ được điều động tiến lên hướng Thị trấn Snoul, phía Tây/Bắc (QL.13); phối hợp với thành phần quân bạn (cấp Tiểu đoàn), đang rút về ngược chiều, tạo thế “trên đe dưới búa”, nhằm giải toả, thanh toán các ổ phục kích của VC trên lộ trình lui binh. Đồng thời, với trách nhiêm yểm trợ, LLXK QĐ III (Thiết giáp) sẽ tận dụng hỏa lực mạnh mẽ của pháo binh cơ động (M.48), liên tiếp nã đạn về phía sau lưng quân bạn để ngăn chặn địch rượt theo phần hậu diện của chiến đoàn”.

Như đã trình bầy ở những bài viết trước, “Mặt Trận Snoul là tựa đề ngắn gọn, được dùng thay thế khi nhăc tới bài viết của ông Trần văn Thưởng, Trận Đánh Snoul và Những Hậu Quả”.
Các đợt giao tranh, nói cho ngay, xẩy ra (03 lần) bởi một chuỗi các ổ phục kích do cộng quân (CS Bắc việt + VC) âm thầm tổ chức dọc QL.13. Địch hy vọng, nếu Chiến đoàn 8 lui quân đơn độc (không được yểm trợ) thì với kế hoạch tấn công bất thình lình của chúng sẽ dễ dàng tiêu diệt các cánh quân rút lui của ta. Kế hoạch lui binh của Chiến Đoàn 8 BB do Đại Tá Bùi Trạch Dần chỉ huy, tuần tự diễn ra trên một đoạn đường dài khoảng 10 cây số, theo hướng Đông/ Nam Quốc Lộ 13.
Kết quả quân địch tạo được ba ổ phục kích (Nhật ký Hành quân QĐ III) tấn công vào các thành phần của kế hoạch lui binh. Sự việc diễn ra trong hai ngày liên tiếp, ‘Ngày N’: 30 và ‘Ngày N+1’: 31-5-71 [tức Giai Đoạn I và II ].

Trước đó, được biết Bộ TM Hành quân (cấp quân đoàn và sư đoàn) cùng thảo luận, đ phổ biến Lệnh “Kế hoạch Lui binh”, nhắm áp dụng cho SĐ 5 BB rút Chiến đoàn 8 về biên giới quận Lộc Ninh.
+ Kế hoạch này chỉ thật sự khởi đầu sau khi Đại Tá Chiến Đoàn trưởng gom được các cánh quân trực thuộc. Một vài tiểu đoàn cơ hữu, lúc đó vẫn còn đang đụng địch rải rác quanh khu vực Thị trấn Snoul. Để thực hiện cuộc gom quân, lực lượng bạn phải tránh né giao tiếp, đánh lừa địch để tạo được vị thế ‘thối lui’ thích hợp. Vì địch, trong khi đó, vẫn còn đang bám sát quân ta [x], nên kế hoạch ‘lừa’ địch cũng cần phải có thời gian.

Ghi chú: Phải chăng ông Trần Văn Thưởng đã căn cứ vào sự kiện này để ‘kết tội’ (?) BTL QĐ III: ..án binh bất động trong tuần lễ cuối cùng (?)

Vậy sự việc ‘gom quân’ của Chiến Đoàn 8 BB ở Snoul, theo ý của tác giả, là thuộc phần trách nhiệm của Tiểu đoàn, Trung đoàn, hay Sư đoàn hay hoặc Quân đoàn ??? (có ai biết, xin trả lời dùm!!)
3.2- Lỗi lầm của Chỉ Huy Trưởng LLXK QĐ III. [đợi quân bạn "gần đứt hơi thở" mới đem đơn vị tới tiếp ứng!]:

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, cựu Chuẩn tướng Trần Quang Khôi tiết lộ [x]:
- Câu hỏi: Ngày nào thì Quân Đoàn III ra lệnh cho LLXKQĐIII tăng phái cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh (SĐ5BB) để đi tiếp cứu CĐ8? (đặt dưới quyền sử dụng của SĐ 5 Bộ Binh)

- Ch.T Khôi trả lời: Ngày 29 tháng 5 năm 1971!
(Đọc lại phần trình bầy trong tiểu mục “3.1- Kế hoạch yểm trợ..” )

Nhưng không may, sự việc xẩy ra tại mặt trận, đã không đúng với kế hoạch soạn thảo!
Không ai hiểu được lý do (?) tại sao cá nhân Đại Tá Trần Quang Khôi, CHT LLXK QĐ III, đã điều động đơn vị tăng phái đến Lộc Ninh, trình diện Tướng Hiếu trễ mất hai (02) ngày (tức 31-5-71). Thay vì, xin nhắc lại, theo Đại.Tá Khôi, LLXK QĐ III nhận được “Lệnh tăng phái” cho SĐ 5 BB ngày 29-5-71.
[Một ghi nhận khác, (trong Nhật ký Hành quân, QĐ III) Lệnh “tăng phái” LL Xung kích Thiết Giáp cho Sư Đoàn 5 BB có hiệu lực kể từ 8 giờ sang ngày 26-5-71 (?), giữ trách nhiệm yểm trợ hỏa lực cho Chiến Đoàn 8 BB trên đường rút quân về nước].

Rút cuộc, Tư Lệnh Sư đoàn chờ mãi tới sáng ngày 31-5-71, mới thấy sĩ quan Đơn vị trưởng dẫn LLXK QĐ III tới trình diện tại BCH Tiền phương của Sư Đoàn 5 BB (đặt tại quân Lộc Ninh). Thiếu Tướng Hiếu phải “hối” Đại Tá Khôi, buộc LLXK khởi hành ngay lập tức để lên tiếp ứng cho Chiến đoàn của Đại Tá Dần; trong lúc đoàn quân đang bị địch  phục kích trên QL.13 [X].

Diễn tiến như sau, đã xẩy ra tại mặt trận trong thời gian chưa có mặt LLXK QĐ III:

+ Vì lỗi lầm trễ hẹn của đơn vị tăng phái yểm trợ, nên suốt một ngày, một đêm trong GĐ I; Chiến Đoàn 8 của Đại Tá Bùi Trạch Dần đã chiến đấu, đơn độc, với 3 cuộc phục kích, tấn công trên QL.13 [x]; trước một lực lượng đông đảo (?) của quân CS Bắc Việt. Toàn thể các chiến sĩ Sư Đoàn 5 BB, thành phần rút lui của Chiến đoàn 8, đã anh dũng đánh Đông dẹp Bắc để chống trả lại các đợt phục kích, tấn công dũng mãnh của phía cộng quân.

+ Vì Đại Tá Khôi không đưa LLXK đến hỗ trợ đúng hẹn! nên Đại Tá Bùi Trạch Dần buộc phải dùng kế hoạch rút quân đơn phương, và chỉ còn trông cậy vào sự yểm trợ hỏa lực (giới hạn) của các đơn vị cơ hữu, lúc đó gồm có : Tiểu đoàn Pháo binh hỗn hợp 105 và 155 Ly, Chi đoàn Cơ giới gốm Chiến xa M.41 và Thiết vận xa M.113.
Ngoài ra, ông cũng đã được BTL Quân Đoàn III yểm trợ tăng phái, với các phi vụ của KQVN, Không Kỵ Hoa Ký (LL II Dã chiến); kể cả KQ Chiến lược B.52 (2 boxes) dội bom xuống trúng cuộc tấn công biển người của cộng quân.
Tính chung tổng số thiệt hại về nhân mạng lẫn chiến cụ (do lỗi lầm kể trên), trong đó ít nhất cũng có một số chiến hữu Mũ Đen của Đại Tá Khôi bị tử trận, đặc biệt là cái chết oan uổng của Thiếu tá Trương Hồng Cẩm, Thiết đoàn phó Thiết đoàn1.

Theo nhỡn quan của một Tiểu Đoàn trưởng, cựu Đại Úy Thưởng, trong lúc vắng mặt LLXK QĐ III, vì không có “Đe”, nên “Búa” cũng trở nên vô tích sự mà thôi!

Dư luận cho rằng, hệ quả xẩy ra “do sự tiếp ứng chậm trễ của Chỉ huy trưởng”, dù cố ý hay không cố ý (?), cũng  đã gây thât vọng cho biết bao binh sĩ tham chiến, nhất là đối với gia đình có thân nhân bị tử trận. Dĩ nhiên chính mắt ông cựu Tiểu Đoàn trưởng TĐ 1/8 BB đã chứng kiến cái thảm cảnh này.
Hãy nghe lời ông thốt ra, với nỗi thống hận, sót thương, đối với các chiến hữu, đồng đội (kẻ đã bỏ mình nơi trận địa cũng như người còn sống); Rút cuộc ông cựu Đại Úy Thưởng quy chụp lỗi cho một người, (kẻ chịu gián tiếp trách nhiệm); như đã vạch ra trong nội dung của bài viết, tựa đề Trận Đánh Snoul và Những Hậu Quả:

“………Thôi thế là cây muốn im mà gió lại nổi trở lại, tôi phải viết để nói lên một sự thật bởi vì thật tội nghiệp cho các chiến hữu của tôi cùng…………đã bị bỏ quên oan uổng trong quân sử QLVNCH đã từ lâu.

Khi được đọc hầu hết các bài viết liên quan tới cuộc rút quân từ Snoul của Chiến Đoàn 8 BB, chúng tôi có nhận xét như sau:
+ Nếu cấp Chỉ Huy LLXK QĐ III có tinh thần trach nhiệm, đưa đơn vị đến tiếp ứng đúng hẹn (tăng phái ngày 29-5-71); thì kết quả cuộc lui binh của SĐ 5 BB (khởi sự sáng ngày 30-5-71) chắc chắn sẽ làm giảm bớt mức độ tổn thất của Chiến Đoàn 8 BB!
+ Hơn nữa,  dựa vào sư kiện trên, độc giả xét thấy ông Thưởng không có lý do chính đáng “bắt” BTL QĐ III gánh chịu cái “lỗi lầm của Chỉ Huy Trưởng LLXK QĐ III”, v/v điều động đơn vị Thiết Giáp đến tăng phái trễ hạn 2 ngày cho SĐ 5 BB!  

4.- MỘT SỐ GHI CHÉP TẢN MẠN, (giúp giải thích những câu hỏi!)
  • Những ‘vấn đề’ xẩy ra trước và sau cái chết của Tướng Trí, Tư Lệnh Mặt trận”!
Cuộc Hành quân Ngoại biên của Quân Lực VNCH, do Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh QĐ III & QK 3, kiêm nhiệm Tổng Tư Lệnh mặt trận; đồng thời còn được sự hợp tác của Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh của các lực lượng QK 4. Kế hoạch hành quân hỗn hợp giữa hai Quân khu (3 và 4) khởi sự vào khoảng tháng 4-1970, với sự hỗ trợ của LL Đồng minh Hoa Kỳ (MACV).
Dưới quyền chỉ huy tổng quát, Trung Tướng Đỗ Cao Trí tung vào mặt trận một số Chiến đoàn Đặc nhiệm. Với khí thế tiến quân vũ bão ngay từ khởi đầu, thoắt chốc đã vào xâu trên đất Xứ Chùa Tháp. Tướng Trí cốt ý bắt trọn BCH Trung Ương Cục MN, tức Cục “R”, đã quyết định dùng LLXK QĐ III, đi tiên phong như một mũi dùi. Sức tiến quân thần tốc, khai chiến với tầm hỏa lực mạnh của binh chủng mũ Đen; đã nhanh chóng xuyên thủng mọi phòng tuyến của cộng quân (CS Bắc việt + VC) đang lén lút ẩn trú trong lãnh thổ Cam-bốt.

Nhưng lại có một sự việc rất bất ngờ!

Trước đó một tháng, do nhận được tin mật báo (?) Cộng quân đã âm thầm cho di chuyển BCH ‘Cục R’ lên Kratié; một thị trán tọa lạc ở phía Bắc QL.13, nơi khúc đường tiếp giáp với bờ sông Mékong (Cửu Long). Kratié nằm cách biên giới Lộc Ninh khoảng sáu, bẩy chục cây số (đường chim bay).

(Trích đoạn): phần tin tiết lộ:
“……. – Vùng đồn điền Mimot nằm bên trong khu vực Hook (Lưỡi Câu) thuộc phần đất Cam-bốt, được tình nghi là nơi đặt bản doanh BCH của COSVN  (Trung Ương Cục Miền Nam)  trước khi xẩy ra cuộc tấn công Campuchia năm 1970. (Tháng 4-1970) ………
 Kế hoch hành quân “lùng và diệt địch” tíến đánh qua đất Cam-bốt được (Mỹ) công khai tuyên bố. Cuộc hành quân din ra vào cui tháng tư năm 1970. Nhưng lúc đó Bộ Ch huy ca Trung Ương Cục Miền Nam – Cuc ‘R’, (COSVN) lại đã biết trước (?) Họ thú nhn là đã di chuyn toàn bộ lên Kratié, khoảng một tháng trước đó (tháng 3 năm 1970). …..”
(Ngưng trích)

Tướng Trí không bỏ lỡ cơ hội. Vốn sẵn kế hoạch, ông nhất quyết rượt theo địch, để bắt sống chúng tại Kratié. Nhưng không may, hệ lụy (!) đã xẩy ra tại thời điểm đó: Một số sự việc quan trọng được ghi nhận như sau [Theo Nhật Ký Hành quân QĐ III]:
  1. Vào giờ chót, thượng  cấp chỉ thị tức thời di chuyển “Sư Đoàn Dù (-) ra vùng hoả tuyến (Quân khu 1), để tham dự vào cuộc Hành quân Lam Sơn 719”. Kết quả yêu cầu của Tướng Trí không được chấp thuận.
  2. Sự kiện LL 2 Dã Chiến Hoa Kỳ (II Field Forces) từ chối kế hoạch yểm trợ Tướng Trí…”khuyên (Tướng Trí) nên đình chỉ việc tiến quân lên Kratié.”.  Nếu BTL Quân đoàn III đáp ứng yêu cầu (ngưng tiến quân lên Kratié); kế hoạch yểm trợ của Mỹ sẽ được khởi sự trở lại (tuân hành giới hạn tối đa 21 miles, khoảng cách từ biên giới Việt-Miên) để giúp đưa đoàn quân trở về (?).  
  3. Lời từ chối ‘khéo‘ ở điều ‘2’, ám chỉ phương tiện không vận bị chấm dứt; khiến Tướng Trí muốn  sử dụng SĐ 18 BB để thay thế cho SĐ Dù (-) trong kế hoạch tập kích vào  Kratié, rõ ràng là không thể thực hiện được!
Sự việc diễn ra trên đây, đã gây bất mãn trong hàng ngũ quân nhân (QĐ III).
Nhất là BTL Quân đoàn III, tuân hành chỉ thị của thượng cấp (Phủ TT và Bộ TTM QL VNCH) đã không thể có thêm một ý kiến riêng, khác hơn; trước thái độ của Bộ TL MACV lúc đó!

Kết cuộc vì thiếu sự yểm trợ của LL Đồng minh Hoa Kỳ, cuộc hành quân ngoại biên của QL VNCH kể như chấm dứt:
(a)- không trực thăng vận để đổ quân, tiếp tế tản thương, bổ xung đan dược, chiến cụ;
(b)- không trực thăng Chinook tiếp tế nhiên liệu cho các đơn vị Thiết kỵ (LLXK thiết giáp làm sao di chuyển?) ;
(c)- tất nhiên cũng không có cả KQ Hoa Kỳ chiến thuật và chiến lược, kể cả một số phi tuần B.52 yểm trợ.

Kế tiếp, chỉ nội trong vài ngày sau đó (hậu quả các sự kiện bàn cãi rắc rối) một tai nạn trực thăng xẩy ra ở Trảng lớn (23-2-71), khu vực phi trường Tây Ninh East. Tướng Tư Lệnh chiến trường bị tử nạn. Thế là hết! Mọi kế hoạch hành quân dự trù bị kết thúc bằng cái chết đột ngột, của Trung Tướng Đỗ Cao Trí cùng với số quân nhân tháp tùng. Dư luận cả nước xúc động trước tai nạn ‘bí ẩn’ này. Cho tới nay, sau hơn 40 năm, nguyên nhân vẫn chưa được tiết lộ (?) vì các hồ sơ chưa được phép giải mật!
  • Một chiến trường ở tình trạng ‘Xen kẽ’, hay thế “Cài răng lược ”!
Trở lại nội dung của bài viết!
Khởi sự cuộc điều quân qua biên giới, trước sức tiến dũng mãnh của QL VNCH, dưới sự yểm trợ phi pháo hữu hiệu của KQVN và Đồng minh Hoa Kỳ; quân xâm nhập CS Bắc việt và VC chọn cách rút lui và phân tán mỏng, sau khi chấp nhận bỏ lại một số cứ điểm (kho) dự trữ, bao gồm lương thực, nhiên liệu, y tế và cả chiến cụ. Tuy ngay từ lúc đầu, đã  xẩy ra nhiều cuộc đụng độ dữ dội giữa đôi bên. Nhưng sau đó, cộng quân thay đổi chiến thuật (?), hầu hết né tránh giao chiến với các cánh quân của  Chiến đoàn bạn.
Do sẵn mưu toan (?), địch ‘rẽ lối’ cho quân ta tiến tới; ngày càng xâu thêm vào tận trong nội địa Cam-bốt. Cộng quân âm thầm dạt sang hai bên, đợi các đơn vị cơ hữu của chiến đoàn đi khỏi, chúng mới ‘khép’ lại ở vị trí đằng sau. Tất nhiên trong kế hoạch thối lui (rút quân) các đơn vị tham chiến của QĐ VNCH đã bị địch “bít” mất lối về; lúc đó sẽ phải chịu những cuộc pháo tập, phục kích (tiền pháo, hậu xung) tấn công khốc liệt từ phía cộng quân.
.
Giải thích tóm lược: Nếu hai cánh quân bạn, giữ một khoảng cách, thí dụ cỡ một hay hai cây số, cùng tiến song hành để tấn công. Kết quả tới một lúc, giữa lực lượng của ta và quân CS Bắc việt sẽ ở vào một vị thế “xen kẽ” hay “cài răng lược” (răng của chiếc lược này bị mắc kẹt vào khe răng của chiếc lược kia). Ở trường hợp này (thế cài răng lược), bất cứ phe Ta hay Địch, muốn gỡ ra khỏi cái thế “xen kẽ” đó cũng sẽ rất khó khăn! Khó khăn ở chổ cần phải có thời gian (có thể mất cả nửa buổi hay một ngày trời, hoặc có khi còn bị kéo dài hơn nữa!) và phải chấp nhận đụng trận. Như mọi người đã biết, trên lý thuyết cũng như thực tế, dù dự vào trận đánh lớn hay nhỏ, các đơn vị tham chiến đều cần có sự tiếp tế và yểm trợ! [trong lúc, thật tình chúng ta đang bị trở ngại! về phía đồng minh HK].
Hậu quả của thế “cài răng lược”, được phát hiện tại các khu vực ở hai bên QL.7 (đặc biệt phía nam) chạy dài từ phía Tây qua tới Đông; gồm các địa danh bắt đầu với: Kampong Cham, Suong, Chup, Krek, Mimot vào tới vùng Lưỡi câu (Hook) rồi hơi chếch lên hướng Đông/Bắc sẽ tới Snoul (ngã ba giữa QL.7 và QL.13) v…v.
  • Hãy báo cáo cho chính xác:  3 Sư Đoàn (CT), hay 2 SĐ tấn công Chiến Đoàn 8 BB (?):
(Trích đoạn)
Phần lượng giá tình hình, viết trong bài “Trận Đánh Snoul và Những Hậu Quả” của tác giả Trần văn Thưởng:

“A. Ðịch:[*]
a. Sư đoàn 5 VC đang hoạt động quanh khu vực Snoul, sẵn sàng xử dụng trận địa pháo và tấn công ồ ạt vào các căn cứ của ta.
b. Sư đoàn 7 VC và Sư đoàn 9 VC hoạt động quanh khu vực Chup, Kampong Cham và hướng Nam Snoul.
c. Sư đoàn 7 VC được di chuyển về quanh khu vực Snoul để phối hợp với Sư đoàn 5VC trong kế hoạch bao vây và tiêu diệt CÐ8, từ ngày 15/5/71.
“B. Bạn:    
a. Nhiều chiến đoàn dưới quyền chỉ huy của hai Tư lệnh Sư đoàn 18 và SÐ25 với  số quân số khoảng 20,000, nỗ lực chính của Quân đoàn, đang hành quân chung quanh khu vực Chup và Kampong Cham, và hướng Nam của Snoul, sẵn sàng tăng viện cho nỗ lực phụ tại Snoul. [có Trung Đoàn 9 BB tại phía nam]     
b và  c,………”       

Từ trước tới nay, hầu như tất cả những bài viết về cuộc ‘Hành quân Ngoại biên’, đặc biệt về “Tình hình Địch”; đều mắc phải một lỗi hầu như “cố tình” giống nhau. Chúng tôi mạn phép được đưa ra lời nhận xét là rất “sơ đẳng” ở đây!

VC dùng chữ Công Trường (CT) để chỉ một đơn vị, được bao gồm bởi nhiều Trung đoàn. Do đó đơn vị này, về tổ chức được kể như tương đương với cấp Sư Đoàn (BB) của QL VNCH (nhưng về thực chất thì không như vậy!).
Do nhận định đó, độc giả theo dõi và đã thấy từ ông SQ cấp Tiểu Đoàn trưởng lên tới một ông cấp Tướng (chuẩn tướng) mỗi khi viết (hoặc để người  khác viết) hồi ký hay bút ký; mục đích nhắc lại cái quá khứ hào hùng của cá nhân (thường được núp dưới hai chữ “Binh chủng”!)”; vẫn hay “thổi phồng” trước quân số tham chiến (2 SĐ hay 3 SĐ) đơn vị Công Trường của cộng quân (CS Bắc việt+VC) sau khi suy diễn từ lực lượng bạn (QL VNCH, 1 SĐ = khoảng 10,000 binh sĩ, cứ thế nhân lên với 2, với 3 v..v.). Theo đó con số Địch bao vây, tấn công, nếu tác giả đem so sánh trực tiếp ngang với đơn vị Sư đoàn của QL VNCH; thì kết quả sẽ như sau,

+ Trong cấp số lý thuyết, 1 Sư Đoàn = khoảng 10,000 binh sĩ (các đơn vị cơ hữu trực thuộc). Mỗi Sư Đoàn gồm có 4 Trung đoàn = (4×4 TĐ) tức 16 Tiểu đoàn v..v. Như vậy nếu hô hoán bị 2 SĐ/ Công Trường (CT) Cộng quân bao vây, có nghĩa là con số địch khiến đơn vị bạn phải chống trả “hào hùng” là một số (tưởng tượng) 20,000 ngàn VC (?). Tuy nhiên nếu so sánh tài liệu (văn bản) của hai bên, ta sẽ thấy sự khác biệt về cách tổ chức quân đội, thực sự được phơi bầy như sau:

+ Tổ chức cộng quân (tức CS Bắc việt + VC) theo tài liệu của VC [**]:
Các Công Trường sau đây được đặt “dưới quyền chỉ đạo” của Trung Ương Cuc, Cục ‘R’ (COSVN):
CT 5:  Tổng số cán binh/ bộ đội: 3900 quân; gồm 3 Trung Đoàn (Regts): - Tr.Đ E6; TR.Đ 174 và Tr.Đ 275. Như thế quân số của 1 Trung Đoàn trong CT 5 chỉ vào khoảng 1300 +/- người.
CT 7:  Tổng số: 4100 quân; 3 Trung Đoàn: – Tr.Đ 141; TR.Đ 165 và Tr.Đ 209. Quân số của 1 Trung Đoàn thuộc CT 7 chỉ khoảng 1400 +/- người.
CT 9:  Tổng số: 4100 quân; 3 Trung Đoàn: – Tr.Đ 95C; TR.Đ 271 và Tr.Đ 272. Quân số của 1 Trung Đoàn thuộc CT 9 chỉ khoảng 1400 +/- người.

Ghi chú: Thêm phần khác nhau được ghi nhận:
Địch chỉ có 3 Trung đoàn (Regts) trong một Công Trường (Sư đoàn); ngoài ra, mỗi Trung Đoàn chỉ sử dụng 3 tiểu đoàn (Bns). Vì thế con số cán binh trong mỗi Tiểu đoàn, cũng thay đổi từ CT này với CT kia. Dĩ nhiên, thực tế số quân khiển dụng (tham chiến), thường thấp (xa hơn) so với cấp số lý thuyết nêu trên.

+ Do đó nếu tuyên bố là bị 3 Sư đoàn địch/ tức 3 CT bao vây tại Đam Be hay đồn điền Chup; hoặc 2 Sư đoàn/ 2 CT cộng quân tấn công tại Snoul; có nghĩa số lượng cán binh bộ đội chỉ vào khoảng từ 7 ngàn tới 10 ngàn (?). Thay vì con số (mặc nhiên) đưa ra là từ 20,000 đến 30,000 do suy diễn từ cấp số Sư đoàn của QL VNCH [10,000 (SD) x 3 CT = 30,000] tức đông gấp 5, gấp 10 lần số quân của mỗi Chiến đoàn bạn. Tác giả có lẽ muốn làm tăng thêm phần “anh dũng”, để ‘vinh danh’ cho “binh chủng hào hùng” của đơn vị mình (!)

Trên thực tế, VC lấy đâu ra được con số đó (?) trong lúc hầu như hai Công Trường 7 và 9 và một phần của CT 5 (?) còn đang bị cầm chân, trong thế xen kẽ, cài răng lược. với thành phần chính của QĐ III ở khoảng giữa QL.7, xuôi hướng Nam (dọc theo biên giới Tây Ninh).
Đặc biệt với kế hoạch tháo chạy lên Thị trấn Kratié của BCH Trung Ương Cục, tối thiểu Cục ‘R’ cũng phải sử dụng một lực lượng cỡ Trung đoàn chính quy (?) để bảo vệ. Chưa rõ đơn vị này thuộc vế CT nào? Rất có thể thuộc CT 5? Như thế số cán binh bộ đội của CT 5 sẽ còn ít hơn nữa!
Điểm nực cười khiến độc giả phát hiện, trong mỗi bài viết, tác giả tùy hứng, muốn đánh VC ở đâu thì đánh (!). Có chỗ giao tranh với cả 3 CT, chỗ kia đụng độ 2 CT. Cũng ngần đó đơn vị của cộng quân (CT 5, 7 và CT 9), người viết hồi ký, muốn cho di chuyển tới đâu thì tới! Cứ tự do xuất hiện ở chỗ này, khi thì chỗ kia! Cứ “bao vây” và cứ việc “tấn công” vào lực lượng của ta! Công Trường địch, theo lối viết của tác giả, dường như được phép hoạt động như ở chốn không người. Tác giả còn tự động cho thành phần chủ lực của QL VNCH khi ẩn khi hiện;

Trích đoạn:
quân số khoảng 20,000, (SĐ 18 và SĐ 25 BB) nỗ lực chính của Quân đoàn, đang hành quân chung quanh khu vực Chup và Kampong Cham, và hướng Nam của Snoul.
Số lượng quân ta như vừa nêu, đã ghìm nhau với địch trong một tình thế xen kẽ (hay cài răng lược) như đã trình bầy ở tiểu đoạn trên. Như vậy thì địch (cũng như ta) làm sao di chuyển được dễ dàng, mà không xẩy ra chạm súng, giao chiến (?) Ngược lại tác giả lại còn “cho phép” các CT của cộng quân muón làm gì, cứ tùy ý! Lúc chúng xúm lại toàn bộ 3 CT đánh quân bạn tại Đam Be, Chup (!) Khi thì chúng “bay” về phụ với CT 5 bao vây Chiến Đoàn 8 thuộc SĐ 5 BB tại Snoul (!)
  • Đoạn kết thúc cho bài viết:
Sau Trận Snoul, có sự thay đổi quan trọng trong hàng ngũ cấp chỉ huy Chiến đoàn 8 Bộ binh. Hai (02) trong số 3 Tiểu Đoàn trưởng xin thuyên chuyển ra khỏi Trung Đoàn 8 BB. Đại Tá Bùi Trạch Dần được thay thế bằng Phụ tá hành quân; tức trung Tá Mạch Văn Trường…”.
ĐT Bùi Trạch Dần, Liên Đoàn Trưởng LĐ 'A' (SVSQ)
ĐT Bùi Trạch Dần, Liên Đoàn Trưởng LĐ ‘A’ (SVSQ)
 
[Chiến Đoàn trưởng CĐ 8 BB, sau đó được thuyên chuyển về quân trường HSQ/SVSQ Đồng Đế Nha Trang.] Tư Lệnh SĐ 5 BB, Thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu, được thượng cấp đề cử làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, phụ tá cho Tướng Hoàng Xuân Lãm. Tuy nhiên trước khi đảm trách công việc tại QK 1, Tướng Hiếu phải có mặt tại Quốc Hội VNCH (có Tướng Minh hổ trợ nếu cần) để trả lời một vài sự kiện thuộc phần hành chánh trước một số Dân biểu.

Trích đoạn: http://www.generalhieu.com/hieu_minh-u.htm)
“1- Sự kiện ‘Cáp Ruồng’ (massacred) xẩy ra vào lúc có cuộc hành quân qua biên giới. Kết quả được ghi nhận có khoảng 200 thường dân Miên gốc Việt bị tàn sát trong khu vực tỉnh Svay Rieng (xẩy ra hai lần vào khoảng giữa tháng 4 năm 1970).
2- Một số những nhận xét và báo cáo từ Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 trong suốt cuộc hành quân.
3- Sự kiện “các loại gia cầm” (?) (được coi như tài sản của người dân kampuchia như: Bò, Gà…) được phát hiện đã đem về biên giới cùng với cuộc lui binh.”

Nhận xét: Trong tiểu mục số ‘1-‘ thuộc phần hành của vị Tổng Chỉ huy Mặt trận Ngoại biên, nhưng Tướng trí đã không còn, nên nhân dịp một số Dân biểu muốn được nghe lại qua lời trình bầy của Tướng Hiếu.
Chúng tôi còn nhớ, lúc đó được Trung tâm Hành quân báo cáo, chiến đoàn 8 rút lui về đến biên giới, có phát hiện thêm một số xe dân sự (vận tải), chuyên chở bò, gà và cả gạo cũng về tới nơi (?). Sự kiện này khiến người ta thấy không phản ảnh được “mức độ khủng khiếp” như cảm nghĩ của một xạ thủ trực thăng Hạ SQ Mỹ, mới ra trường; trong bài viết “Một chuyến chui qua cửa ải Hỏa ngục”  (http://www.generalhieu.com/foot-sutherland-u.htm).

