Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

"30-4-2014" được công bố là Tháng Tư Đen - Ngày Quốc Hận!

Thị Trưởng Thành Phố Ottawa, Ông Jim Waston công bố ngày 30 tháng 4 năm 2014 là ngày Quốc Hận
 
posted Apr 16, 2014, 3:20 PM by Le Phan
Ngày 30 tháng 4 năm 2014 là ngày Quốc Hận của thành phố Ottawa

Nhân mùa Quốc Hận 30-4 sắp tới, để tưởng niệm 39 năm ngày CSVN cưỡng chiếm miền Nam Tự Do, đồng thời đánh dấu 39 năm chế độ bạo tàn CSVN ngự trị trên quê hương, tạo nên vạn nỗi đau thương cho dân tộc Việt Nam.

Cộng Đồng Người Việt Ottawa cùng nhau đốt nén hương lòng để tưởng niệm đến những đồng bào đã bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu nước độc trên đường đi tìm tự do. Ghi ơn những Chiến Sĩ, Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa can trường năm nào, dù còn sống nơi quê nhà hay ven trời góc biển, hay nằm yên trong đáy mộ hoang tàn, hay xương cốt còn rải rác chốn rừng hoang và vùi thây nơi những trại tù oan nghiệt.

Cộng Đồng Người Việt Ottawa cũng ghi nhận sự đóng góp thiết thực của đồng bào Tỵ Nạn Cộng Sản vào sự phát triển một xã hội đa văn hóa của thành phố Ottawa.

Thượng Nghị Sĩ (TNS) Ngô Thanh Hải của Canada đã đến gặp Ông Thị Trưởng Thành Phố Ottawa, Ông Jim Waston và đã được ông Thị Trưởng Thành Phố Ottawa công bố rằng ngày 30 tháng 4 năm 2014 là ngày Quốc Hận của thành phố Ottawa.

 
Le 30 avril, la ville d’Ottawa soulignera le Jour de l’Avril noir
 
OTTAWA – Le 16 avril 2014, l’honorable sénateur Thanh Hai Ngo a rencontré le maire d’Ottawa, Jim Watson, et un déléguer de la communauté vietnamienne d’Ottawa en vue de la commémoration, le 30 avril prochain, de la trente-neuvième année de la chute de Saigon.

« Cette proclamation non seulement honore la mémoire des victimes de la guerre du Vietnam, mais aussi salue la communauté vietnamienne‑canadienne d’Ottawa, ainsi que les nombreux survivants et réfugiés de la guerre qui ont fait des contributions positives et importantes à la diversité culturelle de la ville d’Ottawa », a déclaré le sénateur Ngo.

Au début des années 1980, la Ville d’Ottawa entreprit « le Projet 4000 » et est devenue le nouveau lieu de résidence pour environ 4 mille Vietnamiens qui ont dû affronter en mer des tempêtes mortelles, des pirates, des maladies et la faim. Selon le Haut-Commissariat des Nations Unies pour les réfugiés, 250 000 réfugié « boat people » ont péri en mer en quête de liberté.

 
City of Ottawa recognizes April 30th 2014 as Black April Day
 
OTTAWA – On April 16th 2014, the Honourable Senator Thanh Hai Ngo met with Ottawa City Mayor Jim Watson and a delegate from the Ottawa Vietnamese community to commemorate April 30th as the thirty-ninth year of the fall of Saigon.
 
“This proclamation not only remembers the victims of the Vietnamese War, but also recoginizes the Vietnamese-Canadian community of Ottawa, and the many survivors and refugees of the war, who have made positives and valuable contribution to the cultural diversity in the city of Ottawa.” said Senator Ngo.
 
In the early 1980s, the City of Ottawa spearheaded “Project 4000” and became the new home of approximately 4 thousand Vietnamese who arrived in Canada after navigating through deadly storms, pirate threats, diseases and starvation. According to the United Nation High Commission for Refugees, 250 thousand Boat People perished at sea looking for freedom

 

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Mỹ linh trả lời Bùi Tín - một bài viết về Hồ Chí Minh!

Tháng 4 6 2014

Phản Biện Bài Viết Của Ông Bùi Tín Về Nhân Vật Hồ Chí Minh


Mỹ linh
Trước khi phản biện bài viết của ông Bùi Tín với tựa đề “Cuộc Đánh Tráo Không Thể Có“, tôi là người quý trọng ông Bùi Tín như ông đã từng quý trọng mạng Thông Luận. Tôi công nhận ông Bùi Tín đã đóng góp nhiều bài viết có chất lượng, có giá trị trong việc đấu tranh dân chủ hóa đất nước, và tôi rất cám ơn ông về điều đó. Nhưng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh, tôi nghĩ ông Bùi Tín nên giữ im lặng thì hay hơn. Vì sao tôi viết thế? Đơn giản, ông BT đã có 45 tuổi đảng, rồi mới nhận thức ra mình bị ĐCSVN lừa, và ra khỏi Đảng, thì những sự hiểu biết của ông về HCM trong quá khứ cũng vẫn có thể cũng bị lừa bởi Đảng.

Tôi có ý muốn nói, ông BT đã sai lầm suốt 45 năm rồi, thì không nên viết bài khẳng định mình không tiếp tục sai lầm về nhận xét nhân vật HCM này. Đúng ra là ông không nên viết bài một cách quá chủ quan để phê phán những người như ông Trần Bình Nam, ông Huỳnh Tâm, và mạng Thông Luận… Từ trước năm 2001, trước khi bộ phim 24 tập Trường Chinh ra đời, của đạo diễn Kim Thao, Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông, do đài VTV3 trình chiếu, có mấy ai biết được sự thật lịch sử: nguồn gốc lá cờ đỏ sao vàng đến từ tỉnh Phúc Kiến bên Tàu. Những ai đã từng xem phim cũng chưa phát hiện được sự thật lịch sử đó. Mãi đến 2005, người ta mới phát hiện ra, lá cờ đỏ sao vàng nằm trong trang mạng http://www.worldstatesmen.org/China.html (*1).

Từ đó sự thật lịch sử mới được phô bày, lá cờ đỏ sao vàng là của Tàu. Gần đây, người ta vạch trần một sự thật lịch sử nữa: HCM với bút hiệu CB (bút hiệu này được dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957, trên báo Nhân Dân), đã là tác giả của bài viết “Địa Chủ Ác Ghê”. Đọc qua bài viết, chẳng cần phải suy nghĩ, cũng biết ngay đây là một bài viết vu khống bà Trần Thị Năm (Cát Thanh Long) đã “giết chết ngót 260 đồng bào”, nhằm để HCM phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất, sát hại 172.008 người (*3). Đểu cán của HCM là mượn bút danh CB giết bà Năm xong, rồi HCM giả vờ thương xót: “Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !” (Trích từ hồi ký Hoàng Tùng). Đểu cán thêm nữa, chính HCM phát động CCRĐ, rồi chính y lại giả vờ lau nước mắt, rồi đổ hết tội lỗi cho Trường Chinh, rồi huề cả làng, chẳng ai bị xử tử hay bị ở tù. Tôi viết những điều trên để chứng minh chế độ CS là vua lừa bịp và thay đổi những sự thật lịch sử, trước khi phản biện bài viết của ông BT.

Quý vị cũng nên đọc thử qua bài viết của ông BT, tôi hoàn toàn không tìm thấy một bằng chứng xác thực nào để chứng minh ông HCM tức là Nguyễn Ái Quốc bị giam tại Hồng Kông năm 1931-1932. Bài viết của ông chỉ nhằm phản bác lại bà Vera Vasilieva và cuốn sách “HCM Sinh Bình Khảo” của GS Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, vì ông Hùng cho rằng, cháu ruột ông, Hồ Tập Chương đã giả mạo HCM. Ông BT phản biện một cách yếu ớt, mơ hồ, nếu không muốn nói là ấu trĩ. Yếu ớt khi ông BT cho rằng: “hơn 5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN cũng như của đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà cũng không phủ nhận nội dung cuốn sách quan trọng này.” Tại sao ông BT không nghĩ ngược lại, vì nó là sự thật nên phủ nhận sẽ bị lôi ra thêm bằng chứng, còn xác nhận sẽ lòi chành ra sự gian dối, lừa gạt bấy lâu nay. Mơ hồ ở chỗ ông viết: “Ông biết chăng, hồi năm 1960 ông Hồ Chí Minh mời vợ chồng luật sư Frank Loseby sang Hà Nội, khách vẫn nhận ra ông bạn cũ của gần 30 năm trước, đâu có phải là ai khác?” Trong khi đó, tờ L’Humanité của Pháp, số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông và tờ Daily Worker của Đảng Cộng Sản Anh cũng đăng tin “ông Hồ đã chết vì bịnh lao trong khám đường Hồng Kông”, trang 79, trong cuốn “Từ Thực Dân Đến CS của ông Hoàng Văn Chí”. Mơ hồ vì luật sư Frank Loseby cãi cho Tống Văn Sơ, chứ có phải cho Nguyễn Ái Quốc đâu. Tống Văn Sơ có phải là bí danh của Nguyễn Ái Quốc, vẫn còn là một câu hỏi? Cá nhân luật sư Frank Loseby vẫn còn là một dấu hỏi? 30 năm một người ngoại quốc nhận ra một người Việt Nam, cũng rất mơ hồ. Báo chí VC đăng về ông Frank Loseby cũng là một việc không đáng tin được. Biết bao nhiêu dấu hỏi trong vụ này. Một thằng chuyên môn lường gạt, nó có đủ mọi cách để lường gạt, quá dễ mà. Nó có thể ngụy tạo một luật sư nào đó bào chữa cho nó để được ra khỏi tù Hồng Kông, dễ thôi mà.

Còn về ấu trỉ, khi ông BT dám viết rằng:
Điều rất kỳ lạ là hơn 5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN cũng như của đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà cũng không phủ nhận nội dung cuốn sách quan trọng này.” và “nội dung cuốn sách chỉ là một điều hoang tưởng, theo kiểu tiểu thuyết trinh thám rẻ tiền, có thể là do động cơ vụ lợi kèm theo động cơ chính trị ám muội kiểu nước lớn đang nuôi dưỡng dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần.”
Cái ấu trỉ của ông BT là đợi sự trả lời của 2 đảng CS chuyên môn nói dối, và ông ta lại tin tưởng rằng Tàu Cộng không có dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần đâu. Có lẽ ông BT đã quên lịch sử 1000 năm Bắc thuộc của nước VN ta rồi.

Nói ngay, tôi chỉ đọc lướt cuốn HCM Sanh Bình Khảo, không nắm vững, nên không muốn phản biện về cuốn sách này cũng như nhân vật Hồ Tập Chương. Ở đây, tôi chỉ muốn phản biện phần ông BT viết: (Rồi năm 1946 khi bà Thanh chị cả ông Hồ Chí Minh ra Hà Nội, bà nhận ra ngay “thằng Coong, có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ”, đâu có ngỡ ngàng gì. Ông Cả Khiêm cũng vậy, ông đã nhận ra ngay em ruột mình không chút băn khoăn.) Tôi giả sử rằng câu chuyện này là có thật, (nghĩa là vào năm 1946, bà Thanh có ra Hà Nội, và có gặp ông HCM và có nói câu: “thằng Coong, có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ”, còn ông Khiêm cũng đã nhận ra em ruột mình không chút băn khoăn.) thì sẽ lòi ra việc “không tin” hay “nghi ngờ” trong lòng của bà Thanh trước khi gặp HCM, nên phải nhìn cái sẹo ở tai trái. Không phải đợi đến cuốn sách HCM Sanh Bình Khảo ra đời, người ta mới bắt đầu nghi ngờ HCM không phải là Nguyễn Ái Quốc. Mà từ trước đó, việc nghi ngờ này đã được ghi trong sách “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản”, xuất bản năm 1964, của ông Hoàng Văn Chí (tham gia Kháng Chiến Chống Pháp từ đầu đến cuối (1946-54), giữ chức vụ đúc tiền, làm giấy in bạc, chế tạo hóa chất cho quốc phòng, và từng được HCM tuyên dương công trạng trên toàn quốc), ở trang 54 và trang 79 như sau:
 



Cho tôi đặt câu hỏi với ông BT, tại sao có sự “nghi ngờ” đó của bà Thanh? Chị em sao 35 năm gặp lại, cũng bình thường thôi. Thường thì người ta sung sướng rồi ôm nhau mà khóc, mà kể lể, chẳng ai cần phải tìm cái “sẹo” hay “nốt ruồi sau gáy” (phần này ông Bùi Tín nói trên Paltalk.com trong Chương Trình TalkShow với phóng viên Chim Quốc Quốc VNCH) để mà nhận diện ra nhau. Tôi tin rằng ông BT không nói láo khi ông đã đọc được trên sách báo của CS, hay nghe CS kể về cái “sẹo” hay “nốt ruồi sau gáy” của HCM, nhưng tôi vẫn có cái suy luận của riêng tôi:
a) 45 năm tuổi đảng của ông BT mới nhận ra sự lường gạt của Đảng, phải bỏ Đảng, giờ lại tin vào sách báo của CS, hay tin lời CS đã kể cho ông nghe, vậy có phải ông BT rất ấu trỉ?
b) Thường những tên bịp bợm (như HCM) tìm mọi cách để chứng minh mình không bịp bợm, mới tạo ra câu chuyện “cái sẹo”, “cái nốt ruồi sau gáy”. Nếu đường đường chính chính, chẳng ai cần ba cái thứ này.


Bà Thanh, ông Khiêm, hay tất cả chúng ta, nếu là con người bình thường, đều phải nghi ngờ nhiều sự kiện bất bình thường đã xảy ra đối với nhân vật HCM này:

1) Có ít nhất 4 văn kiện nói về Nguyễn Ái Quốc bị bịnh ho lao, mang vi trùng Koch, một trong “tứ bịnh nan y”. Thời đó, chưa có phát minh ra thuốc Streptomycine để trị vi trùng này, nên ai mang bịnh đều phải chết. Riêng phần này, ông BT biện luận rằng, nguyên văn: “anh Nguyễn Khắc Viện, bị lao từ năm 26 tuổi, 28 tuổi bị cắt hẳn một bên phổi, một bên phổi ép chỉ còn có 2/3 thôi, ảnh nghĩ rằng chỉ còn sống được 6 tháng và năm 1963 ảnh về nước, ảnh nói cũng may lắm, sống thêm được 3 năm, nhưng mà ảnh sống đến năm 82 tuổi, 45 năm sau, đấy là lao phổi chính cống đấy. Cho nên, người ta có đủ thuốc ngay từ những năm 1930 để hạn chế vi trùng Koch, để người ta có thể mổ phổi, ép phổi, cắt phổi, để nó không lây lan qua các bộ phận khác…” Chúng ta biết Streptomycin là thuốc trị bịnh lao, được giới thiệu bởi Albert Schatz vào 19/10/1943, nhưng mãi đến năm 1946-1947 mới bắt đầu thử nghiệm. Ông bác sĩ Viện sinh năm 1913, tức năm 1939, ông bị bịnh ho lao, lúc đó chưa có thuốc Streptomycin mà ông vẫn có thể tiếp tục sống được, phải công nhận đây là một câu chuyện hiếm có, hy hữu, chuyện khó tin nhưng có thật. Nhưng đem sự có thật hy hữu này để chứng minh HCM cũng thoát chết giống y bác sĩ Viện, chẳng khác nào câu chuyện may mắn trúng số độc đắc, thưa ông BT. Biện luận của ông kiểu này, hoàn toàn không thuyết phục được người nghe, chẳng khác gì cãi bừa.

2) Cá nhân tôi đọc nhiều tin trái ngược với ông BT về chuyện bà Thanh lên Hà Nội. Nhiều nguồn tin cho rằng bà Thanh nào có được gặp HCM, vì ông ta rất bận việc nước, nên không có thì giờ tiếp xúc, rốt cuộc bà Thanh ở khách sạn và bị giết chết một cách mờ ám. Tôi tin điều này hơn “cái sẹo” và “cái nốt ruồi sau gáy”. Theo như ông BT, ông nói vào năm 1957, ông có tháp tùng với HCM về Làng Sen, lúc đó bà Thanh đã qua đời năm 1954, ông Khiêm cũng qua đời năm 1950. Một tên vô tình, quên nguồn gốc như HCM, bỗng nhiên thức tỉnh, đợi đến anh chị mình qua đời, làm chủ tịch nước những 12 năm, rồi mới trở lại thăm quê của mình, thì làm gì có vụ tiếp bà Thanh ở Hà Nội để biết “vết sẹo” và “nốt ruồi sau gáy”.

3) Một người hồi nhỏ đến lúc ra đi mang họ Nguyễn, giờ lên chủ tịch nước, bỗng dưng đổi sang họ Hồ, rất bất bình thường. Bởi thế thiên hạ đẻ ra câu chuyện Hồ Sĩ Tạo gì đó để cho ăn khớp với họ Hồ. Rồi còn ép cả nước phải gọi mình bằng “Bác”, bằng “cha già dân tộc”, rất bất bình thường. Nhưng xem ra rất bình thường đối với giặc Tàu, vì tránh được sự loạn luân.

4) Một chính khách nổi tiếng như Nguyễn Ái Quốc, trong suốt 9 năm dài, từ 1932 cho tới khi xuất hiện ở hang Pắc Pó năm 1941 với tên mới là HCM, chẳng ai biết ông ta ở đâu, làm gì, là chuyện rất bất bình thường.

5) Vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản để thành lập ĐCSVN. Nhiều đời Tổng Bí Thư đã trải qua như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, … Ông NAQ coi như là cột trụ của ĐCSVN, ấy thế mà chưa từng giữ chức vụ Tổng Bí Thư ĐCSVN, cho mãi đến 1945, khi cướp được chính quyền. Đây cũng là việc rất bất bình thường.

6) HCM được gọi là một nhà yêu nước vĩ đại, lại sử dụng lá cờ Tàu của tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, và lại ký kết Hiệp Định Geneve để chia đôi lãnh thổ VN, rồi còn dâng cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho giặc Tàu với công hàm bán nước Phạm Văn Đồng ký. Quả thật đây là những việc rất bất bình thường.

7) Một Nguyễn Ái Quốc đấu tranh cứu nước suốt mấy chục năm trời, với hàng ngàn bài viết, đã từng học trung học, hôm nay mang danh HCM lại viết di chúc sai chính tả, rồi gạch xóa tùm lum. Trong bài viết đầy ký hiệu phiên âm không có trong tự điển như: f, z, j, w, thí dụ như fương fáp, zũng, jì đó, trung wơng. Đây cũng là việc rất bất bình thường.

8) Từ lúc HCM làm chủ tịch nước cho tới lúc chết đi, chưa một lần ông ta bận quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng, như cụ TT Ngô Đình Diệm, hay cụ TT Nguyễn Văn Thiệu trong những dịp lễ, mà toàn là bận đồ đại cán của Tàu 4 túi. Đây cũng là việc rất bất bình thường.

9) Trong lúc HCM làm chủ tịch nước, lại chỉ thị cho văn nô Tố Hữu viết ra những vần thơ bắt học sinh, sinh viên phải học thuộc mà chúng ta không thể tưởng tượng được:

- Thương biết mấy khi con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Xi’t Ta Lin…
- Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười…
- Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch thờ Xít Ta Lin bất diệt…


Những bài thơ như thế này làm băng hoại tinh thần tự tin, tự chủ, tinh thần kính mến tiền nhân. Rất xấu hổ cho dân tộc Việt Nam, bị ép đi thờ những tên ngoại bang Mao Trạch Đông và Stalin giết người không gớm tay. Chuyện này cũng quá đổi bất bình thường.

10) Việt Nam có gần 5000 năm văn hiến, bản chất của người Việt Nam rất nhân hậu, hiếu hòa, hiếu học, tôn trọng tinh thần theo thứ tự ”sĩ nông công thương“. Sĩ là người có học được đứng đầu danh sách. Cớ sao, HCM lại phát động “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ“. Trí cũng là Sĩ lại bị tiêu diệt hàng đầu. Thử hỏi, thành phần trí thức bị tận diệt thì tương lai nước VN sẽ ra sao? Nước VN sẽ không còn nhân tài thì chuyện gì sẽ xảy ra? HCM là một nhà yêu nước mà sát hại hàng trăm ngàn dân qua Cải Cách Ruộng Đất là một chuyện quá đổi bất bình thường.

11) HCM ký ngay Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với thực dân Pháp để hợp thức hóa việc trở lại chiếm đóng của quân đội Pháp, rồi thừa cơ, sai Võ Nguyên Giáp tiêu diệt tất cả những người Việt Nam yêu nước nằm trong Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, 2 đảng phái lớn nhất thời bấy giờ. HCM là một nhà yêu nước mà tiêu diệt 2 đảng phải yêu nước, cùng chống Pháp, là bạn đồng hành với mình, cũng là một việc bất bình thường.
Còn biết bao nhiều điều bất bình thường nữa, khi nói về nhân vật HCM này. Nhưng 11 sự kiện trên cũng đã quá đủ để chứng minh ông ta không phải là Nguyễn Ái Quốc của trước năm 1932, mà là một tên gián điệp Tàu. Nói như thế, lại có một số người tàn nhẫn phán ngay: “Thế là Mỹ Linh chạy tội cho Đảng CSVN”. Họ còn phán thêm: “HCM giả hay thiệt việc đó không quan trọng.” Đây là những lời phán thiếu suy nghĩ của một số người. Họ thiếu nhận thức, và họ không hiểu tại sao ĐCSVN vẫn còn tiếp tục tồn tại? Họ không hiểu rằng dân trong quốc nội đã bị đầu độc hàng chục năm qua về hình ảnh một HCM đẹp đẽ, vĩ đại, đạo đức, yêu nước… và ĐCSVN đang sống nhờ vào xác chết HCM ấy, như tấm bình phong che chở chúng.
Tội ác của ĐCSVN chất cao như núi rồi, Mỹ Linh chạy tội cho nó được hay sao? Tại sao chúng ta không vạch ra những bằng chứng lịch sử để mọi người đều hiểu sự thật về sự bịp bợm của HCM? Tại sao chúng ta không cùng nghĩ để kéo sập Lăng Ba Đình vì đang thờ thằng gián điệp Tàu nằm trong đó? Tôi có thể khẳng định, nếu mọi người đều hiểu sự thật về sự bịp bợm, giả trá của HCM, ĐCSVN sẽ sụp đổ ngay.

Vào đoạn kết, ông BT có viết: “một việc làm cần thiết lúc này, để cho mọi sự được công bằng, minh bạch, lịch sử trở lại đúng như nó có thật, chính là thái độ mọi công dân yêu nước cần có.” Cũng bởi có câu viết này của ông BT, nên tôi đã viết bài phản luận này. Tôi cũng cần sự thật lịch sử y như ông BT.

Ngày 5 tháng 4 năm 2014
Mỹ linh


http://freevietnamnow.blogspot.com
Xin phổ biến tự do

Đính kèm:
(*1) http://freevietnamnow.blogspot.com/2014/02/tu-huyet-cua-csvn-co-video-clip-chung.html (Tử Huyệt Của ĐCSVN)
(*2) http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/but-danh-cb-la-cua-ong-ho.html (Bút Danh C.B. Là Của Ông Hồ)
(*3) “truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang 86, Tập II của Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam). Lúc đó, dân số miền Bắc có 10 triệu, nên con số chính xác có thể lên tới 500.000 người bị sát hại, chứ không phải chỉ có 172.008 người như trong sách, đã thừa nhận.
(*4) Bài viết của ông Bùi Tín: http://thienngon.blogspot.ca/2014/04/bui-tin-voa-len-tieng.html

 

Bùi Tín (VOA) - lên tiếng!

Dù việc đánh tráo có hay không…


ho chiminh1132011_16115
 
Bùi Tín (VOA) – Sau bài viết Cuộc đánh tráo không thể có trên VOA, tôi đã nhận được một số ý kiến tán đồng, một số ý kiến phản đối. Đây là chuyện bình thường. Tôi rất coi trọng những ý kiến phản đối để điều chỉnh nhận thức của mình, may ra được tiếp cận thêm chân lý. Đó là điều tôi cho là hệ trọng nhất.
Tôi cám ơn bạn Mai Linh và bạn Phan Châu Thành đã phát biểu trên báo Thông Luận và mạng Dân Làm Báo (ra ngày 6/4/2014), phản biện những ý kiến của tôi, cho tôi là “ấu trĩ”, “lập luận chưa chặt chẽ”, thậm chí còn cho rằng tôi vẫn bị niềm tin ở ông Hồ chi phối nặng nề do cái tệ sùng bái cá nhân nhiễm phải khi còn ở trong đảng CS nên đã mất sự sáng suốt cần thiết.

Trong tranh luận tôi luôn tự nhủ phải giữ thái độ trung thực, lương thiện, không tự ái, chủ quan, phải biết phục thiện, công nhận lẽ phải. Chính do thái độ ấy mà sự đánh giá của tôi về ông Hồ đã có những bước thay đổi dần, chắc chắn, trong cả quá trình từ khi ra nước ngoài năm 1990 đến nay, nghĩa là 25 năm. Trước đó tôi còn tiếc rằng khi kết thúc chiến tranh năm 1975 thì ông Hồ đã mất nên những người lãnh đạo kế thừa không có đủ bản lãnh để thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc, có những chính sách sai lầm dại dột, bỏ tù hàng loạt viên chức – quân nhân của VN Cộng hòa, gây thêm thù hận, chia rẽ, làm hại cho việc xây dựng lại đất nước. Tôi chủ quan nghĩ rằng ông Hồ luôn tỉnh táo, thường khuyên dân “thắng không kiêu, bại không nản”, ông Hồ khôn ngoan, không đến nỗi tệ như Lê Duẩn.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, cả phe XHCN tan vỡ, tôi có dịp trở lại các nước Nga, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, tiếp xúc với nhiều nhà báo, nhà văn các nước này, trao đổi về lý luận, về chủ nghĩa Marx – Lenin, về CHXH hiện thực… thì sự đánh giá của tôi về ông Hồ thay đổi hẳn.
 
Trong những chuyến thăm Hoa Kỳ, tôi thường ghé qua Thư viện Quốc hội để đọc, ghi, chụp không biết bao nhiêu tài liệu hiếm quý, từ đó tôi hiểu rõ thêm về lý thuyết CS đã sai lầm tận gốc rễ, cả về nhân sinh quan và phương pháp luận. Tôi cũng nhận rõ thêm bộ mặt của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành và hàng loạt lãnh đạo CS khác.
 
Từ 1998 đến 2004, tôi có dịp gặp một số nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quan tâm đến tình hình VN, viết sách về VN. Ở Paris tôi có dịp gặp, trao đổi ý kiến khá sâu với ông J. William Duiker, cô Sophie Quinn Judge, giáo sư Pierre Brocheux đều là những người viết kỹ nhất về tiểu sử của ông Hồ.
Qua những cuộc thảo luận ấy tôi hiểu rõ ông Hồ hơn, nhất là thái độ của ông Hồ sùng bái mù quáng Stalin, Mao Trạch Đông ra sao, thiếu quan điểm độc lập, tự chủ, bị Trung Quốc ép nên cam chịu chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 ra sao. Ông được đào tạo là nhân viên tình báo được KGB trả lương.
Tôi hiểu rằng muốn thay đổi chế độ độc đảng tai hại, chuyển đổi sang hệ thống chính trị đa nguyên – đa đảng, nhất thiết phải xóa bỏ hình tượng sùng bái ông Hồ, giải ảo – démystifier – cái ảo thuyết coi ông Hồ là lãnh tụ vĩ đại, thậm chí là vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, để thuyết phục được cả xã hội ta sớm từ bỏ sự ngộ nhận ấy. Tôi cũng hiểu việc này khó khăn lắm, cần kiên trì nhẫn nại, không thể nóng vội.
 
Tôi đã cố gắng tham gia vào công cuộc giải ảo cực kỳ hệ trọng này. Ngay từ năm 1991 tôi đã viết bài chỉ rõ ông Hồ đã dùng ngòi bút mang tên Trần Dân Tiên để tự ca ngợi mình trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tự xếp mình ngang các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Quang Trung, rồi tự xưng là Bác với nhân dân, trong đó có các cụ già cao tuổi hơn, là những điều không thể chấp nhận. Tôi bị ngay báo QĐND trong nước phản pháo bằng bài báo “Bùi Tín đi sâu vào con đường phản bội khi xúc phạm bác Hồ”.
 
Năm 1994 tôi được anh Đỗ Nam Hải từ Úc hỏi về chuyện có thật ông Hồ được Liên Hiệp Quốc công nhận là Anh hùng dân tộc và Danh nhân Văn hóa thế giới không, tôi đã ghé qua trụ sở UNESCO ở Paris, tìm ra những tài liệu gốc để nói rõ không hề có một nghị quyết nào của LHQ như thế, rằng UNESCO chỉ thông báo là nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Hồ, phía VN có ý định tổ chức kỷ niệm nên LHQ thông báo để mọi thành viên tùy nghi tham gia, nhưng về sau do quá nhiều phản đối nên LHQ không chủ trương tham gia nữa. Đến ngày kỷ niệm, ở Paris cũng như ở Hà Nội, không có một đại diện nào của UNESCO, LHQ tham gia. Hà Nội đã xuyên tạc sự thật, nói dối không biết ngượng.
Sau đó, chính quyền không còn dám ba hoa về chuyện này nữa.
 
Tôi đã nghiên cứu lại hồ sơ Cải cách ruộng đất và thấy rõ thêm thái độ vô trách nhiệm của ông Hồ trong vụ giết bà Nguyễn Thị Năm cũng như việc sửa sai rất tùy tiện giả dối. Chính ông Hoàng Quốc Việt kể cho tôi nghe rằng ông đã vội đến gặp ông Hồ báo tin người ta sắp xử tử bà Năm, ông Hồ hứa sẽ can thiệp, nhưng rồi ông ta lờ đi. Mà chính ông ta còn viết bài “Địa chủ ác ghê”, kể tội ác của bà Năm. Sau hơn 20 năm nghiền ngẫm, năm 2012 trong một cuộc họp tôi đã công khai nói rõ rằng “trong lòng tôi, ông Hồ không còn là một nhân vật tích cực, có đóng góp gì cho lịch sử VN; theo tôi, nếu như không có ông Hồ thì lịch sử VN sẽ khác, nhân dân ta có thể không bị chiến tranh tàn phá, không thành một con tốt trên bàn cờ chiến tranh lạnh, có thể không ở trong cái thế chia rẽ, rã rời, phân hóa giàu nghèo khủng khiếp như hiện nay. Cho nên nếu cho điểm, tôi sẽ cho ông Hồ điểm âm, là một nhân vật tiêu cực trong lịch sử.” Như vậy nói tôi còn quyến luyến ông Hồ là không đúng, là oan uổng cho tôi.
Tôi đã nói với các bạn trẻ, cái giờ phút bi thảm của dân tộc có thể là vào một đêm nào đó ở ngõ Compoint (Pháp), người thanh niên non nớt Nguyễn Tất Thành ôm bản Luận cương Lenin vào lòng la toáng”Chân lý đây rồi”, từ đó thành người Cộng sản và dắt toàn dân theo chủ nghĩa CS đến nay.
 
Thưa ông Phan Châu Thành và cô Mỹ Linh, đây là điều quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh để đáp lại 2 bài phản biện tôi vừa nhận được. Để nói rằng tuy tôi vẫn chưa tin rằng trong lăng Hồ Chí Minh là xác một người Trung Quốc mang tên Hồ Tập Chương, nhưng điều đó không hề thay đổi về sự đánh giá của tôi đối với nhân vật từng đứng đầu đảng CS VN và chế độ VN Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1969. Đó là một nhân vật tiêu cực, có hại, với đường lối bế tắc, sai lầm, độc đoán.
 
Với tôi, đó là một quá trình vận động trí tuệ và tình cảm gay go, thú vị đi tìm sự thật, đạt đến kết quả cuối cùng là từ chỗ coi ông Hồ là lãnh tụ vĩ đại, sáng suốt, dấn thân vì nước vì dân, sống giản dị, vào tù ra khám, được cả nước kính yêu, thế giới ngưỡng mộ… thật ra chỉ là một nhà hoạt động cơ hội, thiếu kiến thức chính trị cơ bản, mù quáng theo chủ nghĩa Lenin và Stalin, sùng bái Mao, khinh thường luật pháp và các thể chế dân chủ, dẫn dắt đất nước vào con đường độc đảng tối tăm, dấn sâu mãi không còn có đủ nghị lực để quay lại con đường sáng của thế giới dân chủ, ngay cả khi tuyệt đại đa số các nước cộng sản cũ đã phải quay lại với thế giới dân chủ thì những kẻ kế thừa ông vẫn ù lỳ vì lòng tham.
 
Theo tôi việc chưa đạt được đồng thuận thật cao là trong lăng Hồ Chí Minh hiện tại là người Việt hay người Tàu, là Hồ Chí Minh hay Hồ Tập Chương, không ảnh hưởng gì đến việc đánh giá nhân vật lịch sử này, và việc đánh giá hiện nay đang trên quá trình vận động, thay đổi, nhất là trong lực lượng tuổi trẻ, không bị tác động bởi bộ máy tuyên truyền áp đặt của chính quyền.
Riêng với một bộ phận khá đông đảng viên CS lâu năm, theo kinh nghiệm bản thân tôi, các bạn nên ra sức thuyết phục bằng lý lẽ, không nên nóng ruột vội vã chụp mũ là”ngu lâu”, là”ngoan cố”, vì từ bỏ một nhận thức sâu, tình cảm đậm, nuôi dưỡng vài chục năm không dễ dàng. Con người ta có lúc kỳ lạ vậy đó; cổ xúy dân chủ, lên án độc tài, nhưng vẫn coi ông Hồ là thần tượng. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là thế. Luật sư Cù Huy Hà Vũ là thế; ông coi Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại, cũng coi đại tướng Võ Nguyên Giáp là kiệt xuất. Tướng Vĩnh lên án quyết liệt chế độ tham quan ô lại hiện tại, xuống đường sát cánh cùng anh chị em dân chủ thế là đáng quý rồi. Rồi dần dà tướng Vĩnh, luật sư Hà Vũ cũng sẽ nhận ra. Kẻ trước người sau, khi đã có thiện chí, có tư duy độc lập, có lòng yêu nước thương dân mách bảo, sớm muộn sẽ nhận diện đúng ông Hồ, và khi đã nhận ra là như đinh đóng cột, như Galilê thuở xưa, trước dàn giáo hỏa thiêu vẫn dứt bỏ nhận thức cũ, nói lên chân lý: quả đất vẫn quay!
 
Tuy đánh giá ông Hồ là một vấn đề then chốt, hệ trọng, nhưng không nên coi đó là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một con người, sẽ tự mình làm yếu hàng ngũ đấu tranh. Nên có cách nhìn thoáng rộng, bao dung, thuyết phục và chờ đợi. Bạn mình chưa hiểu ra là do ta chưa thuyết phục nổi.
Sau các bài phản biện của 2 bạn Mỹ Linh và Phan Châu Trinh, tôi vẫn chưa được thuyết phục rằng trong lăng ở Hà Nội là một người Trung Quốc được đánh tráo một cách trọn vẹn; rồi đây có thể việc khám nghiệm ADN của con cháu 2 người đó, hiện còn sống ở Đài Loan và Hà Nội, có thể cho một kết luận đáng tin cậy. Dù sao tôi rất biết ơn sự phản biện ấy, cho tôi dịp nghĩ đi rồi nghĩ lại…
 
Công cuộc đánh giá đúng con người cầm quyền cao nhất ở VN từ 1945 đến 1969, giải ảo sự sùng bái mù quáng dai dẳng lãnh tụ vẫn là một việc làm cần thiết, bằng những chứng cứ, lập luận vững chắc, tài liệu lịch sử đáng tin cậy, với thái độ bình tĩnh bè bạn chứ không thể bằng sự công kích, chia rẽ, lên án nặng nề, chỉ gây nên phản tác dụng, khi lực lượng dân chủ VN đang cần phát triển và đoàn kết.
 
 
 

Theo dõi thêm phần nói chuyện của cựu đảng viên CSVN, với đề tài:
"Sự suy tàn và phản động của ĐCSVN"  

https://www.youtube.com/watch?v=VNKX7qCd9LQ

Nguyễn Bá Chổi – Đôi Dép Tháng Tư!

Posted on | Để lại phản hồi | Sửa   

Đôi dép tháng tư

Dép Dâu- 2
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, hắn “được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng tập trung để bảo vệ tính mạng cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”.Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 75. Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù (thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân.”

Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận “nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là một nhân dân hoàn toàn xa lạ. Hắn sửng sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau, nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế; khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm… cỏ tranh để cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói,” Anh ăn cho đỡ đói. Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra… và thương các anh quá”.Không thấy “nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “thương các anh quá”, nhưng Cách Mạng vẫn nhất quyết tiếp tục “bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền, những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”. Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẩy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm đủ thứ công việc của người tù khổ sai. Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)… gọi chung là những thứ “cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” phía trên hàng chữ “TRẠI CẢI TẠO A30” . Mỗi lần như thế, hắn lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.
“Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn 2500 cái “thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối. Hắn đi lang thang để nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó. Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về vê. Người thiếu nữ đầu tiên đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần đời hắn.

Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bỗng dưng hắn nhớ và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm. Nhưng bỗng dưng hắn chưng hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách. Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân.

Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:
--“Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này”.

Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái núm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến:

--“Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không còn thuốc trước 75”.

Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về trước.

Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn.

Không phải nợ gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những Đôi Dép Tháng Tư đưa dân Nam đến cảnh bần cùng khốn nạn.
 
 
 

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

bà Bộ trưởng Y Té VC Nguyễn Thị Kim Tiến, chớ bỏ qua bài này!

Không hổ danh "Đỉnh cao trí tuệ" của cộng sản!

"Bác Sỹ" VC Hà Nội (XHCN) chẩn bệnh cóc cần ống nghe (stethoscope) như bọn bác sĩ của tụi Tư Bản "rẫy chết"! [thiện ngôn]
----- Forwarded Message -----
From:
To: 
Sent: Wednesday, April 16, 2014 6:06 PM
Subject: Fwd: truyền tay nhau bức ảnh nữ bác sĩ sử dụng ống nghe để khám bệnh nhưng không đeo vào tai.

Than chuyen,
Binh/540
.
Đỉnh cao trí tuệ của cộng sản (Hà Nội)!
Cộng đồng mạng truyền tay nhau tấm hình bác sĩ CS sử dụng ống nghe (stethoscope) để khám bệnh nhưng không đeo vào tai! Quá hay!

 
  • Bác sĩ khám bênh ở VN thật là tài !!!
Không cần nghe tiếng thở của phổi và tiếng đâp của
tim bằng lổ tai, mà khám bằng cái cổ đó. Người ta thường gặp lắm. .
Đây là kỷ thuật mới sáng tạo !
Thât tội dân VN với kỷ thuật nầy. Có lẻ họ là y tá lên làm BS, có nghe cũng chẳng thấy gì, nên quen như vậy cho tiện.

*
Còn điều hay khác nữa : Là Y tá, chỉ cần "học hàm thụ" chừng 6 tháng thì làm Y sĩ, cũng xưng là bác sị khám bệnh cho thuốc y như bác sĩ.  Nếu người ở trong vùng người ta biết thì đi qua tĩnh khác, không ai biết thì tưởng là bác sĩ thật mới chết dân đó.
Phần đông các y sĩ làm việc trong các trạm y tế Phường hay xã.  Tôi từng làm việc với họ. Tôi thấy họ khám bệnh, định bịnh theo lời người bệnh và cách cho 1 đống  thuốc, tôi khiếp luôn.  Tiền thuốc dân phải mua hàng triệu đồng, mà phải tới nhà y sĩ mà mua. Y sĩ nào cũng khám bệnh và bán thuốc tại nhà thêm. Một toa thuốc dày đặc các thứ thuốc, dân phải đi vay tiền mà trả, vậy mà rồi phải lên huyện, quận, rồi lên thành phố.  Lên thành phố thì phải có bì thư mới đươc khám chữ bệnh đàng hoàng.

Vì vậy người dân đau bệnh nhẹ thì không đi khám bệnh nơi trạm y tế mà thường đến tiệm thuốc tây kề bệnh, mấy cô bán thuốc, cứ nghe kể thì bán thuốc cho bệnh như họ nghĩ (nhờ đoc trong toa thuốc !!!)
Còn một cái vụ y tá, y sỉ về nhà vào nước biển cho bệnh nhân kiếm tiền hàng ngày nữa thật khỗ dân bì lừa phỉnh.
Vừa qua, báo chí đăng, dân đi làm xét nhiệm, mà BV không làm, in sẵn giấy có kết quả như ý muốn gia cho d6an lấy tiền.  Vụ nầy còn năng hơn là vụ BS Cát Tường vì là Y tế phi4ng toàn dân lấy tiền làm họ càng bệnh thêm, vậy mà chìm xuồng luôn.

Tại BV thì bì thơ thường là cao cho BS giải phẩu, cho y tá, rồi bác sĩ giãi phẩu hỏi bì thơ cho giám đốc đâu?  Ngay tại bịnh viện riêng cho cán bộ đảng cũng vây.  Các BV công nay xem ra như BV tư vậy, còn tê hơn.
Buồn lắm đồng bào ơi !!!
Người dân VN nghèo thật là khổ.
Thời Pháp thuộc còn có nhà thương thí.  Mà phần nhà thương thí là do Đai học trong coi chữa trị, nên được các GS giỏi và Giảng sư, sinh viên nột trú trông coi, sung sướng lắm, không mất đồng xu nào.  Chẳng bao giờ có vụ bì thư, không ai biết vụ bì thư là gì.
Người có tiền thì nằm nơi phải trả tiến, có bác sĩ chữa trị, nhưng không co Giáo sư và bác sĩ nội trụ trông coi.
Trưng Triệu

 

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Lữ Giang - một nhận xét về chuyện "đăng ký" quốc tịch (VC)!

From: Dao Van, G Tran chuyển; Cám ơn -Thiện ngôn-


Chuyện đăng ký quốc tịch Việt Nam!
.
Lữ Giang
*
Hôm 4.4.2014, qua cuộc phỏng vấn của báo điện tử vnexpress.net ở trong nước, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ùy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thông báo rằng người Việt định cư ở nước ngoài nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì sau ngày 1.7.2014 sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam. Ông cũng cho biết hiện nay có khoảng 4, 5 triệu người Việt đang định cư tại nước ngoài, nhưng chỉ mới có khoảng 6.000 người có đăng ký quốc tịch Việt Nam mà thôi. Sở dĩ số người đăng ký ít như vậy là vì đa số không biết thông tin này và một số không quan tâm. Theo ông, không ai muốn bỏ đi quốc tịch và cũng không muốn phải xin lại quốc tịch mình đã mang.
Một câu hỏi được đặt ra: Việc đăng ký quốc tịch Việt Nam có lợi gì? Ông Sơn nói rằng nếu giữ quốc tịch Việt Nam, việc đầu tư làm ăn ở Việt Nam sẽ dễ dàng hơn, việc hồi hương hay thăm thân nhân cũng thuận lợi hơn. Bà con có 2 quốc tịch trước hết là được hưởng tất cả các ưu đãi, đảm bảo quyền lợi tại cả hai quốc gia. Ông đã đề nghị chính phủ cho gia hạn đăng ký.
 

NHÌN QUA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Từ 30.4.1975 đến nay, khi số người Việt bỏ nước ra đi ngày càng đông, nhà cầm quyền đã ban hành và sửa đổi luật quốc tịch đến 3 lần, đầu tiên là luật quốc tịch ngày 28.6.1988, rồi đến luật quốc tịch ngày 20.5.1998 và luật quốc tịch đang có hiệu lực hiện nay là luật ngày 13.11.2008. Hai luật đầu không chấp nhận chế độ song tịch, coi tất cả những người có quốc tịch Việt Nam dù đã thủ đắc hay xin nhập bất cứ quốc tịch nào trên thế giới vẫn được coi là người Việt Nam. Những ai muốn bỏ quốc tịch Việt Nam phải làm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.  Mục tiêu của sự quy định này là giành quyền quản lý các hoạt động của tất cả những người Việt đang định cư ở nước ngoài, nhất là các hoạt động chính trị.
Từ năm 1993 đến nay, chúng tôi đã dựa theo các nguyên tắc của luật quốc tế, tục lệ quốc tế, án lệ quốc tế và luật đối chiếu về quốc tịch, viết rất nhiều bài nhận xét về những phi lý và rắc rối của luật quốc tịch Việt Nam. Đến năm 2008, chính quyền mới ban hành Luật số 24/2008/QH12 ngày 13.11.2008 công nhận chế độ song tịch nhưng lại tạo ra những rắc rối khác, với quy định như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.” (điều 13, khoản 2).
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2009, do đó ngày mãn hạn để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam của những người đang định cư ở nước ngoài là ngày 1.7.2014.
Trước khi nói về những phi lý và rắc rối của việc buộc phải đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam, chúng tôi xin nhắc lại một số nguyên tắc căn bản về luật quốc tịch để đọc giả dễ nắm vững vấn đề hơn.

QUYỀN ẤN ĐỊNH QUỐC TỊCH CỦA MỖI QUỐC GIA
Theo nguyên tắc của luật quốc tế thì một quốc gia không thể áp đặt quốc tịch trên một người mà rõ ràng là công dân của một quốc gia khác. Nhưng nhiều khi không thể xác định được quốc tịch của một người vì có sự tương tranh về pháp lý giữa luật pháp của các quốc gia. Nếu không giải quyết được sự tương tranh này thì mỗi quốc gia có chủ quyền đều giành quyền thi hành luật lệ của mình trên người mà luật pháp của quốc gia đó coi là công dân của họ.
Các quốc gia thường ấn định quốc tịch dựa vào các yếu tố sau đây:
- hoặc căn cứ vào yếu tố nơi sinh (jus soli),
- hoặc căn cứ vào yếu tố huyết thống (jus sanguinis),
- hoặc căn cứ vào cả hai yếu tố đó.
Có quốc gia còn cho thụ đắc quốc tịch do hôn thú (national by marriage) như Italia hay Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Ngoài ra, luật lệ của hầu hết các quốc gia đều dự liệu các trường hợp cho nhập tịch có điều kiện.
Vì mỗi quốc gia đều có quyền lựa chọn yếu tố để ấn định quốc tịch, nên luật quốc tịch của các quốc gia khác nhau đã tạo ra tình trạng một cá nhân có thể có hai quốc tịch (dual nationality), và thậm chí có khi còn có nhiều quốc tịch cùng một lúc (multiple nationality). Nhưng cũng có khi những luật quốc tịch này đã tạo nên tình trạng có những cá nhân không được thừa nhận có quốc tịch nào. Đây là những trường hợp vô quốc tịch (stateless). Để giảm bớt những rắc rối nói trên, một số công ước quốc tế đã được thiết lập để giải quyết những tranh chấp về quốc tịch một cách hợp lý.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Công Ước Hague ngày 12.4.1930 về “Một Số Vấn Đề liên quan đến Sự Tranh Chấp về Luật Quốc Tịch” (Convention on Certain Questions relating to the Conflict of Nationality Laws), đã đưa ra một số nguyên tắc tổng quát về luật quốc tịch, có thể tóm lược như sau:
1.- Mọi người đều có quyền có quốc tịch và quyền thay đổi quốc tịch, không ai có quyền tước bỏ hai quyền đó.
2.- Mỗi người có thể có hai hay nhiều quốc tịch và một quốc gia không được dùng quyền bảo vệ ngoại giao để ngăn cản điều này.
3.- Một người thụ đắc hai quốc tịch có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn.
4.- Mặc dầu mỗi người có quyền có nhiều quốc tịch, nhưng quốc gia đệ tam (tức quốc gia mà đương sự không có liên hệ về quốc tịch) chỉ công nhận một quốc tịch duy nhất mà thôi, đó là quốc tịch của quốc gia nơi đương sự có trú sở chính và thường xuyên hay quốc tịch của quốc gia mà đương sự trong thực tế có quan hệ chặt chẽ nhất.
5.- Một người có hai quốc tịch, khi đã từ bỏ một quốc tịch hợp lệ, quốc tịch còn lại phải được quốc gia mà đương sự muốn có quốc tịch nhìn nhận, cho dù đương sự đang có trú sở chính và thường xuyên tại quốc gia mà đương sự đã từ bỏ quốc tịch.
Công Ước Liên Hiệp Quốc ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch (Convention on the Reduction of Statelessness) dự liệu rằng các quốc gia kết ước sẽ ban quốc tịch của nước mình cho cho những người sinh ra trên lãnh thổ của nước đó nhưng vì một lý do nào đó bị coi là vô quốc tịch.

RẮC RỐI CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆY NAM
Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/5/1998 đặt ra hai rắc rối hoàn toàn không phù hợp với luật quốc tịch quốc tế mà chúng tôi đã nêu ra ở trên:

1.- Quyền tước quốc tịch Việt Nam: Điều 25 nói công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự quy định này vi phạm Công Ước ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch khi người bị tước quốc tịch không có quốc tịch nào khác.

2.- Việc xin thôi quốc tịch Việt Nam: Điều 24 quy định rằng công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Nhưng luật này lại đưa ra một số trường hợp chưa được thôi quốc tịch, trong đó có việc thôi quốc tịch phương hại đến lợi ích quốc gia. Sự quy định này vi phạm Công Ước ngày 12.4.1930 về “quyền thay đổi quốc tịch”.
Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13.11.2008 đã bỏ hai quy định rắc rối và không phù hợp với luật quốc tế nói trên, nhưng lại ấn định trường hợp đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam:
Điều 13 khoản 2 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.”
Luật này có hiệu lực thừ 1.7.2009 nên đến 1.7.2014 là hết hạn 5 năm.
Sự quy định này trước hết đặt một số người Việt đi định cư ở nước ngoài trở thành vô quốc tịch khi họ chưa thụ đắc một quốc tịch khác trước ngày mãn hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Điều này vi phạm Công Ước ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch. Sự quy định này cũng tước bỏ quyền có song tịch do Công Ước Hague ngày 12.4.1930 quy định. Nói chung đây là sự quy định vi phạm luật quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập.
Ngoài ra, thủ tục đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam vừa phiền phức vừa không thích hợp đối với những người đã bỏ nước ra đi vì lý do chính trị: Chẳng ai muốn nạp đơn xin một chính quyền mà vì sự cai trị của chính quyền đó đã khiến họ phải bỏ nước ra đi để xin giữ quốc tịch.

NHỮNG SAI LẦM CẦN LƯU Ý
Trong cuộc phỏng vấn của VnExpress ngày 4.4.2014, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nói việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có lợi như sau:
- Khi về đầu tư ở Việt Nam sẽ được coi là đầu tư của người Việt Nam.
- Việc hồi hương hay thăm thân nhân cũng thuận lợi hơn.
- Có 2 quốc tịch trước hết là được hưởng tất cả các ưu đãi, đảm bảo quyền lợi tại cả hai quốc gia. Khi bà con về Việt Nam có thể sử dụng quốc tịch Việt Nam để sinh sống theo pháp luật nước nhà.
Trong thực tế đây chỉ là những lợi ích phù phiếm, không có trong thực tế.
Công ty “Nhịp Cầu Corporation”, một tổ chức tư vấn ở trong nước, đã đưa ra một bảng hướng dẫn về đăng ký giữ quốc tịch và xử dụng hộ chiếu, dưới đầu đề “Sử hữu 2 Quốc tịch (Song Tịch)”, được Vnexpress.net phổ biến với nội dung chứa đựng nhiều sai lầm không phù hợp với luật quốc tế về song tịch, chẳng hạn như:
Bắt buộc phải sử dụng hộ chiếu của nước bạn hiện có quốc tịch để ra và vào nước đó. Ví dụ: Bạn có quốc tịnh Mỹ và Việt Nam. Khi ra khỏi Mỹ phải sử dụng hộ chiếu Mỹ, khi vào Việt Nam phải sử dụng hộ chiếu Việt Nam và ngược lại khi về. Tuy nhiên, khi check-in các hãng hàng không, bạn phải xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước sẽ bay đến.
Nên mang theo tất cả hộ chiếu khi du lịch hoặc công tác đến bất cứ nước nào đó. Nó giúp bạn có được sự trợ giúp từ tất cả các đại sứ hoặc lãnh sứ quán của mình khi có yêu cầu hoặc trong các trường hợp bất khả kháng.”
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy chế cấp thông hành cho người song tịch hay đa quốc tịch. Khi ra vào một nước mà đương sự có quốc tịch, không bắt buộc phải dùng hộ chiếu của chính nước đó. Có thể dùng hộ chiếu của nước đương sự có quốc tịch khác nhưng xin chiếu khán (visa) để đi ra đi vào.
Như đã nói trên, theo luật quốc tế, đối với quốc gia đệ tam, hộ chiếu không phải là yếu tố duy nhất được dùng để xác định quốc tịch của một người song tịch hay đa quốc tịch. Điều 5 Công Ước Hague ngày 12.4.1930 nói rõ rằng đối với quốc gia đệ tam, một người có hơn hai quốc tịch sẽ được đối xử như chỉ có một quốc tịch. Lúc đó việc xác định quốc tịch sẽ dựa trên một trong hai yếu tố sau đây:
- Đương sự có trú sở thường xuyên và chính (habitually and principally resident) ở nước nào thì coi là công dân của nước đó.
- Đương sự trong thực tế có liên hệ chặt chẽ nhất (to be in fact most closely connected) với nước nào thì được coi là công dân của nước đó. Thí dụ một người vừa có quốc tịch Mỹ vừa có quốc tịch Thái Lan, nhưng thường dùng địa chỉ ở Thái Lan để liên lạc, đi đâu cũng xử dụng Passport Thái Lan, và khi có chuyện gì xẩy ra, thường nhờ Tòa Lãnh Sự Thái Lan can thiệp, v.v., người đó sẽ được coi là công dân Thái Lan.
Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các nguyên tắc của luật quốc tế, tục lệ quốc tế và án lệ quốc tế về quốc tịch để sửa chữa lại luật quốc tịch Việt Nam cho phù hợp với luật quốc tế về quốc tịch.
 
Ngày 10.4.2014
Lữ Giang

Đọc báo Vẹm! - Số lần: 367

Đọc báo Vẹm 367


Xin mời quý vị cùng theo dõi tại đây: Đọc báo Vẹm ‘online’ : http://docbaovem.net/



Đọc báo Vẹm! - Số lần: 368


Đọc báo Vẹm 368

Xin mời quý vị cùng theo dõi tại đây: Đọc báo Vẹm ‘online’ : http://docbaovem.net/
.

Ts Phạm Chí Dũng – lên tiếng về HHHG!

Posted on | Để lại phản hồi | Sửa   

Hòa hợp, hòa giải cho ai?

Cập nhật: 04:20 GMT – thứ hai, 14 tháng 4, 2014
Thanh Sơn, tên vô liêm sỉ là người phụ trách công việc vận động người Việt ở hải ngoại
  04:20 GMT – thứ hai, 14 tháng 4, 2014
 
Gần một năm sau bài trả lời phỏng vấn khá trôi chảy và bóng mượt trên Thanh Niên – một tờ báo của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam – với tiêu đề ấn tượng “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc”, ông Nguyễn Thanh Sơn lại một lần nữa bắt buộc dư luận người Việt hải ngoại phải mổ xẻ tính bất xứng trong cuộc gặp gỡ đầu tháng 4/2014 của ông với một trong những nhân vật thường bị nhà cầm quyền ở Việt Nam coi là “chống Cộng” bậc nhất ở hải ngoại – thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải.

Chi tiết có thể gây cười nhiều nhất sau cuộc gặp hai bờ đối nghịch trên là tâm thế “đường ai nấy đi
 
 Trong khi ông Nguyễn Thanh Sơn diễn thuyết trên báo chí nhà nước rằng Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã “hoàn toàn nhất trí” với quan điểm của ông về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến và vi phạm pháp luật Việt như trường hợp “quậy phá” của linh mục bị bịt miệng tại tòa Nguyễn Văn Lý, thì vị nghị sĩ Bắc Mỹ cứng rắn lại tuyên bố đầy bức bối với giới truyền thông quốc tế là “không chấp nhận” và “hoàn toàn bác bỏ” những quan điểm và cách nhìn của người khách bất đắc dĩ về “các thế lực thù địch”.
Tình cảnh “kiều vận” trái khoáy như thế đang khiến dư luận quan tâm đến công cuộc “hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Nhà nước Việt Nam vẫn không vơi nhẹ áp lực câu hỏi: liệu có thể tin vào lòng chân thành của ai – người đại diện cho 3,7 triệu Đảng viên nắm quyền ở Việt Nam và đặc biệt nhạy cảm với tín hiệu “kiều hối”, hay vào một trong những tiếng nói thống thiết nhất từ khối bốn triệu rưỡi triệu “kiều bào ta” ở hải ngoại?

“Đói thì đầu gối phải bò”

Còn nhớ vào mùa hè năm ngoái, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn kiêm chủ nhiệm của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã lần đầu tiên dẫn ra một quan niệm mới: “Do hoàn cảnh lịch sử mà kiều bào ta vẫn còn một bộ phận mà ngày xưa chúng ta vẫn gọi là “phản động”. Quan điểm của tôi là không nên gọi như thế”.

Người Việt ở hải ngoại không chấp nhận chính thể hiện nay ở trong nước
Những từ ngữ có vẻ mang tính cải cách này lại nảy nở tiếp liền cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ được tái lập ở Hà Nội, sau một thời gian dài dang dở. Tức phải sau gần một thập kỷ từ năm 2004 khi phát sinh bản nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về “công tác người Việt Nam ở nước ngoài”, những nhân vật như Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải mới có cơ hội lặng biến khỏi phát ngôn vằn vện nơi cửa miệng của giới quan chức Việt Nam.
2013 cũng là thời điểm nền kinh tế, xã hội và có thể cả giai tầng chính trị Việt Nam rơi vào tâm trạng “khủng hoảng sâu sắc và toàn diện” chưa từng thấy từ mốc 1975. Và chẳng ai không biết về câu chuyện kinh tế sụp đổ hoàn toàn có thể làm cho chế độ băng hà.
“Đói thì đầu gối phải bò, no cơm ấm cật chẳng dò đi đâu” – tục ngữ người Việt có câu. Vài cái Tết qua lại nổi lên một thảm trạng xã hội: ngay cả giới quan chức cũng không còn mấy no đủ như thời vàng son trước đây, và cách nào đó họ cũng cần được xếp vào danh sách “xóa đói giảm nghèo” khi giá trị “lì xì” của các doanh nghiệp cho họ đã hụt đến 50-70%.
Đã đến lúc giới quan chức phải “ra đi tìm đường cứu nước” – nói như cửa miệng dân gian. Tình cảm kiều bào cũng là thước đo ngoại tệ.
Một lần nữa trong nhiều lần thời dĩ vãng, “hòa hợp dân tộc” lại được tung hứng, nhưng với tầm mức tha thiết hơn nhiều. Không thể có kiều hối nếu thiếu vắng niềm tin.
Lòng tin chở được núi lớn – một bài học mà có lẽ một chế độ đã đánh mất trọn vẹn niềm tin nơi con tim dân nghèo mới phải viện dẫn đến Thánh kinh.
Công cuộc viện dẫn như thế đã ròng rã từ năm 2000 đến nay, bắt đầu từ Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ và tiếp liền bởi những gói viện trợ ODA mà nghe nói tỷ lệ thất thoát vào túi giới quan chức Việt Nam lên đến ít nhất 20%.

Hòa hợp 'không' hòa giải?

Thủ tướng Dũng đang tích cực vận động Mỹ cho Việt Nam gia nhập TPP
.
Tuy nhiên giới quan sát độc lập trong nước và quốc tế vẫn chú ý đến một chi tiết rất dị biệt: trong hầu hết nội dung trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên vào năm 2013 và trong lần “kiều vận” vừa qua ở Hoa Kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ đề cập đến từ “hòa hợp” mà hầu như né tránh bản thông điệp “hòa giải”, dù tất cả mới chỉ đang tồn tại trên phương diện ngữ nghĩa.
Hẳn đó là nguyên do sâu xa để những người như ông Ngô Thanh Hải cảm thấy bất an. Chủ động xin gặp nghị sĩ Canada, nhưng những gì mà ông Sơn truyền đạt cho chủ nhà lại là “Đảng Cộng sản Việt Nam không bằng lòng về công việc làm” của ông Hải, và cố gắng “dân vận” ông Ngô Thanh Hải ủng hộ tính chính danh của Nhà nước Việt Nam cùng thực tiễn “Việt Nam luôn quan tâm và bảo vệ các quyền con người”.
Nhưng cử chỉ đặc sắc tuyên giáo bị ông Ngô Thanh Hải coi là “hoàn toàn không có đồng thuận gì cả” như trên lại có thể làm người ta liên tưởng về quá khứ “đạt được rất nhiều thành tựu” của nghị quyết 36 cùng những mục đích gan ruột của bản văn “kinh tế – chính trị học” này.
Chính vào năm 2013, quá nhiều dư luận ở hải ngoại và cả trong nước đã nghi ngờ rằng nếu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cố gắng thể hiện “gương mặt nhu mì đột biến” với kỳ vọng có thể thu hút từ 10 đến 20 tỷ USD kiều hối từ cộng đồng “kiều bào ta”, thì sau gần mười năm, nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng vẫn còn rất xa mới đạt được ý nghĩa trọn vẹn về hình thể và nhân cách của nó.
Ở Việt Nam, nhân cách chính trị lại thường là một loại thực phẩm đặc thù có thể “ăn” được và còn lâu mới chạm đáy tiêu hóa. 2004 – thời điểm mà nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ra đời, cũng là “thời kỳ quá độ” mà Việt Nam rất tích cực vận động để “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được tô điểm thêm một sắc thái mới: thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới.
Với trường hợp nhà nước Việt Nam, nhân cách cũng luôn và cần được móc xích với phạm trù nhân quyền và trên hết là niềm tin vào quả núi lớn TPP. Không chỉ tạo nên hố sâu khó vượt giữa chế độ với những người thuộc “bên thua cuộc”, nhân quyền còn là chủ điểm của đến 227 khuyến nghị từ hơn 100 quốc gia trong cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền Việt Nam vào tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, gần gấp đôi số khuyến cáo được nêu ra vào cuộc UPR Việt Nam năm 2009.
Việt Nam thả tù chính trị nhằm thu lợi trong bang giao quốc tế?
.
Công cuộc “hòa hợp, hòa giải” cũng bởi thế đậm ý nghĩa thất bại trong ít nhất 5 năm qua. Cũng bởi, “đổi nhân quyền lấy viện trợ” chưa bao giờ tồn đọng như một thể bền vững trong một chính thể bỏ quên quốc thể.
Không nêu ra được bất kỳ chứng cứ đủ thuyết phục nào về “Việt Nam đã thực hiện hơn 80% khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc sau UPR năm 2009” như cấp trên của ông Nguyễn Thanh Sơn là Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh trưng chào, con đường “trở về cội nguồn” của Đảng vẫn tiếp tục nứt nẻ và xung khắc hơn lúc nào hết, không chỉ với “đồng bào” trong nước mà cả với “bà con người Việt ở nước ngoài”.

“Tách đảng”?

Con đường ấy cũng đang chìm trong cơn bạo bệnh suy thoái chưa hề được chẩn trị và gần như cạn kiệt sức hồi sinh của nền kinh tế, còn những người điều hành nó đang phải bằng nhiều cách tìm ra lối thoát cho phe nhóm lẫn cá nhân.
Cũng gần như cạn kiệt tài nguyên ngoài trữ lượng dầu khí chỉ còn khá ít ỏi ở khu vực biển Đông, Việt Nam đang tụt hậu quá xa so với Miến Điện trong nhãn quan lợi nhuận của giới tư bản quốc tế. Đó cũng là bối cảnh trên trường chính trị Việt Nam đang xuất hiện một cụm từ mang tính biểu đạt rất cao: “tài nguyên nhân quyền”.
Một ít vụ việc trả tự do cho Phương Uyên và Đinh Nhật Uy vào nửa cuối năm 2013, đặc xá cho những tù nhân “sắp chết” như Đinh Đăng Định và Nguyễn Hữu Cầu, cùng lời “xá tội chữa bệnh” cho Cù Huy Hà Vũ vào đầu năm 2014 là một biểu trưng “nâng lên một tầm cao mới” cho sự giải thoát chính thể trong giai điệu mặc niệm của nền kinh tế phụ thuộc.
Để đến lượt mình, kinh tế lại có thể đóng vai vế làm biến đổi cả quan niệm chính trị. Rồi tư duy chính khách cũng có thể khiến đổi khác cả ý thức hệ đã luôn ràng buộc họ và chằng xích cả dân tộc. Không khó để nhận ra rằng muốn tham gia vào TPP, Việt Nam không thể sao y “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong khi không dưới hai lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đề đạt với người Mỹ để nhận được “quy chế thị trường” nhưng cho tới nay vẫn hoàn toàn chưa có hồi âm.
Nghị sỹ Ngô Thanh Hải đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Thanh Sơn
Thậm chí, sự biến đổi kín đáo về màu da và cả máu thịt như vậy đã hiển hiện trong bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn trên báo Thanh Niên vào năm 2013, khi ông dành lời khen tặng cho một nhân vật vốn bị coi là “khét tiếng chống cộng” ở hải ngoại: ông Hoàng Duy Hùng.
“Vấn đề mà chúng ta từng lo ngại là các thành phần chống Cộng cực đoan đã ngày càng giảm đi. Một trong những người cực đoan nhất như ông Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng) vừa qua cũng đã được về nước và ông ấy đã có những cái nhìn hết sức tích cực” – ông Sơn ca ngợi.
Trong khi đó, nghị viên Hoàng Duy Hùng đặc trách về châu Á của thành phố Houston – lại bày tỏ “cái nhìn hết sức tích cực” khi nêu ra một đề nghị không tiền khoáng hậu trên BBC tiếng Việt vào ngày 30/4/2013: nếu đảng Cộng sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ và tách thành hai đảng, thí dụ đảng Cộng hòa (bảo thủ) và đảng Xã hội hay đảng Dân chủ (cấp tiến), thì đó chính là đột phá của lịch sử để giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ở ngay trong nội bộ đảng Cộng sản cũng như của chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.
Liệu vài ý tứ trên có giúp cho đảng cầm quyền ở Việt Nam xử lý được nhu cầu cấp thiết “hòa hợp, hòa giải” ngay trong nội bộ họ vào những năm tới, trước khi làm điều tương tự với “đồng bào người Việt ở nước ngoài”?
  • Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, nhà báo tự do ở TP HCM.//