Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

'Trở lại' cuộc Hành quân Ngoại Biên (1970-71) - PHẦN. I:

 
  • Nguyễn ngọc Tùng
  • PHẦN – I
 
Những hệ lụy quanh cái chết của Trung Tướng Đỗ Cao Trí - Tư Lệnh Chiến Trường Ngoại Biên (1970-71)
 

Tướng Trí và một cuộc họp dã chiến với đơn vị trưởng
của L/L đồng minh Hoa Kỳ, tại mặt trận -  

1.

-“ Chuyện Đại úy Tuấn không may bị tử nạn, kể như thế mạng cho tôi, khiến làm tôi phải ân hận suốt đời anh T. ạ!”
 
Trung úy Hiếu thốt lời nói trên, trong lúc những giọt nước mắt còn đọng lại đầm đìa trên khuôn mặt mệt mỏi.

Tôi gặp lại anh tại tư gia của Tướng Trí; với bộ đồ thường phục (civil), áo sơ-mi trắng gọn ghẽ bỏ trong chiếc quần kaki mầu xám. Nhìn nét mặt của người bạn đồng ngũ, vừa là đồng nghiệp (‘sách cặp’ cho VIP); tôi đoán được khá chính xác nỗi ray rứt trong thâm tâm một sĩ quan Tùy Viên. Kẻ mới vừa thoát chết trong ‘khoảnh khắc’, do anh oó mặt trễ vào buổi sáng ngày hôm đó. Nhờ thế “tên” của Trung úy Hiếu đã may mắn (!) thoát khỏi danh sách của chuyến bay 'tử thần" như vừa kể.

Đó là tai nạn xẩy ra bất thình lình vào sáng ngày 23-2, ngay trên không phận Bộ Chỉ huy Tiền phương QĐ III, thụộc khu vực Tiểu khu Tây Ninh. Vào thời gian đó tôi còn nhớ, Đại Tá Thiện đang giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng TK Tây Ninh.

Khoảng gần 10 giờ sáng (23-2-71), một công điện ‘khẩn’ từ Bộ Chỉ huy Hành quân Tiền phương QĐ III (Tây Ninh (East), được gửi chuyển về bản doanh hậu cứ như sau: 

“- Cất cánh theo lộ trình hành quân ngoại biên - trực thăng Tư Lệnh Chiến trường bị bốc cháy - Rớt - Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn cùng tất cả SQ tùy tùng /- Hết ”  

Trước cái tin đột ngột và bất hạnh này, khiến chúng tôi (vốn là quân nhân thuộc cấp) cho dù lúc đó giữ nhiệm vụ phòng thủ trong nội đia QK 3, hay đang trên đường tham chiến vùng ngoại biên; đều cùng nhau phải gánh chịu ngần đó nỗi thất vọng, đau đớn cộng thêm nuối tiếc.

Riêng phần Trung úy Hiếu (cũng như cá nhân tôi) lại cảm thấy càng đau sót biết chừng nào! vì anh đã từng phục vụ và làm việc với những nạn nhân trong suốt thời gian qua. Cái chết đôt ngột của Tướng Trí, hơn nữa, còn mang tính cách rất quan trọng; vì nó xẩy ra vào giữa lúc ông đang điều nghiên kế hoạch “tiến đánh lên Katié, nhắm bắt trọn ổ Bô Chỉ huy Cục “R” (MTGP miền Nam)”.

Sự vĩnh viễn ra đi của vị Tổng Chỉ Huy Chiến-trường-Ngoai-biên được ví như cái tang chung lúc đó, của toàn quân lẫn toàn dân, đặc biệt trong vùng Quân khu 3, trên đất nước miền nam tự do.

Sau cái giây phút khắt khe, ngặt nghèo do định mệnh đưa đến (23-2-71), các đơn vị tham chiến của quân lực VNCH, bỗng chốc mất đi một vị chủ tướng can trường và tài ba. Chuyện không may đã xẩy ra giữa lúc hùng khí tiến quân đang bừng lên sôi động tại chiến trường ngoại biên. Các tin tức sốt giẻo hàng ngày, chiến thắng nối tiếp chiến thắng! được dồn dập chuyển gửi về tới hậu phương Sàigòn qua các hệ thống truyền thông và báo chí quốc nội lẫn quốc tế.
 
