Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Nước Mỹ trong tôi - tác giả Vô danh

 
XIN CHUYỂN MỘT BÀI VIẾT RẤT THỰC TIỂN
 VỀ THÂN PHẬN KẺ XA XỨ ...
 
 
Nước Mỹ trong tôi
*
 
 Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ.  Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua một phần đời mình trên mảnh đất này, thường gọi là “tạm dung” nhưng thực tế là vĩnh viễn.
 
Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ.  Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.
 
Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 (236 ?) năm.  Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.
 
Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
 
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà.
 
Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản.  Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ CSVN này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi !
 
Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ.  Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.
 
Quê hương ngày nay chcòn là nơi thăm viếng mà không phi là nơi đ trở v.  Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ.  Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong.  Ðời sau con chau' ta còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không (?) lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ !
 
Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ.  Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam !  Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.
 
Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.
 
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết.
Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa.  Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.
 
Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội.  Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra.  Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải dừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi ?  Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơicó một chút mỉa maikhông phải là quê nhà của mình.
 
Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảmlừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại.  Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: 
Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy !”  Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết.  Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không ?  Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa !
 
(*) Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.
 
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi !

Hãy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ý nghĩa cho đời sống này !
 *

(Không rõ tác giả & xuất xứ của người viết).
 
 

Nước Mỹ trong tôi - tác giả Vô danh

 
XIN CHUYỂN MỘT BÀI VIẾT RẤT THỰC TIỂN
 VỀ THÂN PHẬN KẺ XA XỨ ...
 
 
Nước Mỹ trong tôi
*
 
 Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ.  Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua một phần đời mình trên mảnh đất này, thường gọi là “tạm dung” nhưng thực tế là vĩnh viễn.
 
Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ.  Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.
 
Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 (236 ?) năm.  Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.
 
Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
 
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà.
 
Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản.  Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ CSVN này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi !
 
Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ.  Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.
 
Quê hương ngày nay chcòn là nơi thăm viếng mà không phi là nơi đ trở v.  Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ.  Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong.  Ðời sau con chau' ta còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không (?) lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ !
 
Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ.  Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam !  Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.
 
Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.
 
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết.
Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa.  Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.
 
Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội.  Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra.  Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải dừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi ?  Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơicó một chút mỉa maikhông phải là quê nhà của mình.
 
Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảmlừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại.  Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: 
Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy !”  Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết.  Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không ?  Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa !
 
(*) Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.
 
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi !

Hãy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ý nghĩa cho đời sống này !
 *

(Không rõ tác giả & xuất xứ của người viết).
 
 

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Đề phòng bị chụp hình hay bị quay phim lén!


..Khi ở khách sạn, Quý bà, Quý cô phải coi chừng !!!..
  • Một tấm gương bình thường hay là một tấm gương 2-chiều?
 
 
 
 
 
 
 
Gương bình thường
 

 
 
 
 
 
  


Gương 2 chiều
 
 
 
 

Làm thể nào bạn biết là đang ở trong một căn phòng, restroom, motel etc. được trang bị với một tấm gương bình thường, hay -nguy hại hơn với một tấm gương 2-chiều?
.
Gương 2-chiều có nghĩa là đàng sau tấm gương ấy có những cặp mắt đang theo dõi bạn. Bạn chỉ thấy hình ảnh của mình phản chiếu trong gương, nhưng không thấy họ, trong khi họ có thể thấy bạn mặt đối mặt, và còn có thể quay phim lại để xem về sau. Nguy là ở chỗ đó! 
.
Đây là cách phân biệt. Chỉ cần độ 30 giây đồng hồ bạn sẽ khám phá ra điều như tôi đã làm.
.
Phương pháp này do một nữ cảnh sát viên từng đi nhiều nơi thuyết trình cho cử tọa của bà trong giới phụ nữ của mọi ngành doanh thương truyền lại.
..
Khi chúng ta vào những phòng rửa mặt và vệ sinh, phòng tắm, phòng khách sạn, phòng thay quần áo..., có bao nhiêu bạn biết chắc rằng tấm gương đang treo trên tường kia, nhìn có vẻ bình thường, liệu có phải là một tấm gương thật hay không, hay đó là một tấm gương 2-chiều ( có nghĩa là: địch thấy ta, nhưng ta không thấy đich)
.
Trong nhiều trường hơp đã xảy ra là Họ đã gắn những tấm gương 2-chiều vào phòng thay quần áo của phụ nữ. Rất khó khăm để biết chắc một tấm gương thuộc loại nào nếu chỉ nhìn vào mặt gương mà thôi.
.
Vậy thì làm sao biết chắc được một tấm gương thuộc loại nào?
Chỉ cần làm một thử nghiệm sau đây. Đặt đầu móng tay trỏ của bạn vào mặt tấm gương, và nếu có một khoảng cách giữa 2 đầu móng tay (thực và trong gương), thì đó là tấm gương THẬT. .Tuy nhiên, nếu 2 đầu móng tay giao nhau (không có khoảng cách)
thì ... NÓ đó, Bà Con ơi. Kẻ thù đang theo dõi từng động tác của bạn! Qua tấm gương 2-chiều!
.
Theo như câu tiếng Anh để cho quí bà dễ nhớ: "No Space, Leave the PlaceCòn tiếng Việt chắc là: "Đầu móng giao nhau, ta phải Dông mau!"
.
Vậy hãy nhớ, mỗi lần nhìn thấy một tấm gương, 
hãy làm cái "fingernail test" (thử đầu ngón tay) này! Không tốn một xu!
.
REMEMBER. No Space, Leave the Place:
.
HÃY NHỚ: Giao nhau thì Dông mau! .Quí Bà: Chia sẻ điều này với các bạn gái, chị em, con gái trong nhà, etc.//
.
.

Visa "quy Mã" cũng bị "cấp" lậu !

Vạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCM

*

Tuổi Trẻ - 28/05/2013 10:15

 

TT - Dù mức lương chỉ 7.500 USD/tháng nhưng Michael Sestak - cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM - đã chi trên 3 triệu USD để mua bất động sản tại Thái Lan…


Michael Sestak - nhân vật chính trong vụ bán visa vào Mỹ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, và lệnh bắt cùng bản cáo trạng vụ án - Ảnh: H.Huyền Vy
 
Đó là một trong nhiều tình tiết trong bản cáo trạng mà PV Tuổi Trẻ tiếp cận được.

Cáo trạng hình sự mà Tuổi Trẻ tiếp cận được cho thấy Michael Sestak, cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, cùng đường dây của mình nhắm vào những trường hợp “hết đường” xin sang Mỹ để bán visa với giá cao.
Theo hồ sơ cáo trạng do điều tra viên Simon Dinits, thuộc bộ phận mật vụ Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS), thực hiện trong nhiều tháng và nộp hôm 6-5-2013 tại Tòa án Washington DC, hành vi bán visa và nhận hối lộ của Sestak bắt đầu khoảng tháng 3-2012 đến giữa tháng 9-2012 khi Sestak phải trở về nước để tái ngũ vào lực lượng hải quân.

Năm đồng phạm trong đường dây
Điều tra của DSS phát hiện mạng lưới của Sestak có năm đồng phạm gồm ba người Mỹ và hai người Việt. Cả năm người này đều đang sinh sống ở VN.
Đồng phạm 1: người Mỹ, đang là tổng giám đốc chi nhánh VN của một công ty đa quốc gia.
Đồng phạm 2: người Việt, là vợ của đồng phạm 1.
Đồng phạm 3: người Mỹ, là em của đồng phạm 1 và đang sống ở VN.
Đồng phạm 4: người Mỹ, là bồ của đồng phạm 3.
Đồng phạm 5: người Việt, là họ hàng của đồng phạm 1.
 

Có hẳn một đường dây làm việc bài bản, trong đó Sestak có năm đồng phạm. Theo cáo trạng, Sestak và đồng phạm số 1 quen nhau và thường xuất hiện tại nhiều sự kiện do Tổng lãnh sự quán Mỹ tổ chức. Cáo trạng cũng cho thấy gia đình đồng phạm 1 có nhiều động thái để cố gây dựng mối quan hệ này để được Sestak giúp cấp visa.

Trong một lần chat trên mạng ngày 1-6-2012, đồng phạm số 3 viết: “Đêm qua chúng tôi đi chơi với tay này làm việc tại tổng lãnh sự quán. Hắn là người cấp visa cho người khác... Hắn là gã vẫn độc thân và muốn tìm cô gái nào đó..., anh tôi biết điều này nên thường đưa hắn ra ngoài và giới thiệu hắn với mọi người... để rồi sau đó hắn có thể giúp anh tôi như... giúp duyệt visa”.

Đồng phạm số 3 còn cho biết anh trai y nhiều lần ra ngoài đi kiếm bạn gái cho Sestak. Thông tin này trùng hợp với chuyện Sestak có nhiều bạn gái người Việt trong giai đoạn làm việc ở VN.
Một điều khiến nhiều người ngạc nhiên là mức giá quá cao để lấy visa sang Mỹ từ đường dây này. Con số Dinits điều tra được là 50.000-70.000 USD cho một visa. Thông tin cho biết Sestak và đường dây thường nhắm đến những người có rất ít khả năng xin được visa và những người có người thân là Việt kiều - các đối tượng sẵn sàng chi tiền để có được visa. Một khi sang được Mỹ, những người này sẽ tìm cách ở lại bằng các biện pháp khác nhau như kết hôn giả.

Trong một lần chat ngày 16-7-2012 với khách hàng, đồng phạm số 3 giới thiệu Sestak là “một luật sư” có thể giúp lấy visa sang Mỹ, kể cả cho những người “không thể lấy được visa... hoặc muốn đi mà không thể nào có cơ hội”. Khi được hỏi về giá, đồng phạm số 3 nói giá là 50.000-70.000 USD, nhưng nói tay “luật sư” có thể chấp nhận giá thấp ở mức 20.000 USD tùy từng vụ.
Những kẻ trong đường dây đã dùng tên giả để giao dịch như một dạng “mật khẩu”. Trong một lần trao đổi bị DSS ghi lại, đồng phạm số 1 còn xác định rõ với đối tác: “Cô phải nói rõ với họ về giá cả để xem họ có đủ tiền hay không... Họ có thể thanh toán ở Mỹ hoặc VN. Và sẽ chỉ làm tới giữa tháng 9 rồi là thôi”. Giữa tháng 9-2012 cũng là thời điểm mà Sestak rời tổng lãnh sự quán ở TP.HCM để về Mỹ tái ngũ vào hải quân.

Hành vi của Sestak bắt đầu bị chú ý. Tháng 7-2012, Tổng lãnh sự quán Mỹ nhận được thư từ một nguồn bí mật cho biết có người đang nhận hối lộ để cấp visa. Lá thư cáo buộc trong thời gian từ ngày 20-5-2012 đến đầu tháng 7-2012, khoảng 50-70 người từ một làng ở VN đã nhận được visa đi Mỹ bằng cách hối lộ này.
Nguồn tin này thậm chí nói có người từng trả 55.000 USD để lấy được visa du lịch đi Mỹ. Lá thư cung cấp cả tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của bảy cá nhân bị cáo buộc mua visa. Từ đây, cuộc điều tra đối với những hành vi sai phạm của Sestak bắt đầu.
Trong lúc điều tra, điều tra viên của DSS đã truy cập hàng chục email khác nhau của Sestak, các đồng phạm và một loạt người thân trong gia đình của các đồng phạm. Thông tin những cuộc chat trên mạng của Sestak và đồng phạm cũng bị truy dấu.

Theo hồ sơ điều tra, bằng việc theo dõi địa chỉ IP, các điều tra viên phát hiện ba địa chỉ IP có vấn đề: địa chỉ IP A được xác định là một số VPN của Tập đoàn Black Oak Computers Inc. (trụ sở ở California), một địa chỉ IP B của FPT Telecom và một địa chỉ IP C của VNPT. Cả hai địa chỉ IP B và IP C đều ở TP.HCM.
Điều tra viên phát hiện tổng cộng 425 đơn xin visa (cho 419 cá nhân) được thực hiện từ địa chỉ IP A và địa chỉ IP B trong khoảng thời gian từ ngày 8-3 tới 6-9-2012. Sestak đã phỏng vấn 404 trong tổng số 419 người này và cấp visa cho 386 người. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau, Sestak tác động để giúp thêm 22 người trong số này có visa.

Sau khi điều tra, điều tra viên phát hiện IP A là của đồng phạm số 3 và số IP này là của Tập đoàn Black Oak Computers Inc. Số liệu từ Black Oak cho biết tài khoản VPN dùng để tiếp cận 408 hồ sơ này là của đồng phạm số 3 với địa chỉ ở Denver, Colorado. Đồng phạm số 3 cũng có địa chỉ ở Denver trong đơn xin cấp hộ chiếu Mỹ năm 2006. Riêng số IP B thì được xác định chính là ở trụ sở văn phòng của đồng phạm số 1, tổng giám đốc văn phòng một công ty đa quốc gia tại TP.HCM. Với địa chỉ IP C, trong thời gian từ tháng 11-2011 tới tháng 9-2012, có tổng cộng 91 đơn xin visa từ số IP C và Sestak đã phỏng vấn, cấp visa cho 85 trong tổng số 91 đơn xin này. Điều tra sau đó phát hiện địa chỉ IP C này là của gia đình bố mẹ đồng phạm số 2 ở một tòa nhà cho thuê tại TP.HCM.
Các điều tra viên đồng thời phát hiện Sestak cấp visa cho ít nhất bảy người từng ghi trong hồ sơ xin visa tên đồng phạm số 1 hoặc ghi tên bố mẹ đồng phạm số 1 làm đầu mối liên lạc ở Mỹ. Điều tra cũng cho thấy Sestak đồng thời cấp visa cho đồng phạm số 2 (vợ của đồng phạm số 1) vào ngày 28-4-2011, ngày 24-10-2011 và ngày 28-8-2012.

Qua theo dõi, các điều tra viên phát hiện Sestak mở ít nhất một tài khoản ở Ngân hàng Siam Commercial Bank PLC tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 5-2012. Theo dõi các chuyển khoản, các điều tra viên nhận thấy từ ngày 20-6-2012 tới 11-9-2012, tổng số tiền 3.238.991 USD đã được chuyển tới tài khoản cuối này và phần lớn số tiền được chuyển qua Ngân hàng Bank of China ở Bắc Kinh. Ngoài số tiền này, họ còn xác định được ít nhất đã có một khoản 150.000 USD được chuyển vào tài khoản Ngân hàng Wells Fargo của người chị/em gái Sestak ở Yulee, Florida.

Điều tra cũng phát hiện cha của đồng phạm số 2 đã giúp chuyển tiền ra khỏi VN tới Thái Lan và Mỹ. Ngày 28-6-2012, ông ta gửi cho đồng phạm số 2 một email trong đó cho biết khoản tiền chuyển khoản 150.000 USD đã được gửi tới tài khoản của Sestak ở ngân hàng Thái Lan trước đó ba ngày. Có tổng cộng bốn email của ông này gửi cho đồng phạm số 2 nêu chi tiết tổng cộng 600.000 USD đã được gửi cho tài khoản của Sestak ở ngân hàng Thái cùng với 100.000 USD được gửi cho tài khoản Wells Fargo của đồng phạm số 2. Ngoài ra còn có ba email từ một người khác gửi tới đồng phạm số 2, trong đó nêu chi tiết số tiền chuyển khoản khoảng 1,46 triệu USD đã được gửi vào tài khoản của Sestak tại Thái Lan và 200.000 USD tiền chuyển khoản khác được gửi tới Ngân hàng Wells Fargo của đồng phạm số 2.

Điều tra cũng cho biết trước tháng 9-2012, mức lương sau thuế của Sestak cho vị trí làm việc tại tổng lãnh sự quán và vị trí thành viên dự bị của lực lượng hải quân Mỹ xấp xỉ 7.500 USD/tháng.
Tài liệu điều tra cho thấy toàn bộ số tiền được chuyển cho Sestak trong thời gian từ ngày 20-6-2012 tới 11-9-2012 đã được rút ra ngày 11-1-2013. Bằng việc theo dõi các email của Sestak, các điều tra viên biết được trong tháng 6 và 7-2012, Sestak đã mua bốn khu bất động sản ở Phuket với giá trị xấp xỉ 1,231 triệu USD. Tới tháng 12-2012, Sestak lại mua thêm năm khu bất động sản khác ở Bangkok với giá trị tổng cộng 2,103 triệu USD.

Qua thư từ theo dõi, có thể thấy rõ Sestak muốn xử lý nhanh số tiền kiếm được. Trong lá thư ngày 8-12-2012 gửi tới đại diện công ty bất động sản Thái Lan, Sestak đã nói: “Tôi không còn nhiều thời gian, và tôi cần có toàn bộ tiền...rút khỏi tài khoản và đầu tư vào bất động sản... trước ngày 1-1 để không bị dính thuế... Tôi không còn nhiều thời gian và tôi phải hành động nhanh”.

Vào ngày 24-9-2012, Sestak phải nộp bản khai SF-89 về an ninh cho Văn phòng quản lý nhân sự Mỹ ở Washington theo chương trình kiểm tra thông tin của hải quân Mỹ để tiếp tục gia hạn giấy tờ an ninh cho Sestak. Trong tờ khai này, Sestak đã cố tình không khai báo thông tin về tài sản mình thực có. Trong câu hỏi liên quan tới phần tài chính ở nước ngoài, Sestak đã trả lời: không có.

Ngày 19-10-2012, Sestak phải làm việc với hai đặc vụ DSS tại Bộ Ngoại giao Mỹ, liên quan tới việc điều tra một nhân viên tên K. ở Tổng lãnh sự quán Mỹ (nhân viên này bị đuổi cũng vì liên quan tới việc nhập nhằng visa). Trong phỏng vấn, khi được hỏi: “Anh có biết bất cứ người Mỹ nào kiếm được rất nhiều tiền khi anh ở đó, kiểu tiền bất ngờ, vượt quá khoản lương của họ?”, Sestak trả lời: “Tôi không nghĩ được ra ai làm chuyện vậy”. Sestak khẳng định hầu hết nhân viên lãnh sự quán đều nhận được lương tốt, phụ cấp “vất vả”, tiền phiên dịch, nhà cửa miễn phí và phí chênh lệch mức sống và “anh đã như là người giàu nhất ở đó (VN) rồi”.

Có thể mở cuộc điều tra về các đồng phạm
Theo luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), trong vụ hối lộ hàng triệu USD để xin visa đi Mỹ, ngoài Sestak còn liên quan đến một số người khác (có cả người VN) mà cơ quan chức năng Mỹ chưa đề cập hành vi cụ thể của họ và chưa đưa ra quan điểm là họ phạm tội nào trong Bộ luật hình sự Mỹ.
Tuy nhiên, việc họ quảng cáo là có thể lo chạy tiền để được viên chức này cấp visa đi Mỹ, cho dù việc họ nói có làm được hay không thì hành vi của họ vẫn được xem là lừa đảo với vai trò đồng phạm.

Đối với những đồng phạm người VN và Mỹ nói trên, luật áp dụng trong trường hợp này vẫn là luật VN. Theo đó, hành vi của họ đã cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 139 Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Michael T. Sestak.
Về phía cựu nhân viên ngoại giao Mỹ Michael T. Sestak (được miễn trừ ngoại giao) sẽ đối mặt với các cáo buộc về tội gian lận thị thực và nhận hối lộ. Dù phạm tội tại VN nhưng luật Mỹ được áp dụng trong trường hợp này và hành vi phạm tội của ông Sestak được quy định tại chương 75, điều 1546 Bộ luật hình sự Mỹ về tội “gian lận và lạm dụng visa, giấy phép và các giấy tờ khác”.
Theo đó, ông Sestak có thể bị phạt tù lên đến 10-15 năm. Ngoài ra nếu hành vi gian lận cấp visa trái phép này của ông bị phát hiện là đã tạo điều kiện cho tội phạm thì mức hình phạt có thể lên đến 20-25 năm tù.

Luật sư Hà Hải cho rằng các thông tin được báo chí đăng tải đã cho thấy có vụ việc vi phạm pháp luật tại VN, nghiêm trọng ở chỗ có liên quan, có yếu tố nước ngoài và không loại trừ khả năng một số tội phạm người VN đã có thể chạy trốn sự truy cứu của pháp luật VN bằng con đường này. Do đó, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể mở cuộc điều tra riêng về đường dây chạy xin visa của các đồng phạm nói trên mà không cần thiết chờ các tài liệu giấy tờ liên quan hay yêu cầu từ phía nhà chức trách Mỹ. Nếu việc điều tra có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố vụ án và khởi tố bị can là những người liên quan trong đường dây chạy xin visa đi Mỹ này.
V.H.Q. ghi

THANH TUẤN

Bài viết về Nick Vujicic - Đã bị gỡ đi! Ai gỡ!


----- Forwarded Message -----
From: Tuyen Le - Thanks -Thiện ngôn -
To:
Sent: Friday, May 24, 2013 11:59 AM
Subject: Re: Bài đã gỡ: Chuyện phiên dịch cho Nick




Nick và Thông dịch viên (Hình minh họa)

 
24/05/2013
Bài đã gỡ: Chuyện phiên dịch cho Nick Vujicic

 Francis Hùng - Như đã hứa trả lời cho công chúng lý do tại sao ban tổ chức sự kiện Nick mời tôi phiên dịch chính thức cho tất cả buổi nói chuyện của Nick nhưng cuối cùng tôi lại không tham gia. Trước sự kiện tôi có hứa là sẽ trả lời ngay sau khi sự kiện diễn ra, tối qua nếu các bạn có xem truyền hình trực tiếp thì đã phần nào biết được lý do. Và đây là sự thật:

Buổi họp cuối cùng trước khi sự


kiện diễn ra có đại diện của Nick tại Việt Nam, công ty truyền thông và ban lãnh đạo Tôn Hoa Sen, có sự tham dự của anh Vũ người sáng lập Tôn Hoa Sen và là “ chủ xị” của sự kiện. Tất cả phiên dịch viên đều phải dự phỏng vấn và trải qua bài kiểm tra dịch trực tiếp từ Video trước khi được xác nhận ai là phiên dịch chính trên sân khấu và ai sẽ là phiên dịch dự phòng. Tôi hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra, thỏa mãn yêu cầu của ban tổ chức.

Buổi họp cuối cùng tôi đến trể có thông báo trước, khi bước vào phòng họp, sau vài câu xã giao thì anh Vũ nói với ban tổ chức: Tôi muốn các bạn bố trí em Hùng này là phiên dịch chính cho toàn bộ buổi nói chuyện trên sân khấu của Nick. Tôi thấy em Hùng phù hợp”.Anh quay sang tôi nói tiếp: Hùng phải chuẩn bị lúc nào cũng có 3 bộ đồ để thay, đồ vest, sơ mi và quần Jean áo thun để phù hợp với bối cảnh , đây là sự kiện quan trọng mà chúng tôi đã tốn rất nhiều tiền để sự kiện được diễn ra”. Tôi nói, “ dạ vâng”.

Anh Vũ nói tiếp: Có một điều kiện bắt buộc Hùng phải chấp thuận thì Hùng mới dịch được, điều kiện đó là “ KHÔNG ĐƯỢC NÓI ĐẾN DANH CHÚA, KHÔNG NÓI ĐẾN TÔN GIÁO, KỂ CẢ TRONG TRƯỜNG HỢP NICK NÓI THÌ ANH CŨNG PHẢI DỊCH KHÁC ĐI HOẶC LÀM THINH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP DỊCH”

Sau đó anh tiếp tục thảo luận về mức phí tôi đưa ra, tôi nói với anh Vũ rằng: Em đã giảm một tỷ lệ % rất lớn mức phí để phục vụ cho sự kiện, và đây là mức phí phiên dịch của em….Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách ban tổ chức eo hẹp không đủ tiền, thì em sẵn sàng hỗ trợ theo ngân sách của ban tổ chức”

Anh Vũ nói: Ban tổ chức có thừa tiền, không bao giờ thiếu, tuy nhiên mức phí của em là không thể chấp nhận được, em làm cái này là vì cộng đồng hay là vì kinh doanh?

Tôi trả lời: Nếu phục vụ cộng đồng mà kèm theo mức phí tượng trưng thì vẫn tốt và vui hơn ( vì cách em cống hiến cho cộng đồng rất khác so với cách của anh – tôi nghĩ thầm), anh vừa xác nhận với em là ban tổ chức thừa tiền chứ không thiếu. Một giờ nói chuyện của em đã là… $, ở sự kiện này em chỉ nhận tượng trưng… $ cho mỗi bài diễn thuyết của Nick, tuy nhiên anh đã quyết định ngân sách dành cho phiên dịch chỉ là… $ cho mỗi bài nói chuyện, em chấp thuận để cho sự thành công của chương trình tốt hơn.

Anh Vũ hỏi: Lý do nào mà Hùng nghĩ có thể dịch thành công cho Nick?

Tôi trả lời: Trước hết em là một diễn giả chuyên nghiệp, em hiểu cảm xúc sân khấu của một diễn giả, khả năng ngoại ngữ của em đã qua các vòng kiểm chứng của ban tổ chức và điều quan trọng nhất là EM CŨNG LÀ NGƯỜI TIN CHÚA NÊN SẼ DỊCH CHÍNH XÁC KHI NICK NÓI VỀ CHÚA.

Khuôn mặt của anh Vũ biến sắc, anh vội nói: Lần này không hợp tác được với anh Hùng, lần khác vậy.( Mặc dù trước đó chưa đầy 15 phút anh chỉ đạo cho ban tổ chức là chọn tôi dịch chính cho sự kiện). Anh Vũ theo đạo Phật nên tôi có thể hiểu.

Các bạn thân mến,

Là một Cơ-Đốc Nhân, tôi muốn làm chứng về việc Chúa cứu tôi khỏi phạm tội trước Ngài thông qua sự kiện này là như thế này:

• Nếu tôi hứa với anh Vũ không được phép dịch Danh của Chúa kể cả trong trường hợp Nick nói đến Danh của Chúa, mà tôi vẫn dịch thì tôi phạm tội không trung tín trong lời hứa

• Nếu tôi đồng ý với anh Vũ là sẽ không dịch, hoặc dịch khác đi khi Nick nhắc đến Chúa thì tôi sẽ phạm tội chối Chúa trước hàng triệu người. Lời Đức Chúa Jesus Christ đã nói rõ “ Ai chối Ta trước mặt thế gian, Ta sẽ chối người đó trước mặt Cha”.
Điều tuyệt vời Chúa cứu tôi là Ngài khiến cho anh Vũ không chọn tôi trước khi tôi đưa ra quyết định, lời cầu nguyện “ Xin giữ con khỏi mọi sự dữ” mà Chúa dạy cho chúng ta cầu nguyện, tôi thấy Ngài thực hiện điều đó ( gìn giữ tôi khỏi sự dữ) thật là quá tuyệt vời. Cảm tạ Cha.

Và sự việc chưa dừng lại ở đây, theo kế hoạch ngày 26/5 ( Sáng chủ nhật), Nick muốn đến thăm và có buổi nói chuyện ở nhà thờ Tin Lành Gia Định, ban tổ chức nói với tôi là nếu Bộ Công An và phía An Ninh cho phép, họ sẽ mời tôi dịch cho Nick ở nhà thờ Gia Định. Khi ở trong nhà thờ, thì Nick thoải mái nói về Chúa và tôi thoải mái dịch. Các anh chị em Cơ – Đốc nhân tiếp lời cầu nguyện cho sự kiện này có thể diễn ra nhé. Cho đến ngày hôm nay, phía An Ninh vẫn chưa đưa ra quyết định là có cho phép hay không

Ai chứng kiến chương trình tối qua thì sẽ thấy Danh Chúa Jesus Christ đã không được dịch , câu nói của Nick nói sau khi nữ khán giả chơi xong bản nhạc và Nick chào tạm biệt cô ấy là “ God Bless You” , phiên dịch viên đã không dịch câu này. Người phiên dịch viên không phải là con cái Chúa.

Toàn bộ sự việc đã diễn ra như vậy. Trong chương trình tối qua, khi Nick bị hạn chế không được diễn đạt đức tin của mình thì Nick “ không có gì nhiều để nói”, nhưng nếu Nick được thoải mái giảng lời Chúa thì bài nói chuyện sẽ khác đi, sẽ sinh động sẽ đầy sự khôn ngoan. Cho nên sáng chủ nhật này ngày 26/5 từ 6-8 giờ sáng tại nhà thờ Gia Định đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, nếu sự kiện diễn ra bạn sẽ bắt gặp một Nick hoàn toàn khác, bạn sẽ học được nhiều điều sâu sắc hơn thay vì những câu khẩu hiệu suông trong chương trình tối qua.//


Theo Cache Google

Người Việt Thầm Lặng - phương cách "chống" CS (VN)!

-- Forwarded Message --Cám ơn- Thiện ngôn-
From: Người Việt Thầm Lặng 
(Hình Internet)
(Hình Internet)
  • Nhận xét về hai phương cách đấu tranh chống cộng
Công cuộc đấu tranh chng độc tài cộng sản để xây dựng một đất nước tự do dân chủ pháp trị đang tiến triển tốt đẹp, nhất là trong nước với sự tham gia ngày càng đông của giới trẻ. Tuy nhiên, trong số những người hay tổ chức đấu tranh đòi dân chủ hay chống độc tài cộng sản, người ta dễ dàng nhận ra hai kiểu đấu tranh khác nhau: đấu tranh kiểu dân chủ tự do và đấu tranh kiểu độc tài cộng sản.

Đấu tranh kiểu dân chủ là đấu tranh với tinh thần dân chủ, nghĩa là biết ứng xử phù hợp với thực tế xã hội là "bá nhân bá tánh": với 100 cái đầu thì có 100 lối suy nghĩ khác nhau. Tinh thần dân chủ đòi buộc người đấu tranh dân chủ phải tôn trọng sự khác biệt trong lề lối suy tư hay phương thức đấu tranh của nhau. Nếu thấy phương thức đấu tranh của ai đó không hợp lý thì nên đối thoại với họ, thuyết phục họ; nhưng cũng nên chăm chú nghe họ trình bày lập trường của họ. Khi thật sự lắng nghe nhau trong tinh thần hòa nhã, phục thiện, không có ý tranh giành hơn thua thì hai bên dễ khách quan nhận ra lập trường nào đúng và phương thức nào hữu hiệu hơn… Nếu hai bên cùng lý tưởng dân chủ vẫn không thống nhất được với nhau về đường lối hay lập trường thì đành chấp nhận "đường ai nấy đi", và để cho nhau được tự do làm theo cách riêng của mình, không chỉ trích đánh phá lẫn nhau.

Còn đấu tranh theo kiểu cộng sản là tuy chống cộng một cách triệt để, nhưng lại áp dụng chính phương pháp hay thủ đoạn của cộng sản, nghĩa là đấu tranh với tinh thần độc tài, không chấp nhận những đường lối đấu tranh khác với mình. Ai khác với mình thì phải triệt hạ uy tín người đó, sẵn sàng dùng những thủ đoạn bẩn thỉu, đê hèn để tiêu diệt họ, y hệt cộng sản chủ trương tiêu diệt những đảng phái cùng chống Pháp với mình trước đây… Mục đích của những người đấu tranh kiểu này là lật đổ chế độ cộng sản với bất cứ giá nào. Nhưng với tinh thần độc đoán, độc tài và những thủ đoạn bẩn thỉu, họ không ngờ được rằng những thủ đoạn bẩn thỉu đó có hại cho cộng sản thì ít, mà có hại cho những người đồng lý tưởng, cùng chiến tuyến, cùng tổ chức với họ thì nhiều. Vì thế việc đấu tranh của họ vô tình tiếp tay cho cộng sản trong việc chia rẽ, làm tan nát các lực lượng đấu tranh và đâm sau lưng những chiến sĩ dân chủ đang mạnh mẽ cùng họ đấu tranh nhưng khác đường lối với họ.

Vì thế cách đấu tranh của những người chống cộng kiểu cộng sản và cách hoạt động của bọn cộng sản nằm vùng giống nhau khá nhiều điểm. Bọn cộng sản nằm vùng trong hàng ngũ đấu tranh chống cộngkhông bao giờ dám tự xưng mình là cộng sản, mà chúng đội lốt người đấu tranh chống cộng để dễ bề xâm nhập vào hàng ngũ này. Có thể chúng còn tỏ ra chống cộng và căm thù cộng sản hơn cả những người chống cộng đích thực. Nhưng nhiệm vụ của chúng là phải làm sao để người chống cộng nghi ngờ nhau, chia rẽ nhau, không liên kết với nhau được, vì cộng sản biết rằng ngày nào những người chống cộng liên kết chặt chẽ với nhau thì ngày đó chúng sẽ đại bại.

Mục đích của bọn cộng sản nằm vùng và hậu quả việc chống cộng của những người đấu tranh kiểu cộng sản vô tình trùng hợp nhau. Vì thế bọn cộng sản nằm vùng được huấn luyện để khôn khéo và kín đáo lèo lái những hoạt động chống cộng của họ thành những hoạt động đánh phá ngược lại những người đấu tranh dân chủ. Và cộng sản cười đắc thắng khi biến được những người chống cộng kiểu Cộng sản thành những người tiếp tay chúng làm suy yếu các lực lượng dân chủ là những nhân tố đang gây nhiều bất lợi cho chúng.

Trong mớ "vàng thau lẫn lộn" ấy, khó mà phân biệt được ai đấu tranh dân chủ kiểu cộng sản và ai là cộng sản nằm vùng trà trộn trong hàng ngũ những người đấu tranh. Rất may là chúng ta có lời nhắn nhủ của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: "Đừng nghe... Hãy nhìn…" Nghĩa là đừng dựa vào những tuyên bố chống cộng nảy lửa của ai đó để quyết đoán người đó là quốc gia hay cộng sản, mà hãy nhìn vào những việc làm hay cách hành động của họ. Nếu họ hành động một cách tàn bạo, vô lương tâm, vô đạo đức; nếu họ đang gây chia rẽ trong cộng đồng; nếu họ đang đâm sau lưng những người đấu tranh dân chủ bằng cách chụp mũ, vu oan, nói xấu vô căn cứ; nếu họ đang "đâm bị thóc chọc bị gạo" để tạo nghi ngờ giữa những người đấu tranh, v.v. thì có nhiều xác xuất người đó là cộng sản nằm vùng đội lốt chống cộng, hay ít ra là người chống cộng kiểu cộng sản. Cứ dấu ấy chúng ta dễ dàng nhận ra bản chất của những người đang chống cộng thuộc hạng nào, "thứ thiệt" hay "cuội", quốc gia hay cộng sản?

Khi nghi ngờ một ai đó là cộng sản, người có tinh thần quốc gia sẽ rất thận trọng trong việc kết án người ấy, vì tinh thần của người quốc gia là "thà tha lầm hơn giết lầm", trái với tinh thần của người chống cộng kiểu cộng sản là "thà giết lầm hơn bỏ sót", thà kết án lầm, chụp mũ oan còn hơn bỏ sót những kẻ cần kết án hay chụp mũ.

Đối với những người cộng sản đã phản tỉnh, đã có những hành động rõ rệt nghiêng về phía đấu tranh dân chủ, người có tinh thần quốc gia sẵn sàng đón nhận những "con chim lạc đàn" ấy trở về trong tinh thần "chiêu hồi" của chế độ VNCH. Không những thế, họ còn tìm cách vận động để càng có nhiều người cộng sản trở về với hàng ngũ quốc gia dân chủ thì càng tốt. Nếu cần, họ sẽ kín đáo và tế nhị tìm hiểu xem những người phản tỉnh ấy có thật lòng về với quốc gia dân tộc hay không. Còn những người chống cộng kiểu cộng sản thì quyết tâm giữ thái độ "thà giết lầm hơn bỏ sót", thà kết án lầm hơn tha lầm!

Tinh thần "thà giết lầm hơn bỏ sót" đã tạo nên nhiều hậu quả tai hại cho cuộc đấu tranh dân chủ. Chẳng hạn có những người làm được rất nhiều việc tốt, đấu tranh dân chủ rất năng nổ, hữu hiệu, nhưng chỉ cần người ấy nói hay làm sai một điều gì, hoặc bị một số người nào đó kết án là sai, thì lập tức nhiều người trên mạng hùa nhau theo kiểu "bề hội đồng", mạt sát người đó một cách "cạn tàu ráo  máng", chửi rủa người đó một cách dai dẳng, chụp lên  đầu người đó đủ mọi thứ mũ xấu xa. Nhiều người khác, không biết cố tình hay hữu ý, tiếp tay phổ biến rộng rãi những lời mạt sát đó. Thế là nạn  nhân, dù có cả một quá khứ tốt đẹp, liền bị liệt vào hàng thân cộng, việt gian hoặc tay sai của cộng sản, nên bị "cháy", bị loại khỏi vòng chiến, sinh chán nản tự bỏ cuộc, vì sau đó họ lên tiếng bất cứ điều gì cũng bị đám đông kia bắt bẻ, xuyên tạc hay đánh phá thậm tệ.

Trước tình trạng các lực lượng đấu tranh bị chia rẽ, suy yếu, hậu quả của bọn cộng sản nằm vùng và của những người chống cộng kiểu cộng sản, đã có biết bao nỗ lực liên kết, những giải pháp tạo đoàn kết nhưng đều thất bại. Thiết tưởng chúng ta không cần phải đưa ra một giải pháp tích cực tạo đoàn kết nào khác, chỉ cần một giải pháp tiêu cực là: những người cùng chung mục đích lật đổ chế độ cộng sản để xây dựng một thể chế dân chủ đừng chỉ trích đánh phá lẫn nhau nữa, đồng thời ngăn chặn những chỉ trích đánh phá ấy. Việc tiêu cực đó mà làm không được thì việc đoàn kết là điều vô vọng, và con đường đấu tranh dân chủ hóa đất nước, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ còn rất xa vời.

Người Việt Thầm Lặng

–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-
Xem thêm:
--
Người Việt Thầm Lặng (2012):
1.- "Muốn đấu tranh cho nhân quyền, chính bản thân mình cần tôn trọng nhân quyền trước đã".
2.- "Muốn đấu tranh cho dân chủ, chính mình phải có tinh thần dân chủ trước đã".

A-BBSon_0.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Bùi Tín - Đâu là tên thật của Hồ Chí Minh?

Ghi chú [*]
Cám ơn niên trưởng Đặng Chí Bình
đả gửi chuyển bài này – Thiện ngôn -

 

Hồ Chí Minh là Tầu Ô tên thật
là Hồ Tập Chương
 
 *
 
Gần đây trên một số mạng tự do ở Việt Nam có truyền đi tin tức, các đoạn trích dịch và một số bài bình luận về một cuốn sách chữ Hán nghiên cứu về cuộc đời của Hồ Chí Minh xuất bản tại Hoa Nam, Trung Quốc, có nhan đề là “Hồ Chí Minh sinh bình khảo‘’.  
   
 Mục đích cuốn sách là chứng minh ông Nguyễn Ái Quốc, sanh vào khoảng năm 1890 ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mang tên khai sinh là Nguyễn Sinh Coong, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, xuất dương năm 1910 sang Anh, Pháp, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, sau đó sang Nga, Trung Hoa, hoạt động trong phong trào Cộng sản, đã chết vào năm 1932 vì bệnh lao phổi. Thi hài ông được chôn đâu đó ở Hoa Nam.  
   
Về sau có người tự nhận là Nguyễn Ái Quốc rồi lấy tên là Hồ Chí Minh, xuất hiện từ sau năm 1934, thật ra là một người Trung Hoa chính cống, thuộc dân tộc Miêu ở Đài Loan, có tên là Hồ Tập Chương.
   
Theo báo chí Hoa Nam đây là một thành tích “lịch sử, kỳ diệu, có một không hai” của Cục tình báo Hoa Nam. Nhà tình báo thiên tài Hồ Tập Chương đã đóng trọn vẹn vai trò đội lốt Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh , kể từ khi về hang Pác Bó, rồi dự hội nghị Tân Trào tháng 8/1945, rồi về Hà Nội sau đó, làm Chủ tịch đảng, Chủ tịch Nước suốt 24 năm - từ 1945 đến 1969 - mà sự thật này không hề bị tiết lộ

 Cuốn sách cũng khẳng định trong lăng Hồ Chí Minh là xác của nhà tình báo Trung Hoa Hồ Tập Chương. Báo chí Trung Quốc khoe cuốn sách này là trước tác chân thực của học giả có tên tuổi Hồ Tuấn Hùng, cháu họ của nhà tình báo Hồ Tập Chương. Sách in đẹp, công phu, rất nhiều ảnh và tư liệu, được phát hành rộng rãi khắp Trung Quốc.  
  
 Điều rất lạ, lạ đến kỳ quặc là người Việt trong nước xôn xao về cuốn sách giật gân này hơn một năm nay, nhưng cả Bộ Chính trị im re, cả bộ máy tuyên huấn câm như hến, cả bộ máy 4T thông tin tuyên truyền ngậm tăm, bộ máy an ninh đồ sộ đang bận lo đàn áp người yêu nước, coi đây là chuyện vặt.  
  
 Mưu đồ bôi xấu chế độ nham hiểm là đây, tuyên truyền chống chế độ là đây chứ còn ở đâu nữa. Xin hỏi ai có thể xúc phạm đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền Việt Nam hơn cuốn sách nhảm nhí đến tột cùng này?
  
Trong Bộ Chính trị có ai cảm thấy nhục không khi họ in trên giấy trắng mực đen rêu rao khắp nơi rằng người từng là lãnh tụ cao nhất của đảng Cộng sản, của chính phủ Việt Nam trong suốt 24 năm trời hóa ra chỉ là một anh Tàu vô danh tiểu tốt mang tên Hồ Tập Chương của hòn đảo nhỏ Đài Loan của họ?
 
Và trong cái lăng đồ sộ giữa thủ đô Hà Nội là cái xác giả Hồ Chí Minh, thật ra là xác một anh Tàu, vậy mà kỳ lễ lớn nào, kỳ họp Quốc hội nào những tai to mặt lớn của Hà Nội cũng phải đến cúi rạp người, lại nuôi cả một đội quân để bảo vệ và ra oai.   Đây là sự bịa đặt khổng lồ trong quan hệ giữa cấp quốc gia với quốc gia, vậy mà người phát ngôn bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị vẫn im thin thít. Danh dự quốc gia, quốc thể là đây. Rõ thật là “khôn nhà dại chợ“.  
 
Cũng là điều đáng tiếc khi một số mạng tự do đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền vẫn liên tiếp đăng những đọan dài kèm theo nhiều ảnh từ cuốn ‘’Hồ Chí Minh sinh bình khảo’’, với lời giới thiệu của nhà báo Huỳnh Tâm và dịch giả Thái Văn. Lẽ ra khi giới thiệu cuốn sách ban biên tập của các mạng ấy nên nói rõ quan điểm tỉnh táo của mình để hướng dẫn công luận. Vậy mà không một lời bình luận, phê phán. Hay là vẫn có người tin rằng trong thế giới ngày nay, khoa học tiên tiến có thể tạo và luyện nên những con người tình báo siêu phàm, giả giống y như thật - còn hơn thật - đến mức chị ruột và anh ruột ông Hồ là bà Thanh và ông Cả Khiêm cũng bị lầm, và tất cả cơ quan tình báo sắc sảo của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Việt…cũng chỉ là gà mờ hết, bị cơ quan tình báo Hoa Nam cho ăn quả lừa ngoạn mục.
 
 
Bùi Tín