Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

tệ trạng 'ăn cắp'!

Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!


Dân Choa - Mấy tuần trước dư luận ồn ào về cái biển cảnh báo của người Nhật có tiếng Việt cảnh báo nạn ăn cắp. Tuy là một tấm ảnh đơn giản nhưng nó cũng nói lên phần nào dư luận Nhật đánh giá đạo đức của người Việt.
 Các loại biển tương tự đã từng xảy ra ở Tiệp, ở Đức hoặc Thái Lan.
 Một hình ảnh không đẹp chút nào cho người Việt.
Người Việt không phải như thế. Nhưng dù sao thì muốn tìm lời biện minh với hình ảnh đó cũng bối rối.
Ừ thì người dân lao động phổ thông ra nước ngoài, có dịp tiếp cận với hàng hóa, thấy quầy bán tự giác, ít người trông coi nên nảy sinh lòng tham. Họ bị bắt khi trộm cắp. Điều đó không những là sỉ nhục cho cá nhân mà còn gây sỉ nhục cho đất nước. Đối với những con người này thì lòng tự trọng hay danh dự quốc gia là một điều xa xỉ.

Nhưng có những con người mang danh là cán bộ, lại là những người có chức vụ đi ra nước ngoài làm công cán đối ngoại thế mà cũng có thói tham lam vô độ. Nếu họ nghèo hay ít hiểu biết thì một nhẽ, đằng này rất có điều kiện mà cũng trộm cắp.
 Năm 2005 có bà Võ Thị Hồng Phiếu, tổng giám đốc nhà máy Bia Huế đi công tác ghé qua Thái Lan. Bà đã lấy chiếc kính râm mà „ quên „ trả tiền. Khi nhân viên bảo vệ truy hỏi thì bà lớn tiếng quát nạt. Bà cho rằng, bà thiếu gì tiền mà phải ăn cắp. Nhưng camera ghi hình thì không quên. Kết cục bà bị toàn Thái Lan xử phạt 4000 bạt.
 Gương tầy liếp như thế nhưng hình như cán bộ của Việt Nam không thể bỏ thói „ quen „ này được. Như dư luận đã kể lại trên báo chí, ngay có vị giám đốc giàu có cũng có các hành vi tương tự đi ra nước ngoài công tác.
 Mới đây, tin còn nóng hổi: “Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ cán bộ của Thành Đoàn TP HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.
 Bà này là cán bộ thuộc Uỷ ban kiểm tra Thành Đoàn, được Thành ủy TP HCM cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Cơ quan chức năng Singapore đã tạm giữ. Vị cán bộ này có thể phải ra toà xét xử do luật pháp Singapore khá nghiêm khắc với hành vi trộm cắp.
 Ông Tất Thành Cang, Bí thư Thành Đoàn TP HCM, xác nhận thông tin và cho biết sẽ báo cáo lên Thành ủy TP HCM về vụ việc này sau khi đoàn cán bộ về nước. “Nếu sự việc trên là có thật chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”, ông Cang nói. (Theo VTC news)
 Nếu những người cán bộ như bà cán bộ thành đoàn thuộc diện nghèo khổ,  lòng tham trỗi dậy khi tiếp cận với thứ xa hoa có thể hiểu được. Nhưng bà là cán bộ đoàn, lại ở ủy ban kiểm tra đoàn thì hành động đó quả vô cùng khó hiểu. Hay là người cán bộ có thói quen như thế ở môi trường trong nước. Họ đi ra nước ngoài xem nơi đó cũng như nước mình chăng ?
Mấy hôm nay đang bàn tán bài ” Hãnh diện là người Việt Nam” Đọc càng thêm xấu hổ. Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!

nguồn FB của Dân Choa
.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Hồ Thật Hồ Giả, Nước Cũng Đã Mất Rồi !!!

"Tôi không đồng ý với tác gỉa bài này.  Cái vụ Hồ thật Hồ giả này nó úp úp mở mở từ lâu rồi, do đó vai trò HCM với ĐCSVN không còn quan trọng nữa.  Cái chìa khoá Tàu nó dùng khống chế bọn VC đó là tiền.  Nó nhét túi từ trên xuống dưới là cúi đầu làm tay sai ngay, sai gì mà chẳng nghe.  HCM đâu còn quan trọng gì với chúng nó nữa.
Tiền!!! Tiền!!! Tiền!!!"
TTG

Mời các bác đọc tài liệu này


Tiết Liêu


Một sự thực mọi người đều nhận rõ là bộ chính trị (BCT) đảng CSVN đang bị Trung Quốc khống chế, và họ đang chịu áp lực nặng nề đến nỗi không thể không làm theo mệnh lệnh của Trung quốc, dù thừa biết rằng đó là việc làm phản quốc, và cũng thừa biết rằng họ sẽ phải trả một giá nặng nề trước lịch sử cũng như có thể dẫn đến hỗn loạn xã hội và nguy cơ mất nước trong thời gian không xa.Vậy Trung quốc đã có trong tay lá bài gì, khiến cả BCT 15 người - những người thừa gian xảo, không thiếu thủ đoạn - cũng đành răm rắp cúi đầu vâng lệnh, bất chấp những can ngăn chân thành, cũng như những tiếng thét phẫn nộ của người Việt trong và ngoài nước. Chúng ta hãy thử đi tìm lá bài tẩy này, cùng bàn cách vô hiệu hóa nó, để cứu nguy đất nước đã và đang thật sự đứng trước bờ vực thẳm.
Đã có rất nhiều bài viết đề cập đến vai trò tay sai Trung quốc của BCT đảng CSVN đặc biệt những nhân vật đứng đầu nắm giữ vận mệnh quốc gia như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết v...v..., những bài viết khả tín của những học giả, chuyên gia, nhân sĩ có uy tín, am hiểu tường tận bối cảnh, lịch sử và thế đứng của Việt Nam đều đưa ra một nhận định chung là sở dĩ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất nước trước bành trướng Bắc Kinh, vì phẩm chất và tài năng kém cỏi của bọn 15 người trong BCT. Đó là những “người lùn” cả về tài năng lẫn nhân cách.
Trung Quốc đã dùng thứ vũ khí gì khiến cả bọn 15 người, và cả cái đảng quang vinh, đỉnh cao trí tuệ loài người’ kia phải khúm núm cúi đầu vâng lệnh. Tất cả chỉ là một lá bài tẩy! Là một bí mật vô tiền khóang hậu: đó chính là “con người thật” của Hồ Chí Minh.

Trung Quốc đã nắm trong tay đầy đủ dữ kiện chính xác và khoa học không thể chối cãi, là cái xác Hồ Chí Minh hiện đang nằm tại lăng Ba Đình, chỉ là một người Trung Hoa gốc Hẹ, đã đội lốt Hồ Chí Minh thật (chết năm 1932, có giấy khai tử của chính quyền bảo hộ Anh hẳn hòi) để tự phong là ‘cha già dân tộc’ của Việt Nam.Chính Hồ Cẩm Đào đã gọi Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Nam Hải để cho thấy tận mắt các chứng liệu ấy! Và chắc chắn Tổng Cục 2, Bộ quốc phòng CSVN, cũng đã kiểm chứng nguồn tin này, và không thể phản bác. Vì Hồ Chí Minh thật đã chết năm 1932! Cái xác Hồ Chí Minh hiện đang nằm ở Ba Đình chỉ là xác của Hồ Chí Minh giả. Đó là lý do khiến Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng (và cả bộ chính trị) đều phải ngoan ngoãn tuân theo những chỉ thị của Hồ Cẩm Đào. Không vâng lời Trung Quốc sao được! Bời vì nếu TQ tung sự thật này ra trên trường quốc tế thì lập tức những tư tưởng mà CSVN bắt học trò và dân chúng học tập hàng nửa thế kỷ, những lời vàng ngọc, những huyền thoại về Hồ Chí Minh sẽ trở thành những trò đại bịp, và cái gì sẽ xẩỳ ra sau đó thì ai cũng đoán được.

Qủa thật đây là một đòn tối độc của Trung Quốc! Và đó là lá bài tẩy của họ để khống chế BCT đảng CSVN! Và họ đã thắng. Tại sao chúng ta có thể tin tưởng giả thuyết này là sự thật. Hẳn độc giả còn nhớ tất cả những chi tiết về Hồ Chí Minh giả, đều đã được tiết lộ trong cuốn “Hồ Chí Minh Bình Sanh Khảo” của tác giả Đài Loan Hồ Tuấn Hùng gây xôn xao dư luận trên Internet trước đây. Vì câu chuyện đã được phổ biến khá rộng rãi, nên không cần ghi lại những chi tiết ở đây, chỉ cần sơ lược vài điểm quan trọng sau:
1. Sau khi tin tức của cuốn biên khảo Hồ Chí Minh Bình Sinh Khảo được phổ biến rộng rãi trên Internet và báo chí hải ngọai, thì cũng có một số phản bác của một vài cá nhân, cho là những gì nhà nghiên cứu Hồ Tuấn Anh trưng dẫn đều không phải là sự thật. Nhưng tất cả những phản bác này đều yếu ớt, hời hợt, không có sức thuyết phục về mặt khoa học.
2. Trong khi với kỹ thuật DNA, những gì có thể làm để xác tín việc Hồ Chí Minh thật đã chết năm 1932 và Hồ Chí Minh sau đó là Hồ Chí Minh giả thì vô cùng dễ dàng, đặc biệt dễ dàng đối với cục phản gián Trung quốc và Cục phản gián (Tổng cục 2) của CSVN, vì họ nắm trong tay cái xác ướp của Hồ Chí Minh giả, và hàng trăm vật dụng, di tích của Hồ Chí Minh thật chết năm 1932, cũng như về Hồ Chí Minh giả từ 1933 về sau. Chỉ cần một cuộc thử nghiệm DNA là biết trắng đen, là không cần tranh cãi. Và họ đã làm, và đã rõ sự thật. Do vậy, Bộ chính trị CSVN đang ở thế kẹt! Tiến thoái lưỡng nan.
Vì họ không muốn sự thật bị đem ra ánh sáng nên họ đang bị Bắc Kinh khống chế!
Nói cũng chết mà không nói cũng chết! Nên họ chọn giải pháp thà chết từ từ còn hơn chết tức khắc! Nói cách khác họ dùng chiến thuật câu giờ, phó cho may rủi! Nắm được quyền lực ngày nào hay ngày ấy để vơ vét! Bất chấp sinh mệnh của dân tộc! Bất kể lẽ tồn sinh của giống nòi.Câu hỏi kế tiếp được đặt ra là: Chúng ta có thể làm gì để biết đâu là sự thật? Chúng ta có thể làm gì để vô hiệu hóa đòn độc của Bắc Kinh? Câu trả lời khá giản dị: chính chúng ta phải tự tìm kiếm bằng khoa học DNA để nắm trong tay kết luận xác ướp trong Lăng Ba Đình là xác Hồ Chí Minh giả, kẻ ngoại nhân đội lốt một người Việt để đem một chủ nghĩa ngoại lai về áp đặt trên dân Việt. Người đó đã thẳng tay giết hại nửa triệu người Việt Nam trong cải cách ruộng đất. Người đó đã gây ra cuộc nội chiến, mong người Việt giết nhau đến người cuối cùng. Người ấy hô hào đốt cả dẫy Trường Sơn, nướng hơn 3 triệu sinh mạng thanh niên, gây cảnh góa bụa, côi cút cho hàng triệu phụ nữ, mẹ già, con trẻ. Người ấy kêu gọi viết chữ Việt giống hệt anh chệt phiên âm tiếng Tàu bằng ký hiệu Latin như ‘Kách mệnh’, ‘fi fáp’. Người ấy chỉ dám gặp người chị ruột của mình một lần sau mấy chục năm xa cách, và không bao giờ muốn gặp lại, vì sợ bị lộ tung tích, và vì chẳng liên quan máu mủ gì với người đàn bà gọi là chị đó. Người đó bất nhân đến nỗi để cho thuộc hạ hiếp dâm vào bạo dâm nhiều lần người vợ đã có con với mình, rồi sau đó ra lệnh cho thủ tiêu để phi tang! Người đó thất đức đến nỗi có con mà không nuôi! Không dám nhận! Người ấy bất nghĩa với bạn bè, ngủ với vợ đồng chí mình, bỏ mặc những người đã làm ơn cho mình như Vũ Đình Huỳnh, mặc cho bị hàm oan, tù tội. Đã thế, lại còn trâng tráo viết sách tự ca tụng mình, và trong di chúc còn khoe rằng có con rơi lai Pháp, ý hẳn muốn thanh minh ta cũng là người, cũng có con rơi nhưng không phải những đứa như Nguyễn Tất Trung mà mẹ nó chỉ là người Việt thiếu số da vàng mũi tẹt!Tóm lại đó là một con người vô luân, đầy thủ đoạn và thâm độc...Hắn là một điệp viên thượng thặng của Liên Sô, Trung Quốc và có thể của cả Mỹ (điều này giải thích được tại sao ông ta lại tha Ngô Đình Diệm, một lá bài của Mỹ). Hắn là tác phẩm toàn hảo của Cộng sản quốc tế, cho nên đến chết vẫn để di chúc lại là về cõi âm với Lê với Sít chứ chẳng biết gì tới Đinh, Lê, Lý Trần!!! Dứt khoát, người ấy không phải là người Việt Nam. Không phải là ‘Bác Hồ’ như chúng ta vẫn đọc được trong sách báo của đảng. Hắn có tên thật là Hồ Tập Chương, vốn người thuộc sắc tộc Hyakka tức Khách Gia, mà người Việt gọi là Hẹ, thuộc huyện Miên Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan!Rất may cho chúng ta là màn kịch đã đến lúc cần hạ màn. Và bổn phận của chúng ta là phải làm sáng tỏ vụ bịp bợm thế kỷ này. Bằng cách nào? Trong khi ta không được rờ vào cái xác ướp tại Ba Đình, thì làm sao ta có thể dùng DNA để kiểm chứng. Ta vẫn có cách, nhưng ta phải đi đường vòng, cũng bằng phương tiện DNA.Như chúng ta đã biết, nhiều tác giả như Vũ thư Hiên, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Ký, Trần Khải Thanh Thủy v... v... đã khẳng định Nguyễn Tất Trung là con của Hồ Chí Minh (giả) và Nông Thị Xuân. Thế thì ta chỉ việc xin anh Trung một sợi tóc, và về Nghệ An xin bà Thanh một sợi tóc nữa, rồi sau đó ta nhờ một phòng Nghiên Cứu Quốc Tế độc lập và có uy tín để thử nghiệm và so sánh mẫu DNA của anh Trung với mẫu DNA của bà Thanh, chị ruột ông Nguyễn Tất Thành.Nếu DNA của anh Trung và bà Thanh giống nhau thì cái xác Hồ Chí Minh tại Ba Đình là xác thật, và Nguyễn Tấn Trung đích thị 100% là con của Hồ Chí Minh thật và do đó những nghiên cứu của ông Hồ Tuấn Hùng là bố láo.Nếu 2 mẫu DNA khác nhau, thì rõ ràng bố của anh Trung (và cả anh Trung nữa) chẳng dính dáng gì đến bà Thanh, chị của Nguyễn Tất Thành – Nói cách khác, Hồ Chí Minh nằm tại lăng Ba Đình chính là Hồ Chí Minh giả, và sự nghiên cứu của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng được xác tín 100% bằng khoa học là: Hồ Chí Minh thật đã chết năm 1932. Và người mang tên Hồ Chí Minh từ sau 1933 đích thị là Hồ Chí Minh giả.Nhưng làm thế nào để xin được tóc cuả anh Trung và bà Thành? Tiền! Có tiền mua tiên cũng được. Trùm xã hôi đen Năm Cam đã nói một câu mang tính triết lý cuả chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa hiện thời "cáí gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rát nhiều tiền".Đây là việc chúng ta phải làm, vì lẽ tồn sinh của dân tộc, cho nên một nghi án đã được nêu ra một cách nghiêm túc như vậy, thì cũngphải được kiểm chứng một cách nghiêm túc và khoa học bằng tất cả những gì có thể làm được.Nhưng ai sẽ đảm trách công việc thử nghiệm này? Không một cá nhân nào có thể làm được. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cao cả cuả một tổ chức có uy tín trong cộng đồng người Việt như: Tập Thể Cựu Chiến Sĩ, Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ, tại Âu Châu, tại Úc Châu... Xin quý vị hãy dẹp hết mọi sự khác biệt, tranh chấp để làm công việc này hơn là chỉ phản đối, biểu tình, chưởi rủa. Quý vị sẽ hỏi lấy tiền ở đâu để trang trải chi phí. Xin thưa là nếu có năm ba nhân sĩ có uy tín đứng ra thành lập một Uỷ Ban rồi sau đó kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng thì chắc chắn vấn đề tài chánh sẽ được giải quyết. Nếu quí vị không đồng ý như thế thì xin đưa sáng kiến để có phương tiện thực hiện việc giảo nghiệm này.

Tiết Liêu 

__._,_.___.

[2] tự truyện tìm Tự Do - tác giả Nguyễn Văn Luận

Người Tìm Tự Do và Tượng Thần Tự Do 

Tôi đến New York năm 1986, vào dịp kỷ niệm 100 năm tượng thần Tự Do uy nghi, kiêu hãnh trên hòn đảo Tự Do (Liberty Island) của nước Mỹ. 
Khu Mahattan với những tòa nhà chọc trời, ngước mắt trông lên, cảm thấy mình nhỏ bé.  Khách du lịch ngỡ ngàng nhìn ngó khắp nơi, thán phục nước Mỹ tự do có tượng thần Tự Do. 
Theo dòng người, tôi bắt đầu từ Battery Park, quẹo vào Castle Clinton, xưa là pháo đài chống quân Anh, nay là nơi bán vé ferry (phà). 
Qua cửa Castle là ra bờ biển đợi phà. Xa xa, nhìn thấy tượng thần giơ cao ngọn đuốc Tự Do trên làn sóng nhấp nhô của Đại Tây Dương bát ngát.  
Tượng thần Tự Do là thần tượng của di dân tứ xứ, người mất tự do trên trái đất này tìm tới nước Mỹ tị nạn. Ai cũng biết tượng thần Tự Do với tên Statue of Liberty, dễ nhớ, không dài như tên nguyên thủy là Liberty Enlighting the World. 
Thời gian chờ đợi xuống phà, đây đó vài người thầm lặng suy tư. Đó là những người mới tới Mỹ.  Ngồi bên gốc cây, gió hiu hiu, xào xạc lá, tôi nhìn ra đại dương bao la nhớ lại mảnh đời dĩ vãng. 
* 
Tôi lớn lên tại Hànội, được ăn học đầy đủ trước khi khôn lớn. Năm 14 tuổi, tôi học trường Văn Hóa, ngôi trường định mệnh, sát Hỏa Lò, góc phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Thầy dạy Anh văn, ông Nguyễn Khang, có dáng tài tử xi nê hơn là thầy giáo, ngoài dạy học còn làm ở phòng Thông tin Mỹ, phố Tràng Tiền.
Năm 1953, phó tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Hànội, đã đến thăm trường tôi do thầy Khang mời. 
Ngồi bàn đầu và là học sinh giỏi, thầy bảo tôi đại diện lớp.  Sau khi bắt tay trả lời ông Nixon "I am fine, thank you", thầy vui, ông Nixon hài lòng, tôi được nhận quà tặng là một post card tượng thần Tự Do.  Sau này vì tấm post card, tôi bị vào xà lim số 8 Hỏa Lò Hànội, dù chẳng ai biết ông Nixon đã tặng tôi.
Tôi đã tìm được tự do sau 28 năm đọa đày từ khi đất nước chia đôi, khi bức màn tre che kín miền Bắc, tăm tối âm u.  
Cha tôi làm chủ một hãng thầu tại Hải phòng trong khi gia đình vẫn ở Hà Nội. Khi người lính quốc gia cuối cùng rút sang bên kia bờ Bến Hải, cha tôi và gia đình kẹt lại do không hiểu gì về cộng sản và tài sản, cơ ngơi còn đó.  
Đỗ Mười về tiếp thu Hải phòng nói rằng các nhà tư sản vẫn được làm ăn bình thường.  Một tháng sau, cha tôi bị tịch thu tài sản.  Trở về Hànội, trắng tay, cả nhà sống trong túp lều ở ngoại ô, cha tôi đi đánh giậm, vớt tôm tép trong các ao hồ, rau cháo nuôi vợ con. 
Đấu tố, cải tạo, chửi rủa, cha tôi ngày một tiều tụy hơn những người tiều tụy bị qui là tư sản còn lại trong thành phố.  Lời trăn trối khi cha tôi khi nằm xuống là "Cha đã bị lừa, con hãy tìm đường vào miền Nam tự do".  
17 tuổi tôi đi tìm tự do, bị bắt. Chiếc thuyền vượt tuyến giạt vào bờ bắc vĩ tuyến 17.  Trải qua 11 trại giam, tôi bị giong về Hỏa Lò Hà Nội, trong xà lim số 8, mỗi xà lim giam một người.  Văn nghệ sĩ Nhân Văn-Giai Phẩm chật cứng 4 dãy xà lim. 
Biệt giam, tra hỏi, ép cung, làm sao tôi trả lời được những câu hỏi về chính trị lúc tôi còn nhỏ!
Từ trường học sang Hoả Lò, tôi chỉ còn nung nấu trong đầu hai tiếng Tự Do.  Tôi sẽ đi tìm Tự Do suốt cuộc đời này!   Từ đó tôi mang cái "mác": Trốn vào Nam theo địch, rồi dần dần thêm từng dòng "Âm mưu lật đổ chính quyền, phản động, làm tay sai CIA".  
Lý lịch như vậy, sống trong thời điểm khốc liệt nhất của cộng sản Việt Nam , đời tôi còn quãng dài oan nghiệt.  Tôi đã lên rừng, xuống biển, sang biên giới Việt Lào, vào miền trung để vượt  tuyến vào Nam .  Những tháng năm tù tội làm tôi hiểu cặn kẽ về cộng sản.  Điều cha tôi đau khổ nói trước khi chết  "Cha đã bị lừa..." nay tôi mới hiểu hết. 
Năm 1981, tôi vượt biển lần thứ  hai, bằng thuyền buồm đánh cá của một gia đình nghề chài, đi từ Hải phòng tới HongKong sau 26 ngày sóng gió. Định cư tại Mỹ năm 1982, tôi đã tìm thấy Tự Do . 
Mãi suy tư nên lỡ chuyến ferry, phải đợi thêm nửa giờ, chuyến tới. Tôi không bận tâm vì chờ đợi, tôi đã đợi chờ  gần nửa đời người, ba mươi phút chỉ là khoảnh khắc . 
Sầu tủi đã trôi đi,  chỉ còn vui tươi, hạnh phúc. Tôi còn có thể đợi chờ ngày vui tươi, hạnh phúc trên quê hương không còn cộng sản. 
*
 

Xuống ferry (phà), mũi tầu chiếu thẳng Liberty Island, mươi phút, nhìn phía sau, khu Manhattan lô nhô nhà chọc trời mờ dần trong nắng chiều New York, trời xanh lơ không một bóng mây mù. Xa xa, những con tầu lướt sóng, những cánh buồm nhiều mầu sắc đu đưa khiến tôi, trong giây phút, liên tưởng đến hàng trăm tầu thuyền tới cảng, một ngày tị nạn của người Việt Nam . 
Trên ferry người người, tay bắt tay, chào hỏi nhau, mặt rạng rỡ niềm tin, nụ cười chia xẻ.  Người ta nói với nhau bằng nhiều thứ tiếng, hiểu nhau bằng chỉ trỏ.  
Những con hải âu bay lượn quanh phà, mấy em bé ngây thơ tung mẩu bánh mì cho chim sà xuống, đôi cánh trắng vẫy chào. 
Phà vào bến, tôi bước lên bờ, thêm kích thích vì cảnh tượng trên đảo. Trước hết là tượng thần Tự Do cao lừng lững trên một building tức là phần bệ đá. Người xếp hàng thành hai cánh cung bao bọc cột cờ, dựng trên sân gạch hình tròn. 
Theo mũi tên và đường dây căng, mất thêm ba phút mới vào được tới bệ, rồi vào khu bảo tàng, giới thiệu công trình trùng tu năm 1980, kiến trúc và lịch sử tượng thần Tự Do.  Cô gái Á đông xinh đẹp, tươi cười chào mọi người và kể chuyện.  Tôi dừng lại đây lâu hơn một chút, không hiểu hết những gì cô nói, nhưng nhìn sơ đồ, thống kê tài liệu, biết được nhiều điều về pho tượng hình phụ nữ mặc áo choàng này.
Tượng thần Tự Do hoàn thành năm 1876, do nhà điêu khắc Frederic Auguste Bartholdi tạo hình, cùng kỹ sư Alexandre Gustave Eiffel thiết kế, xây dựng, là món quà của người Pháp tặng nước Mỹ.  
Tính từ mặt đất, tượng cao 305 feet (92,99 m), riêng thân tượng cao 151feet (46,50 m) .  Bên trong có hai lối lên đỉnh tượng: cầu thang máy lên hết phần bệ đá, cho người già hoặc ai không thích leo từng bậc thang (192 bậc).  Còn leo từ đầu, cả thảy 354 bậc thang xoắn ốc.  Đầu tượng đội chiếc nón có 7 cánh nhọn xòe ra, tượng trưng cho biển và lục địa ( thời đó  chưa biết 5 châu, bốn biển, mới có 7). Vành nón có 25 cửa sổ, đại diện cho 25 viên kim cương quí tìm được trên trái đất. Tay mặt thần giơ cao ngọn đuốc, đêm đêm rực sáng, tay trái giữ tấm bảng trông như quyển sách ghi chữ số La Mã: "July 4th, 1776", ngày thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ta quen gọi là Mỹ. 
Rất ít người dùng thang máy, đa số leo thang bậc lên tới vành nón, chặng cuối của hành trình. Tôi thận trọng bước lên bậc thang thứ nhất, lòng hân hoan khó tả.  Mỗi bước leo lên vòng thang xoắn ốc, tới khoảng  giữa thân tượng, cảm thấy như vào động tiên. 
Ánh đèn mờ ảo  phản chiếu bộ khung sắt chằng chịt, đủ sáng cho ta leo lên, càng cao, phần tượng nhỏ dần vì sắp tới đầu.  Bậc thang chỉ vừa một người nên không chen lấn.  Trên tôi là cô gái gốc Poland (Balan), tóc vàng óng ánh, người sau tôi là đàn bà Phi  châu, trang sức, váy chùng sặc sỡ.  Chỉ có tiếng rì rầm vọng từ vách tượng như tiếng kinh cầu bí ẩn.  Dòng người lên, xuống như đàn kiến vòng vèo, êm ả trong không khí dịu mát của máy điều hòa nhiệt độ. 
Từ cửa sổ vành nón tượng thần, tôi nhìn ra cánh tay thần Tự Do  giơ cao ngọn đuốc soi sáng tinh thần Tự Do cho nhân loại, và rồi nhìn ra Đại tây Dương, nghìn trùng xa cách, nửa vòng trái đất là nước Việt Nam của tôi chưa có Tự Do. 
Chuyến phà về, trở lại Manhattan , trời chiều lắng dịu. Trên phà cũng lắng dịu tiếng người như để tận hưởng một ngày ý nghĩa trong đời là đến tượng thần Tự Do, ghi lại bằng nhiều tấm hình kỷ niệm.
Người trèo lên đỉnh núi Himalaya hoặc theo khí cầu bay vòng quanh thế giới để lập một kỷ lục, tôi leo lên đỉnh tượng thần Tự Do để trọn vẹn một ước mơ từ nhỏ. 
Hòa nhập vào dòng người New York, tôi  đi nốt quãng đời  yên vui còn lại của một người đi tìm Tự Do, tìm được Tự Do trên đất Mỹ. //


tác giả Nguyễn thiếu Nhẫn - về một cuộc hội thảo!


TỪ CUỘC HỘI THẢO “BỂ DÂU” ĐẾN “VỤ ÁN WILLIAM JOINER CENTER”

-Nguyễn thiếu Nhẫn  -    

LTG: Trước đây chúng tôi đã phổ biến bài viết “Lật tẩy những nhà văn, nhà báo làm lợi cho CSVN”
Để độc giả cái cái nhìn rõ hơn về đường đi nước bước của những văn nghệ sĩ VN trong nước và hải ngoại đã thực hiện công tác trí vận của CSVN tại hải ngoại, chúng tôi cho phổ biến lại bài viết này.Bài viết đã được viết từ năm 1995, sau đó bổ sung nhiều chi tiết vào năm 2003.
Những năm gần đây, CSVN lại đưa các văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo từ trong nước tiếp tục tấn công ồ ạt vào cộng đồng hải ngoại; nhưng tất cả đều vỡ trận: Từ việc đưa kịch nói sang Mỹ trình diễn đến việc phát hành sách “Bên Thắng Cuộc” của “Vẹm Hô” Trương Huy San, tức Huy Đức,việc thành lập “Viện Trần Nhân Tông” tại đại học Harvard của Nguyễn Anh Tuấn và Lê Mạnh Thát, tức “Thiền sư” Trí Siêu
 
Những tay sai VC và những kẻ “chống (VC) không được thì theo (VC)” để hưởng chút lợi danh cuối đời đều bị lộ mặt trước Lẽ Phải và Sự Thật!

*

Vào năm 1993, tại phòng họp của quận hạt Santa Clara tại số 70 West Hedding, có một buổi ra mắt sách cùng được tổ chức với một buổi hội thảo về giao lưu văn hóa. Người ra mắt sách là nhà văn Nguyễn Bá Trạc với quyển sách có tựa là “Người Di Cư Nhức Đầu Vừa Phải.” Tham dự cuộc hội thảo về giao lưu văn hóa gồm các ông: cố nhà báo Lê Đình Điểu, nhà báo Thượng Văn (tức Lâm Văn Sang – thay thế nhà thơ Hà Thượng Nhân, theo lời Ban Tổ chức là bị bệnh bất ngờ), nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Hoàng Liên, Đào Khanh, Nguyễn Bá Trạc. Người tổ chức buổi hội thảo là “nhà văn” Giao Chỉ, tức cựu Đại tá Vũ Văn Lộc.

Cuộc hội thảo coi như không thành công vì các câu hỏi được nhắm vào các tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Mộng Giác và Khánh Trường (ông nhà văn này không có mặt trong tham luận đoàn – Ghi chú của người viết bài này). Cựu Trung tá Nhảy Dù Bùi Đức Lạc chất vấn nhà văn Nguyễn Mộng Giác về việc nhà văn này đã viết về việc lính Nhảy Dù QLVNCH đã cắt lỗ tai cán binh Việt Cộng xỏ xâu đeo trong truyện dài “Mùa Biển Động.”Một người tham dự chất vấn nhà văn Khánh Trường về chuyện nhà văn này đã viết trong một truyện ngắn khi đưa quan tài của người bạn về cho gia đình và sau đó, nhân vật trong truyện đã làm tình với em gái người đã chết kế bên quan tài của người lính  Nhảy Dù QLVNCH đã hy sinh. Sau khi câu hỏi này được đặt ra, chủ tọa đoàn đã mời nhà văn Khánh Trường lên trả lời nhưng nhà văn này đã “lỉnh” đi từ lúc nào. Câu hỏi có dính líu đến buổi hội thảo về vấn đề giao lưu văn hóa là câu hỏi của nhà văn Diệu Tần khi nhà văn Đào Khanh – lúc đó ông nhà văn này còn cộng tác với tờ Thời Báo ở San Jose – nêu lên ý kiến là người cầm bút ở hải ngoại “không nên chống Cộng một cách quá đáng (sic!)” Nhà văn Diệu Tần đã gay gắt hỏi: “Vì sao ‘người di cư thì nhức đầu vừa phải’ mà những nhà văn ở hải ngoại không nên chống Cộng một cách quá đáng.”

Người viết bài viết này có đặt câu hỏi có phải ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc là người tổ chức cuộc hội thảo giao lưu văn hóa  này thì ông ta xác nhận do chính ông ta tổ chức, nhưng ông ta chống hợp lưu và giao lưu văn hóa (sic!)
Tưởng cũng nên nhắc lại một chi tiết là cô Đoan Trang, lúc đó là xướng ngôn viên của đài phát thanh Quê Hương Việt Nam (không phải đài phát thanh Quê Hương hiện nay), người phụ trách MC của buổi hội thảo  và ra mắt sách này, đã trở thành người tham dự và đưa tay xin phát biểu để chất vấn ban tổ chức về cái gọi là giao lưu văn hóa và công kích nhà văn Đào Khanh về quan niệm “chống Cộng vừa vừa” của nhà văn này.

Vào năm 1995, tại cuộc hội thảo “Bể Dâu Conference Vietnam and America 1995” tại San Francisco, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã là khách thuyết trình để đọc tham luận về vai trò của văn học hải ngoại. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác rất can đảm và thẳng thắn khi viết trong bài tham luận những dòng sau đây:
“… Khi nhận lời mời của Đại học San Francisco đến tham dự cuộc hội luận này, tôi biết rõ những gì bạn bè của tôi trong cộng đồng đang nghĩ và sẽ làm. Cái chỗ tôi đang ngồi, những điều tôi sắp nói, nhiều nhà văn có uy tín xứng đáng hơn tôi để ngồi ở đây. Nhưng không ai muốn tự đưa mình vào tình thế khó khăn, không ai muốn bận tâm về những chuyện tranh luận thị phi, nên cuối cùng tôi trở thành  một người hết sức bất thường: không ai ủy nhiệm, cũng không đại diện cho ai cả, tôi lấy tư cách cá nhân của một người cầm bút trình bày một đôi điều về sinh hoạt văn chương của người Việt hải ngoại. Đúng hay sai, cá nhân tôi chịu trách nhiệm cho quan niệm này: Thay vì tẩy chay, vắng mặt trong các cuộc hội thảo về các vấn đề liên quan đến Mỹ và Việt Nam, người Việt hải ngoại cần có mặt để trình bày quan điểm của mình.” 

Tưởng cũng nên biết, cuộc hội luận này gồm hai phần. Phần thứ nhất, có tựa là “A Soldier Named Tony D.” thực hiện bởi Nguyễn Quý Đức (*) dựa vào truyện ngắn của nhà văn Việt Nam còn ở trong nước là Lê Minh Khuê. Phần thứ hai là bình văn lấy từ cuốn tuyển tập truyện ngắn  “The Other Side of Heaven” (Phía Bên Kia Thiên Đường). Tuyển tập này gồm 18 truyện ngắn (6 truyện ngắn nguyên bản Anh ngữ, 12 truyện ngắn của các tác giả Việt Nam gồm 4 truyện ở trong nước là các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái và 8 truyện của nhà văn Việt Nam hải ngoại (Võ Phiến, Hoàng Khởi Phong (*), Nguyễn Mộng Giác, Trần Vũ, Nguyễn Xuân Hoàng, Andrew Lâm, Phan Huy Đường và Lai Thanh Hà). Cuộc hội thảo có “mục đích hàn gắn những vết thương xưa cũ, tiến tới sự thông cảm để tăng cường các giao lưu về giáo dục và văn hóa giữa Mỹ và Việt Nam.”

Chuyện lạ đối với tôi lúc đó, là nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã viết trong bài tham luận những dòng như sau:
“… Cho nên theo tôi, vấn đề chính là những người có trách nhiệm về chính sách văn hóa Việt Nam có thực sự muốn hàn gắn những vết thương xưa cũ và hòa giải dân tộc hay không? Nếu còn cấm đoán không cho sách báo hải ngoại phổ biến trong nước, hay ít  nhất không tạo điều kiện cho những người cầm bút tiếp cận với văn học hải ngoại, thì những lời tuyên bố như trên chỉ là những lời tuyên truyền chính trị.”
Tám năm sau, mọi chuyện đều đã khác. Theo tin báo chí ở hải ngoại thì, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã được Đảng và Nhà Nước Việt Cộng cho phép in và phát hành ở Việt Nam quyển truyện “Sông Côn Mùa Lũ” mà ông ta là tác giả. Cũng như nhà văn Nhật Tiến được phép xuất bản tập truyện“Quê Nhà, Quê Người” với người em là nhà văn VC Nhật Tuấn, tác giả truyện dài “Đi Về Nơi Hoang Dã” đã được nhà văn Hoàng Khởi Phong, là người có tham dự cuộc hội thảo “Bể Dâu,” hết lời khen ngợi tại hải ngoại. Nhà văn Hoàng Khởi Phong cũng là người đã viết bài khen ngợi tuyển tập“Phía Bên Kia Thiên Đường” (mà trong đó nhà văn này có một truyện ngắn được dịch ra Anh ngữ) là “những bông hoa nở muộn của tình người(sic!).”

Một biến cố quan trọng đã xảy ra là Trung tâm William Joiner Center (WJC) thuộc trường đại học Massachusetts Boston (từ nay viết tắt là UMASS Boston) đã thuê mướn hai học giả ở trong nước là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi viết các luận văn tập chú vào chủ đề “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora,” được WJC dịch ra Việt ngữ với nguyên văn như sau: “Tái Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài.”
Hoàng Ngọc Hiến nguyên là giám đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du, Hà Nội và Nguyễn Huệ Chi là chủ nhiệm Ban Nghiên cứu và Lý luận Văn học của Viện Văn học Việt Nam. 

Nhận thấy việc đem hai viên chức cao cấp trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước CSVN sang Mỹ để mô tả người Việt tỵ nạn là một nghịch lý trong lịch sử văn học thế giới, nên ông Nguyễn Hữu Luyện, một sinh viên cao học của UMASS Boston đã cùng 11 người khác đã đứng đơn dùng tố quyền tập thể (class action) để khởi tố WJC/UMASS Boston.

Để trả lời sự tố giác của ông Nguyễn Hữu Luyện, một trong 12 nguyên đơn của vụ án WJC, đối với hai cán bộ cộng sản Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Ngọc Hiến, Kevin Bowen của WJC nói rằng “hai giáo sư này đã được đón tiếp nồng nhiệt và đã được cộng đồng người Việt mời đi nói chuyện tại Washington D.C., Texas và California” và rằng “những cuộc viếng thăm ấy là những thành công lớn.”Thật ra đây chỉ là sự bịa đặt của Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung, vì không có cộng đồng nào mời hai ông này đến nói chuyện thì làm sao có sự thành công to lớn?

Có điều, hai “học giả” VC này, nhất là Hoàng Ngọc Hiến đã được chuẩn bị từ lâu.
Từ năm 1990, nhà phê bình văn học Thụy Khuê, một người sinh sống tại miền Nam du học tại Pháp từ trước năm 1975, đã tốt nghiệp và đã ở lại Pháp đã “chuẩn bị” cho Hoàng Ngọc Hiến là một nhà văn phản kháng như sau:
 “…Ở miền Bắc, khi Việt Minh lên nắm chính quyền, sự bạo tàn của đảng Cộng sản đối với tư tưởng đã tàn khốc hơn sự hy sinh xương máu con người và hủy diệt nhiều thế hệ tâm hồn, biến đất nước thành một ngục tù giam hãm tư tưởng. Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Dần, Phùng Quán, Hữu Loan, Hoàng Cầm… Rồi Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương đã nói nhiều, nói rõ, đã vẽ lên nỗi oan khuất, của một thế kỷ văn học mà nhà văn chỉ là công cụ cho đảng.” (1) 

Hai tạp chí Văn Học (do Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong thay thế nhau trong vai trò chủ bút) và Hợp Lưu của Khánh Trường đã đánh bóng rất kỹ hai cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi.

Tại San Jose, nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã trang trọng giới thiệu Hoàng Ngọc Hiến là “một người khách thuộc chương trình khách quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ… là người viết bài đầu tiên trong đợt gọi là văn chương phản kháng của thời kỳ Thống Nhất…”  (với chữ “Thống Nhất”  do ông nhà văn Giao Chỉ viết hoa) khi đăng tải lại bài viết “Ngọn gió thổi những chiếc lá bay qua đại dương” trên tờ Thời Báo ở San Jose, để ông cán bộ văn hóa VC Hoàng Ngọc Hiến “kề vai, cọ vế” với các nhà văn ở hải ngoại.

Tạp chí Văn Học của Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong, đã tạo điều kiện để Nguyễn Huệ Chi lấy tên của các tác phẩm “phe ta” làm ý diễn đạt quan điểm của mình như sau:
 “Trong khi một số nhà văn lớp trước bớt nói đến ẩn ức chính trị, đi tìm cảm hứng trong lịch sử hoặc trong những chiêm nghiệm thân thế, trầm mặc về đời người - những ‘ngọn cỏ bồng’, cánh ‘bèo giạt’, ‘nụ cười tre trúc’, ‘ngọn hải đăng mù’ – sau nửa thế kỷ vần vũ không biết bao nhiêu ‘lớp sóng phế hưng’, ‘mùa biển động’, ‘gió lửa’, thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mãi mê ghi lại vô vàn cảnh lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách xếp đặt câu xếp đặt chữ tân kỳ, cách ám dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng ‘hợp lưu’ để cùng với dòng văn học đổi mới ở trong nước ‘hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong có ngoài,’ trong sự cảm thông của những người cầm bút.” 

Và, tại Bắc California, Thượng Văn (tức Lâm Văn Sang - ký giả của tuần báo Việt Mercury tại San Jose, đã đình bản), một trong những người chủ trương tạp chí Nhân Văn (đã đình bản) đã tạo môi trường là đã phỏng vấn có những câu hỏi cò mồi để Nguyễn Huệ Chi có dịp nhi nhô về chuyện WJC đã bị kiện ra tòa án Hoa Kỳ vì đã mời ông ta và Hoàng Ngọc Hiến viết về người Việt tỵ nạn. Cuộc phỏng vấn vào tháng 9 năm 2001 có câu hỏi cò mồi như sau:
Thượng Văn (LVS) hỏi: Anh nghĩ gì về phản ứng của người Việt hải ngoại chống đối sự có mặt của anh Hoàng Ngọc Hiến và anh trong chưong trình của WJC?

Nguyễn Huệ Chi đáp: Theo tôi đấy không phải là phản ứng của mọi người Việt mà chỉ là thiểu số. Người đứng đầu là ông Nguyễn Hữu Luyện. Tôi không biết rõ động cơ đích thực của ông Luyện trong việc phản đối này, nhưng nói rằng người trong nước không hiểu gì về đời sống người Việt hải ngoại thì không thể viết được là không hợp lý. Khi có một chương trình như thế cần phải có cái nhìn từ nhiều phía, trong cũng như ngoài nước mới soi rọi được một mẫu số chung. WJC muốn như thế nên đợt đầu đã tuyển hai người Mỹ và hai chúng tôi. Đợt hai sắp tới nghe nói có 8 người: một người ở Canada, một người ở Pháp và 6 người ở Mỹ. Thế là WJC tương đối công bình chứ không phải có cái nhìn thiên vị. Thứ hai, theo tôi nghĩ, đâu cứ phải cử người nào sang đây cũng có cái nhìn méo mó về người Việt bên này. Những người đã nghe theo ông Nguyễn Hữu Luyện chống chúng tôi, tôi không muốn nghĩ xấu về họ. Mỗi người có thể xuất phát từ những hoàn cảnh éo le nào đấy mà bày tỏ thái độ, chẳng hạn trong gia đình có người vượt biên chẳng may đi không đến, nỗi đau đó của họ tôi sao có thể thờ ơ. Khi ở xa nhìn nhau đôi khi ta tưởng có thể đánh nhau được đây nhưng đến gần thì sao. Thấy mặt mũi anh này có khi cũng có thể nói dăm ba câu. Nói dăm ba câu lại thấy có thể chơi nhau một tuần. Chơi nhau một tuần hóa ra có thể chơi lâu. Tôi nghĩ chỗ đó là mẫu số chung của người Việt. Chấp nhận  sự khác nhau, trọng hòa hơn đồng, nét đặc sắc văn hóa Việt là ở đó.” 

Hơn ai hết, chắc ông Lâm Văn Sang phải thấy đây là một câu trả lời rất lố bịch của “học giả” Nguyễn Huệ Chi. Hơn ai hết, ông Lâm Văn Sang phải biết vụ án WJC không phải chỉ có ông Nguyễn Hữu Luyện và 11 nguyên đơn đứng kiện mà là vụ án của 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản. Trong trường hợp ông Thượng văn Lâm Văn Sang và những người-cùng-đi-một-đường với ông Lâm Văn Sang đồng ý với câu trả lời của ông “học giả” Nguyễn Huệ Chi vì các ông không đứng chung với 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản thì tôi xin tôn trọng ý kiến của ông.
Chúng tôi xin không dám nói như nhà văn Sơn Tùng là “sự thật hai ông Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Ngọc Hiến đã đến Mỹ trong âm thầm và cũng đã trở về Việt Nam trong âm thầm. Không có cộng đồng người Việt ở hải ngoại mời họ đến nói chuyện thì làm sao có sự thành công lớn? Họ có đi Hoa Thịnh Đốn, Texas và California thật, nhưng cũng đã đi trong âm thầm dưới sự che giấu của vài người quen hay những tổ chức thân cộng nằm vùng để cho biết đó biết đây, thu nhặt ít đồ kỷ niệm hay quà cáp của tư bản, đem về khoác lác với bà con, bạn bè, và viết vài bài báo bịa đặt – như Bowen đã bịa đặt.” 
*
Tám người được tuyển chọn cho chương trình của WJC nên khóa 2001-2002 gồm có:
  1. Karin Aigulair-San Juan, Giáo sư ngành Bắc Mỹ Đại học Macalester.
  2. Đặng Tiến, Giáo sư Văn học Cổ điển Việt Nam, Đại học Paris VII.
  3. Đỗ Quyên, nhà phê bình văn học.
  4. Nguyễn Hữu Liêm, Giáo sư Triết học Đại học San Jose City College.
  5. Nguyễn Thị Thanh, Giáo sư Giáo dục, University of Massachusetts.
  6. Nguyễn văn Trung, Giáo sư Triết, Cựu Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sàigòn.
  7. Tạ Chí Đại Trường, Sử gia.
  8. Trin Yarborough, Ký giả.
Mười lăm người người được tuyển chọn cho “Chương trình Rockefeller Nghiên Cứu Về Người Việt ở Nước Ngoài” cho niên khóa 2002-2003 gồm có
  1. Mariam Beevi, sinh viên Tiến sĩ ngành Văn chương Tỷ giảo, Univesity of California Irvine,
  2. Sergei Balgov, Nhà Nghiên cứu và Chuyên gia về đạo Cao Đài và Hòa Hảo.
  3. Bùi Thị Lan Hương, Nhà văn, nhà báo.
  4. Đỗ Minh Tuấn, Đại diễn, Nhà văn, Nhà thơ, Họa sỹ, và Kịch gia.
  5. Maureen Feeney, Sinh viên Tiến sĩ ngành Nhân chủng học Văn hóa, University of Michigan, Ann Arbor.
  6. Hoàng Khởi Phong, Nhà văn, nhà báo, cựu Đại úy QLVNCH.
  7. Nguyễn Ý Đức, bác sĩ Gia đình và Lão khoa, sáng lập tổ chức Cộng đồng Việt Nam tại Baton Rouge và vùng phụ cận.
  8. Nguyễn Mộng Giác, Chủ bút tạp chí Văn Học, nhà văn.
  9. Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), Nhà kinh tế, nhà văn, nhà thơ, Kịch gia.
  10. Nguyễn Vy Khanh, Nhà thư viện học, Nhà phê bình, sáng lập viên và Tổng thư ký Liên Hội Người Việt Tự Do Hải Ngoại (1994-1997).
  11. Phạm Xuân Nguyên, Nhà phê bình, Chuyên gia về Văn học Miền Nam trước 1975.
  12. Phan Huy Đuờng, dịch giả, triết gia, phê bình gia.
  13. Meridel Rubenstein, Nhà Nghệ thuật, Nhiếp ảnh gia, Giáo sư Thỉnh giảng tại Smith College.
  14. Trần Văn Thủy, Nhà đạo diễn phim tài liệu xã hội.
  15. Indigo A. Williams, nhà hoạt động xã hội, Nghiên cứu gia.
Trong danh sách đợt 3 của WJC, người ta thấy có 3 nhà văn đã có tác phẩm in trong quyển “The Other Side of Heaven” (Phía Bên Kia Thiên Đường) là quyển sách đã được đem ra bình văn trong cuộc hội thảo “Bể Dâu” tại San Francisco là các ông Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Phan Huy Đường.

Theo tuyên bố của tên Nguyễn Bá Chung thì nhà văn Hoàng Phởi Phong sẽ viết về đề tài “Những Nhà Văn Gốc Quân Đội Trong Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại,” Nguyễn Mộng Giác với “Sơ Thảo Về các Giai Đoạn Thành hình Và Phát Triễn của Giòng Văn Xuôi ở Hải Ngoại Từ Năm 1975 Đến 2000.”

Cách đây 8 năm, khi nhà văn Nguyễn Mộng Giác chọn làm người cầm bút “bất thuờng” – nói theo cách nói của ông ta – đi vào bên trong cuộc hội thảo “Bể Dâu” do Vũ Đức Vượng (*), một sinh viên du học trước năm 1975 tổ chức, tôi đã viết bài “Máu Nào Đã Đổ Xuống, Mực Nào Đã Viết Ra Trong Cuộc Bể Dâu Này” để lên tiếng về việc làm này là đã tạo cho Cộng sản Việt nam có diễn đàn để giao lưu văn hóa một chiều trong trận “vận động chiến” tổng tấn công vào “mặt trận giao lưu văn hoá một chiều” ở hải ngoại. Bài viết đã được in trong tập tạp luận được đổi tên cho ngắn gọn là “Máu Mực Bể Dâu” được Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do Hải Ngoại xuất bản vào năm 2002.

Tám năm sau, lời than vãn của nhà văn Nguyễn Mộng Giác về việc nhà cầm quyền CSVN “cấm đoán không cho sách báo hải ngoại phổ biến trong nước, hay ít nhất không tạo điều kiện cho những người cầm bút tiếp cận với văn học hải ngoại, thì những lời tuyên bố như trên chỉ là những lời tuyên truyền chính trị” đã không còn đúng đối với ông ta nữa. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác và nhà văn Nhật Tiến đã được CSVN cho phép in và phổ biến tác phẩm ở trong nước. Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong lại được tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, một sinh viên du học trước năm 1975 móc nối để cùng WJC thực hiện âm mưu thâm độc là viết “tờ căn cước đỏ” cho 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản. Chuyện này không phải là chuyện lạ vì thời nào mà chẳng có những kẻ bám đuôi theo kẻ mạnh để kiếm miếng đỉnh chung, kiếm chút danh lợi cuối đời. Nhưng thời nào cũng thế: nếu đã có “Tụng Tây Hồ phú” thì ắt có “Chiến Tụng Tây Hồ phú”; nếu đã có Tôn Thọ Tường vì tham miếng đỉnh chung cam tâm cúi đầu theo giặc Pháp, mượn hơi giặc Pháp hăm he những người yêu nước:
“Miệng cọp, hàm rồng đâu dễ chọc
Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay.”
Thì ắt sẽ có Phan Văn Trị nói lời khẳng khái, quyết liệt: 
“Chớ mượn hơi hùm rung nhát khỉ
Lòng ta sắt đá há lung lay!” 

Ngày 13 tháng 5 năm 2003, truyền hình Việt Nam tại Boston có tường trình vụ WJC họp với một số nhà văn Việt Nam và Mỹ tại trường đại học Harvard.
Toàn bộ vấn đề nhà văn Nguyễn Mộng Giác nêu lên gồm hai điểm chính:
-Giới nhà văn trẻ du học trước năm 1975 tham dự phong trào phản chiến bị cộng đồng gọi là Việt Cộng (sic!)
-Nguồn văn học hải ngoại hiện nay đang tập trung tại Hoa Kỳ, nhưng trong tương lai, các nhà văn trẻ tại Đức vốn sẵn có nhiều quan tâm đến tình hình trong nước và có nhiều hiểu biết về những vấn đề trong nước hơn, sẽ giành ưu thế và chuyển trung tâm văn học Mỹ sang Âu Châu. 

Xin không đề cập đến việc nhà văn Nguyễn Mộng Giác tiên đoán “trung tâm văn học Mỹ sẽ chuyển sang Âu Châu” trong tương lai, để có thể, từ đó, “Ủy ban người Việt ở nước ngoài” của CSVN sẽ thiết lập chiến lược tiêu diệt cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản có hiệu quả hơn, vì đó là quyền tự do của nhà văn Nguyễn Mộng giác và những người đang cùng-đi-một-đuờng với ông ta.

Chúng tôi xin đề cập đến việc nhà văn Nguyễn Mộng Giác “gán tội” cho cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản “đã gọi những nhà văn trẻ du học trước năm 1975 tham dự phong trào phản chiến là Việt Cộng.” Theo tôi, đây là một nhận định không được chính xác, nếu không muốn nói là hàm hồ. Không có cộng đồng nào gọi “những nhà văn trẻ du học trước 1975 tham dự phong trào phản chiến là VC” cả, mà chính những người này tự khắc lên trán mình mấy chữ “Việt gian,” “tay sai Việt Cộng”, tạo cơ hội để Việt Cộng xâm nhập, đánh phá cộng đồng như trường hợp “sinh viên du học trước 1975” Nguyễn Bá Chung đã chê bai chế độ miền Nam đã tham nhũng, đã nhận tiền hối lộ để cấp giấy phép cho anh ta đi du học (trong lúc hàng trăm ngàn thanh niên khác cùng trang lứa với anh ta đang phải hy sinh xương máu để bảo vệ chế độ miền Nam để anh ta dùng tiền hối lộ để đi du học!) Chỉ có “nhà thơ du học trước năm 1975” Nguyễn Bá Chung mới làm bài thơ “Nguyễn Bính” với hai câu:
“Nửa đời mới biết công danh hảo
Giày cỏ, gươm cùn đến trắng tay” 

để Hoàng Ngọc Hiến dùng thủ thuật trích dẫn để diễn giải là “có thể hiểu với ý nghĩa thời sự là tác giả mượn thân phận của nhà thơ giang hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng vỡ mộng của mình và những chàng trai cùng thế hệ hiện đương long đong nơi đất khách quê người.” (3)

Với tư cách Giám đốc Chương trình Nghiên cứu về người tỵ nạn Cộng sản, Nguyễn Bá Chung đã làm thơ bài thơ “Di Tản” mô tả thế hệ di tản như sau:
“Là mảnh vụn của sỏi đá
là giọt nước của ao tù
là tia nắng cuối cùng mong manh
là viên đạn lép
      cuối lòng súng rỉ
là ngôn ngữ bất lực
      của tháng ngày bất lực
là vết bầm cuối cùng
       của cuộc nội thương
là vết rêu của sỏi đá
là hơi sương trên  ao tù
là tia nắng cuối đời mong manh
là viên đạn lép
        không bao giờ bắn nữa
là ngôn ngữ khởi đầu
        khi tiếng bom chấm dứt
là những gì còn đọng lại
        sau cơn động đất cuối mùa.” 

Thử hỏi với bài thơ bêu rếu những người di tản như trên, cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại phải gọi ông “sinh viên du học trước năm 1975” Nguyễn Bá Chung là gì cho chính danh, nếu không gọi đúng tên là “Việt gian,” “tên tay sai Việt Cộng?”

Những người có quan tâm đến văn học đến việc làm của “các sinh viên du học trước 1975” đều biết Đặng Tiến, một “sinh viên du học trước 1975” đã đỗ đạt (?) và đã ở lại Pháp, với bút hiệu Nam Chi đã viết những bài phê bình văn học đăng trên tờ Đoàn Kết, tờ báo của “Việt kiều yêu nước” tại Paris. Trong các bài viết về các nhà văn, nhà thơ hải ngoại, Nam Chi không hể để lộ ra bất cứ một dấu vết nào chúng tỏ mình là cộng sản. Biện minh lý do tại sao mình thích và chọn bình thơ Nguyễn Bá Trạc, Nam Chi cho biết ông yêu cái “tia nắng an lành… niềm vui mới” của nhà thơ này. Qua một số bài viết khác, những người có theo dõi cũng được biết Nam Chi Đặng Tiến đã nhiệt liệt khen ngợi bài thơ “Tôi đi trên những con đường rừng cũ”của “kháng chiến quân” Hoàng Phủ Ngọc Tường là “kết hợp được ý chí chiến đấu với một niềm u hoài khó tả.” và khi đọc bài viết của Nam Chi viết về Tố Hữu với câu kết thúc bằng một lời “phảng phất ngọc lan chi vị”: “Đọc thơ Tố Hữu, càng đọc càng yêu” thì người ta mới thấy cái thái độ xum xoe, bợ đỡ, “hôn đít bạo quyền” của Đặng Tiến cứ như là một đối tượng Đảng không bằng! (4)

Các ông nhà văn, nhà thơ “sinh viên du học trước năm 1975” Đặng Tiến, Nguyễn Bá Chung v.v… được những người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản gọi họ là “Việt gian” là “tay sai VC” bởi vì chính các ông này đã đã khắc lên trán mình mấy chữ này, chứ không có Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản gọi là  “Việt gian,” là “tay sai VC” cả. Đề nghị nhà văn Nguyễn Mộng Giác muốn xum xoe, bợ đỡ những người này để được làm “Việt gian,” làm “tay sai cho VC” thì cứ làm. Đừng tìm cách biện minh này nọ mà làm gì.

Cách đây tám năm, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã “can đảm” đi vào cuộc hội thảo “Bể Dâu” do Vũ Đức Vượng, một “sinh viên du học trước năm 1975” tổ chức với lý do là “để tranh đấu cho những người cầm bút miền Nam có tiếng nói.” Bởi vì, theo nhà văn Nguyễn Mộng Giác thì: “Người miền Nam, một bộ phận quan trọng của dân tộc, vẫn vắng mặt. Họ vẫn bị liệt vào đám đông nhếch nhác của nhân vật phản diện. Họ không được quyền ‘đẹp trai,” càng không được quyền làm mềm lòng một cô bộ đội miền Bắc.” nay, thì mọi chuyện đã khác: nhà văn Nguyễn Mộng Giác (*) đã được cất tiếng nói. Tác phẩm của ông và nhà văn Nhật Tiến đã được Đảng và Nhà Nước CS cho phép in và phát hành ở trong nước. Cùng với Hoàng Khởi Phong, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã được “trả công dẫn đường” là đã được WJC tuyển chọn trong đợt 3 để tiếp tục công việc viết lại “tờ căn cước đỏ” cho cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản mà hai cán bộ VC Hoàng ngọc Hiến (*) và Nguyễn Huệ Chi với sự tiếp tay của Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung đã khởi đầu và đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của “những người không chịu vui niềm vui mới giữa những tang thương và đau khổ của đất nước” (4), đã dẫn đến vụ kiện Trung tâm William Joiner ra trước tòa án Hoa Kỳ.

Theo bản tin mới nhất của ông Nguyễn Hữu Luyện gửi cho cộng đồng ngày 22 tháng 5 năm 2003 thì phía bị cáo WJC đã xin hoãn phiên xử tới ngày 16-12-2003 để xin giải quyết bên ngoài tòa án và xin bồi thường 250.000 Mỹ kim và một lá thư xin lỗi, nhưng ông Nguyễn Hữu Luyện đã không đồng ý, vì theo ông Luyện, chúng ta cần một bản án để vô hiệu hóa chương trình nghiên cứu đầy tội ác của WJC nhằm bảo vệ vị trí lịch sử của 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản.

Tiếc thay, có một số người Việt tỵ nạn cộng sản mau quên vì chút danh lợi cuối đời đã tham dự chương trình WJC để làm bình phong cho chương trình viết “tờ căn cước đỏ” cho 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản do nhóm phản chiến Hoa Kỳ (David Hunt và Kevin Bowen) và tay sai Việt Cộng như Nguyễn Bá Chung chủ trương và thực hiện.

NGUYỄN THIẾU NHẪN 
San Jose 20-06-2003 

Chú thích:
  1. Thụy Khuê, văn học nghệ thuật trước tình thế mới, tham luận đọc tại hội luận về Dân chủ đa nguyên do nhóm Thông Luận tổ chức tại Paris ngày 27-10-1990.
  2. Số 184 năm 2001, trang 29, 30.
  3. Tóm lược vụ án WJC Boston, Nguyễn Hữu Luyện.
  4. “Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi…”,Trần Ngọc Lũ, Tân Văn số Xuân Mậu Thìn. 
(*) Nhà báo Nguyễn Quý Đức đã về VN mở quán cà phê, nhà văn” chạy trốn tổ quốc” đã được VC cho về nước sinh sống, nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã qua đời, Vũ Đức Vượng đã được CSVN thưởng công cho phụ trách chuơng trình “Niên Học Nước Ngoài”.

nhà báo Bùi Bảo Trúc - *(24-6-2013)

"Thư Gửi BẠN TA" là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ "tgbt@yahoo.com".


Ngày 24 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trong một số Playboy, tôi đọc được một câu có thể dùng để phá tan tất cả các bức tường băng bất kể bề dầy ở mức độ nào, hữu hiệu còn hơn cả những chiến lược mà Tây phương đã dùng để kéo sập bức tường Berlin, chấm dứt giai đoạn chiến tranh lạnh hơn hai chục năm trước.
Nhân vật chính trong truyện ngắn, tôi nhớ hình như là của John Updike, có một cách làm quen, bắt chuyện lần nào cũng thành công, mà lần nào chàng cũng chỉ dùng có câu: You smell so good... what is it?
Giản dị hết sức. Nửa đầu khen một cái đã. Nửa sau bắt đương sự phải trả lời, để sau đó, đẩy đưa câu chuyện. Mà thường thì đương sự trả lời ngay. Lý do là vì vừa được khen, đang còn sung sướng chết ngất, bị hỏi thêm một câu về cái nguyên do làm phát sinh ra lời khen đó thì phải trả lời chứ: Cô/ bà thơm lắm... mùi gì vậy?
Câu trả lời là cái tên của loại nước hoa. Aria, hay Contradiction, hay Allure... Rồi sau đó, là những chuyện khác nữa cứ từ tốn kéo ra. Lần nào nhân vật trong truyện ngắn đó của Updike cũng thành công rực rỡ. Các ông Khruschev, Brezhnev... có sống dậy cũng không thể làm hồi sinh được chiến tranh lạnh nữa.
Nhưng bây giờ, có thể lối khai mở đó sẽ không còn thành công nữa.
Khen thơm phức thì được. Nhưng hỏi mùi gì thì chưa chắc đã được trả lời. Nếu đó là thứ nước hoa không bán ở ngoài tiệm, nếu đó là thứ nước hoa được pha chế riêng cho người đang xức nó. Người bị hỏi có thể sẽ quay lại quăng ra mấy câu hỏi liên tiếp: Tại sao muốn biết? Biết làm gì? Muốn mua hả? Mua cho ai? Không nói được.
Cuộc đối thoại chấm dứt. Nhân vật của John Updike sẽ cứng họng, chịu thua không sao cứu vãn được tình hình.
Và nếu người có mùi nước hoa kỳ lạ đó muốn chia xẻ cái mùi được đặc biệt pha chế riêng cho nàng, nàng sẽ phải viết xuống giấy, ký tên cho phép như một tác giả bảo vệ tác quyền của mình, thì người kia mới mua được. Những chi tiết quái đản này tôi vừa được biết khi đọc được trong Internet một bài viết về những loại nước hoa được pha chế riêng đang được nhiều khách hàng chiếu cố.
Xức một mùi nước hoa mà được nhận ra cũng có thể sung sướng lắm chứ. Như trong phim Scent Of A Woman, đoạn Al Pacino trong vai đại tá khiếm thị Frank Slade ngửi và nhận ra, nói đúng tên của mùi nước hoa người phụ nữ trẻ lần đầu tiên ông gặp trong quán ăn. Nhưng trong một sở làm, ba bốn chị một hôm cùng rú lên vì thấy mấy chị kia cũng dùng một thứ nước hoa mua ở Nordstrom như mình thì không có gì vui hết. Và đó là lý do phải đi kiếm một mùi đặc biệt không ai có cho khỏi tức cái... mình.
Các phụ nữ có vẻ rất đồng ý với chuyện này, và công việc làm ăn của Sarah Horowitz, pha chế những mùi nước hoa theo yêu cầu của khách hàng, có chiều hướng đi lên. Nhưng với những cái giá khá cao, khoảng gần $300 cho mỗi 1/4 ounce perfume oil, người ta chưa thấy được cái ngày ai cũng một mùi riêng như tiên đoán của Internet.
Những người đàn ông có hai ba nơi để tặng nước hoa sẽ gặp vất vả. Mỗi nơi một mùi riêng có thể gây đủ mọi thứ phiền nhiễu cho các chàng. Không thể gửi hai ba nơi đó cùng một mùi, mùi Dona Karan trong cái chai rất kiểu cọ chẳng hạn. Hai ba cái nơi ấy sẽ đòi mỗi nơi một mùi thì phiền lắm. Làm sao hết cái mùi vừa chia tay ý thức hệ ở ga xe điện ngầm khi đến gặp cái mùi thứ nhì? Mà phụ nữ mũi tốt hơn đàn ông rất nhiều, đã tốt lại còn được chống đỡ bằng những miếng plastic thì phân biệt mùi chắc phải giỏi hơn.
Vậy thì phải làm gì để thoát hiểm?
Vạn ứng Nhị Thiên dầu. Chai dầu Nhị Thiên Ðường chứ còn gì nữa. Vừa đánh át được cái mùi kia, vừa gây được thương cảm cho một người vừa trúng phải cơn gió độc, như bài học tôi học được của một trong những cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam, đại sứ P.Ð.L. lúc sinh thời mà tôi rất yêu quí.
Lúc ấy, quần áo sực nức mùi phở lại là an toàn nhất...

Ngày 25 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải xin lỗi nước Lào và người Lào vì những cách đối xử không mấy tốt đẹp mà chúng ta dành cho quốc gia và những người bạn láng giềng này.
Chúng ta chỉ nói được có một điều tử tế duy nhất về nước Lào, đó là cái giường của dân tộc này:
Trăng rằm mười tám trăng treo 
Anh đóng giường Lèo cưới vợ Nha Trang
Câu ca dao này cho thấy giường kiểu Lèo được quí trọng lắm. Hẳn nó phải đẹp, phải tốt lắm mới được trọng như vậy. Việt Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức cho biết đó là loại giường chạm trổ đẹp. Sửa soạn cho ngày trọng đại, người đàn ông trong ca dao đã phải đóng một cái giường Lèo thật đẹp để đón vợ về.
Giường Lèo, do đó, là loại giường hạng nhất. Chỉ những người tử tế, có cuộc sống tốt đẹp, gương mẫu mới được nằm trên nó. Không tử tế, tốt đẹp thì nơi ngả lưng được chuyển ra cái chuồng heo, tệ hơn nữa thì nằm chèo queo:
Một vợ nằm giường Lèo 
Hai vợ nằm chuồng heo 
Ba vợ nằm chèo queo...
Ngoài chiếc giường, nước Lào không có được bất cứ một chuyện gì tốt đẹp, và tử tế.
Nói chuyện xa xôi, hiểm trở, khó khăn, người ta đưa nước Lào ra: Ðường xa chớ ngại Ngô, Lào, như một câu trong Kiều.
Ðất nước xa xôi đến độ bị khinh bỉ thậm tệ như trong câu ca dao: Thừa con mà gả cho Lào, cho Ngô.
Trong khi những nước khác được chúng ta chiếu cố nhiều đến món ăn của họ thì nước Lào chỉ được nhắc tới bằng một món ăn rất thiếu văn minh, món mắm ngóe: Ði xứ Lào ăn mắm ngóe. Câu tục ngữ nghe đầy vẻ mạo hiểm và liều lĩnh ở trong. Món mắm ngóe của nước Lào rõ ràng không được thưởng thức nhiều như các món ăn chơi lịch lãm khác: Ở nhà Tây, ăn cơm Tầu, lấy vợ Nhật, lái xe Hoa kỳ...
Thế rồi không biết từ lúc nào, dân tộc Lào bị đổ cho cái tính không thật, gian dối, cuội, không giữ lời hứa, thiếu chữ tín. Ðặc biệt là chỉ ở miền Nam, người dân nước láng giềng phía tây của chúng ta mới bị đổ cho những cái tội ghê khiếp đó. Miền Bắc thì không. Miền Bắc gọi quốc gia này là Lào. Miền Nam, tên quốc gia này là Lèo. Và dường như chỉ sau đệ nhất cộng hòa lối gán ghép, đổ oan cho dân tộc này mới xuất hiện.
Lèo được cho đồng nghĩa với xạo, thất hứa, với bậy bạ, nhảm nhí. Lèo là tĩnh từ để mô tả một danh từ, một trạng từ để bổ nghĩa cho động từ, một danh từ để thay cho Cuội, nhân vật trong cổ tích Việt Nam nổi tiếng là hay nói láo, có thể nói láo từ sáng đến tối, từ sớm mai tới chiều, không lúc nào ngưng nghỉ.
Nhất định người Lào không xấu xa và tồi tệ như thế. Có thể những điều không tốt đẹp về nước Lào là do một số lãnh tụ và những lối hành xử kỳ lạ của họ chăng? Như mấy ông Khong Le, Phoumi Nosavan, Phoumeuil (Phu Môi?), Phouceuil( Phu Côi ?) của những năm nhiễu nhương của thập niên 60.
Nhưng chúng ta thì nhất định dùng tên của quốc gia này để nói về cái tính không chân thật. Khi nói một người quê quán ở Vientiane thì không nhất thiết giấy khai sinh của ông ta ghi Vientiane là nơi sinh, mà chỉ là một cách để nói ông ta là người Lèo. Mà ông ta là người Lèo thì nghĩa là ông ta nói láo thành thần, không bao giờ biết nói thật.
Hứa Lèo là hứa mà không giữ lời.
Công chúa Lèo là một phụ nữ hay hứa Lèo, hẹn Lèo.
Tuy thế, tất cả vẫn chưa ghê rợn bằng một thứ người mà một người bạn tôi đã gặp: ông ta là người Hoa, họ Hứa và sinh quán ở nước Lào. Ông ta có tên là Hứa Lèo.
Toàn là những điều bịa đặt đầy ác ý về nước Lào và dân tộc Lào. Không biết người Lào nhìn chúng ta như thế... lào?
Chẳng lẽ cứ gạt đi rằng chuyện lước Lào biết thế lào mà lói sao?

Ngày 26 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trò nô dịch coi vậy mà rất là khó bỏ được. Người Mỹ có một danh từ hay đáo để: fart catcher, kẻ vồ bắt trung tiện, những chữ để mô tả hành động của bọn nô dịch.
"Sinh vật" này có thói quen là cứ lò mò đi sau những người mà nó muốn diễn trò nịnh bợ bằng cách chờ người kia đánh ra một cái rắm là vồ ngay lấy, đưa lên mũi hít hà rồi hét ầm lên là sao mà rắm thơm thế, ngửi cứ như hơi thở của Hồ chủ tịch vậy.
Trò ngửi rắm này đến nay vẫn còn ở Việt Nam, đọc thấy đầy trên báo chí trong nước.
Rõ nhất là những bài báo mới đây viết về con sẩm họ Bành. Gần như tất cả báo trong nước tuần qua đều có những bài viết suýt soa con sẩm này, nào là sẩm Bành tài sắc vẹn toàn, hát đã hay, nhan sắc lại hơn người, trên vai còn đeo thêm cái lon thiếu tướng. Các bài báo đều mô tả con Tầu này là ca sĩ thiếu tướng, đệ nhất phu nhân, nào là phong cách thời trang của sẩm Bành đang khiến giới mộ điệu thời trang xôn xao, phong cách thanh lịch, quí phái , thu hút sự chú ý của báo chí.. .
Chao ôi, một bài báo (trong nước) còn hành văn như thế này:" Ông Tập Cận Bình cùng với phu nhân, một ca sỹ xinh đẹp, đồng thời là một nữ tướng trong quân đội sẽ sánh vai nhau đặt chân tới California, Mỹ."
Rốt cuộc sẩm Bành đến Mỹ không gặp được Michelle Obama vì Michelle Obama bận dự ngày kết thúc năm học của hai cô con gái.
Sẩm Bành đã tưởng phen này lôi sường sám ra mặc, bầy chân bầy cẳng ra cho Michelle coi nhưng Michelle không đi California nên bài báo bèn dựa theo báo chí bên Tầu cay cú viết rằng sự vắng mặt của Michelle "không phù hợp với một số nguyên tắc ngoại giao cá nhân."
Sẩm họ Bành đau lắm. Có thể sẩm Bành Lệ Viên không biết rằng cố vấn của Michelle Obama khuyên Michelle không nên xuất hiện cạnh sẩm Bành, người đàn bà 24 năm trước đã đến hát giúp vui cho các đơn vị giải phóng quân được điều tới Thiên An Môn để rồi mấy hôm sau, lực lượng này được lệnh của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng tàn sát hơn 6 ngàn người biểu tình đòi tự do ở quảng trường Thiên An Môn.
Xuất hiện bên cạnh sẩm Bành là chuyện không nên. Các bài báo trong nước viết rằng Michelle Obama đã "né" sẩm Bành.
"Né" là hành động có sự sợ hãi ở trong. Tôi không ưa Michelle chút nào nhưng vẫn phải nói là Michelle không hề "né" sẩm Bành Lệ Viên. Michell ở lại Washington với Sasha và Malia vậy thôi chứ chẳng sợ gì sẩm Bành mà phải "né".
Còn chi tiết nói là giới mộ điệu thời trang đang xôn xao về phong cách lịch sự và quí phái của sẩm Bành, thu hút sự chú ý của báo chí thì đó là điều hoàn toàn bịa đặt.
Khổ quá, báo chí Mỹ, loại lá cải có bị thu hút là chuyện Kim Kardashian và Kanye West có con mầu sắc ra làm sao, có râu và mặt bí xị như bố không, vú có to như mẹ không chứ ai mà thắc mắc về sẩm Bành. Những tờ báo trình độ cao hơn một chút thì thắc mắc Kate Middleton sẽ đẻ con trai hay con gái, đặt tên là gì… Maria Sharapova mặc quần lót mầu gì ở Wimbleton, có còn hét lớn khi giao banh không… Cao hơn nữa là bao giờ Tối Cao Pháp Viện cho phép đồng tính lấy nhau chứ ở đó mà bị thu hút bởi sẩm Bành!
Khốn khổ cho bọn nô dịch.
Đất nước đang bị bọn Tầu khốn nạn tàn phá, gây đủ mọi chuyện khó khăn vậy mà vẫn lăn xả vào mà hít hà con sẩm họ Bành.
Sao không nhớ tới những giọt nước mắt của những phụ nữ mất chồng, mất con vì bị tầu "lạ" tấn công trên biển Đông? Sao không viết về những hành động ngang ngược của mấy thằng Tầu khốn nạn ở Hoàng Sa, Trường Sa?
Con sẩm họ Bành có đẹp, có hát hay thì thây kệ mẹ nó chứ việc quái gì phải ca cẩm nó nhắng lên như thế?
Cái rắm nó như thế nào thì kệ bố nhà Bác Hồ chứ mắc mớ gì phải ca cẩm vớ vẩn như vậy!
Đẹp ư? Có đẹp bằng Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Hoàng Vị, Trần Thúy Nga … không?
Tự nhiên đi hít hà một con đĩ dại …Bành ra như thế làm gì?

Ngày 27 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Lần đầu tiên nó xuất hiện trong mục Style Watch của tờ People trên người toàn những thứ dữ dằn như Heidi Klum, Deborah Gibson, Patricia Manterola, Leslie Mann, Jennie Garth, và Samantah Cole.
Nó là cái yếm của phụ nữ Việt Nam, được cho cải biến đi một chút. Vì được cải biến đi chút ít nên có thể có người sẽ nói rằng chưa chắc đã là cái yếm Việt Nam. Thí dụ nó không có cổ, mà cũng không có dải.
Nhưng trong mục Style Plus của tờ Washington Post thì nó nhất định là cái yếm Việt Nam, cái yếm thắm của một trong ba cô đội gạo lên chùa rồi bỏ bùa cho nhà sư, cho nhà sư ốm tương tư lăn lóc, cho trọc cả đầu, "cho dạ sư sầu, cho ruột sư héo như bầu đứt dây," những cực tả trong mấy câu ca dao mà chúng ta vẫn còn thuộc cho đến ngày hôm nay.
Và theo những chỉ dẫn để may nó mà tờ People viết, thì nó cũng nhất định phải là cái yếm: made of a triangle of fabric tied around the torso, V pointing down...
Cũng hình chữ V nhọn xuôi xuống dưới, dây buộc ngang lưng để còn "trễ xuống giữa nương long" như cảnh thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương. Cái halter mà tờ Post có hình chụp thì đúng là cái yếm Việt Nam, đủ cả cổ yếm, để nếu muốn, có thể đeo thêm cái bùa vào cho đủ mười thương. Không thể cãi rằng nó không phải là cái yếm Việt Nam được.
Và như thế, sau gần 40 năm người Việt có mặt ở Mỹ, thì các nhà vẽ kiểu thời trang cũng đưa được một món thời trang của chúng ta vào tủ quần áo của các phụ nữ Mỹ để đóng góp với thời trang xứ này.
Trong khi cái sari của các phụ nữ nam Á như Ấn độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka thì vẫn không. Và luôn cả y phục của phụ nữ Ðại Hàn, Nhật cũng không làm được.
Thế mới biết các cụ ông, cụ bà Việt Nam ngày xưa của chúng ta giỏi. Cái yếm các cụ vẽ kiểu, rồi may và mặc từ mấy thế kỷ nay, đến bây giờ, các chuyên gia về thời trang vẫn còn thấy vô cùng sexy như tờ People đã viết.
Sexy và rất kiểu cách. Bên ngoài chỉ có cái áo dài tứ thân, thắt vạt ở phía dưới, trong khi phía trong, là cái yếm hờ hững. Yếm có thể trắng, có thể hoa tằm, có thể hồng đào (khăn nhỏ đuôi gà cao/ em đeo dải yếm đào/ quần lĩnh áo the mới / tay cầm nón quai thao... như trong thơ Nguyễn Nhược Pháp) có thể nhuộm hoa nương (yếm thắm mà nhuộm hoa nương / cái răng hột đậu làm tương anh đồ )...
Kiểu cách và hết sức lãng mạn. Cái nịt vú của phụ nữ Tây phương không thể lãng mạn như thế được. Có phụ nữ nào mặc nịt vú mà nói được mấy câu lãng mạn và tình tứ như thế này:
Ước gì sông rộng một gang 
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi...
Hay là:
Trời mưa gió rét kìn kìn 
Ðắp đôi giải yếm hơn nghìn chăn bông...
Quăng cái dải yếm sang thì sông rộng cách mấy mà chàng... tha. Hay trời lạnh, có cái dải yếm lôi ra đắp thì sợ gì lạnh...
Rồi bây giờ, cái yếm đã vượt biển sang Bắc Mỹ hội nhập vào với các thứ quần áo của phụ nữ Mỹ, cạnh tranh thẳng với những cái nịt vú của thời trang Tây phương. Nhưng các nhà sản xuất quần áo ở Mỹ có thể sẽ không ngừng ở đó. Có thể Victoria's Secret sẽ nhẩy vào, đưa thêm một vài chế biến và những cuốn catalogue mà công ty này, không biết vì một lý do nào vẫn gửi đến nhà tôi đều đặn, sẽ là những thứ văn chương đọc không bao giờ có thể bỏ xuống được. Và chúng ta lại càng có thêm lý do để đọc nó kỹ hơn mà không sợ bị hạch hỏi lôi, vớ vẩn và vô cớ. Cứ trả lời rằng đọc nó để đi tìm dấu tích của văn hóa Việt ở Bắc Mỹ như một người bạn của tôi là được.
Những cái dấu tích ấy đọc hấp dẫn ra phết chứ không lành mạnh như những dấu tích chàng viết từ mấy năm nay đâu.

Ngày 28 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Thôi thế là chàng cũng lận lưng được một tấm bằng cho bằng anh, bằng em, tấm bằng của một đại học thật chứ không phải là đại học trong rừng mà cậu thợ chích đít Ba Ếch vẫn khoe nhắng lên là có cái bằng cử nhân học trong rừng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi thăm Thái Lan mới đây vừa được đại học Thammasat ở Bangkok tặng cho tấm bằng tiến sĩ danh dự ngành chính trị học.
Nhưng xem mấy tấm anh chụp thì người ta thấy cảnh nhận bằng của cậu trông thảm vô cùng. Lễ trao bằng không diễn ra ở một giảng đường tử tế, các giáo sư mũ cao áo dài tề tựu chung quanh, ở dưới là quan khách, sinh viên ngồi kín tất cả các hàng ghế như những buổi lễ trao bằng khác, nhất là tại những buổi lễ trao bằng tiến sĩ danh dự.
Nơi diễn ra lễ trao bằng là một giảng đường nhỏ của đại học Thammasat. Đã thế, ai cũng thấy giảng đường lại còn rất nhiều ghế trống ở dưới. Ngay ở hàng ghế đầu là một số sinh viên trẻ, phục sức không giống và hoàn toàn không thích hợp cho một buổi lễ trang trọng. Trong khi đó, ở bên ngoài, chỗ tiến vào giảng đường là vài chục người xếp hàng một, không biểu ngữ, không cờ xí rợp trời như báo chí trong nước chắc chắn đã phét lác khoe nhắng lên.
Chuyện được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự là chuyện đã diễn ra cho nhiều người. Nhưng có rất nhiều trường hợp, người nhận bằng lại là người đem danh dự lại cho trường chứ không phải là tấm bằng tiến sĩ danh dự đem lại danh dự cho người nhận.
Thí dụ mẹ Teresa, đức Đạt Lai Lạt Ma mà được trao bằng tiến sĩ thì chính trường đại học được vinh dự đón tiếp hai vị chứ không phải là hai vị được vinh dự khi nhận bằng của các đại học.
Trong khi đó, cũng có những vụ trao bằng tiến sĩ danh dự có nhuộm mầu chính trị ở trong. Nhưng ngay cả những trường hợp đó, thì với những nhân vật chính trị như Vaclav Havel, Lech Wasela… thì họ cũng vẫn đem lại vinh dự cho các đại học mời được họ đến để nhận bằng tiến sĩ danh dự. Các ông Havel và Wasela, tổng thống của Tiệp Khắc và Ba Lan đều là những người xứng đáng, những gương sáng cho toàn thế giới về lòng can đảm và tài lãnh đạo sáng suốt của họ.
Nhưng cậu Nguyễn Phú Trọng thì không. Cậu vừa nhận được bằng tiến sĩ danh dự của trường Thammasat thì lập tức tờ Bangkok Post số ra ngày 26 tháng 6 nói thẳng rằng Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng được nhận vinh dự đó sau những tin tức nói rằng đương sự đã nhúng tay vào những việc làm của một tập đoàn phản dân chủ, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến với nhà nước.
Bài báo của tờ Bangkok Post nói thẳng Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường dại học Thammast : Nguyen Phu Trong: inappropriate recipient for Thammasat honorary degree.
Phen này trong nước cũng sẽ có thiếu gì những cậu khác ghen tức xanh lè con mắt để phải lồng lộn chạy đi kiếm vài ba cái bằng tiến sĩ danh dự khác mang về treo lên tường nhát ma cho bõ những ngày cơ cực.
Mẹ kiếp, gọi vài ba tay chuyên bán bằng giả là có ngay chứ gì.
Có khi cũng chẳng cần bỏ tiền mua cái bằng giả, cứ nhận đại là có bằng cử nhân luật ngay như Ba Ếch chứ cần gì phải mất công đi mua mấy cái bằng giả.
Bằng tiến sĩ danh dự giả thì là tiến sĩ giả hay danh dự giả?
Nhưng danh dự làm chó gì có để có thể … giả được!


Bùi Bảo Trúc