(Hình minh họa) 

Kết quả như đã được báo cáo, trực thăng chở Tướng Trí và các sĩ quan tháp tùng bị rớt và bốc cháy, khiến hết thẩy những người trong phi vụ, không một ai còn sống sót. Điều đó làm Trung úy Hiếu phải chịu đựng nỗi đau khổ và ân hận; cộng thêm những giày vò của lương tâm. Đấy là dấu hiệu tôi nhận ra được trên gương mặt hốc hác, mệt mỏi của anh bạn. Đúng ra, vào dịp này chúng tôi lợi dụng trao đổi chuyện riêng tư với nhau, vừa gồm cả về cá nhân (a), lẫn quân sự (b). Một đằng, về phía Trung úy Hiếu, đang cần có người bạn hiểu anh để “trút bầu tâm sư”. Riêng phần tôi, kẻ được thay thế vai trò của anh (Tùy viên TL QĐ III & QK 3), cốt ý tìm hiểu càng nhiều càng tốt những sự kiện quân sự và chính trị (nếu có); trực tiếp hay gián tiếp xẩy ra từ “ngày N” -xuất phát, tức cái mốc thời gian Tướng Trí điều quân đánh qua biên giới, cho tới thời điểm ông bị tử nạn máy bay (23-2-71).

Qua giây phút gặp mặt nói chuyện và thảo luận với Trung úy Hiếu (người Tùy viên thoát chết), một sĩ quan phải luôn có mặt bên cạnh Tướng Tư lệnh; hơn nữa anh còn giữ thêm nhiệm vụ thông dịch trong các buổi họp hành quân hỗn hợp giữa QK.3, QK.4; cộng với kế hoạch yểm trợ tổng quát của quân đội đồng minh Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV). Thiết nghĩ, mọi tiết lộ của Trung úy Hiếu, đối với cá nhân chúng tôi, đếu cũng quan trọng như nhau và rất có giá trị về phương diện quân sử.
 
* 
 Cảnh tương một ‘1 slick’ đổ quân của lực lượng Bạn (Hình minh họa)

Ba ngày sau vụ trực thăng rớt ở phi trường Trảng Lớn, Tây ninh, tôiđược Trung úy Châu (SQ đồng nghiệp) lên ‘ca’ để thay thế sách cặp theo Xếp.

Cá nhân tôi được chỉ định ở lại làm việc tại văn phòng TL QĐ III (trại Hùng Vương, tỉnh Biên hòa) cho tiện việc lo lắng phúng điếu tang lễ cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, Đồng thời sẽ sắp xếp, hẹn ngày và giờ để Trung Tướng Minh và SQ đại diện Bộ Tham Mưu Quân đoàn III sẽ tới chiêm bái trước linh cữu người quá cố một lần chót tại tư thất trên đường Phùng Khắc Khoan, Sàigòn.
Được biết khi còn sanh tiền, Trung Tướng Trí không những là SQ niên trưởng mà còn là cấp chỉ huy trưc tiếp của Tướng Minh.

Sự thể được xác nhận qua diễn tiến mới xẩy ra trước đó; lúc thượng cấp điều động Thiếu Tướng Nguyễn Văn Minh từ Sư Đoàn 21 BB (QK 4) về Thủ đô Sàigòn nhân biến cố Tết Mậu Thân (năm 1968). Ngoài ra cũng còn được được biết, giữa cá nhân hai vị tướng lãnh (tư lệnh Quân Đoàn III và Biệt Khu Thủ Đô), họ đã từng quen biết cùng sự ngưỡng mộ lẫn nhau từ lâu (1).
*

Vào một buổi sáng, ba ngày sau (26-2-71), như đã hẹn trước với Trung Úy Hiếu (SQ Tùy Viên của Tướng Trí), tôi đem lễ vật phúng điếu đến tư thất cố Đại Tướng; lúc bấy giờ tọa lạc tại một khu phố rất yên tĩnh thuộc vùng Q.1, Sàigòn.Đó là một căn biệt thự nằm trên đường Phùng Khác Khoan (gần khu vực Toà Đai sứHoa Kỳ). Khác với một số tư thất của các VIP tại Sàigòn, tường hàng rào phía trước thường được che kín mít bằng những tấm tôn (kẽm), khiến từ ngoài đường không ai có thể nhìn thấy được bên trong.

Tư gia của Tướng Trí thì không như vậy; hàng rào phiá dưới được xây cao hơn mặt đường khoảng gần 1 mét. Phần trên được gắn bởi những song sắt chĩa thẳng lên trời, có chiều cao gần 2 thước, cách nhau khoảng một gang tay; nhưvẫn thường thấy được bao quanh những căn biệt thự tại khúc đường Mạc Đĩnh Chi hay Phan Đình Phùng gần đó.

Trung Úy Hiếu đại diện tang chủ, tiếp đón và phụ giúp tôi sắp đặt lễvật phúng điếu lên bàn thờ; đơn giản là một chiếc bàn hình chữ nhật được kê trước quan tài có phủ quốc kỳ. Một nhóm sĩ quan cấp Tá, trong quân phục đại lễ,bao gồm cả Hải, Lục và Không quân hiện có mặt, đứng trang nghiêm chung quanh cỗáo quan [tức nhóm SQ hầu (quan) tài]. Tôi trân trọng chuyển lời chia buồn của riêng gia đình và cá nhân Tướng Minh đến phu nhân Cố Đại Tướng, tức Madame Đỗ Cao Trí và gia quyến. Tiếp đó tôi thắp nhang khấn lạy trước ban thờ được trưng hình Trung Tướng cựu Tư Lệnh Quân đoàn và Quân khu 3, kiêm Tổng Chỉ huy mặt trận ngoại biên 1970-1971.

Trước khung cảnh trang nghiêm và đầy cảm xúc đó, chẳng còn nhớ rõ là tôi có khấn, cầu xin Tướng Trí giúp đỡ gì cho Thày trò chúng tôi hay không? Sựthực phải nói, ở trường hợp Tướng Minh, khi ông được thượng cấp bổ nhậm chức vụvào mới mà “không hề có sự bàn giao,cùng vài lời gửi gấm, chia sẻ giữa cựu và tân Tư lệnh”; thì quả thật cũng là một điều không may mắn cho chính cá nhân ông (!)

Sau khi hoàn tất nghi thức phúng điếu tang lễ Cố Đại Tướng, tôi ngỏlời chào từ giã ra về và được Trung úy Hiếu đưa tiễn ra cửa.

Chúng tôi không hẹn nhau, cả hai cùng ra ngồi xuống nói chuyện tại công viên phía trước tư thất; chỗ hướng ra đường Phùng Khắc Khoan. Con đường này lúc đó vắng vẻ. Bấy giờ trời đã gần trưa nhưng lòng đường rợp bóng mát; do ánh nắng bị che khuất bởi những tàng lá xanh, mọc xen kẽ nhau từ hai hàng cây trên vỉa hè.

2.
“Sáng sớm hôm đó (23-2) -Trung úy Hiếu tâm sự - sau khi lo công chuyện ở Sàigòn xong xuôi, tôi chọn hướng Xa lộ Đại Hàn để trực chỉ lên quânđoàn cho nhanh. Không hiểu tại sao bữa hổm tự dưng tôi không theo lộ trình vẫn thường đi.

Tôi hay dùng đường tỉnh lộ cũ, băng qua ngã tư Bình Triệu (khu Tu viện giòng Đa Minh). Như ai nấy cũng đã biết, đó là khúc đường chạy song song với thiết lộ của các chuyến xe lửa nối liền Sàigòn với vùng cao nguyên (Đà lạt) rồi ra miền Trung. Đặc biệt có hôm chưa kịp ăn sáng ở nhà, tôi có thói quen dừng xe lại ở một trong hai đầu cây ‘cầu sắt’ để mua vài gói sôi ăn dằn bụng thay bữa quà sáng. Nơi đó, đã lâu xuất hiện mấy quán hàng giải khát; đặc biệt sáng sớm có bán vài Ioại sôi đặc biệt. Vì ăn rất vừa miệng, nên nhiều khi tôi vét hết cả những hột sôi còn dính lại trên mảng lá chuối.”
“-- Anh T. thử nghĩ coi, mỗi khi bọn mình phải ‘gồng’, làm thay ‘ca’ cho nhau khi người kia bị trễ hẹn (không kịp giờ máy bay cất cánh), do vì xe hư hay bất cứ lý do nào khác; Nếu không có chuyện xẩy ra thì chẳng sao. Nhưng không may gặp chuyện bất hạnh, giống tai nạn trực thăng như vừa rồi; (với cá nhân tôi) thì không biết phải hối hận tới mức nào? phải chuộc lỗi cho tới chừng nào mới hết (?)”

“Khi xe tôi đến Biên Hòa, thì trực thăng đã bay khỏi, vì không còn nhìn thấy nó ở bãi đậu như hàng ngày.

“Tôi nán lại ở tư dinh chừng vài phút, vào phòng trực điện thoại để biết tin tức trong đêm. Một trong mấy tên tà-loọc, làm việc tại tư dinh, nói lại cho nghe những gì xẩy ra lúc tôi chưa có mặt ở đấy.

Như mọi bữa, sáng hôm đó (23-2) Đại úy Tuấn (SQ xuống ‘ca’ trực) chờtôi từ Sàigòn lên để bàn giao công việc, sau đó như thông lệ, anh mới thủng thẳng ra phố ăn sáng, trước khi trở vào Bộ Tư Lệnh quân đoàn làm việc cho tới chiều rồi về Sàigòn.

Đợi mãi cho tới gần giờ bay, vẫn chưa thấy tôi từ Sàigòn lên; Anh Tuấn lộ vẻ rất bực bội. Trung sĩ Tám, HSQ trực truyền tin, (ké bên phòng ngủcủa SQ Tùy viên) tiết lộ: “Tôi chưa bao giờ thấy ông Đại úy Tuấn tức giận tới cỡ đó. Chuyện Trung úy ‘gồng’ cho ổng bữa trước (hay ngược lại) cũng nhiều khi đã xẩy ra. Nhưng sáng hôm đó thì xem ra khác hẳn, tôi không thể hiểu nổi ổng đã nghĩ gì trong đầu (?)”.

“Bữa sáng hôm đó, khi trở ra bộ lư lệnh quân đoàn, tôi cảm thấy tâm trạng cũng rất bình thường, y hệt như mọi lần sau khi bàn giao xong nhiệm vụ cho Đại úy Tuấn để tôi ‘xuống ca’!”

“Việc trước tiên khi vào đến văn phòng, tôi quơ đọc bản tin chiến sựngoại biên, ghi nhận từ ngày hôm trước. Các hoạt động của lực lượng Bạn không mấy thay đổi, so với ngày tôi trực, tháp tùng theo ông Thày. Địch quân, CS Bắc việt và VC, sau này vẫn cố tránh né giao tranh, nhưng vẫn giữ cường độ pháo kích rải rác lên đầu các đơn vị Bạn. Tóm lại hiện trạng ghi nhận, vẫn chưa thấy được thêm một chút khả quan nào cho cuộc điều quân của Tướng Trí.

Kế hoạch đột kích vào Kratié sở dĩ được dự trù, sau khi bộ tham mưu hành quân QĐ III nhận được nguồn tin (A.2) phát hiện được nhóm cán bộ Lãnh Đạo Trung Ương Cục Miền (Cục ‘R’) đã rút chạy từ vùng biên giới về đây. Tuy nhiên khi tai nạn oan nghiệt xẩy ra cho chính cuộc đời mình, Tướng Trí cũng vẫn chưa kịp sắp xếp được kế hoạch như ông mong muốn!.”

“Trong lúc tôi (Tr. úy Hiếu) lẩn quẩn ở văn phòng với Đại Tá Phú (Chánh VP Tư Lệnh QĐ III), thì nhận được tin khẩn cấp, báo cáo trực thăng chở TưLệnh Chiến trường phát ra tiếng nổ (?), bốc cháy và rớt; sau khi cât cánh được khoảng vài phút. Nơi tai nạn xẩy ra thuộc không phận phi trướng Trảng Lớn, Tây Ninh East (gần địa điểm của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của QĐ III).

Mọi người trong bộ tư lệnh quân đoàn (trại Hùng Vương, Biên Hòa) cùng giật mình, thảng thốt! Ai nấy đều ngơngác trước hung tin nhận được từ Trung tâm hành quân quân đoàn.”

“Tức khắc tôi nhẩy lên trực thăng theo chân Đại tá Tham Mưu Trưởng và một số SQ cao cấp thuộc QĐ III. Máy bay cất cánh tức thì, trực chỉ phía Tây Bắc theo hướng Núi Bà Đen.

Lên tới hiện trường sau gần nửa giờ bay, tôi và mọi người nhìn thấy khói vẫn còn bốc lên từ xác chiếc trực thăng UH-1 (loại CNC=Command & Control). Sau tai nạn thảm khốc, toàn thể chiếc máy bay chỉ còn giống như một khối sắt vụn, đen thui.”

Cảnh vật này tôi đã nhận diện được rất rõ ràng, cùng với lúc được tháp tùng Xếp lên thị sát hiện trường. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô, cấp tốc bay trực thăng từ Sàigòn lên BCH Tiền phương Tây Ninh, ngay sau buổi họp khẩn cấp tại văn phòng Đại Tướng Cao Văn Viên (Bộ TTM) để nhận khẩu lệnh từ thượng cấp. (2)

……..

Nghe tới đoạn Trung úy Hiếu kể việc nhận diện xác các nạn nhân, tôi như chợt nghĩ ra được một điều, nên ngắt lời anh và hỏi:

--“Việc anh Tuấn còn độc thân thì ai cũng biết; có bao giờ anh nghĩlà Đại úy Tuấn hồi này đang có cô bồ nào không?”

--“Cũng khó đoán lắm anh ạ.” Trung úy Hiếu trả lời sau khi nhẹ lắc đầu.

* Theo tôi được biết Đại úy Tuấn, xuất thân K.18, SQ Võ Bị Quốc gia Đà Lạt, trông khá ‘bô’ trai. Với tầm vóc cao trên 1. 7 m nên trong suốt thời kỳ thụ huấn tại trường VBQG Đà Lạt, anh Tuấn thường được Tiểu đoàn Khóa sinh lựa chọn đi diễn hành.

Chúng tôi làm việc tại Biệt Khu Thủ Đô (Sàigòn), trực tiếp với quânđoàn trong kế hoạch phòng thủ chống VC pháo kích, cộng thêm phạm vi giao tế,nên có nhiều dịp liên lạc với cả hai SQ Tùy viên của Trung Tướng Đỗ Cao Trí; tức Đại úy Tuấn và Trung úy Hiếu.

Ngoài phần tiếp xúc do công vụ, chúng tôi nhận thấy ở cả hai anh,đều có bản tính bộc trực, dễ mến của người gốc miền nam. Lúc đó Anh Tuấn, tuyđang đeo lon Đại Úy nhưng vẫn còn độc thân!

* Riêng Trung úy Hiếu, trước kia vốn xuất thân Trung sĩ Đồng hóa, Thông Dịch viên. Anh được Tướng Tư Lệnh QĐ III tuyển về để sách cặp theo ông, luôn tiện giữ thêm nhiệm vụ thông dịch khi cần thiết.

Sau này, được ghi tên thụ huấn Khóa Đặc biệt tại trường BB Thủ Đức đểtrở thành sĩ quan. Anh Hiếu được thăng cấp Trung úy mới đây, khoảng vài tháng, trước khi tai nạn trực thăng vừa rồi.

Anh Hiếu đã lập gia đình, lúc đó có 3 con (?); cư ngụ trong khu giađình binh sĩ phía sau Tòa Tỉnh Gia Định (Sàigòn).

Giữa mùa Hè năm 1972, sau khi quân CS Bắc việt bi đánh bật ra khỏi lãnh thổ, đặc biệt vùng quân khu 3, mặt trận Bình Long tạm chấm dứt, kết quả đem lại sự giải tỏa và tái sinh cho Thị trấn An Lộc.

Để tưởng thưởng các đơn vị tham chiến tại mặt trận Bình Long (Anh Dũng), TT Nguyễn Văn Thiệu quyết định “mỗi quân nhân được thăng một cấp” cho toàn thể các chiến sĩ; trực tiếp hay gián tiếp tham dự hoặc có những đóng góp trong cuộc phòng thủ và giải toả An Lộc.

Trung úy Hiếu, tuy không có ảnh hưỏng tới sự kiện này, nhưng Tướng Minh đã giúp đỡ anh trong cuộc vận động ra tranh cử vào Hội Đồng Xã tỉnh GiaĐịnh; kết cuộc anh Hiếu đã đắc cử!
 
 

Sau cái chết đột ngột của vị Tổng Chỉ huy cuộc Hành quân Ngoại biên (23-2-71); đây là lần đầu tôi gặp lại Trung Úy Hiếu tại tư thất cố Đại Tướng ĐỗCao Trí để có dịp nói nhiều chuyện. Có lẽ đó là cơ hội giúp anh giải tỏa được phần nào nỗi ưu phiền, hối hận về cái chết “không đúng phần số”, nói riêng, củaĐại úy Tuấn (người bạn đồng nghiệp). Anh Tuấn đã không có lựa chọn, tự động làm thế cho Trung úy Hiếu bữa hôm đó!

Sự kiện trực thăng chở Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị nạn đột ngột cùng với cả đoàn tháp tùng trong một phi vụ hành quân; khiến không có một ai tin! Nhưng nó lại đã xẩy ra! Như một sự ‘rất thật’ không thể chối cãi!

Trong cái tang chung của tập thể quân đội, không kể gia đình các nạn nhân, đặc biệt tôi nhận thấy Trung úy Hiếu là kẻ (như lời anh nói) phải chịuđau khổ gấp bội; vì được nghe anh nhắc mãi lời than vãn: “Chính do tôi mà anh Tuấn đã phải chết thế mạng!”

3.

Tạm thay Đoạn kết, Phần –I

Ngày quốc hận 30-4 Năm 2009, tôi làm một chuyến suôi nam nhân dịp tham dự một số buổi hội thảo, nói chuyện; luôn tiện gặp gỡ các thân hữu hiện cưngụ tại miền nam cali.

Trước chuyến nam du, nhờ bắt liên lạc được với Đại tá Lê Văn Trang (Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐ III & QK 3) nên tôi đã có dịp điện thoại hỏi thăm đến hầu hết các quý vị SQ cấp Trưởng phòng thuộc BTL QĐ III. [trong giaiđoạn kể từ khi cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn (23-2-71), tiếp theo sau thời gian HĐ Ba Lê được ký kết; cho đến khoảng tháng 10-1973, tức lúc Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (nguyên TL QĐ III) được chuyển về giữ chức vụ CHT Trường BB Thủ Đức (tạm được coi là một vị trí để dưỡng bệnh) (3)].

Nhân dịp nói chuyện với Đại Tá Ngô văn Minh (cựu TMT QĐ III) tôi mới biết thêm một chi tiết; mà 42 năm trước đó không được nghe Trung úy Hiếu nhắc tới.

--“Sở dĩ sáng 23-2-71. Hiếu nó lên quân đoàn trễ là vì bận lo một công chuyện ở Sàigòn cho Trung Tướng Trí. Moa nghe ổng nói là về vụ giấy tờ chủquyền xe cộ gì đấy mà …” Đại ý theo lời Đại Tá Minh - “Sáng sớm hôm đó Tướng Trí có ghé qua BTL Quân đoàn, để ‘bốc’ thêm mấy SQ nữa đi theo qua Cam-Bốt. Nhân khi mọi người đang ở Phòng Hội; còn mình Đại úy Tuấn bên ngoài VP, nghe nói nó la lối dữ lắm, ý nói là thằng Hiếu ‘phe đảng gì đó’, nên hay đi làm trễ !”

Suy đi ngẫm lại quanh quẩn vài sự kiện từng được nghe kể, hoặc tình cờ chứng kiến trong cuộc đời, thâm tâm tôi một lần nữa, lại chợt nghĩ đến cái phần số mệnh của mỗi con người!

 
- Hết Phần I –

 
GHI CHÚ:
(1). Trích Hồi Ký Võ Long Triều - Tập II- 8
Viêt Nam on line
Ngày 21 tháng 10 năm 2007
(2). "Từ Tổng Trấn Sàigòn Bước qua Tư Lệnh QD III & QK3" http://www.generalhieu.com/genminh_tung-u.htm
(3) Đọc bài viết "Trường Bộ Binh Long Thành" của cùng tác giả.

 
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét