Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

FB Trương Nhân Tuấn - ý nghĩ về Trần quốc Toản

Ai đứng đàng sau cậu Trần Quốc Toản?
Trương Nhân Tuấn / FB Trương Nhân Tuấn
Trong một thể chế độc tài, những nhà lãnh đạo luôn tìm cách để đánh đồng « chế độ » với tổ quốc. Ở VN, tổ quốc là « tổ quốc xã hội chủ nghĩa ». Dân VN vì đã « thuần » nên không (có khả năng) đặt lại vấn đề. (Động từ « thuần » ở đây lấy từ của miệng đại tá công an Đỗ Hữu Ca – bây giờ là thiếu tướng – nhân vụ Đoàn Văn Vươn.

 Ông này nói trước báo chí rằng dân khu vực mà ông kiểm soát đã « thuần » rồi !). Chữ « thuần » mà ông Ca dùng trong trường hợp ở đây, trong ngôn từ Việt Nam, chỉ dùng cho thú vật, những con thú hoang dã đã được con người dạy dỗ, uốn nắn… thuần thục. Không ai dùng cho con người bao giờ.
Nhưng không dễ với dân Hồng Kông (cũng như Ma Cao). Một số đông đảo dân chúng các khu vực này đã không ngần ngại bày tỏ ý muốn trở lại làm thần dân của nữ hoàng Anh (hay trở lại làm thuộc địa của Portugal).
 
Lý do họ muốn từ bỏ tổ quốc Trung Hoa vì « tổ quốc » này (ngự ở Bắc Kinh) trước hết là một « tổ quốc » độc tài và hung bạo. Tổ quốc này đã không che chở, bảo vệ họ, cũng không đem lại sự thịnh vượng như ngày xưa. Tệ hơn, tổ quốc này muốn tước bỏ những gì mà nhà nước « thực dân » ngày trước đã đem lại cho họ (cũng như tổ tiên của họ), như sự tự do, sinh hoạt dân chủ, các quyền làm người được tôn trọng…
 
Những cuộc biểu tình, xuống đường của sinh viên học sinh, của các thành phần công dân khác trong xã hội… những ngày qua cho thấy sự khát khao về dân chủ, tức ý muốn trở lại « ngày xưa », thật là nóng bỏng.
 
Những người này có « phản bội tổ quốc » hay không ?
 
Dĩ nhiên là không. Tổ quốc do con người xây dựng lên thì tổ quốc cũng sẽ do con người phá bỏ, hay phủ nhận nó. Một « tổ quốc » hung bạo sẽ bị lật đổ và thay thế bằng một tổ quốc xứng đáng hơn. Câu nói, trở thành một châm ngôn : « đừng hỏi tổ quốc (đất nước) làm gì cho bạn mà phải hỏi là bạn đã làm được gì cho tổ quốc (đất nước » là một câu châm ngôn rất sai, dễ bị lạm dụng, nếu đàng sau tổ quốc là những tên lưu manh chính trị !
 
Tổ quốc chỉ đáng để phục vụ và hy sinh là khi tổ quốc là của mọi người ; tổ quốc tạo điều kiện cho mọi người sống an lành hạnh phúc ; tổ quốc sống vì mọi người thì chết cũng vì mọi người. Tổ quốc phải biết bao dung, biết yêu thuơng, biết quí trọng và bảo vệ mọi thành tố của đất nước, từ con người cho đến trái núi, con sông, vùng biển, vùng trời…
 
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là ác mộng, là kẻ xem con người như con thú, là kẻ cướp đất đai, là nhà tù… Tổ quốc này đồng nghĩa với nghèo hèn, với chậm tiến…
 
Dĩ nhiên, những sự việc « lộn xộn » đòi dân chủ (của sinh viên, học sinh) ở Hồng Kông làm chính quyền VN lo ngại. Kinh nghiệm ở Đài Loan và Nam Hàn cho thấy, các cuộc dân chủ hóa ở các nơi đây thành công khởi đầu đều do tầng lớp sinh viên, học sinh. Họ tìm mọi cách phải « chữa lửa » từ xa. Lãnh đạo hai bên, VN và TQ, có cùng một đối thủ : dân chủ.
 
Đã là thói quen, tất cả những người tranh đấu cho dân chủ ở VN (cũng như ở Trung Quốc) từ trước đến nay đều bị bắt bỏ tù rất nặng. Không ngoại lệ, tất cả bị liệt vào tội danh « phản động », đương nhiên do đế quốc Mỹ giật dây đàng sau.
 
Báo chí lề phải VN, « dư luận viên chiến lược » đặt vấn đề, đặt câu hỏi ai là người đứng sau cậu học sinh 16 tuổi tên Joshua Wong ?
 
Tôi cũng có câu hỏi đặt ra cho các bạn : ai đứng đàng sau cậu nhỏ, cũng 16 tuổi, tên là Trần Quốc Toản ?
 
Những người có tài thì không đợi đến tuổi đâu. Không phải hễ nói đến « dân chủ » thì phải có CIA, có Mỹ đàng sau.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Hàng rong Hồ Chí Minh vào mùa mưa!

Hàng rong Sài Gòn mùa mưa

  • Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-09-14
 
024_132818.jpg
Một gánh hàng rong khu Nhà Thờ Đức Bà, Saigon
AFP photo    

Sài Gòn mùa mưa tới, những con đường vốn dĩ chật chội và đông nghẹt người, bụi bặm, kẹt xe trở nên mềm ra bởi nước ngập, những con đường hóa dòng sông đen đúa chảy vào lòng phố và người Sài Gòn nghiễm nhiên xắn quần lội nước, phơi bày mọi căn tính của mình. Đây cũng là lúc khó khăn nhất của giới lao động nghèo, của những người bán hàng rong trên thành phố Sài Gòn. Những dòng sông mưa vô tình cuốn đi ngày kiếm sống cũng như cuốn đi ước mơ nhỏ bé của nhiều người bán hàng rong ở Sài Gòn.

Chạy công an và chạy mưa
Một người bán hàng rong tên Xuyến, gốc Quảng Ngãi, vào Sài Gòn được ba năm nay, chia sẻ: “Bán đậu phụng, bán xoài, bán xoài xẻ, ổi sẻ, bán bánh tráng miền Trung, đa số là người miền Trung vô. Làm về đêm, thường là ba bốn giờ chiều là bắt đầu đi với nhau một đoàn, ông chủ nhà là người thầu. Thường thì ba bốn giờ là bắt đầu nhận hàng rồi đếm, bao nhiêu đậu, bao nhiêu ổi, bao nhiêu bánh tráng… rồi bỏ vào trong cái rổ, cái thúng rồi bưng đi. Về rồi ngủ, ngủ cho tới trưa rồi dậy ăn trưa rồi nhận hàng là đi.”
Theo bà Xuyến, những người bán hàng rong, bán vé số, làm thuê ở Sài Gòn đang ngày càng đông đúc hơn, một phần do sống ở quê quá khó khăn, nhiều phụ nữ khăn gói vào Sài Gòn kiếm sống bằng nhiều công việc từ rửa chén bát thuê cho đến đi lau dọn nhà cửa, bếp núc, phòng vệ sinh, bồn cầu. Người nào còn trẻ trung một chút thì đi bán hàng rong.
Cái tình trạng đau khổ nhất vẫn là ngập nước, cái khổ thứ hai là công an bắt lấn chiếm lòng lề đường.
- Ông Ngự, Sài Gòn.
Cũng theo bà Xuyến cho biết, trước đây, chuyện bán hàng rong ở Sài Gòn tuy cũng vất vả, khó khăn bởi thường xuyên bị công an, dân phòng rượt đuổi, tịch thu dụng cụ, thậm chí đánh đập, đe dọa tính mạng… Nhưng dẫu sao lúc đó cũng kiếm được đồng lãi để vừa trang trải tiền thuê phòng trọ, tiền ăn uống và tích lủy gởi về quê nuôi con ăn học, còn hiện tại, việc kiếm sống quá vất vả, chật vật, mỗi ngày kiếm chừng một trăm ngàn đồng là chuyện may mắn lắm, đa phần những ngày còn lại bó gối vì đường ngập nước, vì chạy trốn công an, dân phòng và vì người mua thì ít mà người bán thì nhiều.
Có một điều rất lạ là người Sài Gòn khác hẳn với người ở các thành phố khác, vấn đề nhu cầu của họ vẫn là quan trọng nhất chứ không có một trở ngại nào có thể che lấp được nhu cầu của họ. Nghĩa là một khi người Sài Gòn có nhu cầu mua một thứ gì đó của hàng rong, thì cho dù công an có rượt người hàng rong chạy đến đâu họ vẫn tìm cho ra người hàng rong để mua, không bao giờ bỏ qua. Đó là một đặc tính rất Sài Gòn đã giúp cho bà Xuyến cũng như nhiều người khó khăn khác có thể sống được, tồn tại qua ngày đoạn tháng.

Mua bán ế ẩm
hangrong-400.jpg
Một xe bán dạo ở Saigon. RFA photo

Một người bán hàng rong khác tên Ngự, nói: “Cái tình trạng đau khổ nhất vẫn là ngập nước, cái khổ thứ hai là công an bắt lấn chiếm lòng lề đường. Cái chuyện đó là thường xuyên bị luôn a, mới đứng bán là công an dân phòng nó tới nó dẹp, có lúc bị lấy xe luôn. Chuyện đó là chuyện thường ngày ấy mà.”

Là một người bán trái cây dạo khắp các con phố ở Gò Vấp, Sài Gòn, ông Ngự cảm nhận nền kinh tế của thành phố này thông qua xe trái cây dạo của mình. Theo ông, chưa có năm nào vào mùa Trung Thu mà xe trái cây của ông lại đẩy đi rồi đẩy về, có ngày bán chỉ được vài ba ký lô như năm nay. Không những thế, mùa mưa tới, trái cây tuy lâu héo nhưng lại rất nhanh bị nhũn, chỉ cần đi qua chừng hai cây mưa thì tối về tha hồ nhặt trái cây thối mang đi đổ, nhất là trái cây thời chất hóa học lên ngôi. Nhìn tiền vốn cứ theo con nước đen mà chảy, ông chỉ biết lắc đầu, chép miệng cho xong chuyện.
Ông Ngự cho biết thêm rằng nếu như cách đây hai năm, thu nhập trung bình của một người bán trái cây trên đường phố Sài Gòn mỗi ngày có thể dao động từ một trăm năm mươi ngàn đồng đến ba trăm ngàn đồng tiền lãi thì hiện tại, mức thu nhập bình quân của người bán trái cây dao động từ năm mươi ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng tiền lãi. Có những ngày tiền lãi bán hàng rong, trái cây không đủ để ăn một dĩa cơm trưa. Đó là chưa nói đến chuyện người kéo vào Sài Gòn bán rong ngày càng nhiều trong khi tình hình kinh tế Sài Gòn ngày càng thêm eo hẹp.

Và đặc biệt là tình hình của một số công ty ở các khu công nghiệp ngày càng xấu đi, số lượng công nhân thất nghiệp tăng cao, nhưng, những công nhân thất nghiệp này chẳng biết làm gì kiếm sống ngoài việc đi bán vé số, bán trái cây, bán mía, bán vỏ điện thoại, gương, lược, buôn ve chai. Nói chung là mọi thành phần bán hàng rong đều phình ra trong lúc nhu cầu mua của người thành phố đang co lại.

Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cô gái liều mình cứu gia đình bằng cách lén lút đứng đường để mời khách làng chơi. Sở dĩ nói rằng các cô đứng đường lén lút bởi vì trong làng gái gọi đã có đường dây, qui cũ cũng như tôn chỉ hoạt động của nó, mọi thành phần mới xuất hiện đều phải thông qua hệ thống bảo kê, tú bà cũng như lực lượng công lực có liên quan. Chính vì thế, các cô gái công nhân đói khổ và thất nghiệp muốn kiếm tiền bằng con đường này tạm thời để giải quyết cái đói thì chỉ có cách duy nhất là làm lén lút, tránh những bảo kê và tú bà. Vì một khi đã lọt vào bảo kê và tú bà, sẽ không có đường ra và cũng không còn đủ tiền để giúp gia đình.//


Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Tôn Nữ Hoàng Hoa nghĩ gì về quyển 'Đèn Cù' của tác giả Trần Đĩnh!

TÔI ĐỌC ĐÈN CÙ

Tôn Nữ Hoàng Hoa


Mấy lâu nay trên diễn đàn lại huyên náo chuyện Đèn Cù. Chuyện Đèn Cù cũng lại đi vào hai phía Đồng và Dị như sự việc cố hữu thường xảy ra trên các diễn đàn.

Không phải vì sự huyên náo giữa Đồng và Dị mà tôi lại đọc Đèn Cù. Thật ra tôi không hiểu cuốn sách mang tựa là Đèn Cù nói cái gì trong đó và ý nghĩa của hai chữ Đèn Cù có được sáng tác dứơi hình ảnh của một mảnh trăng miền Bắc trong đêm Trung Thu có được trăng sáng tỏa hay lại bị mây mù che mất ánh trăng ?

Trước hết tôi đọc được những vần thơ của Thi sĩ Hồ Công Tâm như sau (Xin trích 4 câu)

ĐỌC “ĐÈN CÙ”  CẢM TÁC

Khen thay cho cái Đèn Cù

Cù vùng “nhậy cảm”… bỏ bu Đảng rồi!

Lại nhè chỗ kín săm soi

Lột trần thần tượng… hở bòi tô hô (HCT)


Như vậy theo Thi sĩ Hồ Công Tâm thì Đèn Cù đã vạch mặt HCM , hạ bệ thần tượng

Đến khi đọc bài của nhà văn Duyên Lãng Hà Tiến Nhất thì nhà văn DLHTN thắc mắc là cái "Tác phẩm Đèn Cù từ trong nước không biết đi theo con đường mòn nào ra hải ngoại, người ta chưa biết được" nhưng rồi ông cũng biết ra cái điễm dừng chân của Đèn Cù là (trích) : nhưng điểm dừng chân cuối cùng của nó là tờ báo Người Việt tại Nam California. Người ta không mấy ngạcnhiên khi thấy điểm hẹn của cuốn Đèn Cù cũng giống như các cuốn Thằng Hèn của Tô Hải, haycuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức. Từ đó người ta có thể suy ra - mà chắc là trúng- điểm xuất phát của Đèn Cù là ở đường YếtKiêu, Hànội, và như thế là nó cũng xâm nhập vào cộng đồng tỵ nạn tại hải ngoại qua conđường mòn mang tên lão giặc già (Hết trích)

Tôi bỗng hiếu kỳ bèn gọi một vài ngừơi quen xem họ có "Đèn Cù online" không . Cuối cùng tôi gọi Xuân Dân. may thay Xuân Dân gởi cho tôi nguyên cả cuốn sách online và có phân mở đầu có "Hiệu đính và Biên tập: - Ngô Nhân Dụng, Ðinh Quang Anh Thái và Võ Ngàn Sông.Bìa và trình bày: - Uyên Nguyên

Đọc qua lời giới thiệu ÐÈN CÙ CỦA TRẦN ÐĨNH qua ngòi bút của Ngô Nhân Dụng, tôi nghĩ Ngô Nhân Dụng nên đổi qua ngành viết quảng cáo cho những mầm non ca sĩ đang lên. Bởi cái bốc thơm của Ngô Nhân Dụng chắc tác giả có đọc cũng cảm thấy ngượng ngùng. Mở đầu Ngô Nhân Dụng ca :( trích) Quý vị phải lắng yên nghe bài Đèn Cù." Nghe cái gì trong Đèn Cù ?

Tôi đọc từng trang từ khi Trần Đĩnh vào An Toàn Khu(ATK) là phòng viên. Vì còn quá trẻ lúc đó mới 19 tuổi lại được ân sủng của Trường Chinh nên Trần Đĩnh tuy nhỏ tuổi đời nhưng xem ra "ảnh hưởng tuổi đảng" đã vượt trội hơn đàn anh.

Trần Đĩnh cho biết tháng 10/1949 Trung Cộng cho ra đời chính quyền Cộng Hòa Nhân DânTrung Hoa thì hai tháng sau Hồ Chí Minh bí mật xuất ngoại và các đảng viên của Việt Minh lúc bấy giờ rất vui mừng. trích:” Bác xuất ngoại, trong ATêKa chúng tôi rất mực vui. Đang vô thừa nhận mà lại sắp vớ được họ hàng toàn oách ra dáng hết." (trang 45)

Theo đó thì Trần Đĩnh cho biết  đầu năm 1945 Đảng CS Đông Dương giãi tán nhưng Trần Đĩnh không nói HCM giãi tán đảng cs đông dương và kêu gọi Liên Hiệp với các đảng phái Quốc Gia để được Pháp thừa nhận nhưng rồi mãi đến tháng 10/49 mới bò qua Trung Hoa để đựoc Mao Trạch Đông kiễm diễm trước khi chấp nhận thành phần phụ thuộc của Trung Cộng

Vì lẽ đó mà Trần Đĩnh cho biết Đang vô thừa nhận mà lại sắp vớ được họ hàng toàn oách ra dáng hết. Nhưng chưa hết sau đó Tran Đĩnh cho biết cả Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Châu Ân Lai xem cái Đảng Lao Động của Hồ Chí Minh như là một đảng Thổ Phỉ và chả xem quân tướng của đảng Thổ phỉ ra cái quái gì (trang 46)

Sau đó Trần Đĩnh cho biết Hồ Chí Minh đã cam tâm tình nguyện lệ thuộc vào Trung Cộng để cho Trung Cộng  dẫn dắt Hồ Chi Minh đi thần phục Nga Sô. Ngay khi gặp Hồ Chí Minh theo Trần Đĩnh thì Staline đã không muốn chấp nhận Hồ Chí Minh nhưng đã biết Hồ Chí Minh đã qua Trung Cộng ăn dầm ở dề bên đó nên Staline giao Việt Nam cho Trung Cộng "phụ trách"

Theo đó thì chúng ta có thể suy diễn ra Hồ Chí Minh chỉ là một tên thổ phí và đã bán nước từ thập niên 50 để được cả Nga Sô và Trung Cộng nhìn nhận

Một chi tiết khác Trần Đĩnh đã kể là tháng 8/năm 1950 Trần Đĩnh lên Cao bằng để làm phóng sự Điện Biên Phủ thì thấy cuộc chiến tại Điện Biên Phủ do Trung Cộng và Nga sô chỉ huy và hống hách dạy dổ lính của Hồ Chí Minh cách thức đánh giặc để cuối cùng thắng trận Điện Biên Phủ Hồ Chí Minh đã gởi thư cho Mao Trạch Đông vào ngày 14/10/1950 như sau

( Trích ) :" Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: “Cảm ơn các đồng chí,” mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em."(hết trích)

Như vậy tức là Trần Đĩnh đã tố cáo sự việc chiến thắng Điện Biên Phủ không phải của "người hùng" Võ Nguyên Giáp mà chính đó là công trạng của Trung Cộng và Nga Sô.

Cũng chính vì cam tâm đền đáp vào sự kỳ vọng thiết tha và sự giúp đở to lớn của Trung Cộng mà đại hội 2 của Việt Cộng tổ chức vào năm 1951 đã đưa đến điều lệ của Đảng ghi là " Tư Tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam"

Cũng trong Chương 3 Trần Đĩnh cho biết Trần Đĩnh thuộc vào loại cán bộ cao cấp chỉ đạo và đã đi "dự lớp chỉnh huấn đầu tiên tại Tân Hoa Nam và lớp này chủ yếu dạy cho đảng viên văn nghệ báo chí vế cách thức chỉ đạo"

Trong phần Cải Cách Ruộng Đất ở chương 5 , Trần Đĩnh cho biết đã "nổ pháo" ở xã Dân Chủ và  Đối tượng: Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt. Nay bà trở thành địa chủ phản động, cường hào gian ác lợi dụng tiếng thân sĩ để phá hoại cách mạng và kháng chiến, có nhiều nợ máu với bần cố nông. (trang 81)

Trong đoạn này Trần Đĩnh đã tố cáo bộ mặt gian xảo của Hồ Chí Minh khi Hồ Chí Minh qua bút hiệu CB gởi bài " Địa chủ Ác Ghê" cho báo của Trần Đĩnh:(trích) : Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB (Bác Hồ) gửi đến bài “Địa chủ ác ghê.” Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân.” Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát - Hanh - Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể.

Nhưng trích: (Trong hồi ký nói về mười nỗi buồn của Bác Hồ, viết Bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm nhưng phải nghe cố vấn Trung Quốc, Hoàng Tùng vô tình hay cố tình quên bài báo Bác gây căm thù cao độ này. Đâm ra lại đổ cho Bác cái lỗi không kiên định - nghe cả điều sai vốn trái với ý mình.)(trang 84)

Chúng tôi lượt sơ qua mấy cái gọi là tiêu biểu của Trần Đĩnh đã "nín thở qua sông " trên cái văn phong tố cáo mặt thật của tên bán nước Hồ Chí Minh qua cung cách "yêu thương Bác, gần gũi Cụ"

Cái mà tôi thích nhất là khi Trần Đĩnh diễn tả sự đau đớn của Hồ Chí Minh qua cái chết của Staline để thấy một tên quái vật trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ một tên mang mặt người nhưng lòng dạ thú của một tên Sơn Lâm Đảng Trưởng vì muốn có quyền lực đã phải đưa cả dân tộc vào cảnh tố cha đáu mẹ nhưng lại sụt sùi dứơi cái chết của một tên cộng sản ngoại bang.

Nhất là mấy ông Việt gian tay sai của VC ở hải ngoại phải hiểu là từ khi đảng csVN nắm quyền lãnh đạo,  Việt Nam chưa bao giờ có độc lập. Ngay cả tên đảng Lao Động hay Cộng Hòa Dân Chủ cũng lại do Staline đặt cho. Vậy thì cái gọi là "Đỉnh cao Trí Tuệ" lại là một tuồng hát cải lương có vua có lọng có người hầu có lính lệ nhưng tàn buổi hát thì hóa ra là một lũ lâu la.

Tôi đồng ý với ông Hồ Công Tâm ở điễm "lột trần thần tượng" Hồ Chí Minh

Tuy nhiên có một vài dữ kiện tôi không đồng ý với Trần Đĩnh tức nhiên ở đó sẽ có sự suy diễn của một ngừơi dân VN không bao giờ tin tưởng những gì VC nói mà chỉ nhìn vào việc VC làm.

Thứ nhất : Trong trang 105 Trần Đĩnh hỏi Thép Mới :

-“Tại sao ta và Diệm đang tranh nhau Hoàng Sa cả ở trên báo mà đùng một cái ta lại công nhận và hoan nghênh Trung Quốc thu hồi Hoàng Sa? “

Trần Đĩnh trả lời:

- Mày ấu trĩ bỏ mẹ! Theo hiệp định Genève thì chỗ ấy dưới vĩ tuyến 17 phải là của Diệm. Để cho ông anh Trung Quốc chứ không để Mỹ nó vào nó xây căn cứ hải quân sát nách à?

Thế là tôi nghĩ ngay - y như Ðảng lúc bấy giờ -- mai kia ta cần, bạn lại trả cho ta, đi đâu mà mất, miễn là về phe ta.( trang 105)

Đọc ngang đây tôi có cảm nghĩ như Trần Đĩnh đã không dám nói sự thật. Sự chuyễn biến này của csVN là đi từ sự thần phục và tình nguyện đem đất nứơc Việt Nam trở thành phần phụ thuộc với Mao như Trần Đĩnh đã thuật lúc ban đầu

Nhưng tại sao Trần Đĩnh lại có câu giãi thích "-- mai kia ta cần, bạn lại trả cho ta, đi đâu mà mất, miễn là về phe ta." như tự trấn an mình hay trấn an ai  khi mà điễn hình thực tế là Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng đã dâng Hoàng sa cho Tầu Cộng.

Không lẽ Trần Đĩnh trấn an toàn dân VN đừng lo mai mốt Tầu Cộng sẽ trả lại Hoàng sa cho chúng ta?

Thứ hai: Trong trang 126 (trích) :

Một chuyện xảy ra với tôi trong lúc báo chữ to đang rầm rộ. Câu chuyện tôi giấu mãi.
Bữa ấy tôi đang đọc báo chữ to gần Da Xan Ting, - đại thiện đình (Nhà ăn lớn). Một sinh viên Trung Quốc đến bên tôi. Trắng, đẹp, kính trắng, mắt hiền.
- Xin lỗi, anh là lưu học sinh Việt Nam?
- Vâng, còn anh ala Thượng Hải? (ala tiếng Thượng Hải là chúng ta, chúng tôi.)
- Tôi là... (anh nói tên nhưng tôi không nhớ), muốn nói chuyện một ít với anh, có được không?
Anh nhờ tôi chuyển cho sứ quán Việt Nam một thư đề nghị Bắc Việt Nam hãy tôn trọng hiệp định Genève, đình chỉ đưa quân và vũ khí vào trong Nam cũng như rút lực lượng đã phi pháp cài lại từ 1954.
- Làm gì có chuyện ấy nhỉ?
Hoàn toàn bị xúc phạm, tôi vừa ngớ ra ngạc nhiên vừa khó chịu. Anh đốt đảng anh thôi chứ lại định đốt cả đảng tôi nữa ư?

Quí vị nghĩ sao một khi Trần Đĩnh là một cán bộ cao cấp của Đảng sống gần Hồ Chí Minh và ngay cả việc vào phòng riêng của Hồ Chí Minh không cần gõ cửa khi Hồ Chí Minh khóc Stalin như cha của hắn chết. Ấy vậy mả Trần Đĩnh lại không biết việc Hồ Chí Minh chuyễn dân vào lính vượt đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam?

Ngừơi đọc ở đây sẽ suy diễn chính Trần Đĩnh không có sự suy nghĩ là Hồ Chí Minh vi phạm hiệp định Geneve chuyễn quân vào miền Nam VN để gây chiến tranh hầu thực hiện mộng bá chủ hoàn cầu của Nga Sô

Cái gì đã làm cho Trần Đĩnh ngại ngùng khi không dám nói sự thật chính Hồ Chí Minh mở cuộc chiến tranh tại Nam Việt Nam trong khi một sinh viên người Bắc Kinh có tinh thần tôn trọng lẽ phải đã phải lên tiếng yêu cầu Trần Đĩnh nói với Bắc Bộ Phủ Stop vi phạm hiệp định Geneve.

Thứ ba: ở trang 181 chương 5 Trần Đĩnh nói về cái chết của Nồng Thị Xuân như sau:( Trích)

" Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới Chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp gửi các chú lính gác, tôi bất thần nhớ tới Xuân, cô “con gái nuôi của Bác.”
Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? - Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi! - Ố, sao trẻ thế mà chết? - Về quê Cao Bằng bị ô tô đè... - Khổ, sao lại thế! tôi bàng hoàng kêu lên. Lúc ấy chưa biết các tình tiết đồn quanh cái chết tang thương này ( hết trích)

Theo Trần Đĩnh lúc đó chưa biết  các tình tiết đồn quanh cái chết tang thương này . Đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh chúng ta thấy Trần Đĩnh quá thân cận với Hồ Chí Minh. Còn hơn cà Vũ Đình Huỳnh. Ấy thế mà Vũ Đình Huỳnh biết rõ ràng cái chết tang thương của Nồng Thị Xuân và cả cô em gái của Nồng Thị Xuân Trong khi đó Trần Đĩnh lại bảo chưa nghe đến tin đồn này. Chỉ là tin đồn thôi nhé!


Sau cùng là một chi tiết khác trong Đèn Củ đã làm tôi thật sự không hiểu nỗi Trần Đĩnh . Tôi không hiểu nỗi tại sao Trần Đĩnh lại có thể có một thái độ bình an trước muôn ngàn xác chết của những đảng viên thuộc hai chính đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Cách Mạnh Đảng

Ở chương 2 Trần Đĩnh viết :"Hay là vì đảng phải dẹp các đảng phái quốc gia để giành lấy độc quyền lãnh đạo? Trước khi hợp nhất, ba tổ chức cộng sản chẳng chửi nhau là phản động và đều muốn xơi tái nhau cả đấy thôi.
Nghe có lý nhưng tôi vẫn không thông lắm. Vẫn thấy để độc quyền lãnh đạo thì đảng cần phải làm suy yếu tất cả các đảng phái khác. Y như trong cuộc đua xe đạp vậy. Đối thủ ngã, anh có xuống đỡ dậy không? " (trang 38)

Quí vị đọc ba chữ : "Làm Suy Yếu" của tác giả Trần Đĩnh quí vị thấy gì ở vụ án Ôn Như Hầu qua hình ảnh thảm thương nhất của hằng ngàn đảng viên Quốc Dân Đảng đã bị Hồ Chí Minh tàn sát sau khi giãi tán chính phủ Liên Hiệp

Giết ngứơi một cách dã man mọi rợ của Hồ Chí Minh mà theo Trần Đĩnh biện hộ là vì Đảng cần phải làm suy yếu các đảng phái khác. Vậy theo Trần Đĩnh ngoài hành vi giết chóc hủy diệt đảng CSVN không còn cách nào khác để làm suy yếu các đảng phái Quốc Gia?

Không biết ông Ngô Nhân Dụng nghĩ thế nào về những dòng viết của ông Trần Đĩnh khi cho rằng phải tàn sát các đảng phái Quốc Gia mới làm suy yếu họ Đây có phải là máu thịt còn tười như ông Ngô Nhân Dụng đã khen ngợi tác giả Đèn Cù :(trích) " Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết." (hết trích)

Nói tóm lại, theo tôi chiều hướng sáng tác của các nhà văn nhà báo trong nước đều mang tình đảng có chỉ thị. Những sáng tác trong nước có tính cách anh hùng cá nhân chủ ý ca tụng những anh hùng và lòng đấu tranh thù hận

Mục đích của chiều hướng sáng tác đó của VC là kích thích người lính bộ đội nhào vào chỗ chết, động viên người dân hy sinh chịu đựng để đào sâu thù hận giữa người Việt Nam.

Tính cách văn chương có tính đảng đó sau khi đối chứng những gì trong tuyên truyền với những gì thực tế trong miền Nam sau 1975 thì những ngừơi cầm bút tại miền Bắc đã cảm thấy hụt hẫng trước niềm tin vốn đã sắt đá khi nghe tuyên truyền "giãi phóng Miền Nam"

Chính những hụt hẫng đó đã khiến một số ngừơi cầm bút tại miền Bắc phải nhận định lại những tác phẫm của mình để tự mình đánh giá lại niềm tin và nỗi tự hào của họ trong quá khứ để cảm thấy đã bị lừa và từ đó đã đưa họ vào tư tưởng phản tĩnh

Trần Đĩnh cũng vậy. Đèn Cù quả là một tư tưởng phản tĩnh cho dù Trần Đĩnh đã chấp nhận lý tưởng Cộng Sản và vẫn tin vào chủ nghĩa như một ước mơ

Đèn Cù của Trần Đĩnh là sự đôi co giữa tinh thần nhân bản vẫn tiềm tàng trong lòng dân tộc Việt Nam cho dù đã hơn một lần bị chủ nghĩa Mác Lê Nine thui chột

Ngoài ra Đèn Cù đã nói lên sự khai chiến giữa chính tác giả với lý tưởng Cộng Sản mà tác giả đã theo, đã tin tưởng mà nay chỉ còn là một ảo tưởng không phù hợp trong thực tại mà tác giả đang sống

Vì thế trong Đèn Cù, Trần Đĩnh đã vạch trần một sự thật của ngừơi dân sống dứơi xã hội chủ nghĩa cộng sản. Người dân phải biết thích nghi để sinh tồn. Từ đảng viên cộng sản cho đến ngừơi cầm bút hay ngừơi dân phải có hai bộ mặt. Một bộ mặt ngoan ngoãn thi hành mọi chỉ thị của đảng , đi đúng con đường Đảng dạy thì mới được yên than. Còn một bộ mặt khác thì chỉ thầm thì độc thoại trong ước mơ trong tư tưởng vì chính những thầm kín những ứơc mơ đó Đảng không bao giờ biết được

Cho dù ở Đèn Cù có những thứ tôi đã không đồng ý như đã nêu ra ở trên nhưng tôi hiểu cho dù là Trần Đĩnh đi nữa nếu có tư tưởng phản tĩnh thì cũng phải sống thật ngoan ngoãn trong cái yên thân của sự khiếp nhược và cam chịu mà thôi.

Tôn Nữ Hoàng Hoa
ngày23/9/2014

Bà vợ cựu TBT Lê-Duẩn tiết lộ về Tướng Võ Nguyên Giáp (!)

Posted on | Để lại bình luận | Sửa   

Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân (vợ thứ hai của ông Lê Duẩn) về Đại tướng Võ Nguyên Giáp


3164171Bà Nguyễn Thị Vân và ông Lê Duẩn
Thể theo mong muốn của nhiều bạn đọc về nguyên bản thư kiến nghị của vợ hai cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn, chúng tôi xin đăng tải bản gốc thư kèm chữ ký của bà Vân:
340x284x7437227520120416183900768.jpg.pagespeed.ic.cWnUc9WeP0
01_10646931_554972321269908_4894910801375793567_n.jpg02_1613844_554972324603241_7209873396693205808_n.jpg03_10690175_554972334603240_8465705002521141837_n.jpg04_10440225_554972371269903_5734465195680714728_n.jpg05_10670189_554972407936566_146851263838263877_n.jpg06_10417669_554972431269897_3014046405494644989_n.jpg07_10380312_554972454603228_6333214327671058745_n.jpg08_10685414_554972474603226_9013683261112474859_n.jpg09_10612729_554972501269890_3636361783367029729_n.jpg10_10653635_554972521269888_4292919817661394966_n.jpg11_10517551_554972531269887_8507849121236775244_n.jpg12_10408064_554972547936552_429510872128062418_n.jpg13_10370351_554972584603215_6715321033051422643_n.jpg14_10686837_554972621269878_6599781240033363991_n.jpg15_10696192_554972644603209_8485184228585688196_n.jpg16_10612832_554972657936541_8685492430199756030_n.jpgTheo FB Ngàn Sâu Trần
(posted by tunhan)
(posted by tunhan)

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

công lao của bác "trồng người!"

Trăm năm trồng người...”

Huy Phương

Một bản tin ngắn, rất tầm thường ở Việt Nam, không chắc làm cho bạn quan tâm, đau lòng, đó là bản tin từ Hà Nội, cho biết nạn bẻ kính chiếu hậu xe hơi bắt đầu tràn lan. Chỉ với một chiếc Porsch Panamera giá $200,000 đã được quân gian chiếu cố, chỉ trong hai năm, đã bị bẻ kính bảy lần. Ngay một sinh viên trường Cao Ðẳng Văn Hóa-Thể Thao Hà Nội, Ðặng Huy Việt, trước đây cũng từng là thủ phạm loại ăn cắp vặt này. Theo tôi, trong cái thời buổi tệ mạt này, rõ ràng là chuyện “trăm năm trồng người” đã có kết quả hay hậu quả đau lòng.

Một trong những “danh ngôn” của Hồ Chí Minh được CSVN ca tụng nhất là câu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,” nhưng trẻ em “quàng khăn đỏ” ít đứa nào biết tới ông Quản Trọng bên Trung Quốc là tác giả chính hiệu danh ngôn này, đã bị “bác” bứng nguyên cây về trồng trong vườn nhà “bác.” Câu này lấy từ ý của Quản Trọng trong sách Quản Tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. (Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu; kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu).

Những gì “bác” đã gieo giống, chăm sóc, tưới nước bón phân, ngày nay rõ ràng là đã có kết quả. Sách Minh Tâm Bảo Giám, chương Kế Thiện, có câu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. (Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu). Không ai gieo hạt chanh chua mà lại hái được giống cam ngọt, nói đơn giản, gieo nhân nào thì gặt quả nấy!

Hạt giống độc địa ấy từ ngày được Hồ Chí Minh mang về gieo trong khu vườn nhà đã như là “loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưới của cuộc đời” như câu nói của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng, khi nhận xét về chủ nghĩa cộng sản. Sau ngày cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, nơi Bắc Việt gọi là vùng tạm chiếm, tệ nạn xã hội càng ngày càng gia tăng, làm băng hoại đạo đức xã hội, luân thường đạo lý, như những chuyện băng đảng nhóm xã hội đen, cướp của giết người, mại dâm, ma túy, cờ bạc, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, lừa gạt, chiếm đoạt tài sản.

Lúc đầu, nói về tình hình trật tự xã hội, đề cập đến những điều xấu xa đầy rẫy này, đảng cộng sản tránh né trách nhiệm, đổ lỗi cho đó là hậu quả, tàn dư của chế độ cũ để lại, chỉ đích danh là Mỹ, Ngụy, nhưng rõ ràng là sau hơn 39 năm “làm chủ” đất nước, thực tế ngày nay không thể còn đổ lỗi cho ai.

Sau nữa là cả nước từ 60 năm nay, dưới sự cai trị của đảng, do chủ trương của đảng, là “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!” Vậy thì những gì được ghi nhận hôm nay là thành quả chiếu sáng từ tấm gương ấy, đó là chân lý, mà chân lý này không bao giờ thay đổi. Không ai dám hỏi Hồ Chí Minh thực sự có đạo đức hay không, và cả đất nước mù quáng tin theo những gì đảng nhồi nhét từ những đứa trẻ, làm đông đặc đầu óc thanh niên, bắt người ta tin vào những chuyện không có thật.

Hậu quả là ngày nay cả nước nói dối như cuội.
Hậu quả là ngày nay cả nước ai cũng gian dối để sống.
Hậu quả là ngày nay, lý tưởng của cuộc sống là đồng tiền.
- Ở xã hội ấy cái gì cũng mua được bằng tiền, cái gì cũng được đem bán, và người ta sẵn sàng bán đi những cái gì quý nhất.
- Ở xã hội ấy, người ta không biết hổ thẹn vì nhân cách, nhưng cảm thấy hổ thẹn khi thua sút những người chung quanh vì cái nhà, cái xe, cái điện thoại, cái xách tay...
- Ở xã hội ấy, ai cũng muốn bỏ đi, những ai còn ở lại là không đi được, hay đang còn kiếm được tiền để chuẩn bị đi hay lo cho những người đã đi.

- Con người là vốn quý như ai đó đã từng nói, nhưng một mạng người không đáng giá bằng một con chó!

- Con người là vốn quý, nhưng người ta coi rẻ sinh mạng của nhau, cầm dao giết nhau chỉ vì một cái nhìn, một chuyện tranh cãi hay để cướp đoạt tài sản của người khác.

- Con người là vốn quý, nhưng công an, thế lực của chế độ, sẵn sàng đánh chết dân vì dân không chịu nhận tội mình không làm.

- Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người, nhưng người vá xe sẵn sàng rải đinh trên đường để cho tiệm mình đông khách, thêm lợi nhuận.

-Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người nhưng bọn phục vụ cho dân, ăn gian, làm dối, sống chết mặc bay.

- Cộng sản đã từng ca tụng: “Chủ Nghĩa Xã Hội là đỉnh cao trí tuệ loài người!” Hà Nội là lương tri của nhân loại! Báo Quân Ðội Nhân Dân đã ca tụng “đỉnh cao của khí phách và trí tuệ Việt Nam,” nhưng ngày nay nhân dân Việt Nam đi đến đâu đều được mọi người có những cái nhìn thiếu thiện cảm.
Nhật, Thái Lan, Nam Hàn, Singapore... kết án người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác, bán dâm... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xa. Cả nhân viên nhà nước cũng buôn lậu, ăn cắp, hối lộ, vậy người Việt ra nước ngoài còn dám ngẩng mặt nhìn ai?
- Ở trong nước dân Việt đã bày tỏ dân trí bằng cách ẩu đả, chửi bới nhau để chen lấn mua bánh Trung Thu ở Hà Nội, giành giật đạp lên nhau để giành được kiếm một miếng sushi miễn phí ở một cửa hàng mới khai trương, hỗn loạn trèo lên đầu nhau lên nhau để mua bằng được lá ấn trong lễ khai ấn đền Trần, hôi của khi có tai nạn qua đường như rơi tiền, đổ bia... Người ngoại quốc và các tòa đại sứ ở Việt Nam thì bắt đầu “sợ” dân Việt khi những cây anh đào được đem từ Nhật đến bị đám đông nhào đến vặt sạch, chính phủ Hòa Lan tổ chức phát 3,000 chiếc áo mưa cho dân chúng để tỏ tình hữu nghị thì đám đông ào ạt, hung dữ nhào lên sân khấu cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.
- Chính giới trí thức trong nước, như Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang đã viết rằng, “Phải nói rằng kể từ khi đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam bấy giờ còn tha hóa hơn con người Việt Nam hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người Việt Nam bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái Chủ Nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người Việt Nam. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.”

Ai đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam, phải chăng là công ơn “bác Hồ,” cho nên hôm nay, chưa đến một trăm năm, mà việc trồng người của “bác” đã có kết quả “khả quan,” đưa đất nước vào chỗ lụn bại, tha hóa.
Muốn gieo lại hạt giống tốt thì phải quét sạch, khai quang, đào xới lại cả khu vườn, thay đất mới, và phải mất trăm năm nữa, con người hôm nay mới trở lại được cái tử tế, văn hóa, chỉ mong được tương đối như người miền Nam trước 1975, hay nói xa hơn là cả cái thời Pháp thuộc.

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đau lòng, đừng mang ảo tưởng quê hương giàu đẹp, văn minh, trí tuệ, có ai đụng vào thì giãy lên như đỉa phải vôi, kêu la là “chống phá tổ quốc, tay sai ngoại bang, thù nghịch với nhân dân !”


Huy Phương

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

PGS-TS (XHCN) NGUYỄN VIẾT THÔNG CHÉM GIÓ !

PGS-TS NGUYỄN VIẾT THÔNG, KHÔNG ĐƯỢC LỪA DỐI TRẮNG TRỢN NHƯ THẾ !
Gửi Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương ,
Trong bài Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), ông đã dùng nhiều thủ thuật tinh vi nhằm qua mặt, lừa mị người đọc. Do đó tôi thấy cần vạch cho nó rõ ra, để bà con cảnh giác:

Phó Giáo sư Tiến sĩ Ní Nuận Nguyễn Viết Thông
Mạo danh nhân dân
Trong mục 2, ông tỉnh queo viết rằng: “Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng”, rồi thì “Các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ hơn ai hết, nếu chấp nhận đa đảng, chế độ XHCN sẽ sụp đổ, đất nước sẽ rối loạn, đời sống nhân dân cả vật chất và tinh thần rơi vào tay các thế lực không trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ta”.
Ông chỉ là PGS, TS, Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương, chứ nếu ông có là ai đi nữa thì cũng không được vội vã nói chắc như vậy. Chỉ có NHÂN DÂN mới có quyền khẳng định hay không khẳng định những điều nói trên. Nếu thế thì phải đi hỏi ý kiến của NHÂN DÂN đã chứ. Thông thường là phải qua một cuộc trưng cầu dân ý thì mới biết được cụ thể như thế nào. Sư việc như vậy đâu có đơn giản, mà ông đã vội mạo danh nhân dân rồi phang bừa, nói lấy được?
Góp ý sửa đổi Hiến pháp hay là góp ý về Xây dựng Đảng ?
Trong mục 4, ông viết:
“So với Hiến pháp năm 1992, quy định về Ðảng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có ba bổ sung, phát triển quan trọng.
Một là, khẳng định Ðảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà đồng thời còn là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ, Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ðây là nét sáng tạo đột phá phù hợp với đặc điểm Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Ðảng ta ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc. Ðảng ta không có lợi ích tự thân.
Hai là, bổ sung quy định: "Ðảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình". Sự bổ sung này quy định bản chất, trách nhiệm của Ðảng đối với nhân dân.
Ba là, khẳng định không chỉ các tổ chức của Ðảng mà còn quy định thêm về việc tuân thủ, thi hành Hiến pháp và pháp luật đối với mọi đảng viên. Ðảng viên phải tự giác, gương mẫu, thực hiện, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Những bổ sung, phát triển trên càng cần thiết khi hiện nay, bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Ðảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Ðảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Hai là, đội ngũ cán bộ cấp trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng, nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản.
Ba là, nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Ðảng đã xác định: "Ðể tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Ðảng trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt tám nhiệm vụ trong công tác xây dựng Ðảng mà Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Ðảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu  của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất (2)”.
Cứ đụng vào mấy cái một là, hai là, ba là của ông là tôi cảm thấy ù tai hoa mắt, đầu óc quay mòng mòng tít mù khơi.
Bắt đầu từ chỗ Nổi lên những vấn đề cấp bách, ông làm một lèo mấy cái một là, hai là, ba là. Khốn nỗi đây lại là những nội dung thuần túy về Xây dựng Đảng chứ đâu có liên quan gì đến Góp ý sửa đổi Hiến pháp mà ông cứ đưa vào ngang phè phè như thế?
Hơn nữa, hai tài liệu mà ông trích dẫn là những Văn kiện của Đảng: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và Văn kiện Hội nghị lần thứ thư Ban Chấp hành Trung ương, nghĩa là ông đã lấy văn kiện của Đảng để hướng dẫn cho việc sửa đổi Hiến pháp. Mặc nhiên, ông đã coi văn kiện của Đảng là cao hơn Hiến pháp?
Cố tình lừa dối về các quốc gia còn độc đảng
Nhưng ghê rợn nhất là điều sau đây: Trong mục 2, ông viết: “Nhưng nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị như Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tat-gi-ki-xtan, v.v…”
Xin thưa với ông, Lào là nước anh em với Việt Nam thì khỏi nói. Cuba thì đang hết sức chạy chữa cứu sống cho Hugo Chavez, vì Chavez nghoẻo thì khi không còn được cung cấp 110.000 thùng dầu mỗi ngày, Cuba cũng rung rinh. Triều Tiên thì được coi như Chí Phèo của thế giới, thường xuyên dùng hạt nhân để ăn vạ trong khi để người dân đói nhăn răng. Lẽ nào ông lại lấy mấy tấm gương mốc của Cuba và Triều tiên để soi rọi cho con đường đi lên của Việt Nam?
Đối với tất cả những nước còn lại, ông đã cố tình lừa dối người đọc chúng tôi rằng đó là những nước chỉ có một đảng chính trị, trong khi thực tế thì mỗi nước có nhiều, thậm chí tới hàng chục đảng phái.
Ông đừng tưởng rằng với cái lối phiên âm quái dị của ông mà chúng tôi mờ mắt sợ vãi, rồi không tìm ra được sự thật nhé. Chỉ cần vào Google, gõ “list of political parties in+ tên nước”, sẽ ra kết quả sáng giữa ban ngày. Nào, mời ông:
Ăng-ti-goa:  tên đầy đủ là Antigua và Barbuda, có 3 đảng: Đảng Lao động Antigua, Đảng Thống nhất Tiến bộ, Phong trào Nhân dân Barbuda.
Ba-ren: tên thật là Bahrain, có 7 đảng : Đảng Al Aslah, Đảng Xã hội Hồi giáo Al-Menbar, Đảng Al Meethaq, Phong trào Tư pháp Quốc gia, Đảng Xã hội Hồi giáo Quốc gia Al Wefaq, Đảng Dân chủ Quốc gia, Đảng Hành động Dân chủ Xã hội Quốc gia.
Bê-li-xê: tên thật là Belize, có 2 đảng lớn là Đảng Dân chủ Thống nhất và Đảng Nhân dân Thống nhất, cùng với 15 đảng khác.
Bốt-xoa-na: tên thật là Botswana, có 8 đảng.
Bô-xni-a: tên thật là BosniaHerzegovina, có 12 đảng.
Gha-na: tên thật là Ghana, có 23 đảng.
Ghi-nê: tên thật là Guinea, có 9 đảng.
Ha-i-ti: tên thật là Haiti, có 30 đảng.
Cốt Đi-voa : tên thật là Cote d’Ivore, có 5 đảng lớn và 20 đảng nhỏ khác.
Phi-gi : tên thật là Fiji, có 3 đảng.
Li-bi : tên thật là Lybia, có 23 đảng tham gia cuộc bầu Quốc hội tháng 7/2012 sau khi Gaddafi bị lật đổ.
Cư-rơ-gư-xtan : tên thật là Kyrgystan, có 27 đảng.
Ma-đa-ga-ca : tên thật là Madagascar, có 16 đảng.
Mô-na-cô : tên thật là Monaco, có 4 đảng.
Tat-gi-ki-xtan : tên thật là Tajikistan, có 3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ khác.
Rõ ràng, ông đã cực kỳ không trung thực khi cố tình nói sai sự thật về các chế độ tại các quốc gia nói trên nhằm đánh lừa độc giả.
Cho dù ông đang làm Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương, hay đang làm chức vụ gì đi nữa thì sự lừa dối này thật là trâng tráo, trắng trợn và trơ trẽn.
Qua đó, người ta có quyền nghi ngờ rằng, học hàm học vị Phó Giáo sư Tiến sĩ của ông cũng chỉ là hàng dỏm mà thôi !
Có thể ông đã phải chịu tai tiếng là « Lú Lẫn », nhưng đừng để người dân phải « lú lẫn » như ông, ông Thông ạ.//
*