Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Võ Thị Hảo - Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam!

  • Nguồn trích đăng Internet
Posted on           

Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội 

Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.” -Albert Camus

.

Trung cộng tuyên bố chủ quyền ở VN

Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.

Chi tiết quan trọng nhất khiến người ta nghi ngờ rằng VN đã mất chủ quyền lãnh thổ vào tay TQ đã thể hiện trong một sự kiện chấn động khiến thế giới sửng sốt và bất bình nhưng nhà cầm quyền VN thì im lặng chấp nhận.

Tại cuộc họp báo ngày 8/3/2015,ông Vương Nghị – Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố với thế giới rằng việc TQ xây các đảo đá trên biển Đông là xây trên sân nhà của họ và chỉ trích kịch liệt những ai phản đối hành vi này của TQ. Và cái phần mà TQ khẳng định là “sân nhà“ ấy, lại đang là lãnh hải của VN có lịch sử từ lâu đời và đã được công ước quốc tế đương nhiên thừa nhận.

Tuyên bố trên của TQ gây bàng hoàng và phẫn nộ cho những người công tâm và am hiểu lịch sử vấn đề. Giáo sư CarlThayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia khi trả lời phỏng vấn của RFI đã không che giấu sự bất bình: “Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra vài hôm trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quan Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/3/1988. Nhận xét của ông Vương Nghịvừa thô bạo, vừa ngạo mạn.”

Dù liên tục lấn chiếm VN từ biên giới đến biển đảo, nhưng đây là lần đầu tiên TQ dám ngang ngược tuyên bố biển Đông là sân nhà. Việc TQ xây dựng những chuỗi đảo nhân tạo trên lãnh hải VN rõ ràng là hành động xâm lược, là bàn đạp để TQ thôn tính VN.
Trước sự xâm lược trắng trợn đó, trách nhiệm tối thiểu của nhà cầm quyền VN là phải lập tức phản đối mạnh mẽ trước hết trên lĩnh lực ngoại giao, đồng thời vận dụng các lực lượng quân sự,chính trị , sức mạnh quốc tế để buộc TQ trả lại chủ quyền lãnh thổ.
Nhưng sự ngược đời đã xảy ra. Sau tuyên bố của Vương Nghị, đến tận hôm nay VN vẫn không lên tiếng phản đối. Càng lạ lùng hơn là cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN dự định tổ chức vào ngày 12/ 3/2015, ba ngày sau tuyên bố của TQ lại bị xóa bỏ.

Lộ trình đao phủ bức tử VN

Trước sự im lặng chấp nhận của VN,TQ đã nuốt trọn phần còn lại của con mồi. Phần đầu đã được tiêu hóa xong từ những năm trước đây, khi những nhà cầm quyền VN từ cấp địa phương tới Trungương đã hăm hở giao đất rừng dọc biên giới mà hầu hết là những vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng cho TQ thuê và quản lý tới 50 năm theo phương thức người TQ tha hồ tung tác trong đó.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa – chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho biết trên báo Đất Việt ngày 18/6/2014 : Qua khảo sát ở một số nơi, đã thấy có 19 dự án được các địa phương cấp phép cho thuê tới khoảng 398.374 ha đất rừng dọc biên giới Việt – Trung, đặc biệt là những vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. (Trong khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ báo là 10 tỉnh).

Mức giá mà VN cho TQ thuê đất rừng biên giới rẻ mạt đến mức không tưởng tượng nổi: nhiều nơi TQ chỉ phải trả 2,75đ cho mỗi mét vuông đất mỗi năm! (Theo đại biểu QH Trần Việt Hưng(Hòa Bình) –báo Thanh niên đưa tin ngày 12/6/2010)
Nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng thực sự các cấp chính quyền đã bán rừng và dồn đất nước VN vào tình trạng tự sát, khiến VN mất đi vùng lãnh thổ quan trọng nhất về quốc phòng an ninh.

Mặc dù vậy, cho đến nay không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi có thể coi là bán nước và phản quốc này.

Cùng trên lộ trình các cấp chínhquyền VN để ngỏ cửa cho những kẻ xâm lược VN, họ còn tạo điều kiện đặc biệt dễ dàng cho người TQ vào kinh doanh, sản xuất, trốn thuế, thuê đất trồng lúa, rau quả, thuê mặt nước nuôi tôm cá… lập những đặc khu TQ như ở Vũng Áng – Hà Tĩnh và nhiều nơi. Song song với những chính sách về chính trị, ngoại giao và quốc phòng, an ninh, những chính sách về kinh tế thương mại đã giết chết nền sản xuất của VN và biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng rởm và hàng độc hại của TQ. Không những nền kinh tế chính trị và văn hóa của VN bị bức tử mà cả VN đang bị biến thành một bệnh viện khổng lồ trong đó chen chúc những người dân đang chết dần mòn vì hóa chất độc hại của TQ.

Trong tình thế ấy, thay vì bảo vệđất nước và nhân dân, nhà cầm quyền VN đã liên tục dùng mọi lực lượng từ văn hóa tư tưởng, báo chí truyền thông tới công an và côn đồ để ngăn chặn, vu cáo, mạt sát, khủng bố, đánh đập, bỏ tù, bao vây về kinh tế, cắt cả nguồn sống của những ai dám bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ tự do dân chủ và phản đối TQ xâm lược. Đến các cuộc dâng hương tưởng niệm những người đã hy sinh trong nhữngcuộc chiến bảo vệ đất nước chống TQ tàn sát cũng bị nhà cầm quyền cho các lựclượng công an, dân phòng, dư luận viên và côn đồ ngăn cản.

Với những hành động có hệ thống, nhất quán trong nhiều năm như vậy, dư luận có quyền nhận định rằng nhà cầm quyền VN đã có quyền lợi chung với đám đao phủ TQ đang bức tử đất nước VN.

Để dẹp tan dư luận, Bộ trưởng quốc phòng VN – lại có những hành động bất chấp sự thật, trách nhiệm và và lương tâm khi khẳng định rằng “quan hệ Việt Trung vẫn phát triển tốt đẹp” và coi việc xâm lược của TQ chỉ là “mâu thuẫn gia đình”. Hơn thế nữa, Ngày 31/12/2014, vịnày còn lớn tiếng răn đe và kết tội rằng người VN ghét TQ là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước cũng như quan hệ giữa hai quốcgia. (theo tinphapluat.com)

Dù không muốn thừa nhận sự thật đau lòng, người VN cũng không thể không nhận thấy dù cái tên VN còn đó, nhưng hồnnước thì đã bị nhiều nhà cầm quyền cộng sản làm tay sai cho TQ giẫm đạp mỗi ngày. Tung hoành trên mảnh đất này là dòng máu phản trắc đớn hèn đã được tiêmvào động mạch của vô số nhân vật trong các bộ máy quyền lực. Đó thực sự là đám tay sai của TQ, núp dưới chiêu bài Đảng cộng sản VN, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà nhân loại đã lên án là tội ác chống lại loài người làm bức màn sắt che cho những tham vọng, quyền lợi nhóm, để chĩa họng súng độc tài vào người dân, biến VN thành một “nhà tù” khổng lồ đàn áp bất cứai dám phê phán, ngăn cản con đường bán nước của chúng.

Người VN trong tình thế đó, lànhững con gà bị trói chặt, dao đã kề cổ. Ai cam tâm im lặng, chịu đi nhặt cơm thừa canh cặn, tung hô khen ngợi đám tay sai bán nước, tiếp tay cho bọn xâm lược, hoặc tiếp tục vắt kiệt máu mỡ mình nuôi bộ máy cầm quyền phè phỡn trên xương máu nhân dân thì sẽ được tồn tại.

Nhưng thế có phải là cuộc sống con người?

Người VN đã tê dại. Đã lạc mất linh hồn, Đến mức số đông đã mặc kệ mọi sự, cam chịu dao kề cổ và trong khi đang kê chiếc cổ gầy dưới lưỡi dao đao phủ , người VN cũng tương tự nhà cầm quyền của họ, chỉ dám mơ tới một con dao đao phủ cùn hơn để cứa cổ mình lâu chết hơn, chứ không dám mơ tới việc phải làm gì để thoát khỏi lưỡi dao ấy. Không ít người do không am hiểu tình hình nên đã trở thành độc ác, đứng về phía đao phủ bức tử VN, a dua mạt sát những dân oan hoặc những đồng bào đã không quản nguy hiểm đấu tranh cho quyền lợi của đất nước và cho cả chính họ.

Mất nước là bởi nhà cầm quyền VN

TQ thực sự rất ngang ngược, tham lam và đã dùng nhiều thủ đoạn đối với loài người trên thế giới này. Không ngẫu nhiên khi có nhiều tài liệu khoa học thống kê, phân tích về những thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản TQ và một trong những cuốn sách rất nổi tiếng đã được xuất bản mang tên “Chết bởi tay Trung Quốc” của hai giáo sư kinh tế học Perto Navarro và Greg Autr đã cảnh báo loài người về những tham vọng và hiểm họa mà TQ mang tới để các nước đối phó.
VN “đã chết bởi tay TQ” Nhưng khốn khổ khốn nạn ở đây là cái chết do VN tự chuốc lấy. Chết chỉ vì nhà cầm quyềncộng sản đã bằng mọi giá, thà hy sinh lãnh thổ, danh dự, đất nước, nhân dân chứkhông chịu mất Đảng, mất thể chế cộng sản.
Họ yêu Đảng, yêu Mác Lê nin, yêuchủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đến thế kia ư?
Hoàn toàn không. Ở trong bộ máy, họbiết quá nhiều hành vi bỉ ổi độc ác của nhau và của thứ chủ nghĩa này. Họ gắn bó chẳng qua thể chế ấy, chủ nghĩa ấy là một cỗ xe bọc thép mang vũ khí hạng nặng bảo vệ hữu hiệu nhất cho băng cướp tham nhũng tha hồ lừa bịp và cướp bóc người dân. Thế giới đã chứng minh cỗ xe cộng sản càng lăn đi càng chất chồng tội ác. Sự sợ hãi bị mất tất cả đã khiến nhà cầm quyền gắn với thể chế cộng sản như mạng sống. Họ đã lựa chọn con đường hy sinh đất nước và nhân dân để giữ chế độ độc tài nhằm bảo vệ cho giai cấp thống trị tha hồ cướp bóc.

Đó cũng là điều mà TQ đã rất khôn ngoan tận dụng để thao túng đám cướp bóc này. Đám này còn rất sốt sắng thực hiện mưu đồ nhập VN vào TQ trong năm 2020 theo như cam kết của Hội nghị Thành Đô 1990. Tham vọng vĩ cuồng mang hơi hướng Mao Trạch Đông của Tập Cận Bình cộng với và sự nôn nóng muốn rảnh tay nên giao đất sớm cho TQ của đám bán nước VN,nay đã về đích trước 5 năm so với kế hoạch?!
Albert Camus nói: “Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ”. Khi nhà cầm quyền hoặc người VN đứng về phía đao phủ , thì chính họ đang hái quả trên ngọn cây nhưnglại dùng lưỡi cưa xẻ nát thân cây đã dung dưỡng họ.

Xét những động thái khác thường qua tuyên bố của TQ và sự im lặng chấp nhận của VN, dư luận không thể không nhận raVN đã nằm gọn trong cái mõm tham lam của TQ. Cánh tay của nước Mỹ dù mạnh nhưng đã bị khước từ bởi chính nhà cầm quyền VN không những chỉ đứng về phía đao phủ mà còn là tay trong cho đao phủ. Nước Mỹ và khối các nước văn minh hiện giờ chỉ còn chứng kiến những cú đong đưa cầu lợi của VN đang được điều khiển bởi đầu não TQ mà thôi.

Nhưng chính TQ cũng đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ trong tương lai gần bởi chính những khối ung thư nội bộ của họ. Sự phát triển nôn nóng bất chấp danh dự và thủ đoạn của nền kinh tế TQđương nhiên sẽ mau chóng phá vỡ cái vỏ chật chội lạc hậu của thể chế chính trị phi tự nhiên theo ý thức hệ cộng sản đã bị loài người tẩy chay. Việc cộng dồn những tội ác chống lại loài người mà nhiều thế hệ nhà cầm quyền TQ đã làm với người dân của họ và thế giới cũng sẽ đến ngày “tức nước vỡ bờ”, chưa kể những chấn động mạnh mẽ của cuộc tranh giành quyền lực phe nhóm đang diễn ra dưới vỏ bọc “đả hổ diệt ruồi” tại TQ.

Sự sụp đổ ấy đương nhiên sẽ kéo theo sự tan vỡ bi thảm trong một ngày không xa của thể chế cộng sản VN đã tự nguyện nộp mình vào tay TQ thay vì thức thời đón nhận những cơ hội của cách mạng Nhung VN, tự cải cách thể chế, đồng hành với quyền lợi của toàn dân tộc. Và dẫu nước VN có mất về tay TQ,những người gắng gỏi vì đất nước và người dân VN không tuyệt vọng. Cuộc đấu tranh đòi thoát khỏi thể chế cộng sản để cứu nước, đem lai toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, tự do và nhân quyền cho người VN dù khó khăn nhưng là một cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ. Nhà cầm quyền không bao giờ có thể tiêu diệt hết đượcnhững người yêu nước yêu công lý và yêu tự do.

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ HàNội

http://www.rfa.org/vietnamese/blog/vo-thi-hao-blog-032515-03252015115918.html

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

VC Xã nghĩa Hà Nội - đầu năm sớm lộ hàng !

Rầm rộ lộ hàng
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Chưa có năm nào như năm Con Dê. 2015, mới vào quí một, đã rầm rộ lộ hàng.

Trước hết, tác giả mở đóng ngoặc để xin các em chân dài bị tật bẩm sinh hay cố tình ăn mặc cẩu thả, then cài sơ xuất, nếu liếc qua cái tựa bài, đừng hiểu lầm người mổ xúc phạm đến danh dự các em. Không, đối với kẻ hèn này, việc các em để lộ hàng trời cho của các em còn "đẹp" chán, so với không ít kẻ vải che kín bưng mấy lớp, mũ đội hia mang đàng hoàng, để lộ những thứ hàng dân chẳng ai ưa. Đó mới là những cú để lộ hàng tác giả/ đề cập đến.

Hàng bị lộ đầu năm là Nguyễn Bá Thanh nằm chờ chết hay có khi đã chết ở bệnh viện bên Mỹ rồi chở về Đà Nẵng nhưng vẫn "Tau có chi mô", như lời của ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam kể lại khi đến thăm ngài "Hốt Tất Liền". Rồi hết phái đoàn nọ sang phái đoàn kia do Chủ tịch nước Tư Sâu, Thủ tướng Ba Ếch, Chủ tịch Quốc Hội (chỉ thiếu Tổng bí thư Bú Lí) đến thăm “Anh ấy tỉnh táo hơn, nói chuyện rõ ràng, việc ăn uống chia làm nhiều bữa và anh thấy ngon miệng. Trông anh ấy khá hơn rất nhiều so với tối 9/1 khi vừa trải qua chuyến bay dài. Ai cũng mừng vì thể trạng của anh Thanh có dấu hiệu tốt để tiến tới điều trị tấn công”, nhưng chẳng hề có một tấm hình nào chụp bệnh nhân. Thứ hàng bô láo; đúng là "như vẹm".

Hàng bị lộ kế tiếp là Vũ Khiêu, "đương đại quốc sư " bị vạch mặt chôm nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ "Thanh Bình điệu": "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" để làm câu đối tặng cô hoa hậu Kỳ Duyên; và ý "nhạy cảm"của câu thơ trên lại khiến không ít người thắc mắc, tên ông là Vũ Khiêu hay là Vũ Khiêu Dâm. Món hàng mang nhãn "Quốc sư", nhưng ruột bị lộ là đồ Quốc nhục.

Quả lộ hàng thứ ba là ngai vàng tại gia của cựu cu Tổng Nông Đức Mạnh. Người ta bảo cu Mạnh là chiến lợi phẩm của cụ Hồ cùng cháu tên Ngát được bác đổi thành Trưng - hành quân trong hang Pắc Bó, chẳng biết có đúng không, nhưng thấy ông giống cha già DT ở chỗ khi nào cũng dạy dỗ cán bộ đảng viên phải cần kiệm liêm chính, nghèo cái nghèo trước của dân, đói cái đói trước của dân; dân là ông chủ bà chủ, đảng viên là anh đầy tớ, chị đầy tớ. Thế mà Tết vừa rồi có anh nhà báo trác lạc đi thăm "đầy tớ" cho biết sự tình, chụp được mấy bức hình trong nhà đầy tớ, Dân mới bật ngửa ra con "ông cụ" đúng là Nông Đức nhưng Mạnh Vàng quá xá cỡ. Mới đầu năm con Dê, mà chú Lừa Cả Đỏ đã lò mặt để lộ hàng quá sớm, làm khổ anh nhà báo chưa gì đã phải lôi vội hình ngai vàng hoành tráng của vị cựu chóp bu giai cấp "Vô Sản đoàn kết lại" mà hốt sạch của Dân; phen này lại bỏ bu anh nhà báo của nước XHCN tự do dân chủ gấp triệu lần thiên hạ.

Hàng bị lộ thứ tư làm người ta nhớ đến "trồng cây nhớ bác" năm xưa. Đó là việc đốn đồng loạt 6.700 cây trong TP Hà Nội. Cây cao bóng cả, là bóng mát khi trời nắng nóng, là ô dù lúc trời mưa, là lá phổi của thị dân đô hội, là góp công làm đẹp những con đường tình ta đi, là một phần đời gắn bó của con dân đất Hà Thành. Cây đứng đó qua bao thế hệ không phải tự dưng mà có, nhưng nhờ bao công của sức người... Bổng dưng bị người về từ rừng rú đốn chặt bạt mạng như chốn không người. Bị người Hà Nội hỏi cớ sao lại chặt, trả lời rằng cây đã già, bị lủng ruột, phải đốn đi để thay thế. Nói rỗng ruột, nhưng những thân cây bị cắt khúc chưa chở đi kịp nằm ngổn ngang kia khoanh nào cũng đẩy đà tròn trịa đỏ tía hoen màu máu đào. Hàng bị lộ, dân kêu; họp báo trả lời không được, Phó Chủ tịch TP Hà Nội bèn phải tháo chạy lấy thân con lừa...

Và còn bao nhiêu thứ lộ hàng nữa, trên sân khấu Nhà hát Búa Liềm do đám diễn viên tốt nghiệp từ trường kịch nghệ Hang Pắc Bó?


 
 
 
 

‘vấn nạn’ người Dân “bị chết” tại đồn CAND của ‘ngụy quyền’ CS Hà Nội’ !

Posted on

Ba năm, 226 người chết trong trại tạm giam, tạm giữ


index
ĐCV: Đây là số liệu của công an. Theo Bộ Công an, từ năm 2011 đến 2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, ‘chủ yếu do tự sát’ và bệnh lý và ‘không có vụ bức cung nào’. Con số thực sự bị chết có thể nhiều hơn nhiều, những vụ bị báo chí phanh phui thực ra có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
———————————————————-

Hôm nay (19/3), cuộc họp đoàn giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” được tổ chức dưới sự chủ trì của trưởng đoàn, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu.
Câu chuyện ông Nguyễn Thanh Chấn ôm theo 100 loại giấy tờ để được giải quyết việc bồi thường oan sai làm nóng cuộc họp khi đoàn giám sát tranh luận với các cơ quan tố tụng về trách nhiệm này.

nguyenhaiphong-vks

Đại diện Tòa án NDTC cho biết vụ việc đang được Tòa án NDTC thụ lý, đang trong quá trình thương lượng vì ông Nguyễn Thanh Chấn đòi số tiền bồi thường lớn, trên 10 tỷ đồng, nhưng giấy tờ chứng minh lại chưa rõ ràng, đầy đủ.

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga ái ngại: Cứ thế này không biết đến bao giờ, làm sao gia đình ông Chấn tìm được những cái vé xe thăm nuôi của 10 năm trước. Bà Nga đề nghị có những thủ tục đặc biệt để khắc phục sớm nhất thiệt hại cho người bị oan.

Ông Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC, cho biết theo luật định, trách nhiệm bồi thường oan sai của mỗi khâu trong quá trình tố tụng là rất rõ ràng: sai ở khâu điều tra thì công an chịu trách nhiệm, ở khâu truy tố thì thuộc VKS, khâu xét xử là tòa án.

Nhưng ông cũng nhận định: “Có những người oan nhưng nghe đến bồi thường là chạy, vì họ cũng không muốn dây dưa”.

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền không chia sẻ nhận định này: Việc bồi thường thiệt hại hiện nay vô cùng chậm trễ. “Lúc làm oan người ta thì các đồng chí vô cùng hùng dũng, khi phải bồi thường thì cớ gì trì hoãn, cò cưa ít nhiều, căn ke từng tí một với người ta, việc xin lỗi, bù đắp kéo dài hàng năm trời chưa xong”.
Ngược lại, trong bồi thường oan sai cũng có hiện tượng ngược lại: Khi điều tra, bắt tạm giam, phê chuẩn, truy tố thì làm khá chặt chẽ, bài bản, nhưng khi đình chỉ và bồi thường lại rất dễ dãi.
“Trong một số trường hợp, sơ thẩm tuyên có tội, phúc thẩm chưa đủ căn cứ vẫn tuyên không có tội thế là bồi thường. Chưa đủ chứng cứ để nói nhưng tôi thấy dường như có sự không minh bạch giữa cơ quan tiến hành bồi thường và người được bồi thường”, ông Quyền nói.

Theo ông, một phần nguyên nhân là ở cơ chế: chính các cơ quan làm oan sai lại đi bồi thường thiệt hại. Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đồng tình và gọi đây là “đặt vấn đề không thuận”.
Các thẩm phán, trước đây ngồi xét xử nay lại phải ngồi thỏa thuận bồi thường, khó tránh được tâm lý, khó đi đến thống nhất. Trong khi với người dân, các cơ quan tố tụng đều được hiểu chung là nhà nước. Thủ tục thì rườm rà, người có yêu cầu bồi thường lại phải có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại về vật chất, tinh thần và danh dự. Quy trình vẫn còn dài để người dân từ chỗ có quyết định đến chỗ nhận được tiền”, ông Ngọc nói.

Cho rằng bồi thường cho người oan sai “như cứu hỏa”, Thứ trưởng Tư pháp đề xuất có một cơ quan chuyên trách việc bồi thường, có thể đặt tại Bộ Tư pháp.

Ông Nguyễn Đình Quyền ủng hộ: Phải có một cơ quan khách quan, tập trung, vì cấp nào bồi thường cũng đều lấy từ ngân sách nhà nước. Nên đặt ở Bộ Tư pháp, cơ quan không làm ra oan sai. Còn việc xin lỗi, sửa sai vẫn là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng ủng hộ đề xuất này.

Trước đó, Tòa án NDTC báo cáo trong số 35 trường hợp kêu oan trong giai đoạn 2011-2014, đã giải quyết 22 trường hợp. Kết quả 19 trường hợp tòa xử đúng, 3 trường hợp đã kháng nghị để điều tra lại.

Không có vụ bức cung nào
Tại cuộc họp, các cơ quan tố tụng cũng báo cáo tình hình oan sai trong thẩm quyền của mình, trong đó có vấn đề bức cung, nhục hình.
Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an, cho biết trong giai đoạn 2011-2014, có 46 đơn khiếu nại tố cáo là có bức cung, nhục hình, đã giải quyết 40 đơn (37 đơn sai, 3 đơn đúng) và đang giải quyết 6 đơn.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, ủy viên thường trực UB Tư pháp chỉ ra: Bức cung, nhục hình chủ yếu được phát hiện khi bị can, bị cáo bị chết, khi có người khác nhận tội hoặc tìm ra được thủ phạm chính xác của vụ án.
“Bức cung nhục hình cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến oan sai. Lãnh đạo Bộ Công an có nói nguyên nhân do điều tra viên nôn nóng, nhưng nguyên nhân thực sự là gì, trình độ, phẩm chất đạo đức, áp lực công việc, hay bệnh thành tích…?”, ông Cường đặt vấn đề.

Bà Lê Thị Nga thì muốn biết làm thế nào để xác định có nhục hình, bức cung khi người kêu oan nói có mà điều tra viên thì luôn phủ nhận.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh: Với các vụ án đã xảy ra lâu rồi thì việc xác định có nhục hình, bức cung không là rất khó khăn. Khi đó, chúng tôi phải tin điều tra viên, kiểm sát viên của mình.

Có dấu hiệu lạm dụng tạm giữ, tạm giam
Một con số khác do Bộ Công an đưa ra cũng được thảo luận nhiều tại cuộc họp: Từ 2011-2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam.
Đại diện Bộ Công an cho biết nguyên nhân chủ yếu là do tự sát và bệnh lý, nhưng ông Nguyễn Thái Học, ủy viên UB Tư pháp, đặt câu hỏi có hay không “nguyên nhân thứ yếu”.

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cũng muốn có số liệu cụ thể về nguyên nhân của con số này: Nếu là tự sát thì điều kiện tạm giam, tạm giữ ra sao mà tự tử được; Nếu do bệnh lý thì những bệnh như vảy nến, tim, suy nhược…, nếu không bị tạm giam thì có chết không; chết do đánh nhau cũng cần đặc biệt quan tâm.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh quyền của công dân được đảm bảo an toàn tính mạng khi bị tạm giam, tạm giữ.

Ông Nguyễn Hải Phong cam kết sẽ báo cáo chính xác vấn đề này trước QH, nhưng cũng nhấn mạnh là “các số liệu rất nhạy cảm”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Cường phản ánh tỉ lệ tạm giam, tạm giữ hiện đang rất cao, 60-70%, có những địa phương đến 90%. “Lạm dụng quá việc này cũng là nguyên nhân dẫn đến oan sai, vì đã lỡ tạm giam thì phải cố gắng cho ra tội”, ông Cường nói.
Bà Lê Thị Nga cũng thấy có dấu hiệu lạm dụng tạm giữ, tạm giam, thể hiện việc cơ quan điều tra chú trọng lấy cung, lời khai nhận tội, thay vì đi tìm bằng chứng buộc tội hoặc gỡ tội.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng không nên để các trại tạm giam, tạm giữ thuộc các cơ quan điều tra nữa, để có thêm một bên giám sát khi hỏi cung, cũng như đảm bảo có mặt luật sư và tiến tới có camera giám sát.
Ngày mai (20/3), cuộc họp sẽ tập trung thảo luận việc giải quyết một số vụ án cụ thể.

Chung Hoàng (VNN)

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Đọc Báo Vẹm! - Số lần: 417

Đọc Báo Vẹm số 417

do Nguyên-Khôi và Hoàng-Tuấn thực hiện. 

Xin mời quý vị cùng theo dõi tại đây: Đọc báo Vẹm ‘online’ : http://docbaovem.net/  


- See more at: http://www.docbaovem.net/#sthash.YLTY6B1g.dpuf

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Ở VN Xã nghĩa, Lễ hội, vui chơi cũng dễ bị "Chết Nguội" !

Một Em Bé Bị Tử Vong Vì Lá Cờ Máu!

Xin theo dõi trên Internet (FB)
https://www.youtube.com/watch?v=56i-KFKkC2A

Tin VN mới đây, một bé trai 4, 5 tuổi bị chết thê thảm bởi con diều 'khủng', (làm theo hình dáng) lá Cờ Máu mang ngôi Sao Vàng tại khu thả diều Hóc Môn, Hồ Chí Minh.

Sau đây là một số hình ảnh trích ra trong video clip (youtube)  đính kèm ở phần trên.


Con diều 'Khủng' Cờ đỏ Sao vàng nêu trên, đã gây nên cái chết thương tâm của một em bé 4, 5 tuổi. 
Hãy truy tố kẻ cầm đầu tổ chức "đảng diều" nầy về 'tội Ngộ Sát'!



.
 

Ông Lý Quang Diệu vừa qua đời!

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời, thọ 91 tuổi


(Chụp từ website Văn phòng Thủ tướng Singapore)

RFI – Văn phòng Thủ tướng Lý Hiển Long ra thông cáo: “Thủ tướng vô cùng đau buồn thông báo Ngài Lý Quang Diệu, Thủ tướng lập quốc Singapore, đã qua đời”, lúc 03 giờ 18 phút, (giờ địa phương) thứ Hai, ngày 23/03/2015 (tức 19 giờ 18 phút giờ quốc tế ngày 22/03/2015), tại Bệnh viện Đa khoa Singapore.

Ông Lý Quang Diệu là người có công biến đổi một thành phố cảng nhỏ bé thành một quốc đảo phồn thịnh.

Ông đã đảm nhiệm chức Thủ tướng trong 31 năm và sau đó tiếp tục làm việc trong chính phủ cho đến năm 2011.

Được đánh giá cao là người kiến tạo một nước Singapore phồn thịnh về kinh tế, ông Lý Quang Diệu cũng bị chỉ trích là đã lãnh đạo đất nước với bàn tay thép. Trong thời kỳ ông cầm quyền, tự do ngôn luận bị thắt chặt, các nhà đối lập chính trị là đối tượng trấn áp của tư pháp, toà án.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150322-cuu-thu-tuong-singapore-ly-quang-dieu-qua-doi-tho-91-tuoi/
.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Đọc Báo Vẹm! - Số lần: 416

Đọc Báo Vẹm số 416

do Nguyên-Khôi và Hoàng-Tuấn thực hiện. 

Xin mời quý vị cùng theo dõi tại đây: Đọc báo Vẹm ‘online’ : http://docbaovem.net/  


- See more at: http://www.docbaovem.net/#sthash.oUGcOJ17.dpuf

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Thằng ăn cắp !

Thằng ăn cắp !
sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống..
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống.  Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi.  Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn.  Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về.  Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.
Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi.  Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa.  Chùa không có người coi.  Phật tử trong chùa đều là nông dân.  Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.
Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ.  Trời đã xế trưa, nắng gắt.  Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề.  Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật.  Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật.  Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi.  Cảnh vật như đứng ngoài thời gian.  Lễ xong, người thương gia rời chùa.  Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.
Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng.  Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà.  Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ.  Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên.  Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của.  Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”
Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:
- Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa.  Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.
Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:
- Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm.  Nó làm nảy lòng tham.  Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh.  Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!
Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.
Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc.  Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.
Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa.  Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:
- Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay!  Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!
Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.
Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật.  Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:
- Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?
Cụ già ngạc nhiên:
- Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?
- Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!
Cụ già vẫn bình thản:
- Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người.  Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?
Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.
Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”
Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:
- Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?
- Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.
- Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?
Người thương gia trả lời:
- Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.
Người nông phu nói:
- Thế thì không phải túi đồ của bác.
- Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.
Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:
- Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.
Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:
- Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.
Người nông dân ngạc nhiên:
Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?
- Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.
Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.
Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:
- Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.
Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:
- Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?
Hắn định ăn cắp cái tâm công chính và chân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!
Những người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị… thảy đều không hiểu chuyện nầy!!
(Chưa biết tên người kể.  Bớ người ta!  Bắt giùm tôi người kể chuyện này, để tôi kính lễ tri ân bài học “Ngàn Vàng” cho mọi người) 
.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đọc Báo Vẹm! - số lần: 415

Đọc Báo Vẹm số 415

do Nguyên-Khôi và Hoàng-Tuấn thực hiện. 

Xin mời quý vị cùng theo dõi tại đây: Đọc báo Vẹm ‘online’ : http://docbaovem.net/  

– See more at: http://docbaovem.net/#sthash.zDBPy67G.dpuf

FB Vũ Thư Hiên – CS Bắc việt giam giữ các “nghi can” ra sao!

Posted on | Để lại bình luận | Sửa   

Một chút hoài niệm về đời tù cộng sản

Vũ Thư Hiên

vth… Một hôm cục trưởng Cục chấp pháp tới, lũ lượt theo sau cả một bộ sậu thuộc hạ – cán bộ Cục chấp pháp, các cán bộ trại. Phòng giam hẹp, một số phải đứng ngoài cửa. Tôi nhận ra người đi đầu là cục trưởng Cục chấp pháp nhờ có lần Huỳnh Ngự cho tôi biết, bằng giọng thì thầm, rằng người vừa ghé qua phòng hỏi cung chính là cục trưởng của y, tên Trúc. Anh chàng này có gương mặt trơ, không cá tính, không đường nét dễ nhớ – một cục đất xét trong xưởng điêu khắc cộng sản.
 
Nguồn: http://vietnamsaigon75.blogspot.ca/
Tôi có ác cảm với y không phải vì tôi đang ở tù. Giả sử ở ngoài đời mà tôi gặp y thì cảm giác của tôi cũng vẫn thế – tôi không ưa cái bản mặt ấy. Đó là một thứ phản ứng sinh vật. Nó nằm sẵn trong ta, làm cho ta có cảm tình hay ác cảm với kẻ đứng trước mặt mình. Gương mặt y cho thấy y là thứ người ra đời chỉ để vâng lời cấp trên. Khác với nô lệ thường, y là cai nô lệ.
 
Trúc bước vào, mắt cố ý làm ra vẻ lơ đãng lướt qua quang cảnh nơi ở của chúng tôi. Phùng Mỹ đang đọc sách, anh đứng dậy theo thói quen khi có khách đến nhà. Tôi không thích lịch sự với tên hãnh tiến, tôi ngồi yên tại chỗ. Trúc cố ý giấu vẻ khó chịu, cười bả lả:
- Anh Hiên quên mất phép lịch sự, có khách đến chơi nhà mà cũng không mời ngồi.
Tôi thản nhiên:
- Anh sai rồi. Trước hết, đây không phải nhà tôi. Vì thế tôi không cần lịch sự với các anh. Sau, nếu là nhà tôi thì cũng không phải ai tôi cũng mời vào nhà, đừng nói gì tới mời ngồi, anh trách tôi là vô duyên.
Trúc ngượng, quay sang hỏi chuyện Phùng Mỹ. Rồi không lẽ không nói gì với tôi, y hỏi:
- Lâu nay anh vẫn nhận được thư nhà đều chứ? Chị với các cháu khỏe không?
Tôi nhếch mép cười:
- Tôi không hiểu câu hỏi. Thư nhà của chúng tôi các anh duyệt rồi mới cho chúng tôi nhận, gia đình chúng tôi ở ngoài ra sao các anh còn biết hơn chúng tôi. Tôi không hiểu các anh đạo đức giả để làm gì?
Trúc không chịu được sự mất mặt với thuộc hạ. Y quắc mắt:
- Này, anh phải biết: chừng nào còn nằm trong tay chúng tôi các anh hãy giữ mồm giữ miệng, kẻo vạ vào thân…
Tôi cũng nóng mặt:
- Bây giờ mà còn dọa dẫm tôi nữa thì thật là buồn cười. Cái vạ lớn nhất tôi đã được biết, anh còn muốn mang cái vạ nào nữa tới để dọa tôi?
- Anh tưởng Đảng phạt anh thế này là nhiều rồi à? Anh sẽ còn được biết cái nhiều hơn nữa, nếu anh muốn…
- Thế thì hãy đưa cái đó ra đây coi.
- Được, hãy chờ đấy!
Y vùng vằng quay ra. Thuộc hạ im thin thít, lục tục theo sau. Khi y tới cửa, tôi gọi với:
- Này, anh kia! Về bảo với cái thằng Lê Đức Thọ nhà anh, hoặc Trần Quốc Hoàn cũng được, rằng hãy chịu khó đọc lấy vài cuốn của Marx rồi hãy xưng mác-xít. Bảo chúng rằng chính Marx lên án chế độ giam người lâu ngày trong xà lim là hết sức vô nhân đạo đấy!
Y cười gằn:
- Được rồi, Đảng rộng lòng đối xử tử tế với các anh, cho các anh được giam riêng, sướng như ông hoàng không muốn, lại muốn lao động khổ sai. Muốn thế thì được thế… Hừm, đồ…
- Đi đi! Hãy nói với Đảng của anh rằng tôi không cần cái sự rộng lòng nào hết! Và anh, với lối ăn nói vô lễ của anh, đừng vác mặt đến gặp chúng tôi nữa…
Nhưng y đã ra tới sân.
Phùng Mỹ khuyên tôi:
- Cậu phải bình tĩnh. Đừng sa vào âm mưu khiêu khích.
Tôi cười nhạt:
- Mình đâu có định khiêu khích chúng nó. Chẳng qua mình muốn cho chúng nó biết chúng ta không phải là con vật không hiểu tiếng người để cho nó muốn nói gì cũng phải nghe. Không biết hôm nay nó vác mặt tới có mục đích gì?
Phùng Mỹ trầm tư:
- Vì thế mới phải bình tĩnh để nghe nó nói hết xem nó muốn cái gì, chúng nó có âm mưu gì? Cậu nóng như lửa ấy.
Tôi nhận lỗi. Tôi có nóng thật. Người tù vốn thế – thỉnh thoảng nó lại bị một cơn giận bùng lên, không kìm giữ được.
[…]
Một tuần sau, tôi đang ngồi nghiền cuốn từ điển tiếng Nga thì cửa xịch mở. Một đám công an xộc vào. Tôi không hiểu vì sao chúng vào đông đến thế, có tới cả chục đứa, đứa nào đứa nấy sát khí đằng đằng.
Một tên có vẻ quan trọng hơn cả tiến lên trước, lừ lừ nhìn tôi, sẵng giọng:
- Anh này! Đi!
Tôi chưa gặp tên này lần nào. Y có bộ mặt nhày mỡ và cặp môi dầy như hai miếng chả.
- Có phải mang theo đồ đạc gì không?
Tôi hỏi lại. Phùng Mỹ mặt mày nhợt nhạt. Chúng tôi đều nghĩ đến chuyện sắp phải xa nhau. Mà chúng tôi đã quen sống có nhau rồi.
- Không! – cặp môi dầy nói.
Tôi đi theo y. Đám công an dãn ra nhường lối rồi rùng rùng theo sau. Chúng tôi không đi xa. Ra khỏi cổng khu biệt giam, chúng quặt ngay vào khu kỷ luật. Tên đi đầu mở cửa, những tên đi sau đẩy tôi vào trong. Chúng đè tôi xuống giường, chụp hai khong cùm sắt vào chân tôi, một tên đẩy suốt cùm vào, rồi khóa lại.
- Anh bị thi hành kỷ luật mười ngày vì tội xúc phạm lãnh tụ. Anh được phép xin ân giảm. Muốn xin thì nói với ông quản giáo cho giấy bút.
Y liếc mắt ra hiệu. Một tên chồm tới lấy còng số 8 khóa chặt hai tay tôi. Rồi tất cả rùng rùng kéo đi.
Còn lại một mình, tôi cố nhỏm dậy để quan sát hai cổ chân đau rát như phải bỏng. Khi cái tên công an tống suốt cùm vào, tôi phải nghiến răng lại để chặn một tiếng thét đau đớn. Thì ra cái khong quá chật, suốt cùm sắt lại có những vết chém như răng cưa, làm tôi bị sứt sát một số chỗ ở kheo chân, máu chảy ra tong tỏng.
Nhưng đó chưa phải là cái tồi tệ nhất. Khoảng nửa giờ sau tôi thấy cảm giác nặng ở hai bàn chân, sờ thấy chân sưng phồng, da lạnh ngắt. Chân bị tụ máu rồi. Loay hoay một lát, tôi nghĩ ra cách dùng ngón tay đút vào khong cùm để tĩnh mạch không bị chẹn, máu có thể trở về tim. Rồi lại phải thay chỗ chèn cho động mạch đưa được máu xuống. Kế này tốt nhưng rất mệt, tôi không dám nằm xuống sợ ngủ quên.
Phải gày đi thật nhanh thì mới cứu vãn được tình thế, tôi nghĩ. Tuyệt thực lúc này là tốt nhất. Đàng nào thì cũng phải tỏ thái độ. Tuyệt thực là một trong những hình thức đấu tranh, là sự biểu thị ý chí. Nhưng sự biểu thị cần có người biết, mình thì lại ở một khu cách xa trại, kêu chẳng ai nghe thấy thì tuyệt thực là vô bổ. Mà bó tay mặc cho chúng hành hạ mình thế nào thì hành cũng dở. Tôi quyết định dùng hình thức bán tuyệt thực. Cho tới nay bọn công an ở đây vẫn không trực tiếp quản lý chúng tôi, chúng vẫn phải báo cáo tình hình chúng tôi cho Lê Đức Thọ. Cần phải cho thằng này biết tôi không phải dễ bị bẻ gãy.
Tôi gõ tường thông báo cho Phùng Mỹ biết quyết định của tôi. Anh gõ lại:
- Cố gắng lên!
Lộc và Đinh Chân cũng đã biết tôi bị cùm. Các anh cũng nghe được thông báo. Từ phòng hai anh vang lên tiếng gõ:
- Tiên sư chúng nó!
Tôi cảm thấy trong lòng ấm áp khi biết tôi đang ở đây với bạn bè bên cạnh.
Buổi chiều viên quản giáo trông khu kỷ luật, một người đứng tuổi, mặt rỗ hoa, đi cùng một người tù tự giác mang cơm vào. Tôi bảo y:
- Tôi đang bị ốm. Tôi không ăn cơm. Anh cho mang ra. Ngày mai, báo cháo cho tôi.
Y ngạc nhiên nhìn tôi, không nói gì.
Hai chân bị cùm, hai tay bị còng, lại còn phải canh chừng cho chân không bị tụ máu, tôi cứ ngồi suốt buổi chiều và cả đêm, không dám nằm xuống. Hồi ở Hỏa Lò với cái cùm gắn chết vào chân phản tôi cứ nghĩ mãi: không biết khi bị cùm người tù đại tiểu tiện ra sao. Đến khi mình bị cùm mới biết làm mấy chuyện đó không đến nỗi khó lắm, mặc dầu rất bất tiện. Hai tay tuy bị còng vẫn có thể di chuyển cái bô đặt ngay trên phản, sau đó thì lựa tư thế khi ngồi khi nằm mà giải quyết.
Trong xà lim rất hôi hám, tanh tưởi, muỗi như trấu, lại thêm cái nạn rĩn. Những con vật bé li ti không thể nhìn thấy cứ rúc sâu vào trong tóc, vào bên trong quần áo mà đốt, làm cho ngứa ngáy vô cùng, tưởng chừng phát điên lên được. Giết chúng không nổi, không biết chúng ở đâu mà giết, hoặc giết được đấy nhưng không xuể, bởi chúng quá nhiều, quá đông. May, ở đây rệp nhiều thật, nhưng thua rĩn, chúng chỉ có ở mức độ vừa phải. Trong bóng tối, tôi sờ thấy những con rệp cộm lên dưới tay, trên mặt phản gỗ. Lẽ ra phải dùng móng tay cái giết chúng theo cách thông thường, tôi chỉ hất mạnh chúng xuống đất, hất cho thật xa, hi vọng rằng với tốc độ di chuyển chậm chạp của loài ăn bám khốn kiếp này phải cả giờ sau chúng mới có thể bò trở lại chỗ cũ. Tôi rất sợ mùi hôi mà con rệp tiết ra khi nó bị di bẹp. Cuộc chống chọi với lũ súc sinh không kéo dài được lâu – chỉ một ngày sau tôi đã hết sức, thôi thì mặc cho chúng muốn hút bao nhiêu máu thì hút, máu tôi có cả vài lít, tôi không phải kẻ quá keo kiệt, chúng cũng chẳng thù oán gì tôi, chẳng qua chỉ vì để sinh tồn mà chúng tìm đến tôi để kiếm ăn mà thôi.
Ngày hôm sau tôi đói cồn cào, đói kinh khủng. Chưa bao giờ tôi trải qua một cảm giác như thế. Cái dạ dày trống rỗng bắt phải nhớ đến nó từng giây bằng những cơn đau quặn. Tưởng chừng con người không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài cái ăn. Trong giấc ngủ thiêm thiếp cũng mơ màng thấy một cái gì đó ăn được. Ngày hai bữa, sáng và chiều, viên quản giáo coi tù xà lim theo sau người tù tự giác mang xoong cháo vào tôi. Tôi dằn lòng, chỉ húp vài thìa trước mặt y, rồi bảo anh tự giác mang đi. Tôi biết chắc: y sẽ phải báo cáo lên trên về chuyện tôi ăn thế nào. Và đó là điều tôi muốn.
Ngày hôm sau nữa cơn đói còn dữ dội hơn. Nó làm cho đầu óc mụ mẫm. Nghĩ tới một món ăn nào đó tức thì nước dãi lại ứa ra.
Cùng với cái đói có một niềm vui bất đắc dĩ: hai chân đã cựa quậy được trong khong cùm. Thế là tôi đã gày đi được một chút. Không còn phải lo cho đôi chân nữa, đêm thứ hai kể từ bắt đầu cuộc tuyệt thực tôi ngủ ngon lành. Tuyệt thực còn có một điểm tốt là giảm được đại tiện và tiểu tiện, đỡ phải chịu đựng mùi hôi thối.
Đến chiều ngày thứ ba thì sự lạ xảy ra – cái đói ghê gớm bỗng biến đâu mất, tôi không thấy trong bụng cồn cào như trước mà chỉ thấy một cơn đói dịu dàng không bao giờ tắt. Người nhẹ bỗng. Đầu óc tỉnh táo. Các giác quan tự nhiên trở nên đặc biệt sắc bén. Trong bóng tối của xà lim tôi nhìn thấy rõ những vết khía trên suốt cùm. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao khoeo chân tôi bị chảy máu – chính là do những vết khía lởm chởm như vảy cá trên bề mặt cái suốt gây ra.
Tôi nằm ngửa, không động đậy, trong cảm giác lâng lâng, nhìn lên những phiến lim trên trần nhà. Như trong một ảo mộng giữa đời thực tôi thấy trước mắt mình hiện lên một cuốn phim thú vị: câu chuyện một cô gái trong trắng đối mặt với cuộc đời xô bồ, bẩn thỉu. Tôi đặt cho nó cái tên “Chuyện phiêu lưu của nàng Liberta qua ba nước – nước Mặt Nạ, nước Mặt Nạ, nước Cùm Vàng và nước Mề Đay”.
Cô bé Liberta sống sót qua một vụ đắm tàu được đôi vợ chồng già trên hoang đảo cứu sống, lớn lên giữa thiên nhiên và muông thú. Đến một ngày, cuộc sống hiu quạnh với cha mẹ nuôi làm cho cô buồn, và cô trốn đi, bắt đầu cuộc viễn du tìm hiểu thế giới. Cô tới nước Mặt Nạ, nơi mỗi cư dân khi trưởng thành đều tự tạo cho mình một cái mặt nạ và sống với nó cho tới chết. Họ làm những việc tồi tệ với nhau, thậm chí hãm hại nhau, nhưng bao giờ cũng dưới những cái mặt nạ tử tế. Vua nước Mặt Nạ là một con cáo thành tinh, một con quỷ đội lốt minh quân, với đám quần thần ranh ma độc ác. Cô bị vua nước Mặt Nạ bắt làm hoàng hậu, nhưng lễ cưới chưa thành thì nước Mặt Nạ bị vua nước Cùm Vàng cất quân sang đánh để giành người con gái xinh đẹp.
Khác với dân Mặt Nạ, dân Cùm Vàng này coi vàng là vật quý nhất trên đời. Nhà nào nhà nấy suốt đời chỉ chăm chăm kiếm cho thật nhiều vàng, ai nhiều vàng hơn thì được trọng, ai ít vàng thì bị coi khinh. Để tỏ cho thiên hạ biết uy lực của mình, rằng mình không cần động tay động chân cũng có thể trị vì đất nước, vua nước Cùm Vàng xỏ chân vào một cái cùm nặng chịch bằng vàng, hai tay đặt trong xích vàng, ngồi trên một cái ngai cũng bằng vàng ròng, chung quanh là lũ quần thần đội những chiếc mũ bình thiên bằng vàng.
Quân nước Mặt Nạ đại bại, Liberta bị bắt mang về nước Cùm Vàng. Nhờ con vẹt thọt mà nàng cứu sống trên hoang đảo loan báo cho muông thú nước Cùm Vàng, Liberta được đánh tháo.
Nhưng số phận lại run rủi cho nàng rơi vào nước Mề Đay, nơi từ nhà vua cho chí dân đen đều háo danh hết mức, ai nấy xủng xoảng Mề Đay đầy người, nhà nào nhà nấy dán la liệt bằng khen, giấy khen, cái nọ đè lên cái kia. Vua nước Mề Đay sở hữu một cái mề đay to nhất nước, to bằng cái nong, khi thiết triều thì đứng nấp đàng sau nó, chỉ hở có đôi mắt, trong mớ hỗn độn những mề đay đeo từ mũ xuống tới giày, cái nọ móc vào cái kia như vảy cá. Lần này nhờ bà tiên Natura và con trai giúp đỡ, Liberta lại chạy thoát.
Vua ba nước hoà với nhau hợp quân tiến đánh, ước hẹn hễ ai chiếm được Liberta thì nàng thuộc về người ấy… Nàng tiên tung mặt nạ mĩ miều cho quân đội Mặt Nạ, tung tiền vàng cho lính Cùm Vàng, tung huân chương huy chương cho lính Mề Đay. Chúng bỏ mặc ba vua, tranh cướp nhau báu vật…
Tôi hình dung câu chuyện trong hình thức một phim hoạt hình, không ngờ rằng tám năm sau tôi còn cơ hội đặt bút ký hợp đồng làm phim với Xưởng phim Giải Phóng tại Sài Gòn.
Giám đốc Mai Lộc và đạo diễn Trương Qua háo hức muốn làm phim này. Nhưng cục trưởng Nguyễn Duy Cẩn thẳng tay bác nó vì “tư tưởng kịch bản không trong sáng”. Ông ta nhìn thấy trong câu chuyện dạng cổ tích ý nghĩa đương đại của nó. Mà tôi cũng chẳng giấu giếm điều đó. Tôi mở đầu kịch bản bằng câu dẫn chuyện: “Ngày xửa ngày xưa, cách đây không lâu lắm, ở một vùng đất nọ, cách đây không xa lắm… “ Trong đoạn miêu tả triều đình nước Mặt Nạ, các vệ sĩ “vận áo giáp Trung cổ, đầu đội mũ sắt, trước ngực lủng lẳng khẩu tiểu liên cực nhanh, chân đi ủng trận”, lời quần thần tung hô nhà vua là: “Thánh thượng vạn vạn tuế. Người là mặt trời trên hết các mặt trời, vua trên hết các vua, tổng thống trên hết các tổng thống, đồng chí trên hết các đồng chí…”
 

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

không thể phủ nhận những thông tin mà Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã vạch ra!

Ông Phùng Quang Thanh: tài sản khổng lồ là xuyên tạc, bịa đặt?
image

Ông Phùng Quang Thanh: ông có thể cho biết những điểm nào trong khối tài sản khổng lồ sau đây là xuyên tạc, bịa đặt?

Không thể phản biện, không thể phủ nhận những thông tin mà Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã đưa, thậm chí truyền thông nhà nước truyền tải theo ngay sau đó, đặc biệt liên quan đến những âm mưu chính trị thấp hèn, khối tài sản tham nhũng cực lớn ở đỉnh cao quyền lực… Những người cầm quyền bắt đầu dùng cả một hệ thống chính trị to lớn để tìm mọi thủ đoạn ngăn chặn, tuyên truyền, cho rằng CDQL là phản động, xuyên tạc, bịa đặt….
 
Trong số đó, người lớn tiếng nhất phải kể đến là ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tại sao ông Phùng Quang Thanh không thể giữ được bình tĩnh, quyết liệt đòi trấn áp thông tin, ngăn chặn thông tin? Phải chăng ông có tật giật mình dù CDQL chưa nhắc nhiều đến ông? Thời gian qua, chúng tôi mới chỉ bắt đầu vẽ bức chân dung quyền lực của ông PTT Nguyễn Xuân Phúc với đầy đủ thông tin xác thực, dễ dàng kiểm chứng về khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ đục khoét của dân. Thưa ông Phùng Quang Thanh, ông có thể cho dư luận biết chúng tôi xuyên tạc điểm nào? Theo tiêu chí của CDQL, chúng tôi sẽ không chừa một ai thiếu đức, thiếu tài mà lại cho mình cái quyền quyết định vận mệnh dân tộc, trong đó bao gồm cả ông nữa.

image
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
 
Vì không thể chấp nhận các lời xuyên tạc, xem thường Nhân Dân của ông trên báo www.qdnd.vn  và cả trên www.vtv.vn nên chúng tôi xin phép ông được thống kê một chút về tài sản của Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty 319, người đang thay mặt ông mượn danh nghĩa Bộ Quốc phòng, vơ vét tài sản nhân dân để xây dựng mạng lưới kinh tài cho dòng họ Phùng.

image
Đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
 
Sau khi xem xong, ông hãy bình tĩnh để tiếp tục phát biểu và hãy cho Nhân Dân biết rằng những thông tin này có thật không? ông có biết chuyện của Đại tá Phùng Quang Hải không? và quan trọng nhất, đây có phải là thông tin xuyên tạc, bịa đặt không? Nếu ông Phùng Quang Thanh vẫn cho rằng đây là thông tin xuyên tạc, bịa đặt thì chúng tôi sẽ tiếp tục có loạt phóng sự điều tra, thống kê và công bố chi tiết toàn bộ khối tài sản bất minh khổng lồ của gia đình ông, trên thực tế hơn gấp nhiều lần ông PTT Nguyễn Xuân Phúc! Sau đây là một số thông tin để ông tham khảo:

1- Về bất động sản
 
Đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đang sở hữu06 biệt thự, căn hộ hạng sang với tổng trị giá là 230,4 tỷ đồng, chưa tính chi phí xây dựng, cải tạo, nội thất sẽ còn lớn hơn nhiều:
 
(1) Căn biệt thự số BL07-01 tại đường Bằng Lăng 07, Khu đô thị Sinh thái Vinhomes Riverside (Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội) được mua với giá 31,7 tỷ đồng ngày 19/10/2011.
 
(2) Căn biệt thự số BL07-02 sát bên cạnh căn BL07-01 được mua cùng thời điểm 19/10/2011 với giá 30,2 tỷ đồng.

image
Hai căn biệt thự trên đã được vợ chồng Phùng Quang Hải mua với tổng trị giá 61,9 tỷ đã được đập bỏ sau đó sát nhập, xây dựng lại thành một căn biệt thự hoành tráng bậc nhất tại Vinhomes Riverside

image
Sảnh tiếp khách mang tên “Bình An” nằm bên ngoài kiến trúc chính căn biệt thự của Phùng Quang Hải

image
Một khoảnh sân của căn biệt thự 61,9 tỷ (chưa tính chi phí xây dựng) của Phùng Quang Hải

(3) Căn biệt thự số BL04-07 tại đường Bằng Lăng 04, cũng thuộc Vinhomes Riverside được mua cùng thời điểm ngày 19/10/2011 với giá 31 tỷ đồng, căn này do Phùng Thị Thu Huyền(sinh năm 1982, con gái ông Phùng Quang Thanh) đứng tên.

image
Căn biệt thự BL04-07 được Phùng Quang Hải mua với giá 31 tỷ đồng cùng ngày 19/10/2011 và cho em gái là Phùng Thị Thu Huyền đứng tên

(4) Căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM (72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) được mua ngày 13/11/2013 với giá 1,7 triệu đô la Mỹ tương đượng khoảng 35 tỷ đồng.

image
View và nội thất căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM được Phùng Quang Hải mua với giá 35 tỷ đồng

image
View và nội thất căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM được Phùng Quang Hải mua với giá 35 tỷ đồng

(5) Căn biệt thự rộng 1.000m2 tại Khu biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng (Quận 7, Tp.HCM) được mua ngày 30/4/2014 với giá 82,5 tỷ đồng.

image
Vị trí căn biệt thự tại khu biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng được Phùng Quang Hải mua với giá 82,5 tỷ đồng

image
Căn biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng được Phùng Quang Hải mua với giá 82,5 tỷ đồng

(6) Căn hộ hạng sang A2, tầng 20 tại khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza, Nha Trang (38 Trần Phú, Nha Trang) được mua ngày 30/7/2014 với giá 20 tỷ đồng.

image
Khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza tọa lạc tại số 38 Trần Phú – con đường vàng của thành phố biển Nha Trang

image
Bản thiết kế căn A2, tầng 20 của Premier Havana Plaza được Phùng Quang Hải mua với giá 20 tỷ đồng

2- Về siêu xe, du thuyền

Bỏ qua nhiều loại xe hạng sang trọng mà Phùng Quang Hải đang sở hữu, gần đây Phùng Quang Hải đã đặt mua thêm chiếc siêu xe và du thuyền với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng:

- Ngày 10/10/2014, Phùng Quang Hải đặt mua chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản đặc biệt có tên Đông Sơn (chỉ có 6 chiếc trên toàn thế giới) với giá 46 tỷ đồng.

image
Chiếc xe Rolls-Royce Phantom Đông Sơn Phùng Quang Hải đặt mua với giá 46 tỷ đồng

image
Nội thất bên trong phiên bản đặc biệt trị giá 46 tỷ của Phùng Quang Hải đã đặt mua

image
Nội thất bên trong phiên bản đặc biệt trị giá 46 tỷ của Phùng Quang Hải đã đặt mua

- Ngày 18/11/2014, Nguyễn Thị Minh Hương (vợ Phùng Quang Hải) đứng tên, dùng danh nghĩa công ty công ty TNHH Tràng An để ký hợp đồng với công ty TNHH Sài Gòn Xây dựng Du thuyền (địa chỉ số 101 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP. HCM) đặt mua chiếc du thuyền Manhattan 63có mã số 3851463 do hãng Sunseeker (Đức) sản xuất với giá 2,54 triệu USD tương đương khoảng 53,4 tỷ đồng.

image
Chiếc du thuyền Manhattan 63 trị giá 53,4 tỷ đồng được vợ Phùng Quang Hải đứng tên đặt mua dài 21,07m, rộng 5,13m, màu trắng gồm 3 tầng đầy đủ tiện nghi sang trọng

image
Phòng ngủ trên tầng dưới của chiếc du thuyền trị giá 53,4 tỷ đồng

Đấy là chưa kể những tài sản giá trị khác mà Phùng Quang Hải đang sở hữu hàng loạt, chẳng hạn như bộ sưu tập điện thoại, đồng hồ đang để trong căn biệt thự Bằng Lăng:

image
Một góc tủ trưng bày điện thoại, đồng hồ hạng sang trong căn biệt thự Bằng Lăng

3- Về quan hệ bất chính
Đại tá Phùng Quang Hải có sở thích quái đản chinh phục các người đẹp, đặc biệt thích gái đã có chồng, tạm thời chỉ nêu đích danh 3 cô để ông Phùng Quang Thanh được rõ:

- Cô Vũ Thị Thu Hằng, sinh năm 1979, gốc Hưng Yên, thường trú tại P206, Nhà 46, Khu tập thể Vật tư Du lịch số 46 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

image
Cô Vũ Thị Thu Hằng, người tình thứ nhất của Phùng Quang Hải

- Cô Nguyễn Kim Thanh là cán bộ ban Tài chính Dự án của Tổng công ty 319, thực tế, cô này thuộc nhóm  tiếp khách gồm 5 nữ nhân viên thường xuyên tháp tùng Phùng Quang Hải.

image
Cô Nguyễn Kim Thanh, người tình thứ 2 của Phùng Quang Hải

- Cô Lê Nhã Uyên (người đẹp trong TOP 20 tại Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2010).

image
Người đẹp Lê Nhã Uyên trên bàn làm việc của Phùng Quang Hải
 
Thưa ông đại tướng Phùng Quang Thanh, các nội dung trên đây những chi tiết nào ông cho là xuyên tạc, bịa đặt? chúng tôi sẽ căn cứ vào phát ngôn của ông để tiếp tục làm rõ từng chi tiết cụ thể và còn hơn thế nữa, ví như tài khoản ngân hàng của vợ, con, dâu, rể,… ví như việc ông và Đại tá Phùng Quang Hải con ông chữa bệnh tại bệnh viện của PLA, Trung Quốc, ví như thủ đoạn biến đất quốc phòng thành đất riêng rồi quy hoạch bán,…  Còn nếu ông biết đó là những thông tin trung thực, ông có quyền giữ im lặng và chờ đợi. 

Thanh tra Nhân dân

*****

 

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Đọc Báo Vẹm! - Số lần: 414

Đọc Báo Vẹm số 414

do Nguyên-Khôi và Hoàng-Tuấn thực hiện. 

Xin mời quý vị cùng theo dõi tại đây: Đọc báo Vẹm ‘online’ : http://docbaovem.net/  

– See more at: http://docbaovem.net/#sthash.kGgc230x.dpuf