Tóm gọn, sau khi Chiến đoàn 8 BB về tới nội địa QK 3, (với nhiều hệ lụy phải bàn cãi)  cựu Đại úy Thưởng là hai (02) trong số 3 Tiểu Đoàn trưởng xin thuyên chuyển khỏi Trung Đoàn 8, của SĐ 5 BB. Sự kiện này khiến đơn vị không thiếu lời xì xầm bàn tán; họ buồn vì ông Trần văn Thưởng đã bỏ anh em mà đi!! Cựu TDT TĐ 1/8 sau đó được thuyên chuyển về Trường VBQG VN, Đà Lạt; ông ngồi “dưỡng” già trong suốt thời kỳ Mùa hè Đỏ Lửa, lúc đó đang xẩy ra cho các chiến hữu của ông ở khắp mọi nơi, đặc biệt tại mặt trận An Lộc, thuộc vùng trách nhiệm của SĐ 5 BB, Tỉnh Bình Long Anh Dũng 1972!

Còn cựu Đại tá Trần Quang Khôi, CHT LLXK QĐ III thì sao ?

Hãy nghe chính lời nói của ông, trích dẫn: “….. Sau trận Snoul, vì CĐ8/SĐ5BB bị tổn thất nặng, Tr./Tướng Minh muốn đổ tội cho anh lên tiếp ứng chậm. Anh cực lực phản đối. Bộ TTM có cho điều tra; nhờ có Cố Vấn Mỹ làm chứng về sự chiến đấu dũng cảm và hữu hiệu của LLXKQĐIII mà CĐ8 thoát khỏi bị tiêu diệt. Cuối cùng thì Thiếu tướng Hiếu [*] bị Tổng Thống Thiệu cách chức Tư lệnh SĐ5BBTr./Tướng Minh [*] thì bị Tổng Thống khiển trách nặng suýt bị cách chức.”
Phần ghi chú [*]: Để trả lời ông cựu Chuẩn Tướng TG Trần Quang Khôi.
  • Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, cựu TL SĐ 5 BB, được Tổng Thống Thiệu đề cử ra miền Trung làm Tư Lệnh Phó QĐ I.
Nhờ ông trả lời dùm, ”cấp Quân đoàn ‘Lớn’ hay ‘Nhỏ’ hơn Sư đoàn (?)”
  • Riêng trường hợp Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, ban văn thư của chúng tôi, phải bổ túc thêm huân chương “Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc ”, do hồ sơ thăng thưởng, Công điện gửi từ Tổng Thống Phủ nhân ngày kỷ niệm Quân Lực 19-6-1971. Cá nhân tôi là người đã đến tiệm Phước Hùng, nơi sản xuất huy hiệu quân đội tại đường Lê Thánh Tôn, để đặt làm.
Độc giả không thể không nhận ra, những từ ngữ được ông Khôi sử dụng trong bài viết (ông tiết lộ, nêu trên) như ”bị cách chức“  (áp đặt cho Tướng Hiếu), “khiển trách nặng suýt bị cách chức…“  (áp dụng trong trường hợp Tướng Minh).
Cả hai đều có tính cách “vu khống” và “bôi nhọ” cá nhân; vì thực tế không phải là vậy! Tại sao lại “bị cách chức” khi đang ở  một cấp thấp (sư đoàn) lên một cấp “cao’ hơn (tức quân đoàn) ? Tại sao lại “suýt” mà không “cách chức hẳn hoi” (?). Bất cứ một sự kiện nào, hễ chưa xẩy ra, vẫn không hề được công nhận là sự thật!
Lời cáo buộc nêu trên của đương sự, rõ ràng đã tỏ lộ sự ganh ghét cá nhân, nhỏ mọn! Đồng thời còn tự tố cáo cái “hành động” đến tiếp ứng trễ cho đơn vị bạn, đang cần được yểm trợ để rút lui của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, như đã được trình bầy ở phần nội dung của bài viết. //

- HẾT PHẦN II -
 
Nguyễngọc Tùng (22/2/2014)
bugle2
Chú thich:
[**] Trích tài liệu The “INSIDE THE VC AND NVA, The Real Story Of North Vietnam’s Armed Forces. Pgs 31 & 314. tác giả: Michael Lee Lanning và Dan Cragg. - http://www.generalhieu.com/snoulthuong-u.htm  - http://www.generalhieu.com/tung_snoul_nguysg.htm

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Nguyễn văn Linh v/s Võ văn Kiệt !

Chuyện Việt Cộng: Linh – Kiệt và món bê thui
 
*
 
Ông Linh gặp ông Kiệt lần đầu khoảng năm 1956. Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, ông Linh mời ông Kiệt nhậu món bê thui chấm với nước mắm gừng. Tình đồng chí, mùi bê thui, với mắm mặn gừng cay đã để lại trong ký ức ông Kiệt những ấn tượng đến tận cuối đời. Bà Bảy Huệ vợ ông Linh là người đồng hương Vĩnh Long với ông Kiệt. Vợ chồng bà coi ông Kiệt như cậu em trong nhà. Nhưng khi hai ông đã đạt đến tột đỉnh quyền uy, thì họ cư xử với nhau thế nào. Huy Đức dẫn chúng ta lần mò vào chốn thâm cung, kín cổng cao tường, nhưng vô minh, tăm tối để tìm câu trả lời trong Quyền Bính.
  • Vò xé miền Tây
Tháng 6 năm 1986, ông Linh trở thành Tổng bí thư còn ông Kiệt là phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Tháng 8 năm 1986 xảy ra vụ án Hoàng Cơ Minh, nguyên phó đề đốc tư lệnh Vùng II Duyên hải của VNCH, qua Mỹ từ năm 1975, về Thái lập căn cứ kháng chiến. Trong vụ án này có một bị cáo là Dương Văn Tư.
Cimexcol là công ty khai thác gỗ bên Lào của tỉnh Minh Hải và thành phố Hồ Chí Minh. Phó giám đốc điều hành là Dương Văn Ba.
Khi ông Linh lên Tổng bí thư được hơn một năm thì Dương Văn Ba bị bắt vì là anh của Dương Văn Tư, và anh Ba qua Lào lập chiến khu để em Tư đánh vào Việt Nam.
Nhưng Tư sanh ở miền Bắc, và nhiều tuổi hơn Ba. Họ không có mối quan hệ huyết thống. Lại không có bằng chứng Ba qua Lào để mở chiến khu.
Số phận đắng cay không buông tha Ba. Án chính trị chuyển thành án kinh tế. Hình phạt nặng nề giánh xuống đầu Ba và nhiều người khác trong ban lãnh đạo Cimexcol, mặc dù không có chứng cớ của tham nhũng hay thua lỗ.
Huy Đức không dừng lại ở việc tường thuật tại tòa mà còn đưa bạn đọc đi tìm căn nguyên. Trung tướng công an Võ Viết Thanh, thứ trưởng phụ trách an ninh “không thấy có bằng chứng Cimexcol qua Lào mở chiến khu”. Lãnh đạo Cimexcol là những đồng chí của ông Kiệt ở miền Tây trước 1975. Ông Linh và ông Kiệt đang “có vấn đề”. Ông Linh đã chỉ đạo Lâm Văn Thê giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh làm án.
Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh "giải phóng miền Nam" Việt Nam. Ảnh VNN
Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh “giải phóng miền Nam” Việt Nam. Ảnh VNN
Cả miền Tây Nam bộ cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của tị hiềm. Những con người hiền hòa chân chất của dải đồng bằng châu thổ kẹt giữa muôn vàn xô đẩy của quyền lực. Bao nhiêu cuộc kiểm điểm, bao nhiêu thông tư, chỉ thị, bao nhiêu người bị kỷ luật, liên lụy, cách chức, khai trừ, bao nhiêu người bị oan sai, bao nhiêu người phải ôm hận xuống mồ.
Hình ảnh của miền Lục tỉnh bị vò xé thực ra chỉ là một phiên bản hắt ra từ mối quan hệ Linh – Kiệt.
  • “Trèo cây, múa gậy”
Tháng 3 năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đột ngột qua đời. Theo Hiến pháp thì ông Kiệt sẽ lên thay cho đến khi Quốc hội bầu ra người mới.
Tháng 6 cùng năm, Quốc hội nhóm họp đã bầu Đỗ Mười mặc dù rất nhiều đoàn đại biểu đề nghị ông Kiệt. Bạn đọc được coi một màn xiếc, quay cuồng, đảo điên đến ngoạn mục của ông Linh.
Ngay khi Phạm Hùng vừa chết, ông Linh đi gặp cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ, rồi giao cho Nguyễn Đức Tâm đi các tỉnh miền Bắc, Võ Chí Công đi các tỉnh miền Trung, và đích thân ông đi các tỉnh miền Nam để vận động loại ông Kiệt ra khỏi ghế thủ tướng.
Không thấy Huy Đức nêu ra nội dung của cuộc gặp giữa ông Linh và hai ông cố vấn. Nhưng theo hồi ký của Đoàn Duy Thành thì Phạm Văn Đồng đánh giá Đỗ Mười là “Chỉ có phá”. Ông Đồng có lúc đã “phản ứng rất gay gắt và đã giao cho năm đồng chí cấp tướng là phải hạ anh Mười xuống”. Cũng không thấy Huy Đức nêu ra bằng chứng Bộ chính trị chọn Đỗ Mười.
Khi vận động loại Võ Văn Kiệt, ông Linh đi đến đâu cũng bị phản đối, nhưng ông luôn nhân danh “Đây là quyết định của Bộ chính trị”.
Ông Linh đã thao túng dư luận, thao túng Quốc hội để chọn Đỗ Mười, một người đã phá nát nền kinh tế miền Bắc sau năm 1954, phá tiếp nền kinh tế miền Nam sau 1975, có tiền sử tâm thần phân liệt, đã phải phải “trèo cây”, “múa gậy” để “hạ nhiệt”, trở thành Thủ tướng.
  • “Cậu sẽ chết”
Ông Linh nghỉ hưu vào năm 1991, nhưng những cú thôi sơn của ông nhằm vào ông Kiệt dường như không muốn nghỉ ngơi.
Khi ông Kiệt đã trở thành Thủ tướng, miền Bắc thừa điện, miền Nam thì thiếu. Ông Kiệt cho xây dựng đường dây 500 kV tải điện vào Nam, thay vì bán qua Trung Quốc.
Ông Linh cho là ông Kiệt “lợi dụng tiền Nhà nước để gây thanh danh cá nhân”, rồi lại dùng con bài tư pháp như ông đã từng làm để triệt hạ đối phương.
Một động thái thiếu thận trọng nhưng không phạm pháp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải đã trở thành một bản án đầy ám muội giáng xuống đầu ông cùng ban lãnh đạo xây dựng đường dây 500 kV.
Chưa đủ, ông Linh đích thân bay ra Hà Nội gặp Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để đổi cáo trạng từ khung “cảnh cáo” thành khung có mức án ba năm tù.
Vẫn chưa hài lòng, ông Linh còn can thiệp loại bỏ đợt ân xá trước Tết Nguyên đán hằng năm, để ông Hải không còn cơ hội ra tù sớm.
Quay lại vụ án Cimexcol, ông Linh đã tung ra một màn ảo thuật để tòa phải xử “sơ chung thẩm” kết hợp, đưa nạn nhận vào ngõ cụt, tuyệt đường kháng án.
Ở vụ án này, Huy Đức dẫn chúng ta vào một khoảng tối, phía sau vành móng ngựa. Một người bạn kể với ông Hải rằng “Vị ấy đã đồng ý tha cho tớ nhưng cậu sẽ chết”. “Vị ấy” là ông Linh.
Ông Linh đã dùng quyền bính để can thiệp vào các vụ án một cách tùy tiện đến mức thối nát, nếu không nói đó là hành vi phạm pháp. Đây không phải lần đầu và cũng không phải lần cuối. Ông Linh còn làm như vậy nhiều năm sau đó để triệt hạ ông Kiêt.
  • Không “đao to búa lớn” nhưng…
Giữa năm 1995, Chính phủ mà ông Kiệt điều hành gặt hái được nhiều thành tích, uy tín của ông lên cao. Khi đó Tổng bí thư Đỗ Mười đã ở tuổi 80. Ông Kiêt trở thành một ứng cử viên nặng ký cho chức tổng bí thư vào kỳ Đại hội VIII.
Điều này đã làm cho Trung Quốc, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, và đặc biệt là ông Linh trở nên quyết liệt hơn, tàn nhẫn hơn. Ông Linh tung ra trận đánh tổng lực với nhiều chiến thuật khác nhau.
Bà Phan Lương Cầm.
Bà Phan Lương Cầm.
Vợ ông Kiệt là bà Phan Lương Cầm, tiến sỹ Hóa, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành mục tiêu cho cuộc tấn công. Bà Cầm không phải đảng viên cũng trở thành một chủ đề cho dư luận đàm tiếu. Ông Linh gọi bà là “con mẹ Giang Thanh”. Hình ảnh bà Cầm lịch lãm, duyên dáng bên chồng trong những chuyến công du nước ngoài bị mỉa mai là “gót chân Achilles” của Thủ tướng. Tấm hình bà Cầm đang mang gói quà trong một chuyến công du được tung ra cho nhiều người coi “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”. Những lời đồn thổi về chuyên cơ chở bà Cầm thường mang rất nhiều hàng hóa. Ông Linh công khai tung tin bà Cầm tham nhũng.
Đời tư của ông Kiệt cũng bị sách nhiễu. Ông Kiệt lấy vợ, ông Linh cho là “ẩu”, “không thèm hỏi ai”, “không chấp nhận được”. Ông Kiệt chơi tennis thì ông Linh cho là “xa rời lối sống và đạo đức cách mạng”, “tốn kém” và “học đòi”. Một ủy viên Bộ chính trị tâm sự “Ông Linh đi đâu cũng nói xấu ông Kiệt”. Một cán bộ cao cấp thì “rất buồn” khi nghe ông Linh gọi ông Kiệt là “thằng” giữa cuộc họp đông người. Khi ông Linh càng ốm nặng, ông càng lo lắng “Sáu Dân mà trở thành tổng bí thư thì gay lắm”. Ông quyết liệt hơn với bản trường ca “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”.
Song song với những hoạt động để triệt hạ uy tín cá nhân ông Kiệt, ông Linh tìm cách cô lập và loại ông Kiệt ra khỏi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Kiệt không được tham dự vào các quyết định quan trọng nữa.
Đồng thời, ông Linh lôi kéo nhiều nhân vật gốc miền Tây Nam bộ để chống ông Kiệt, trong đó người dẫn đầu và lợi hại nhất là Nguyễn Hà Phan.
Khi ông Phan đang làm bí thư tỉnh Hậu Giang, ông khá phóng khoáng và năng động. Ông Kiệt cất nhắc ông ra Hà Nội làm phó cho mình vào năm 1986.
Chẳng bao lâu cơn thèm khát quyền lực chốn kinh thành đã thổi bay hương đồng gió nội. Phan bỏ Kiệt mà kề vai sát cánh với “lũ chim sẻ chim ri” Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, thậm thụt vào ra với đám “MA vương” Mười – Anh, và Nguyễn Văn Linh.
Khi chính phủ ông Kiệt chọn Úc là đối tác thăm dò dầu khí ở mỏ Đại Hùng, ông Phan bảo “miền Nam không ai đồng tình vì bọn Úc đã đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Khi ông Kiệt chủ trương cho Malaysia xây dựng sân bay Nội Bài, ông Phan đưa lý do “an ninh quốc gia”, “không cho nước ngoài đầu tư ở cửa ngõ Thủ đô”.
Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của chính phủ mà ông Kiệt điều hành. Bữa đó, ông Phan được kết nạp vào Bộ chính trị.
Tất cả những hoạt động trên đây mới làm giảm uy tín, chứ chưa thể kết liễu sự nghiệp chính trị của ông Kiệt được. Song, những đối thủ của ông Kiệt cũng không phải chờ quá lâu, khi ông công bố “Thư gởi Bộ Chính Trị”.
Lá thư này được cho là do Nguyễn Trung, thư ký của ông Kiệt, chấp bút. Việc công bố lá thư vào một tình huống mà ông Kiệt đang bị bao vây bởi cánh bảo thủ, và vào một thời điểm trước đại hội khi mà các phe nhóm đang tính sổ với nhau, là một sai lầm chết người của ban tham mưu cho ông Kiệt.
Đối thủ của ông Kiệt không bỏ lỡ cơ hội. “Thư gởi Bộ chính trị” được hình sự hóa. Ông Lê Hồng Hà nguyên chánh văn phòng Bộ Công an bị khám nhà, hưởng hai năm tù giam vì tội tàng trữ lá thư. Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hưởng một năm tù giam vì tội chuyên chở lá thư. Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù cho hưởng án treo về tội đọc lá thư.
Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, “không vững vàng”, “chệch hướng 100%”.
Thảm đỏ đã trải ra để ông Phan bước vào Phủ thủ tướng nếu như không có một vụ án “Nguyễn Hà Phan” đầy kịch tính xảy ra ngay sau đó.
Lê Khả Phiêu người đập lại lá thư này rất đanh thép trên tờ “Quân đội nhân dân” đã trở thành Tổng bí thư kế nhiệm.
Người ta dàn xếp để ông Linh không “đao to búa lớn” với ông Kiệt như trường hợp Trần Xuân Bách. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông Kiệt coi như đã cáo chung. Ông Kiệt yên vị ở ghế thủ tướng cho đến khi hạ cánh không lâu sau đó. Ông Linh chiến thắng.
Xuyên suốt toàn bộ “Quyền Bính” bạn đọc không thấy ông Kiệt ra đòn trả đũa. Chỉ có một tình tiết nhỏ là ông Kiệt đã chỉ ra một nhân chứng sống để lột mặt thật của Nguyễn Hà Phan, kẻ từng phản bội đồng đội trong thời gian bị bắt giam. Ban Bí thư quyết định tước hết mọi chức vụ và khai trừ ông Phan ra khỏi đảng trong vòng một buổi sáng. Ông Phan trắng tay về lại miền Tây như một tội đồ. Nhìn Phan khăn gói rời Hà thành, ông Linh tím ruột.
Lúc về hưu, ông Linh thề cống hiến cho đảng đến hơi thở cuối cùng. Sự thực của viêc cống hiến trong hơn mười năm cuối đời này là ông Linh chỉ làm một việc: Mang ông Kiệt ra thui như người ta thui bê làm món nhậu.
Kiếp người ngắn ngủi trầm luân. Cả hai ông giờ đang phiêu du miền cực lạc, chẳng biết có còn chút vấn vương trần thế mà nhớ tới bữa nhậu bê thui chấm với nước mắm gừng của thủa hàn vi.
Cảm ơn Huy Đức đã dũng cảm vượt lên sự sợ hãi, vượt lên những cám dỗ của đời thường, vượt lên những đắm đuối, mê say, sùng bái, tụng niệm của nhiều người cầm bút cùng thế hệ. Anh đã can đảm bức phá những khuôn khổ, kìm hãm, cấm đoán, răn đe để tìm tòi, và để lại cho đời, cho lịch sử một lời nói thật.
Tháng Giêng, Giáp Ngọ 2014
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt