Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Đinh Lâm Thanh - "Tiến Sĩ Cầu Muối"!

TIẾN SĨ CẦU MUỐI

* ĐINH LÂM THANH*
 
Ghi chú : Bài ‘Tiến Sĩ Cầu Muối’ viết từ năm 2008, nhiều Nhật Báo, Nguyệt San cũng như các Diễn Đàn đã đăng trong nhiều năm qua. Hôm nay xin phép Quý Độc Giả post lại vì cách đây không lâu có hai người gởi mail đến hỏi như sau :
 
Người thứ nhất, với bí danh và gởi từ trong nước (hai chữ ‘vn’ nằm sau cùng trên địa chỉ mail). Sau một đoạn dài xỉ vả người viết rồi đến kết luận bằng câu sau : ‘Đị… mẹ mầy, có ăn học ở nước ngoài sao ngu vậy ? Đị…mẹ, Việt Nam nàm gì có trường Đại Học Cầu Muối’ ! Với câu hỏi nầy, xin khỏi trả lời vì người nầy đã xuất thân từ trường Cầu Muối mà không hay biết về cái gốc văn hóa của mình.
Người thứ hai, là một bạn trẻ ở nước ngoài, ngây thơ hỏi rằng ‘Tại Việt Nam có trường Đại Học Cầu Muối ? Xin bác cho biết trường nầy ở đâu ? Cháu đã hỏi một người trong gia đình thì họ cũng xác nhận Việt Nam không có trường Đại Học nào gọi là Cầu Muối’. Xin trả lời bạn trẻ như sau : ‘tại Sàigòn có một khu chợ gọi tên là Chợ Cầu Muối, nơi  cung cấp hàng sĩ đến từ các tỉnh và hoạt động ban đêm. Đây cũng là nơi tập trung côn đồ du đảng, cướp giật, trộm cắp. Tác giả bài viết đã dựng lên trong khu chợ nầy một trường Đại Học (còn gọi là Học Đại) để cho bọn đảng viên quan quyền nhà nước cộng sản đến đó mua bằng Tiến Sĩ….) ĐLT
    
Tiến sĩ giấy (hình internet)
Tiến sĩ giấy (hình internet)
 
Nhà Nước Việt Nam sẽ cho sản xuất 20.000 tiến sĩ trong vòng 10 năm tới, nghĩa là mỗi năm cho ra lò 2000 tiến sĩ, trong lúc đó, đầu niên khóa 2007 có 114.000 học sinh bỏ học (Tựa đề đăng trên báo Lao Động, cơ quan ngôn luận chính thức của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam số 11 ra ngày 16.3.2008, cập nhật lúc 7:49 AM)
Bản tin trên cho chúng ta thấy việc đào tạo nhân tài dưới chế độ cộng sản Việt Nam giống như chương trình nuôi heo nái, sản xuất đúng theo ‘chỉ tiêu’ của nhà nước !  Tính theo kế hoạch mỗi ngày, kể cả thứ bảy chủ nhật, nhà nước phải liên tục đẻ ra 6 ông bà tiến sĩ từ đây cho đến năm 2018 ! 
 
trò dỗm của ‘cái đỉnh cao trí tuệ loài người’ để cho thế giới nhìn vào chương trình giáo dục của những đầu óc siêu việt xuất xứ từ rừng xanh. Giờ phút nầy, tiến sĩ đã đầy đường, ngồi chật quán café mà chẳng làm được tích sự gì cho dân tộc đất nước. Mai đây đẻ thêm 20.000 người nữa thì chỉ còn nước đóng hộp xuất khẩu làm nô lệ tại Phi Châu !
Tiến sĩ cán bộ đảng viên nhà nước tại Việt Nam toàn là một loại tiến sĩ dỗm. Có ông chưa viết nổi một bức thư tình hoặc chưa thông suốt được bốn phép tính cộng trừ nhân chia. Đất nước Việt Nam đã bị phá sản bởi những ông bà tiến sĩ ngồi đầy trong guồng máy nhà nước nhưng chẳng làm được tích sự gì, bây giờ đẻ thêm từng loạt để làm gì ? Đảng cộng sản bị mặc cảm dốt chữ lại ngồi trên đầu trên cổ 80 triệu dân, do đó nhà nước đã ưu ái ban đặc ân cho cán bộ được học nhảy, học vọt, học thuê mua bằng thật dễ dàng hầu đáp ứng nhu cầu nhân sự. Mới đây nhà nước ra lệnh cho những giám đốc xí nghiệp phải có bằng đại học, các tay lãnh đạo cấp cao phải có bằng tiến sĩ. Thế là tất cả đều ghi danh đi học bổ túc, lớp ngày, lớp đêm và nhanh tay…mua bằng !
 
Có nhiều loại bằng tiến sĩ tại Việt Nam là bằng chạy, bằng mua, bằng thuê và bằng lệnh ! Bằng mua là loại bằng thông dụng tại Việt Nam mà chúng ta đã nghe nói đến rất nhiều. Ai có tiền cũng có thể mua loại bằng nầy, do đó, cán bộ gộc nhà nước và con ông cháu cha mua thẳng với bộ giáo dục. Bằng thuê là thuê người đi thi giùm. Báo chí tại Việt Nam đã tiết lộ nhiều tên trong ngụy quyền cộng sản không cần đến lớp, tài xế đi thế và ngày thi thì thuê sinh viên ! Loại bằng sau cùng là bằng lệnh ! Các quan lớn đâu cần mất thời giờ ghi danh, lên giảng đường và đi thi…chỉ cần ra lệnh thì học vị nào cũng có và bằng nào cũng được cấp dưới đem dâng tận văn phòng.
 
Theo tài liệu của ngụy quyền cộng sản, cuối năm 2005 Việt Nam có 8300 tiến sĩ, trong đó sáu mươi phần trăm thuộc ngành khoa học kỹ thuật và gần ba mươi phần trăm tốt nghiệp kinh tế thương mãi v.v…Số lượng đông đảo nầy làm gì mà cống nước hư, sông lạch nhiễm độc, gà vịt heo bò chết không giải quyết mà cứ kêu gào chất xám người Việt hải ngoại ! Hàng trăm tiến sĩ giáo sư trong các cơ quan nhà nước không làm nổi chương trình ổn định kinh tế hay một kế hoạch phát triển thị trường mà phải cầu cạnh nước ngoài ? Tại Việt Nam, sinh viên nghèo, hiếu học dù giỏi đến đâu cũng không dám mơ ước tấm bằng tiến sĩ. Thành phần nầy không có khả năng tài chánh cũng như quyền lực để mua hay trình luận án…Quota các loại bằng tiến sĩ đã được cán bộ, con ông cháu cha ghi tên sẵn, do đó hàng năm cộng sản Việt Nam cho ra lò những ông bà tiến sĩ giấy để lòe thiên hạ. Bệnh thời đại của mấy người vừa lột xác nầy là những tấm danh thiếp, gặp ai cũng dúi vào tay những miếng carton nhỏ, vừa thoáng qua đã thấy chóng mặt với bằng cấp và chức vụ !
 
Có người bạn thường về Việt Nam, cách đây trên mười năm, kể chuyện lấy bằng tiến sĩ một cách thần thánh của tên cán bộ cấp trung tại Cần Thơ như sau. Bạn tôi cho biết ông quen với một đảng viên gốc người Nam làm việc trong ty thể dục thể thao tỉnh Hậu Giang. Ngoài các bài chính trị thuộc lòng, chữ nghĩa lời ăn tiếng nói của anh cán bộ nầy không thoát ra khỏi hàng rào của giới bình dân miệt vườn. Thế nhưng sau 3 tháng gặp lại, ông ta mời bạn tôi một chầu nhậu tới bến tại nhà hàng international ở bến Ninh Kiều. Lý do là anh vừa đậu ưu hạng tiến sĩ !
 
Viết đến đây tôi nhớ lại một tờ bích chương giới thiệu các nhân vật được Mặt Trận Tổ Quốc đưa ra ứng cử đại biểu quốc hội tại Sàigòn, trong đó tất cả mọi người đều mang học vị tiến sĩ : Ông Sư, tiến sĩ Giáo lý Phật giáo. Ông Cha, tiến sĩ Thần học Công giáo. Anh làm vườn, tiến sĩ canh nông. Chị nhân công nhà máy, tiến sĩ kỹ thuật. Tên đảng viên Cộng sản, tiến sĩ triết lý Max-Lê…đúng là tiến sĩ đi đầy đường đầy chợ, bát nháo loạn như cào cào. Hoạt cảnh nầy chứng minh cho thấy cái ngu của mấy tay mới giàu học làm sang thường gọi là đỉnh cao trí tuệ rồi tuyên truyền ra thế giới bên ngoài trình độ  văn hoá ưu việt của Xã Hôi Chủ Nghĩa !
 
Tôi nhớ lúc còn làm việc trong ngành thương mãi, thời đó cộng sản Việt Nam chưa gắn cho tôi cái tên ‘cực kỳ phản động’ mà chỉ biết là một người gốc Việt Nam mang tên nửa Pháp nửa Việt, là chủ tịch của một công ty nặc danh về thương mãi quốc tế. Qua một trung gian uy tín từ một văn phòng ngoại quốc, VN đề nghị gặp tôi để giúp VN vài hồ sơ vay tiền quốc tế. Tôi đồng ý lợi dụng việc nầy để may ra thu thập được một vài tài liệu cần thiết về việc tham nhũng của tập đoàn cộng sản. Đến ngày hẹn, phái đoàn Việt Nam tới Paris nhưng họ đề nghị thay đổi địa điểm họp đến ba lần vào phút cuối. Rốt cuộc hai bên chấp thuận trong một khách sạn lớn ở Versailles. Đoàn Việt Nam gồm 5 người, ngoài trung gian ra, nhân vật chính là một thanh niên khoảng 40 tuổi, hai công an vóc dáng to lớn đóng vai vệ sĩ và một người lớn tuổi cuối cùng được giới thiệu ngắn gọn là nhân vật quyết định tất cả chương trình trong chuyến đi. Cả bốn người từ Việt Nam qua đều xác nhận sứ quán Việt cộng tại Paris không hay biết gì vấn đề nầy. Sau phần giới thiệu ngắn gọn của người trung gian, nhân vật đóng vai chính vừa trình danh thiếp vừa tự giới thiệu tên mình là NVA, tiến sĩ kinh tế học, tiền sĩ ngân hàng đã từng tu nghiệp ở Liên Sô, hiện giữ chức vụ cố vấn kinh tế và ngân hàng của bộ chính trị trung ương đảng cũng như nhà nước (thủ tướng và chủ tịch nước). Nhìn vào tấm danh thiếp tôi còn thấy cả chục bằng cấp và chức vụ khác nhau. Tôi không ngạc nhiên vì đã biết thói dao to búa lớn của cán bộ cộng sản nhưng chỉ lo vì đang đối diện với hai tên công an. Buổi gặp gở đầu tiên họ không đi vào chi tiết và cũng không hỏi nhiều về cá nhân tôi nhưng những lời nói của hai bên đều được vệ sĩ lén thu âm và xin phép chụp hình chung để lưu niệm ! Sau vài lời nói úp mở, tôi đoán chừng mục đích của buổi họp là nhà nước, qua ông NVA, muốn nhờ công ty của tôi đứng ra làm trung gian vay tiền quốc tế không có lời và trả chậm theo chương trình cứu đói giảm nghèo và xây dựng đất nước sau thời chiến. Nhưng đây chỉ là bình phong để nhận tiền viện trợ và bồi thường ngầm rồi tìm cách tẩu tán ở nước ngoài. Tôi không đi thẳng vào vấn đề mà hướng câu chuyện chung quanh việc tốt nghiệp của ông A. cũng như thời gian tu nghiệp tại Liên Sô. Trước những câu hỏi của tôi về căn bản thủ tục, nguyên tắc và pháp lý đối với một hồ sơ vay mượn quốc tế thì ông A né tránh và không trả lời thẳng vấn đề mà chỉ lanh quanh vào mớ kiến thức kinh tế theo thuyết Max-Lê. Cuối cùng ông A. thú thật rằng, đậu tiến sĩ theo chương trình bổ túc dành riêng cho cán bộ ! Những điều tôi đặt ra ông chỉ nghe loáng thoáng chứ chưa đi sâu vào bao giờ ! 
Thực ra mục đích buổi họp đầu tiên để hai bên xem cẳng xem giò nhau, chưa đi vào vấn đề chính. Nhưng trước khi ra về, ông A đề nghị riêng với tôi một buổi gặp gỡ khác vào ngày mai và chỉ có hai người. Tôi chấp thuận nhưng lần nầy chính tôi quyết định nơi họp. Ông ta đồng ý.
 
Cũng vào phút chót chính tôi lại thay đổi địa chỉ trước chừng nửa giờ và hẹn gặp nhau tại phòng họp đặc biệt trong một khách sạn tại Paris 16. Họ đến 4 người, không có trung gian, nhưng tất cả đều phải ở ngoài, dùng bánh uống café trước lối ra vào. Sau khi khép kín cửa, ông A xác nhận ông được lệnh ra nước ngoài để gặp tôi nhờ đứng trung gian các hồ sơ vay tiền. Trả lời câu hỏi của tôi, ông A. cho biết chính hai tập đoàn tài chánh của Anh và Mỹ có văn phòng tại Hà Nội giới thiệu tôi và chính phủ muốn qua trung gian công ty của một người Việt Nam chứ không muốn người ngoại quốc biết quá nhiều về việc nầy. Chương trình vay mượn dài hạn là hồ sơ ngụy trang những số tiền sẽ bí mật chuyển thẳng vào các trương mục của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam ở nước ngoài ! Nhớ lại câu chuyện, bây giờ tôi mới khám phá ra rằng chế độ cộng sản đào tạo tiến sĩ dỗm cho nội bộ đảng không ngoài mục đích đánh bóng chế độ mà còn có nhiệm vụ kiếm đường giây chuyển tiền ăn cắp ra xứ ngoài. Kết quả qua vài lần hẹn hò trao đổi, tôi có trong tay bằng chứng thú tội của cán bộ tên A nầy xác nhận rằng, hiện có khoảng 30 tỷ dollars đang cần tìm cách chuyển dần vào các trương mục của các tên lãnh đạo. Chuyện nầy còn dài tôi không muốn đi ra ngoài đề tài bài viết hôm nay, xin hẹn trong một bài khác.
 
Sở dĩ tôi hơi dài giòng chuyện nầy cũng không ngoài mục đích kể lại chuyện gặp gở, đối thoại trực tiếp với một cán bộ cao cấp có hai bằng tiến sĩ !!!
 
Trình độ văn minh của một quốc gia có thể hình dung dưới hai khía cạnh giáo dục và y tế. Y tế mạnh thì bệnh tật sẽ giảm thiểu, giáo dục phát triển thì cửa nhà tù đóng bớt. Nhưng với Việt Nam, hai vấn đề trọng đại nầy đều đứng cuối bảng theo phân loại và xếp hạng của các cơ quan quốc tế. Nhìn chung ở các xứ Âu-Mỹ, trẻ con bắt buộc đến trường, nếu vì một lý do gì bất khả kháng thì có người đến dạy tại nhà. Tất cả chi phí từ tiền trường, sách vở bút mục, cho đến việc mua sắm áo quần trong ngày tựu trường đều được chính phủ đài thọ. Trong lúc tại Việt Nam, trẻ em vừa bước chân đến mẫu giáo đã phải đóng đủ thứ tiền : từ học phí cũng như lệ phí chính thức đến vô danh đều đổ lên đầu phụ huynh. Cứ tính tổng cộng tất cả phí cho nhà nước, nhà trường và thầy cô thì số tiền đã vược đồng lương của một công nhân hạng thấp. Khả năng đâu để cha mẹ cho con đến trường ? Điều nầy không đáng ngạc nhiên khi số học sinh tiểu học càng ngày càng giảm so với tổng số trẻ em đến tuổi phải cắp sách đến trường. Người nào không qua được ngưỡng cửa tiểu học xem như mù chữ so với đà văn minh hiện nay.
 
Những ai thường về Việt Nam nên để ý xem, ngay tại khu bình dân của thủ đô Hà Nội, Sàigòn hay các thành phố lớn có bao nhiêu em thất học sống bằng nghề bán báo, đánh giày, ăn xin hay móc túi ? Đi xa thêm một chút, các quận nội ngoại thành phố hay ra các vùng quê xa xôi hẻo lánh để thấy con số tăng lên một cách khủng khiếp. Nhà cầm quyền cộng sản không nghĩ đến tương lai những thành phần cô thế nghèo đói nầy. Họ chú tâm chăm sóc cho trẻ con gốc cán bộ, thành phần tỷ phú đỏ hay dân thành phố có tiền mà du khách thường thấy trong các trường kiểu mẫu với áo quần đồng phục, bữa ăn căn-tin trình diễn.  
 
Kinh nghiệm cho thấy đa số nhân tài đều phát xuất trong giới nghèo đói bình dân, ít khi thấy từ đám công cháu cha. Đúng vậy, đa số con ông cháu cha thời nào cũng có thể xem là những con sâu của xã hội. Thời trước đi Tây đi Mỹ phần nhiều lấy được bằng nhảy đầm, và toàn bộ con ông cháu cha thời nay dưới chế độ cộng sản thì trở thành những nhà trí thức nhờ bằng mua, bằng thuê (thuê người đi thi), hay bằng chạy (chọt). Tương lai đất nước sẽ rơi vào những tay trí thức dòi bọ nầy là một đại họa cho tổ quốc và dân tộc.
 
Bản tin của báo Lao Động nêu ở phần trên cho biết con số chính xác là 114.000 học sinh đã bỏ học vào đầu niên khóa 2007. Trên một trăm ngàn học sinh nầy chữ nghĩa chưa đi đến đâu, bằng cấp không có, lớn lên thầy không ra thầy, thợ không ra thợ. Họ sẽ trở thành những người thợ vịn (phụ), những công nhân bất đắc dĩ rồi trước sau gì cũng phải đóng tiền cho nhà nước để được xuất khẩu làm phu khuân vác hay làm vợ người trên thế giới. Thử tính trong vòng 10 năm nữa, con số thanh niên nam nữ nầy đi làm đĩ và nô lệ lao động trên khắp thế giới thì con số sẽ lên đến bao nhiêu người ? 20.000 tiến sĩ do nhà nước đẻ ra trong 10 năm thì cũng có trên 2 triệu học sinh bỏ học vì không có phương tiện đến trường ! Ngụy quyền cộng sản còn phải mở thêm hàng ngàn trại cải tạo để giam giữ thành phần bất mãn nầy hay lại bán rẻ lao động ra xứ ngoài để giải quyết nạn thất nghiệp, du đảng, trộm cướp…
 
Kết quả học sinh trúng tuyển phổ thông cấp II (xem như tú tài) hàng năm lên đến cả trăm ngàn người trong lúc trường đào tạo chuyên viên đại học đã thiếu và quá yếu kém trong lãnh vực chuyên môn. Tổ chức thi tuyển vào đại học chuyên nghiệp là một lối làm tiền của nhà nước và cán bộ giáo dục vì một số quota đã đặc biệt dành sẵn cho con ông cháu cha và bán cho con cháu dòng họ tỷ phú đỏ. Con cháu người nghèo, cô thế dù khả năng đến đâu cũng đừng hòng đặt chân vào đây. Ngay những trường không thu hút sinh viên như luật, văn…vẫn không đủ chỗ cho hàng ngàn đơn xin.
 
Ngụy quyền cộng sản có kế hoạch nào để giải quyết sự ối đọng nhu cầu dồn dập từ năm nầy qua năm khác, hay chỉ có một con đường duy nhất là biến khối nhân lực nầy thành nô lệ và rao bán cho những tên già Trung Hoa, Đài Loan mua về làm vợ bé ? Hành động đóng thùng xuất khẩu đàn bà con gái cho các ổ điếm ngoại quốc là một trò khốn nạn hơn cả loài thú mà nhân loại đã khám phá ra dưới sự lãnh đạo anh minh của đảng cộng sản Việt Nam. 
 
Trở lại vấn đề đào tạo nhân tài : Việt Nam có 7 trường đại học được xếp vào hạng lớn nhưng cả 7 đều bị liệt vào hạng chót so với các trường đại học trong vùng Đông Nam Á.
 
Câu hỏi được đặt ra, tại sao trí thức do cộng sản đào tạo ra không đủ tiêu chuẩn, hay nói đúng hơn, không có khả năng chuyên môn nghề nghiệp mặc dù thanh niên Việt Nam rất thông minh. Câu trả lời cũng đơn giản nằm trong ba điểm then chốt sau :
- Thành phần giáo sư quá kém, chẳng những không đủ khả năng đảm trách môn dạy của họ mà còn thiếu sót bổn phận và trách nhiệm của nhà giáo. Giáo sư tốt nghiệp trong nước thì chẳng hơn gì sinh viên, hơn nữa với đồng lương chết đói giáo sư phải tìm cách kiếm tiền bằng nghề tay trái. Đàng hoàng thì dạy lớp đêm, phụ vợ bán hàng hoặc chạy xe ôm, lưu manh thì bán bài học, bán đề thi cuối năm hoặc bắt mối với hội đồng chấm điểm.
- Cộng sản xử dụng trường học làm lò đào tạo chính trị trong tất cả phân khoa ngành nghề. Chương trình nhồi sọ về thuyết duy vật, lịch sử oai hùng của đảng và thần tượng già Hồ chiếm phần lớn trong chương trình giảng dạy. Một luận án ra trường hay, mới, thiết thực nhưng điểm chính trị thấp vẫn bị đánh rớt. Muốn đậu, điều tốt nhất là thí sinh phải hót phải nói thật hay những gì nhà nước đã nhồi sọ trong các trường đại học.
- Tuyển chọn sinh viên và chấm điểm ra trường tùy thuộc vào quyền lực, vai vế và tiền bạc. Điều nầy cho thấy thành phần tốt nghiệp đại đa số là thành phần con ông cháu cha, tức là cặn bả của xã hội ! 
 
Có thể kết luận, cộng sản Việt Nam đã biến học đường thành lò đào tạo những con két đỏ, đầu chứa phân và miệng chỉ biết líu lo ca tụng chế độ. Nói về cán bộ cao cấp của nhà nước, khi chúng ‘tậu’ được bằng tiến sĩ thì xem như tốt nghiệp chui tại trường ‘Học Đại’ Cầu Muối !
Đinh Lâm Thanh
Paris, 2008
 
* Trích trong ‘MỘT ĐỜI XÓT XA’, ISBN 978-1-60643-652-3, Xuất bản và phát hành tại Hoa Kỳ tháng 6  năm 2008.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Đoàn Dự ghi chép về Nguyễn Tất Nhiên

Nhà thơ lãng tử dễ thương Nguyễn Tất Nhiên

Feb 21, 2014 at 9:57 pm
doandu0221141

Đoàn Dự ghi chép

Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, là một nhà thơ được nhiều người Việt Nam yêu thích. Đối với các nhà thơ khác thì người ta hâm mộ, còn đối với Nguyễn Tất Nhiên, người ta yêu thích do thơ của Nhiên rất hay, phóng khoáng, có những nét gần như kỳ lạ nhưng lại rất trẻ, rất hồn nhiên, cứ viết là viết, hễ thích là viết và viết rất gần gũi với cuộc sống con người. Ví dụ: “Người từ trăm năm/ Về ngang sông rộng/ Ta ngoắc mòn tay/ Trùng trùng gió lộng/ Thà như giọt mưa/ Vỡ trên tượng đá/ Thà như giọt mưa/ Khô trên tượng đá/ Có còn hơn không…” (Trích: Khúc tình buồn. Phạm Duy phổ nhạc và đổi tên thành ‘Thà như giọt mưa’ nhưng xem ra cái tên Khúc tình buồn hay hơn). Ôi, tình yêu mà chỉ có “một khúc” thôi – một khúc ngắn ngủi, nhỏ bé, giống như những giọt mưa rơi trên tượng đá, sau đó khô đi và tác giả tự an ủi: “Có còn hơn không”. Thật dễ hiểu, dễ gần gũi, vì ai cũng đã từng trải qua thứ tình cảm ấy nên thấy yêu thơ Nguyễn Tất Nhiên.

Thời trẻ tuổi
Nguyễn Tất Nhiên sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa, mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại California, Mỹ, hưởng dương 40 tuổi. Lúc còn là một học sinh với cái tên khai sinh Nguyễn Hoàng Hải, Nhiên theo học tại trường Trung học Công lập Ngô Quyền Biên Hòa từ năm lớp 6 (1963) cho tới năm lớp 12 (1970). Biên Hòa trước 1975 có hai trường trung học lớn, là trường Ngô Quyền (công lập) và trường Khiết Tâm (tư thục, công giáo). Trường Ngô Quyền nay vẫn còn nhưng trường Khiết Tâm đã bị tịch thu ngay sau 30-4 và trở thành trường bán công.


Khi còn là một học sinh trung học đệ nhất cấp (lớp 6 đến lớp 9), cậu học sinh Nguyễn Hoàng Hải đã làm thơ và thơ rất hay, rất tình cảm, với những ý tưởng đặc biệt nên được bạn bè hâm mộ. Mới học lớp 7 nhưng cậu rủ cậu bạn cùng lớp cũng yêu thơ như mình tên là Đinh Thiên Thọ thành lập thi văn đoàn Tiếng Tâm Tình và khuyến khích bạn bè hợp tác. Các “tác phẩm” cả thơ lẫn văn trong thi văn đoàn đem quay ronéo rồi chuyền tay nhau đọc. Năm sau, lên lớp 8, mới 14 tuổi (năm 1966), hai “nhà thơ học trò” này chung tiền nhau xuất bản tập thơ đầu tay Nàng thơ trong mắt. Gia đình Nguyễn Hoàng Hải có tiệm may âu phục lớn ngay trong trung tâm thành phố, còn gia đình Đinh Thiên Thọ có tiệm tạp hóa cũng rất khá giả, nên tiền in thơ cũng “lo được”. Đinh Thiên Thọ lấy bút hiệu là Đinh Thiên Phương còn Nguyễn Hoàng Hải lấy bút hiệu Hoài Thi Yên Thi. Như vậy, Đinh Thiên Phương và Hoài Thi Yên Thi là hai nhà thơ “nhí” có tác phẩm xuất bản rất sớm, vào năm 14 tuổi (Đinh Thiên Thọ và Nguyễn Hoàng Hải bằng tuổi nhau).
Trong thời gian này, Hoài Thi Yên Thi (Nguyễn Tất Nhiên) thầm yêu một cô bạn cùng lớp gốc “Bắc kỳ di cư 54” tên là Duyên (Hoài Thi Yên Thi người miền Nam) với những tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng, nhưng không đi đến đâu vì tình yêu thuở học trò thời đó là như vậy, “yêu rất nhiều mà chẳng được bao nhiêu” chứ không như bây giờ. Tuy nhiên, dù sao thì cô bạn gái cùng lớp tên Duyên cũng là niềm cảm hứng cho nhà thơ Hoài Thi Yên Thi và sau này “chàng” đổi bút hiệu thành Nguyễn Tất Nhiên, sáng tác khá nhiều bài thơ rất có giá trị: “Khúc tình buồn” (Phạm Duy phổ nhạc thành “Thà như giọt mưa”), “Linh mục” (Nguyễn Đức Quang phổ nhạc thành “Vì tôi là linh mục”), “Ma sơ” (Nguyễn Đức Quang phổ nhạc thành “Em hiền như ma sơ”), “Cô Bắc Kỳ nho nhỏ”,v.v… Người ta tìm được 71 bài đã đăng báo và 3 tập thơ đã xuất bản, trong đó có một tập in ở Mỹ khi Nhiên còn sống.


Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc còn rất ít tuổi. Đầu óc Nhiên được mô tả là lúc nào cũng như mơ mộng, suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả trong khi còn đang đi học. Bạn bè thời đó gọi đùa Nhiên là “Hải-ngố” hay “Hải-khùng”. Có câu chuyện do bạn bè kể lại là một buổi sáng, Nguyễn Tất Nhiên đứng giữa ngã tư trong thành phố Biên Hòa, hai tay đút túi quần, cặp mắt mơ mộng nhìn lên trời như không biết đó là ngay giữa ngã tư.
Theo lời kể của nhà thơ Thái Thụy Vy, hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà “Hải-khùng” vẫn mặc chiếc áo măng-tô mua ở khu Dân sinh dưới Sài Gòn, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, đạp xe đạp đi theo “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” tên Duyên.

doandu0221142
Hình: Nguyễn Tất Nhiên năm lớp 12 trường Ngô Quyền
(đứng thứ 5 từ trái sang, cạnh người mang cravát)


Giai đoạn từ 1971 trở về sau
Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công, thơ in ronéo tặng cho các nữ sinh chẳng ai buồn đọc. Hai tập thơ xuất bản, gửi bán trong tiệm sách ở đầu chợ Biên Hòa, để lâu giấy vàng cả ra cũng chẳng ai mua.
Cho đến khi thơ của Nhiên được một giáo sư trong trường Ngô Quyền (trước năm 75 các thầy cô giáo dạy trung học gọi là giáo sư, dạy tiểu học gọi là giáo viên; sau 75 tất cả đều là giáo viên giống như ngoài Bắc), vốn yêu thơ và biết thơ của Nhiên có giá trị nên gửi tới tạp chí Sáng Tạo ở Sài Gòn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Lúc ấy, hễ có bài đăng trên tạp chí Văn của Trần Phong Giao, tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo hay Bán nguyệt san Thời Nay của Nguyễn Văn Thái v.v… là rất dễ được mọi người chú ý. Các nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang thấy thơ của tác giả Nguyễn Tất Nhiên nào đó đăng trên Sáng Tạo rất hay và có ý lạ nên phổ nhạc, từ đó Nguyễn Tất Nhiên bắt đầu nổi tiếng.


Bị… lính chê!
Đầu năm 1972, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ Trường Sĩ quan Thủ Đức, nhưng mới đi trình diện, khám sức khỏe tại Trung tâm Nhập ngũ số 3 đường Tô Hiến Thành thì bị các bác sĩ trong Hội đồng Giám định Y khoa… chê và cho về với lý do “tâm thần không ổn định”.

Đối với anh chàng lãng tử đầu óc luôn luôn để đâu đâu này thì đi lính cũng được, không đi lính cũng được, chẳng sao cả. Nhưng đã đi rồi lại bị cho về vì… đầu óc không bình thường thì cũng hơi mắc cỡ với bạn bè. Do đó, chàng bèn nói dóc rằng chính chàng giả bộ tâm thần, đánh lừa được Hội đồng Giám định nên họ cho về. Giải thích riết rồi… chính chàng cũng tưởng rằng mình có tài “giả điên” thật, nên bèn lấy làm khoái chí lắm, hễ gặp bạn bè là khoe tới khoe lui hoài.
Thế rồi, sau 1975, ai cũng nghèo, Nguyễn Tất Nhiên may mắn xin được một chân làm nhân viên điều hành trong Hợp tác xã xe lam ở bến xe Tam Hiệp, Biên Hòa, đồng lương tuy chẳng bao nhiêu nhưng cũng đỡ phải chơi không. Ngoài ra, Nhiên cũng có một người anh và một người chị ở bên Pháp làm ăn từ trước rất khá giả, luôn luôn gửi quà (tức các thùng hàng, lúc đó chưa được gửi tiền như bây giờ) về giúp đỡ nên gia đình không đến nỗi nào. Không phải lo cho chuyện gia đình, buổi tối buồn tình chàng đi học đàn ghi-ta và học sáng tác âm nhạc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa nhưng không thành công. Chàng chẳng sáng tác được bản nhạc nào. Cuối năm 1980, gia đình được bảo lãnh sang Pháp, trong đó có Nhiên. Lúc ấy chàng 28 tuổi.
Ba năm sau, có một cô gái tên Lê Minh Thủy từ bên Mỹ đi du lịch Âu châu, sang Pháp. Cô này vẫn hâm mộ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, nhất là qua các bài đã được nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ nhạc, bèn tìm đến thăm. Họ gặp nhau, yêu nhau rồi ít lâu sau chàng sang Mỹ làm đám cưới với nàng và ở lại với vợ tại Mỹ, sống ở Quận Cam, California. Năm 1987, theo gợi ý của vợ, chàng gia nhập Hội Nhà Văn Việt Nam tại hải ngoại. Đó là một mối tình đẹp, họ rất yêu nhau và có với nhau hai con trai.
Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy nhà thơ lãng tử Nguyễn Tất Nhiên chết trong chiếc xe hơi của mình đậu dưới bóng cây trong một sân chùa thuộc California, có lẽ do bị trụy tim bất ngờ.


Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ
Phải ê chề cho tóc bạc với thời gian
Phải đau theo từng hớp rượu tàn
Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định


Đây là những câu thơ được coi là “tiền định” trích trong bài “Giữa trần gian tuyệt vọng” làm năm 1972, lúc Nguyễn Tất Nhiên mới 20 tuổi. Những câu thơ này được khắc trên mộ bia của chàng. Mộ Nguyễn Tất Nhiên nằm tại Vườn vĩnh cửu trong nghĩa trang Westminster, phía tây Little Saigon, California. Rất thường xuyên, các du khách Việt đến thăm khu phố Bolsa – Little Saigon có ghé ngang qua thăm mộ thi sĩ.

Theo lời nhà báo Đoàn Thạch Hãn thì bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên là do nhà thơ Du Tử Lê đặt. Ông Hãn kể rằng theo nhà thơ Phạm Chu Sa, “có lần Nhiên bộc bạch rằng bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên là do Du Tử Lê đặt. Nhiên bảo, ngay lần đầu mới gặp, Du Tử Lê đã chê cái bút hiệu Hoài Thi Yên Thi. Nhiên hỏi Du Tử Lê: ‘Bạn bè em ai cũng chê. Cái bút hiệu này hơi sến phải không?’. Lê đáp: ‘Tất nhiên’. Du Tử Lê nói thêm: ‘Họ Nguyễn hả? Ừ thì lấy luôn là NguyễnTất Nhiên đi’”. Thế là cái tên định mệnh đó ra đời, gắn chặt với thi nghiệp của một con người tài hoa bạc mệnh.
Bài thơ dưới đây được xem là cuối cùng của Nguyễn Tất Nhiên:

TÌNH ƠI HỠI TÌNH
Lâu rồi…, không nhớ bao lâu
Tìm nhau trong cõi bạc đầu nhân gian.
Em về, dưới gót trăng tan
Có nghe thiên cổ tiếng ngàn thông đau?

* * *
Lâu rồi…, lâu lắm xa nhau
Còn chăng hư ảnh trong màu thời gian.
Em đi, tóc lộng mây ngàn
Ngàn mây lộng khổ mây bàng bạc theo.

* * *
Lâu rồi…, không biết bao nhiêu
Nắng mưa trên những tàn xiêu đổ đời.
Hôm em êm ả điệu ngồi,
Sau lưng là những tình ơi hỡi tình.

“Người xưa” lên tiếng
Trong số những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên để lại, người con gái tên Duyên có một vị trí đặc biệt. Trong “Khúc tình buồn”, Nguyễn Tất Nhiên đã thấy “Người từ trăm năm về qua sông rộng. Ta ngoắc mòn tay (nhưng chỉ thấy) trùng trùng gió lộng”. Anh yêu người con gái ấy song không thể đến gần, bởi vì người đó cứ xa cách muôn trùng. Anh yêu, cuồng nhiệt, bỏng cháy mà không được đáp lại nên điều ước thật… điên: “Thà như giọt mưa/ Vỡ trên tượng đá/ Thà như giọt mưa/ Khô trên tượng đá/ Có còn hơn không”. Sau này, một người bạn của Nguyễn Tất Nhiên kể lại là đã hỏi tại sao lại “thà như giọt mưa” thì anh trả lời hết sức cắc cớ: “Ai biểu Duyên không yêu tôi thì tôi làm giọt mưa… vỡ trên vai nàng”.

Người con gái xứ Bắc tên Duyên đã đi vào thơ Nguyễn Tất Nhiên là ai? Bóng hồng ấy có sức hút mãnh liệt thế nào khiến nhà thơ đắm say, si tình, điều đó gợi ra trí tò mò của người yêu thơ Nguyễn Tất Nhiên… Chính từ thắc mắc ấy, nhà báo Hà Đình Nguyên đã bỏ công ra truy tìm nguyên mẫu trong hàng chục năm ròng rã từ nhiều nguồn tin, bằng các mối quan hệ và bằng cả cơ duyên.

Trong một lần tâm sự với nhà thơ Lê Minh Quốc, anh thành thật nói rằng mấy chục năm nay đã cố tìm tòi về người đẹp tên Duyên trong các bài thơ nhưng “bó tay”. Lê Minh Quốc lục trong trí nhớ và giới thiệu Hà Đình Nguyên tìm gặp nhà báo Lưu Đình Triều, người học cùng trường Ngô Quyền thuở trung học với người đẹp tên Duyên và cả nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên ở Biên Hòa, Đồng Nai.
Qua trí nhớ của người bạn của Nguyễn Tất Nhiên, cô gái tên Duyên cũng hé mở. Theo Lưu Đình Triều, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải sinh năm 1952, sau mới lấy bút danh Nguyễn Tất Nhiên. Còn cô Duyên, tên đầy đủ là Bùi Thị Duyên dân “Bắc Kỳ”, gia đình di cư vào Nam năm 54. Tình yêu của Hải dành cho Duyên cả trường Ngô Quyền ai cũng biết. Ngoải ra, Duyên còn là nguồn cảm hứng, là nguyên mẫu cho nhiều bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên khi anh ở độ tuổi đôi mươi.
Những tưởng Nguyễn Tất Nhiên sẽ chiếm được trái tim “người đẹp” khi tên cô ngân vang cùng nhạc Phạm Duy trong lòng bao nhiêu người yêu mến. Thế nhưng, người đẹp tên Duyên và nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên vẫn đường hai lối rẽ. Sau này, họ cùng sống ở Mỹ nhưng không biết có cơ hội nào gặp lại nhau không, vì một người ở Michigan, một người ở California.

doandu0221143
H.3: Nguyễn Tất Nhiên (thứ 2 từ trái sang) và một số bạn hữu là ca sĩ, nhạc sĩ tại tư gia

Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi Thị Duyên ngày nào hiện nay vẫn sống tại Michigan, Hoa Kỳ. Sau này, qua những người bạn của Nguyễn Tất Nhiên, cô đã nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò: “Tụi này học chung cùng lớp với nhau từ năm đệ tứ. Nhưng lúc đó tôi ngây thơ, chưa nghĩ gì hết, còn Nguyễn Tất Nhiên nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổi. Tôi được tặng một quyển thơ mà Nguyễn Tất Nhiên nói là có ba bản đặc biệt. Một bản của Nhiên, một bản tặng tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi. In ra khoảng chừng 100 quyển thôi. Tôi biết sự hình thành tập thơ của Nguyễn Tất Nhiên chứ không phải không. Tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết, nhưng đó là chuyện hồi nhỏ”.

Trong tập thơ Thiên Thai, Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bài nói về người thiếu nữ tên Duyên và tập thơ này viết bởi nguồn cảm hứng duy nhất đó. “Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một tập thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với Nguyễn Tất Nhiên ngay từ đầu rằng mình là bạn thôi. Nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau anh ấy phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp một người bạn như tôi. Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm” – người con gái tên Duyên chia sẻ.


Mới hay, tình yêu đơn phương, hay tình dang dở khiến người ta nghĩ đến nhau nhiều. Những vần thơ đã sống cùng thời gian, và người con gái tên Duyên thành biểu tượng thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Những bài thơ đã làm cho cái tên Duyên trở nên nổi tiếng và ý nghĩa. Cái ý nghĩa gắn với một tình yêu cuồng si của một tài thơ điên, phận mỏng.
Nguyễn Tất Nhiên yêu và chẳng ngại ngùng khi gọi tên người mình yêu trong thi ca. Trong bài “Duyên của tình ta con gái Bắc”, anh viết: “Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc/ Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền/ Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang/ Nhớ duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt/ Nếu vì em mà ta phải điên tình/ Cơn giận giữ đã tận cùng mê muội/ Thì đừng sợ, Duyên ơi, thiên tài luôn yếu đuối…”


Đoàn Dự ghi chép

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Người 'Hà Lội' định cư "nước ngoài"

From: Yahoo! Mail Inc
Sent: Thursday, March 06, 2014 9:30 AM
Subject: Người 'Hà Lội' định cư "nước ngoài"
 
Người 'Hà Lội'  định cư "nước ngoài"
 
 


Nghe thằng Bình em họ tôi -gốc dân 2 nút- gọi phone báo tin vợ có thai, được tin nhắn lại, bố nó mừng lắm. Ông chạy đi mua mấy quyển sách tập đọc lớp một gởi cho tôi, rồi bắt tôi gửi sang Canada Toronto . Bố nó bảo tôi : cháu nhắn nó dạy con cả tiếng Việt. Sau này Dì Dượng sang chơi thì ông cháu còn nói chuyện được với nhau.
Vừa rồi, thằng Bình mời tôi và bạn sang chơi. Tôi để ý mãi mà không thấy mấy quyển sách tập đọc lớp một đâu. Tôi đoán chắc chú em tôi vứt đi rồi nên cũng không tiện hỏi.
Ở nhà nó mấy ngày mà đứa cháu lai Tây chả thấy nói được câu tiếng Việt nào, tôi đánh bạo hỏi thằng Bình, chắc mày không dạy nó câu nào tiếng bố đẻ? Chú em tôi cười hề hề: có chứ anh, rồi quay sang con nịnh: Rachel ! say  CHÀO BÁC please!. Con bé ngước nhìn bố nó rồi lờ tịt đi, quay lại xem TV. Nịnh nó chán chả được, chú em  phân trần, chắc bác nạ nên nó sợ, chứ ngày thường nó lói tiếng Việt choanh choách đấy bác ạ. Em còn dạy nó nẩy cả Kiều ấy chứ….con bé học nhanh nhanh là
Thế rồi chú em dẫn chúng tôi và cả gia đình đi picnic, ngoài bờ hồ Ontario chú em ngồi bón cho đứa thứ hai ăn thì con bé Rachel ngồi cạnh tôi liếc nhìn bố nó và  ghé vào tai tôi thì thầm bằng tiếng Việt không hề ngọng ngịu:

--"Há mồm ra, địt mẹ mày. Há to mồm ra..."

*
 Hình mang tính minh họa nhưng không nhất thiết khác với sự that! Hìhì

ST.


 

ha ha...
Văn hóa của "bác" cũng vượt biển !
 

 
ĐỌC XONG CƯỜI TÍ CHƠI....

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Đọc Báo Vẹm! - Số lần: 363

Đọc Báo Vẹm 363

Xin mời quý vị cùng theo dõi tại đây: Đọc báo Vẹm ‘online’ : http://docbaovem.net/

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Hà Nhân Văn - nhận xét về 'Tiền' giữa TC & Mỹ



KHÓ THOÁT KHỎI CUỘC CHIẾN  TIỀN TỆ MỸ - TRUNG:
SẼ CÓ NGÀY NỔ "ĐÙNG, ĐOÀNH"!
.
Hà Nhân Văn
.
Chuyến công du của NT John Kerry đến Bắc Kinh bên ngoài có vẻ êm đềm, dịu hòa nhưng đã bị lu mờ trước  hiện tình rất căng thẳng về tiền tệ, đô la Mỹ và nhân dân tệ. Giới bình luận tài chính ở Hồng Kông và Tân Gia Ba đang lao xao về cuộc chiến tiền tệ khó  tránh nổi giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng (TC), tức giữa đô la Mỹ và nhân dân tệ. Trên mục này, hơn một lần chúng tôi (HNV) cho rằng TC sẽ vỡ nợ. Nước Tàu sẽ  loạn to trước những con số ảo "lừa bịp". 
 
Cách đây vừa đúng hai năm, số ra ngày 15-2-2012, sau khi phân tích tổng quát và rất đắn đo, HNV đặt bút viết về họ Tập, đặt tựa đề "Tập Cận Bình trên đà đảng CS Tàu sụp đổ". Hai năm qua chỉ thấy TC càng ngày càng mạnh, càng hung hãn, càng ngày càng đổ đô la Mỹ vào túi tiền vĩ đại của Uncle Sam. Chắc có vị không ưa và cho rằng "HNV đã già, viết xuống rồi", và rằng "HNV nông cạn" (tin Bolsa, Nam Cali). Thưa không sao! Đó là qui luật của trời đất và kiếp người! Một danh ca lẫy lừng một thời rồi cũng tắt tiếng   hát, mất cả trí nhớ. Già thì văn phong phải xuống, lẽ tự nhiên, có sao! Kiếp cầm ca và cầm bút báo bổ vẫn là "con tằm đến thác vẫn còn giăng tơ"! Và là tơ thiệt của tằm. 
 
Đã 2 năm Tàu vẫn phây phây! Vâng! Đúng như thế. Thời gian của một tiến trình lịch sử, dài ngắn không thể tính được. Liên Xô sụp đổ đã báo trước từ ngày Staline thừa kế Lênin và Liên bang Xô Viết ra đời vì ngay từ cơ sở nền tảng và chế độ đó, đã trái với tính tự nhiên của các dân tộc và tính người. Liên Xô sụp đổ hẳn năm 1991 cũng chỉ là "tuy mới chết mà ốm đã lâu"!
 
Riêng TC Đỏ ốm nặng đã từ vụ Thiên An Môn, từ Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào hung hãn với đường lưỡi bò 9 khúc Biển Đông, chiếm 80% diện tích Biển Đông. Thật là điềm gở của một "định mệnh", nếu ta tin vào điềm và định mệnh của một con người, của một triều đại. sáng tác thêm chiếc kéo, cắt ngang chiếc lưỡi bò đỏ, tự đã có nghĩa "Tao cắt lưỡi mày"! Một báo Anh ngữ in tấm hình này với hàng chữ "It means a lot"!
Ai đặt tên nó là Lưỡi Bò! Một ông VN nào đó. Nay lưỡi bò đã quốc tế hóa qua ngôn ngữ thời thượng báo chí. Mà nó giống y hệt chiếc lưỡi bò, dân Việt trong nước,
Chuyến viếng thăm Bắc Kinh tuần qua của John Kerry cũng chỉ lằng nhằng, Tập Cận Bình hứa hẹn tiếp tục hợp tác với Mỹ và Lục cường dứt khoát giải quyết "vấn đề nguyên tử Bắc Hàn". Với Bắc Hàn, nhà lãnh đạo Bắc Kinh như "gái ngồi phải cọc". Bình Nhưỡng tiếp tục "thanh trừng khu tự do mậu dịch Hàn - Trung", y như mô thức khu tự do mậu dịch Việt - Trung ở Thượng du VN. Nhân dịp sinh nhật Kim Jong Un, Bắc Hàn tống giam 40 nhà doanh nghiệp  (RFA, bản Anh ngữ, 2-15-2014, "Kim jails 40 enterprises linked his executed uncle"). Tin khác từ Tokyo cho biết đây là 40 tay "doanh nghiệp nhà nước" liên doanh với TC nhưng chỉ là tượng trưng, từ 80-90% vốn là của TC. Trên mục này, HNV đã thưa rõ: khai thác quặng mỏ, rừng, phát triển đầu tư khai thác đất đai như ở biên cương Bắc Hàn và Thượng du VN đều trực thuộc Quân Đội tức GPQ TQ, Tổng cục kinh tế của bộ Quốc Phòng, Hội đồn An Ninh QP Trung Cộng.
  • SỰ NGUY HIỂM CỦA TC!
Thế lực của TC không phải là nhỏ ở ngay trên đất Mỹ, trong lòng nước Mỹ, nói như một nhà Trung Hoa học, ĐH Stanford trước đây, "đã có một nước Tàu trên đất Mỹ". Kissinger là tay mại bản số một của TC từ ngày Đặng Tiểu Bình mở cửa, lại thêm Brezinski cố vấn ANQG thời TT J. Carter là tay nhiệt liệt cổ võ quan hệ Mỹ - Trung và chống chủ trương trở  lại ĐNA và Á Đông của HP Obama. Đã khá lâu, tuần báo quốc tế The Economist liên tục nêu lên một TC "rất nguy hiểm cho Mỹ và thế giới". Quốc Dân Đảng  Đài Loan đã và đang phải xét lại quan hệ mậu dịch song phương với Bắc Kinh. Tạp chí Ngoại giao Mỹ, cuối năm 2013, Gs. Avery Goldstein, ĐH Pennsy., một học giả uyên bác về TC hiện tại, ông đã nêu vấn đề "Sự nguy hiểm của TC, hiện thực và hiện đại" (China's danger, real and present). 
 
Theo tác giả, nay là lúc Hoa Thịnh Đốn phải lo lắng (Foreign Affairs, vol. 92, no 5, Sept & Oct. 2013). Làn ranh Đỏ giữa 2 nước thật mỏng manh, nguy hiểm hơn cả thời chiến tranh lạnh. TC đầy những bất ngờ, bất trắc. Phía TC không chế ngự được những hiểm nguy. Họ thiếu thận trọng về vấn đề xấu có thể châm ngòi cho biến cố. Họ thiếu thận trọng trong khi nổ tiếng súng đầu tiên nếu biến cố tiếp diễn. 
 
Thí dụ như cuộc đụng độ ở quần đảo Senkaku, Hoa Đông, và như ở Biển Đông mà Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ Phi Luật Tân. Gs. Goldstein có vẻ khá bi quan nhưng thực tế là như vậy. Ai cấm được sự bất ngờ có thể một chiến hạm TC nổ súng vào chiến hạm Mỹ trong hải phận quốc tế mà TC tự nhận thuộc chủ quyền của TC? TC hôm nay còn đặt ra rất nhiều nguy hiểm  khác. 
 
Thí dụ tai họa môi sinh và bệnh  tật, TC dẫn đầu, tai hại ghê gớm không riêng cho TC mà cả nhân loại, một TC mà đại họa ô nhiễm tệ nhất thế giới (The world's worst polluter - The Economist, August 10, 2013). Hàng trăm loại bệnh lạ phát sinh từ họa ô nhiễm ở TC. Bệnh "chí rận" ở cửa mình phụ nữ (hầu hết là gái mãi dâm) đã biến mất trên thế giới cả nửa thế kỷ nay, nhưng vẫn còn tồn tại và phát triển ở TC (xem Đông Quan, kinh đô tình dục, đó là thứ "chí trắng" nằm sâu dưới da, đẻ trứng trên lông). Kinh đô tình dục Đông Quan (vừa bị dẹp, Giám dốc sở Công An bị cách chức, có tới 300,000 "lao động" phục vụ tình dục, xem China Daily). 
 
Nhiều bệnh của "lao động tình dục" lại do nguyên nhân nước tắm rửa ô nhiễm! Tai họa ngay cho du khách nước ngoài đến Đông Quan hay các ổ sang trọng ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu... Một TC không còn hấp dẫn nữa, đã mất cả sự thu hút của đầu tư nước ngoài (xem: The Economist, số chủ đề "China loses its allures - Why life is getting harder for foreign companies" (Tại sao đời sống lại trở nên khó khăn cho công ty ngoại quốc (xem vào dịp tới), Jan 25, 2014). 
 
Cái nguy hiểm lớn lao cho Hoa Kỳ, kể cả Nhật và Liên Âu, trước tiên là kinh tế TC sụp đổ. Đồng Yuan (Nhân dân tệ) bấp bênh, 15 năm trước Bắc Kinh nuôi giấc đại mộng: đồng Yuan sẽ lên hàng đầu thay thế đồng đô la Mỹ. Bắc Kinh vận động và đã thành công lập khối thị trường mới,  đối tác của Liên Âu và đối đầu với Hoa Kỳ. Đó là khối BRICS gồm Ba Tây (Brazil), Nga (R), Ấn Độ (I), TC (C) và Nam Phi (S). Khối này sẽ thành lập quỹ tiền tệ, đối tác với IMF (Tiền tệ quốc tế - 1944 mà Mỹ và Âu châu là chủ nhân ông từ buổi đầu). Bắc Kinh vận động và đòi IMF phải phát hành một loại tiền tệ tiêu chuẩn thay đô la Mỹ. 
 
Mở đầu, Ba Tây nhận đồng Yuan của TC thay cho đô la Mỹ trong các nghiệp vụ ngân hàng, giao hoán (exchanges) và xuất nhập cảng. Nhưng BRICS suy thoái ngay sau vài năm ra đời. Nay thì tiền tệ các nước BRICS xuống giá trầm trọng.   Trái lại đồng đô la Mỹ càng ngày càng mạnh. Các doanh nghiệp và ngân hàng Ba Tây vẫn coi đô la Mỹ là tiền tệ quốc tế tiêu chuẩn. Tóm lại, do Bắc Kinh dẫn đạo BRICS hoàn toàn thất bại. Khối G-20 năm đầu ra đời, TC nghiễm nhiên dẫn đầu cùng BRICS ngang hàng với Mỹ và G-8. Nhưng Mỹ và G-8 vẫn là cột trụ của G-20 (qua Thượng đỉnh G-20 ở St. Peterbourg, Nga Sô 2014).
 
Ôn Gia Bảo khi còn làm thủ tướng, công du Anh và Âu châu, ông đến thăm ĐH Luân Đôn, hãnh diện nói rằng: đại kinh tế gia Adam Smith (1723-1790,     Scotland, Anh quốc) là sách "gối đầu giường" của họ Ôn. TT Lý Khắc Cường     hiện nay, nói tiếng Anh lưu loát, không cần thông dịch, ông Cường từng tuyên     bố như là đệ tử của kinh tế gia Adam Smith. Và rằng từ A. Smith, TQ "đề xuất" kinh tế thị trường theo định hướng XHCN bản sắc TC. VN ta đơn giản mà rất thực tế, nói rằng "nồi nào vung ấy". Hai thập niên đầu canh tân và Tứ  hiện đại của Đặng Tiểu Bình với kết quả thật to lớn, kinh tế TC lớn như  thổi. Hơn 20 năm sau, vượt lên đại cường kinh tế số 2 toàn cầu. Đồng thời đẻ ra không biết bao nhiêu tệ tật, đồi trụy, băng hoại của một xã hội Nho giáo vẫn là căn bản trong tương quan nhân sinh xã hội. Điểm son lớn nhất là ở TC, giới trung lưu đã lớn mạnh. Đồng thời tướng lãnh GPQ là một giai cấp binh gia mới đầy quyền lực, tham nhũng và hiếu chiến "Đại bá"!
  • TIỀN TỆ MỸ - TRUNG!
Đồng tiền vẫn là vạn năng! TC lấy cái vạn năng để mua chuộc và chi phối thế giới từ Hoa Kỳ đến Âu châu. Nhân dân tệ (Yuan) thời Mao là tiền hàng mã, hơn 3 thập niên qua, Nhân dân tệ đã thành một cường lực chi phối thế giới từ giao tế, ngoại giao, văn hóa giáo dục, đến thương trường, nổi bật với mạng lưới 172 học viện Khổng tử và các lớp dạy Hoa ngữ  miễn phí. Nhưng, cái nhưng này thật đáng kể, đồng Yuan TC phải gắn chặt với đô la Mỹ như xương da! Sao lại thế? Đồng Yuan vẫn chưa qua mặt nổi đồng Yen Nhật Bản, còn rất mong manh so với đồng Euro. Giữa vàng và Yuan, ngay người Tàu trong đời thường lại chọn vàng. Nếu buông đô la Mỹ, đồng Yuan lảo đảo ngay. 
 
Từ năm đầu đổi mới, hàng TC bán qua  Mỹ, giữ lại Mỹ. Hàng bán qua các nước Á Phi, gửi tiền qua Mỹ. Đây là cái vốn  vĩ đại để bảo chứng và để mua nhiên liệu, quặng mỏ, tài nguyên đem về Tàu. Congo bán quặng mỏ cho TC chỉ lấy đô la mà thôi. Đồng Yuan để ở Mỹ vừa an  toàn, vừa là một tích sản của TC để giao hoán trên toàn cầu. Uncle Sam khi thiếu thốn thì vay của TC ngay trên đất Mỹ (ngân hàng Mỹ ...). Năm 2010 lên  đến 1100 tỷ Mỹ vay của TC cũng vẫn trên đất Mỹ! 
 
Thượng viện Mỹ tuần qua đã thông qua mức nợ trần đến năm 2015 sẽ lên đến trên 17,500 tỷ USD trong đó Uncle Sam sẽ "vay" của TC trên 2/3 bằng công khố phiếu (bonds). Bao nhiêu Yuan ở Mỹ chuyển qua đô la để ở Mỹ là gửi  Mỹ giữ hộ. Uncle Sam là một "keeper" của Yuan TC. Không đâu an toàn bằng Mỹ. Ở Hoa Lục và trên thế giới, Bắc Kinh rất tự hào và khoe ầm lên Hoa Kỳ là con nợ lớn nhất của TC. Và TC là chủ nợ của "nhân dân Hoa Kỳ". Tập Cận Bình dự  trù năm 2025-26, TC sẽ không mua công khố Mỹ, nghĩa là không cho Mỹ vay nữa!  Bé cái lầm! Không cho Mỹ "vay", kinh tế của TC sẽ lăn quay ngay! Theo một số  kinh tế gia ở Hồng Kông, Tokyo và Frankfurt, sẽ không tránh khỏi cuộc chiến tiền tệ Mỹ và TC đang mở ra... mỗi ngày sẽ càng căng thẳng!
 
Tập Cận Bình theo chân Ôn Gia Bảo vẫn coi học thuyết kinh tế Adam Smith như "kinh Thánh", khuôn vàng thước ngọc trong đợt cải tổ kinh tế kỳ này để làm Đặng Tiểu Bình thứ 2, làm nên lịch sử TC hiện đại. Nhưng bước đầu đã sai: dẹp "kinh đô tình dục Đông Quan", 300,000 "lao động tình dục" thất nghiệp! (xin bàn sau: mãi dâm và kinh tế TC). Adam Smith trước hết là một giáo sư triết học luân lý học (Moral philosophy), ĐH Glassgow, Scotland, ông lừng danh với tác phẩm "Lý thuyết về tình cảm luân lý" (Theory of Moral sentiments, 1759). Adam Smith chuyển qua kinh tế, ông  nổi danh khắp Âu châu với tác phẩm bất hủ "Điều tra trong thiên nhiên và  những nguyên nhân của sự giàu có của các quốc gia" (Inquiry into the Nature  and causes of the wealth of nations", 1776). 
 
Adam Smith là ông tổ của kinh tế học. Không một sinh viên ban kinh tế nào qua nhập môn mà không biết đến sư tổ Adam Smith. Lý thuyết kinh tế Adam Smith lan nhanh qua Mỹ, nổi bật lẫy lừng ở các ĐH danh tiếng Mỹ như Harvard, Yale, Princeton... Nhưng lại thế này, lý thuyết kinh tế của ông tổ ở trường ĐH là một chuyện, đi vào thực tế lại là chuyện khác. Thực tế Mỹ hòa vào Adam Smith. Đã có một loại mô hình chủ nghĩa thực dụng Mỹ (Pragmatism). Đại thành công của kinh tế Mỹ thế kỷ 20 là sự thành công của thực dụng chủ nghĩa (gọi là chủ nghĩa là gọi tạm) tiêu biểu qua các tay tổ Ford và Rockfeller! Căn bản của lý thuyết kinh tế Adam Smith vẫn là tự do, khai phóng mở rộng và luân lý con người. Vậy thì làm sao có thể hòa phối thích ứng với CS và cái gọi là định hướng XHCN kiểu Tàu! Nó chỉ là một loại hình kinh tế nô lệ mới, bạo lực... Làm gì có tự do, khai phóng. Nó phải thất bại.  Thất bại qua hệ thống tiền tệ! Mâu thuẫn tự tại. Ai đời, trong khi TC không thể thoát khỏi vỡ nợ lại đem trên 1500 tỷ USD (Yuan đổi ra) mua công khố phiếu của Mỹ gọi là cho Mỹ vay không lời!!!
 
TC đang tìm đường thoát hiểm nhưng không thể thoát nổi. Phe hiếu chiến sẽ nổi khùng làm liều. Hoa Kỳ đang đứng trước thử thách rất gay go!
 
HÀ NHÂN VĂN
(17/2/2014)

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Trương Tửu viết về Thi sĩ Tản Đà

From: Ginh Tran chuyển; Cám ơn -Thiện ngôn-
*
 

Uống rượu với Tản Đà

[cập nhật 20:01 26-02-2012]
 
Lời dẫn của người sưu tầm:
 Uống rượu với Tản Ðà có lẽ là cuốn sách về Tản Ðà ra mắt sớm nhất, ngay khi nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu còn tại thế. Không ít cuốn sách và bài viết ngay sau đó có nhắc đến cuốn sách này của Trương Tửu, nhưng trong khoảng năm chục năm trở lại đây, hầu như không thấy ai còn nhắc tới hoặc trích dẫn cuốn này (ví dụ lần in gần đây cuốn sách của Văn Tâm: Tản Ðà khối mâu thuẫn lớn, Nxb. Văn nghệ 2003). Có thể xem cuốn này của Trương Tửu cũng như cuốn Thi sĩ Tản Ðà (1939) của Lê Thanh như những tài liệu đã bị mất.
Rất mừng là trong số những tư liệu mà Thư viện quốc gia Pháp tặng bản chụp (microfilm) cho thư viện quốc gia Việt Nam gần đây có cuốn sách mỏng này của Trương Tửu.
Cuốn sách ra đời ngay hồi đầu năm 1939; đây là loại sách mỏng, nằm trong một tủ sách xuất bản 12 cuốn/năm của Ðại Ðồng thư xã, - cơ quan mà tác giả chính của các ấn phẩm đồng thời là giám đốc: Trương Tửu. Trên bìa cuốn này, có thể đọc thấy những quảng cáo cho các cuốn sách mỏng khác của ông: Vấn đề thơ mới, Những thí nghiệm của ngòi bút tôi, v.v.
Sự đánh giá và lý giải về tác gia Tản Ðà trong cuốn sách mỏng này của Trương Tửu cố nhiên vị tất đã nên xem là thoả đáng. Ðiều tôi, người sưu tầm, muốn đưa lại cho bạn đọc và giới nghiên cứu không phải là một cách nhìn “chuẩn mực” hay “mẫu mực” nào mà chỉ là văn bản một công trình phê bình tác gia Tản Ðà của Trương Tửu, một văn bản đã bị mất lâu nay và chỉ vừa mới tìm lại được. Ít nhất, bạn có thể đồng ý với tôi: đây là một văn bản hiếm và quý.
 Lại Nguyên Ân
 
Vài dòng về Trương Tửu
 
Trương Tửu (1913-1999), còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên..., sinh tại Hà Nội, học hết năm thứ nhất bậc trung học, sau đó tự học đến chương trình tú tài. Tác phẩm đầu tay của ông là bài viết “Triết lý Truyện Kiều” đăng trên Đông Tây tuần báo năm 1931; viết trên các báo Loa, Ích Hữu, Tiếng Trẻ, Hà Nội Báo, Văn Mới... Không kể một số tiểu thuyết và tập truyện ngắn xuất bản như Thanh niên S.O.S (1937), Khi người ta đói (1940)..., Trương Tửu viết rất mạnh và được biết nhiều nhất qua những tác phẩm nghiên cứu văn học và xã hội học
 

 Uống rượu với Tản Đà

Tặng cô hàng tạp hoá vô danh ở phố Hàng Bồ, Hà Nội
Tác giả: Trương Tửu

               Chân dung Thi sĩ Tản Đà
 

 I. Bữa rượu tam đỉnh
 Thi sĩ rót rượu mời chúng tôi:
Thứ rượu này có ngâm đan sâm và đương quy, uống đậm giọng mà lại không hại sức khoẻ. Hai ông cứ uống thật say, không rức đầu chóng mặt gì đâu mà ngại.”
Chúng tôi chưa kịp đáp lời, cụ đã lại nói tiếp:
Ðể hôm nay, tôi sào nấu lấy các thức ăn, hai ông xem. Tôi làm bếp có phần lại giỏi hơn làm văn… (cười và quay lại gọi gia nhân) Này, anh nhỏ! Anh đặt cái hoả lò nhỏ lên bàn này tôi… Ðược rồi! Anh đặt luôn cái soong chả dê này lên trên cái hoả lò nhỡ kia, cho thêm tí mỡ vào… Ðược rồi! Bây giờ anh nhóm lửa cái hoả lò to kia lên để nấu canh, húp cho rã rượu… (cười và quay về chúng tôi ) Kìa! Hai ông sơi rượu tự nhiên đi… Ðấy, ăn trên lửa có phải ngon không? (cười to) Một bữa rượu, ba cái hoả lò! Sang thật! Ngày xưa vua chúa dùng ngũ đỉnh, hôm nay ta dùng tam đỉnh, chứ thua gì!
Thi sĩ chấm hết câu pha trò ngông ấy bằng một chuỗi cười lớn, nở nang, ròn tan. Tiếng cười đủ tố giác một tâm hồn cao quý, thẳng thắn và chân thành. Bao nhiêu tình yêu đời tha thiết, cụ đem phổ hoang phí cả vào tiếng cười ấm áp…
Ðáp lại thịnh tình của chủ nhân, bạn tôi, ông Nguyễn Ðình Lạp, nghiêng mình thưa:
Chúng tôi được hầu rượu cụ hôm nay thật lấy làm hân hạnh và vui vẻ lắm.”
Tôi tiếp lời bạn, thân mật hơn:
Chúng tôi không ngờ rằng nhà thơ tài hoa của núi Tản sông Ðà lại nấu nướng thức ăn có nghệ thuật đến thế.”
Một nụ cười đắc ý nở kín đáo trên môi thi sĩ:
Ấy tôi cũng đang tính cho xuất bản một quyển sách dạy nấu ăn lấy tên là Tản Ðà thực phẩm. Trong sách dạy cách chế biến các món ăn thế nào cho người rất ít tiền cũng có thể ăn ngon được. Còn những người giàu sang thì mặc họ! Mình cần chú trọng vào người nghèo hơn…”
Tôi tán thành:
Vâng, cụ nghĩ thế rất phải. Cụ nên cho xuất bản sách ấy chóng ngày nào hay ngày ấy. Chính chúng tôi đây cũng chờ quyển sách đó để nhờ nó mà có thể sành thêm một chút trong sự nếm. Và không khéo chúng tôi sẽ thành những tay đầu bếp giỏi cả cũng nên.”
Cụ cười vang. Chúng tôi cũng cười. Tiếng cười làm nóng cả không khí ảm đạm của gian nhà vắng vẻ. [1] Cụ lại rót một tuần rượu nữa mời chúng tôi. Chén tạc chén thù, cụ thuật cho chúng tôi nghe những quãng đời phong trần đã nếm trải. Giọng nói của thi sĩ khi trầm hùng, khi lâm ly làm sống hẳn lại cả một thời dĩ vãng. Nhờ những câu chuyện tâm sự ấy, chúng tôi hiểu thêm thi sĩ và cũng yêu thêm một người có công lớn với văn chương Việt Nam hiện tại.
Câu chuyện tâm tình, dần dần chuyển sang địa hạt triết lý. Sau khi thuật lại một vài mẩu đời luân lạc, thi sĩ nói như để kết luận:
Ở đời, tôi tưởng nên biết thưởng thức mỗi thứ một chút và cốt nhất là phải thưởng thức cho sành, nhất là cái ăn cái uống. Hai ông tính, người ta sống được bao năm? Chẳng tiêu pha cuộc đời cho mãn ý, lúc chết hai tay buông xuôi, hối tiếc cũng bằng thừa. Tuổi xuân của con người mấy lúc mà tàn? Tôi cứ xem như tôi đây vừa dạo nào còn là một thư sinh mà bây giờ đầu đã bạc cả rồi!
Lời nói chứa đầy một tiếc nhớ mênh mang. Trong cặp mắt mơ mộng của thi sĩ lởn vởn hình bóng xa mù của những năm tháng không bao giờ trở lại nữa… Tự nhiên, tôi thấy bị xâm chiếm bởi những viễn ảnh buồn tênh của tiêu vong. Tiệc rượu lạnh hẳn đi!
Bỗng từ dưới đường cái vẳng lên một âm nhạc vô cùng ai oán. Chúng tôi giật mình, mở cửa kính, nghé mình nom xuống.
Một đám ma!
Tiếng kèn trống, tiếng hồ, nhị, tiếng khóc than làm náo động cả hai bên phố xá. Tiết trời cuối đông cũng hình như ngậm một sầu hoài tang tóc…
Ðám ma đi khỏi, ba chúng tôi lại quay vào bàn rượu, mỗi người băn khoăn theo một xúc cảm riêng.
Thi sĩ thở dài nhẹ nhàng:
Chết thế là hết! Chúng mình rồi cũng chỉ đến thế thôi! »
Rồi cụ vội hâm nóng gian phòng bằng tiếng cười thân thiết:
«Sống ngày nào, ta hẵng nếm hương vị của đời ngày ấy đã. Chăng ăn chẳng uống, lúc chết như người xấu số kia có đem theo được gì đâu? Kìa, mời hai ông sơi rượu đi! Giá ta được một tảng thịt lợn quay vừa mới khiêng qua mà đánh chén thì thú nhỉ! Hai ông! Ta cạn chén
Trong câu bông lơn vô tình, thi sĩ để lộ một bản tính ưa hỷ lạc đến cực điểm. Tôi tưởng thi sĩ sắp hô lớn như anh chàng Pantagruel của Rabelais: “Hỷ lạc muôn năm! Rượu muôn năm!
Nhưng không.
Thi sĩ là người của phương Ðông trầm nghị.
Cụ yêu hỷ lạc, yêu sống, yêu rượu có lẽ tha thiết hơn anh chàng Pantagruel. Nhưng cụ yêu có nghệ thuật. Yêu đằm thắm mà không rầm rĩ, nồng nàn mà không thô kệch. Yêu với tất cả khiếu kiểm soát minh mẫn của thiên lương.
Thi sĩ Tản Ðà yêu đời, yêu hỷ lạc, yêu rượu theo kiểu một tín đồ sáng suốt của Epicure. Cụ là người bằng giác quan nhưng cũng là người bằng khối óc. Hai cái đó bổ túc nhau, sát hạch nhau, điều khiển nhau, gây thành một thăng bằng về sinh lực, riêng biệt của người épicurien. Các bạn đọc sẽ thấy, ở những trang tiếp theo đây, thơ Tản Ðà chỉ là tiếng nói thông thái và trác luyện của con người épicurien ấy.
 Thi sĩ Tản Ðà sinh tại Nam Ðịnh, phố Hàng Thao, ngày hai mươi bảy tháng Tư năm Thành Thái nguyên niên (1889), tính đến nay cụ vừa chẵn 50 tuổi. Người cụ đã yếu, đầu đã bạc và hói.
Cụ vốn dòng dõi quyền quý, hấp thụ nền Nho giáo từ bé. Như lời cụ thuật lại, tổ tiên xưa kia vẫn làm quan dưới triều Lê. Cập đến lúc nhà Nguyễn thế chân triều Lê, các ngài thề với nhau quyết không bao giờ chịu ra làm quan nữa. Ðến đời thân sinh của thi sĩ, lời thề ấy bị phụ. Vì gia đình bần bách, thân sinh cụ, - Nguyễn Danh Kế tiên sinh, - phải đi đánh quay đất để nuôi mẹ già. Nghĩ khổ cực quá, tiên sinh đành lỗi ước với tổ tiên, ra thi và chịu ấn phong của Nguyễn triều. Tiên sinh làm đến chức Ngự sử trong Kinh, giữ việc án lý. Tục truyền văn án tiên sinh hay lắm. Những lý lẽ tiên sinh dùng để gỡ tội cho bị cáo nhân bao giờ cũng đanh thép, nhiều lần vua Tự Ðức đã phải khen. Muốn chứng thực tài văn án của tiên sinh, tôi tưởng không gì bằng thuật lại ở đây một vụ truy tố ly kỳ xảy ra dưới triều Tự Ðức, mà trong đó tiên sinh đóng vai Ngự sử.
Nguyên hồi ấy, trong cung vua Tự Ðức có nuôi một con hạc rất đẹp. Vua yêu nó lắm, đã phong tước Vương cho nó. Ở cổ hạc lủng lẳng một cái bài ngà. Một buổi chiều kia, hạc ta ngất nghểu ngao du ra ngoài cửa thành và bị cắn chết bởi một con chó của người chủ quán bán hàng cơm gần đấy. Tức thời , chủ quán bị bắt giam và truy tố. Tiên sinh, ở địa vị Ngự sử, làm trạng sư cãi cho bị cáo nhân. Bản cãi rất hùng hồn và nhiễm một tính cách trào phúng rất sâu sắc. Trong đó có bốn câu dưới đây lý thú nhất:
Hạc hữu kim bài
Khuyển bất thức tự
Súc vật tương thương
Hà phương nhân sự
(Dịch nghĩa: Con hạc có đeo kim bài thật, nhưng con chó không biết chữ. Ðó là việc loài vật hại lẫn nhau. Việc chi đến người bị tội?)
 Vua Tự Ðức mến phục tài tiên sinh liền truyền tha bổng người chủ quán. [2]
Thuật lại câu chuyện trên đây, tôi chỉ cốt đánh dấu vào thơ Tản Ðà một di truyền. Nó sẽ cắt nghĩa tại sao thi sĩ hay luận đến triết học, hay bàn đến nhân sự. Nó sẽ giúp ta hiểu Nho cốt của thơ Tản Ðà. Nó sẽ định giá những mộng nhớn mộng con, tình to tình nhỏ của nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu.
 Ta đã có thể nhận thấy ở thi sĩ Tản Ðà: 1) một bản tính épicurien; 2) một di truyền Nho cốt. Với hai yếu tố tinh thần ấy, một người có thể thành được chân thi sĩ không? Cụ Tản Ðà là thi sĩ ở độ mực nào?
Quyển phê bình nhỏ này viết ra để trả lời minh bạch hai câu hỏi đó.
 II. Cô hàng tạp hoá
 Năm mười chín tuổi, cậu ấm Hiếu theo ông anh về Hà Nội tòng học tại trường Quy thức phố Gia Ngư. Hồi ấy “ở phố Hàng Bồ số nhà hơn hai mươi về dãy bên lẻ có một người con gái ngồi bán hàng tạp hoá, không biết có phải là tuyệt sắc hay không mà tự con mắt mình khi bấy giờ thì như ngoài người ấy không có ai là con gái ”. [3]
Vốn giống tài hoa, thư sinh cảm thấy ở giai nhân một trái tim đồng điệu. Trong tâm hồn tứ thư ngũ kinh của người thiếu niên thế phiệt ấy tình yêu lẳng lơ nắn một phím đờn. Theo tiếng huyền ân ái, thơ bắt đầu len vào cuộc đời hoa mộng của cậu học trò ngoan ngoãn. Từ đấy, “mỗi buổi chiều tan học ở phố Gia Ngư về phố Hàng Nón, trừ phi giời mưa gió, thường tất phải đi quanh qua phố Hàng Bồ”. [4]
Bạn đọc chớ vội cười! Trong lối đào nguyên ai chẳng thế? Khoé mắt thân tình, nụ cười giăng gió vốn từ ngàn xưa vẫn là abc của nghệ thuật yêu đương. Rồi sớm mận tối đào, rồi trăng thề quạt ước… Kẻ thư sinh khắc khoải vẫn mong diễn lại lớp trò đầu của tích chàng Kim ả Thuý.
Tấm lòng ao ước ngỏ cùng một người anh em bạn học đồng canh. Người bạn đi nói giúp việc mối. Cứ bên nhà người con gái thời việc có nhẽ xong; bên nhà mình thời ông anh chỉ bảo một câu rằng: Nhà ta nghèo như thế lấy đâu được song mã mà cưới?” [5]
Tình duyên đành gác một bên, cậu ấm thất vọng theo ông anh về phủ Vĩnh Tường, quyết chuyên tâm vào sự học, những mong tiền đồ khoa cử sẽ đem lại cho mình cảnh “võng anh đi trước võng nàng theo sau”.
Ðằng đẵng bốn năm trời, trong trái tim đau khách si tình vẫn ấp ủ hình bóng ưu tư của cô hàng tạp hoá.
Ðến lúc thi hỏng luôn hai khoá mà ý trung nhân xuất giá thời đời đáng chán hay không đáng chán cũng chẳng đợi cất chén quỳnh mà hỏi bạn tri âm”. [6]
Thất vọng thành tuyệt vọng. Tiếng đàn ân ái chuyển sang điệu u hoài. Khách tài hoa ôm một tiếc hận nặng nề, nghìn thu không cởi được.
Một tiếng thở dài não nuột từ thâm tâm thư sinh vẳng ra: “Ðêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!” Ngân rền trong tịch mịch của đêm thu, nó báo hiệu Khối tình con trong sổ văn chương Viêt Nam hiện đại, nó khai ngày sinh của thi sĩ Tản Ðà.
Rồi, những đêm giăng hiu quạnh, thi sĩ để bay trên mặt giấy những vần thơ ai oán:
 Bồn chồn chín khúc cơn mưa lạnh
Ðòi đoạn năm canh bóng nguyệt mờ…
Kìa con én trắng đâu đâu lại
Giục cái thoi vàng chóng chóng qua
Buồn quấn mành trông trông chẳng thấy…
Bèo nước hợp tan người mỗi nẻo
Cậy ai mà nhắn một đôi câu…
Một vừng trăng khuất đi mà đứng
Một lá mành treo quấn lại buông
Ngồi hết đêm suông suông chẳng hết
Chùa ai xa điểm mấy hồi chuông….
Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng?
Vì ai cho tớ cứ lênh đênh
Nặng lắm ai ơi một gánh tình! [7]
 Toàn những lời thất vọng, trách móc, thở than! Trong thơ ta gặp cả một linh hồn tê tái. Ta muốn ơn cô hàng tạp hoá phố Hàng Bồ, nàng Elvire của thi sĩ Tản Ðà. Nhờ cô, ta được ngâm bao nhiêu vần thơ trác tuyệt chan chứa một hận tình thắc mắc. Trong suốt dọc đời thi sĩ, tế Chiêu Quân ở chùa Non Tiên hay khóc Thuý Kiều bạc mệnh, thương nhớ người tình nhân không quen biết hay mơ tưởng đến cố hữu Chu Kiều Oanh, - những đề hứng buồn và đẹp ấy đều bắt nguồn trong giấc mộng phù hoa thứ nhất của cậu học trò mười chín tuổi. Thi sĩ có đa tình là chỉ đa tình với kỷ niệm ái ân đầu tiên ấy. Bao nhiêu năm chìm nổi cũng không xoá nhoà được hình ảnh thân yêu của người hồng phấn nữ phố Hàng Bồ.
 Lịch sử văn học đã chứng thực nhiều lần mối quan hệ mật thiết của tình yêu đầu tiên đối với nhà văn, nhất là nhà thơ. Khi nhà thơ mới lớn, trái tim và khối óc đang trắng phau, một cái gì lăn qua là in dấu vết lại không tài nào gột sạch. Huống hồ lại là vết yêu đương! Một bóng giai nhân, lúc đó, có thể định đoạt được cả một kiếp người.
Ở đây tôi chỉ đơn cử một chứng cứ văn chương để làm sáng điều tôi vừa ký nhận. Một chứng cứ rất thú vị chưa từng thấy trong thi giới ta. Tôi muốn nói cái tình duyên đầu tiên của thi sĩ Baudelaire. Năm ấy thi sĩ mười tám tuổi và thường cùng một người bạn, Privat d’ Anglemont, lui tới một tửu lâu hạ cấp phố La Harpe (Paris). Ở chốn này thi sĩ được biết một gái đĩ người Do Thái tên là Sarah. Về đức hạnh kỹ nữ, thi sĩ đã tả rất chua chát trong một câu: “Nàng đã bán rẻ linh hồn để mua một đôi giày”. Các nhà văn học sử cận đại đều đồng ý cho người gái đĩ Do Thái ấy là nguồn cảm hứng của tập thơ tuyệt tác Fleurs du Mal. Ta hẵng nghe thi sĩ nói về cuộc đi lại ghê sợ ấy:
 Elle louche, et l’effet de ce regard étrange
Qu’ ombragent des cils noirs plus longs que ceux d’un ange
Est tel que tous les yeux pour qui l’on s’est damné
Ne valent pour moi son oeil juif et cerné.
Elle n’ a que vingt ans; la gorge deja basse
Pend de chaque côté comme une calebasse
Et pourtant me tratnant chaque nuit sur son corps
Ainsi qu’un nouveau né, je la telle et la mords.
Et bien qu’elle n’ait pas souvent même une obole
Pour se frotter la chair et pour s’ oindre l’épaule
Je la leche en silence, avec plus de ferveur
Que Madeleine en feu les deux pieds du Sauveur.
 Dịch nghĩa:
Mắt nàng lác, và mãnh lực của cái nhìn kỳ quái ấy,
Cái nhìn bị ẩn dưới bóng những lông mi đen dài hơn mi của thiên thần,
Hiệu nghiệm đến nỗi khiến tôi thấy rằng tất cả những cặp mắt đẹp đã làm đắm người đời
Ðều không giá trị bằng con mắt Do Thái thâm quầng của nàng.
Nàng mới có hai mươi tuổi, mà đôi vú đã trễ xuống
Treo lủng lẳng ở hai bên ngực như hai quả bầu
Thế mà đêm nào tôi cũng rẫy rụa trên thân hình nàng
Như một đứa trẻ mới đẻ, tôi bú và cắn nàng.
Và tuy rằng thường thường nàng chẳng có đến một đồng xu
Ðể tắm gội xác thịt và tẩm dầu đôi vai
Tôi cũng cứ âm thầm liếm thân thể nàng, say mê hơn cả
Nữ thánh Madeleine nhiệt tình quỳ liếm đôi bàn chân của đấng Cứu Thế.
Kết cục, chàng thanh niên thi sĩ hư hỏng ấy bị nàng truyền cho bệnh hoa liễu. Trong một cuốn sách nói về thân thế và sự nghiệp Baudelaire, nhà phê bình John Charpentier thuật đến đoạn này, có viết: “Tính cách ghê tởm của tấn thảm kịch đó ảnh hưởng quyết định đến số kiếp thi nhân. Từ đó, Baudelaire cứ tưởng vâng theo những bản tính thân thích khi đắm mình trong cuộc truy hoan… Ðeo nặng trên lương tâm cái tội gốc, chàng cứ lăn lóc suốt đời trong truỵ lạc…”, [8] và “Baudelaire đã viết: Văn minh không phải ở điện khí, cũng không phải ở hơi nước… mà chính ở chỗ làm giảm bớt dấu tích của tội gốc trong lòng người. Coi đó Baudelaire tin ở tội lỗi.” [9]
Tin tưởng này là nền tảng luân lý của tâm hồn Baudelaire. Nó cũng là nguồn cảm hứng vô tận của thi sĩ. Tập thơ bị người đời kết án, Les Fleurs du Mal, chỉ là biểu thị mỹ thuật của tin tưởng ấy. Cũng bởi cô gái đĩ Do Thái đã đi qua khoảng đời niên thiếu của nhà thi hào bất hủ…
Trái hẳn Baudelaire, thi sĩ Tản Ðà đã gặp một giai nhân hiền hậu. Cậu học trò trường Quy thức, lúc thầm yêu trộm nhớ cô hàng tạp hoá phố Hàng Bồ, đã làm gì có quan niệm về tình ái. Chàng chỉ yêu trong mộng tưởng. Chung quanh người đẹp, chàng thêu dệt bao nhiêu ảo ảnh. Ðó là một tình yêu tinh thần. Tình yêu của một nhà nho! Rồi khi tình yêu, vì cảnh đời ngang ngửa, không kết quả được thành hôn nhân, thư sinh liền mang nặng trong tâm hồn hình ảnh người yêu với tất cả ảo tưởng đẹp đẽ của nó. Suốt đời, thi sĩ Tản Ðà chỉ thờ phụng tình yêu và người yêu ấy. Nhờ hai bảo vật này, tâm hồn nho của nhà thơ thêm nhu nhuyễn và đa cảm. Phát hiện tuyệt đối của trạng thái tâm lý đó là bài khóc tế Chiêu Quân ở chùa Non Tiên :
 Giời Nam thằng kiết là tôi
Chùa tiên đất khách khóc người bên Ngô
Tôi với cô, tôi với cô
Trước sân lễ bạc có mồ nào đây
 Trong bài tế, thi sĩ để lộ một tâm hồn đa cảm vô cùng tế nhị. Thương người bạc mệnh vùi xương ngàn năm ở đất Hồ, thi sĩ cất tiếng ai điếu số kiếp buồn tênh của con người hồng phấn:
Ô hô Chiêu Quân
Phương cốt hữu tận
U khảm vô kỳ
Minh nguyệt độc cử
âm vân không thuỳ
dịch nghĩa:
Ô hô nàng Chiêu Quân
Nắm xương thơm của nàng có thể mất
Mà mối hận u uất của nàng không có thời hạn nào
Chỉ có trăng sáng soi thấu
Thì lại bị mây đen che khuất [10]
 Mấy câu này đủ nói dài về tính chất lãng mạn của thi sĩ Tản Ðà, một tâm hồn dễ xúc động, dễ bị đốt nóng bởi những trạng huống tâm lý của đời tài hoa xấu số. Tản Ðà khóc Chiêu Quân cũng như Nguyễn Du khóc Thuý Kiều, Chu Mạnh Trinh khóc Nguyễn Du. Cùng giống đa tình, các bậc thi nhân ấy đã giảng dạy cho người đời một yêu thương mênh mông và tha thiết, một yêu thương vô tận, không bờ bến, không địa giới.
Ở điểm này, thi sĩ Tản Ðà là nối tiếp tinh thần của thơ ca Việt Nam cố hữu. Trường thơ lãng mạn hiện đại của các ông Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Vỹ,… nhận Tản Ðà là người khởi xướng cũng chỉ là công bằng và hợp lý.
 Tình yêu đã đánh thức Nàng Thơ trong tâm hồn thi sĩ. Thất vọng lại gieo thêm vào một cung điệu não nùng. Trong mười năm hơn, giữa những gió lốc bụi mù của thế kỷ, Nàng Thơ ấy đã gẩy réo rắt cung điệu ấy trong cảnh hoang tàn của bao nhiêu cõi lòng hiu quạnh
Ðêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!...
 
 Chú thích :
[1]Chúng tôi uống rượu ở trên gác căn nhà số 417 tại Bạch Mai, chỗ cụ Tản Ðà mở phòng xem số Hà Lạc và dạy Hán văn. (Tất cả các chú thích ở đây đều là nguyên chú của Trương Tửu.)
[2]Chuyện này và mấy câu thơ ấy, chính cụ Tản Ðà thuật lại với chúng tôi.
[3]Trích trong tập Giấc mộng lớn của Tản Ðà.
[4]Như trên
[5]Như trên
[6]Như trên
[7]Trích trong tập Khối tình con xuất bản năm 1918.
[8]Beaudelaire par John Charpentier. Editions Jules Tallandier
[9]Như trên.
[10]Bài tế này làm bằng Hán văn. Ðã có bản dịch của Ông Huyện Nẻ Xuyên Nguyễn Thiện Kế. Mấy câu trích ở trang bên là của Ông Huyện Nguyễn. Riêng mấy câu này tôi thấy ở bản dịch lời quốc văn không đạt hết nguyên ý Hán văn, nên tôi không trích ra đây. Và tôi tạm dịch xuôi nghĩa để lý hội được chu đáo nguyên ý của tác giả.
 
Nguồn: Tạp chí Ngày Nay (Hà Nội) tháng 11. 2004