Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Bùi Anh Trinh – cần làm sáng tỏ một vấn đề!

Posted on Tháng Mười Hai 10, 2014 | Để lại bình luận | Sửa

MINH OAN CHO CHUẨN TƯỚNG PHẠM DUY TẤT – Bùi Anh Trinh

tuan hanh 1
 
 
Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh

(1). Cáo buộc của Cao Văn Viên : “Sau khi được thăng cấp, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất được chỉ định chỉ huy cuộc hành quân tái phối trí. Điều này giải thích tại sao Tướng Phú muốn thấy người sĩ quan tín cẩn của ông được thăng chức”. Ý của Tướng Viên là Tướng Phú lôi bè kéo cánh, năn nỉ Tổng thống Thiệu phong tướng cho Tất để Tất nắm quyền chỉ huy đoàn quân, vượt qua quyền hạn của Tướng Cẩm và Đại tá Lý.
Điều này hoàn toàn không đúng với nề nếp của quân đội VNCH và kể cả quân đội các nước Đồng Minh :
Trong bất cứ một cuộc hành quân nào của quân đội VNCH ( Hay của quân đội HK ) đều có vị trí chỉ huy tổng quát và vị trí chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải ở ngay tại chiến trường nhưng ngoài tầm pháo binh của địch quân, ông ta quan sát địa hình địa thế tại chỗ và ra lệnh điều quân theo biến chuyển của chiến trường. Trong khi đó ở đằng sau của người “chỉ huy trực tiếp” là người “chỉ huy tổng quát” và Bộ tham mưu của ông ta; ở cách xa mặt trận và hoàn toàn không bị chi phối bởi ảnh hưởng của chiến trận. Nhiệm vụ của người chỉ huy tổng quát là theo dõi và yểm trợ cho người chỉ huy trực tiếp, đáp ứng mọi nhu cầu đòi hỏi của chiến trường.
Tại mặt trận Quốc lộ 21 thì Tướng Phú chỉ huy tổng quát và Tướng Lê Trung Tường chỉ huy trực tiếp; còn mặt trận LTL.7 thì Tướng Cẩm là người chỉ huy tổng quát, và Tướng Tất là người chỉ huy trực tiếp.

Sách của Tướng Viên trang 147 : “Chuẩn tướng Tất được chỉ định làm Tư lệnh cuộc rút quân từ Pleiku về Tuy Hòa”. Nghĩa là Tướng Tất chỉ huy trực tiếp đoàn quân, ông phải có mặt tại chiến trường bằng cách di chuyển bộ theo đoàn xe từ Pleiku đến Tuy Hòa. Và : “Cuộc triệt thoái được đặt dưới quyền kiểm soát của Tướng Cẩm”. Nghĩa là Tướng Cẩm chỉ huy Tổng quát, tức là chỉ huy và yểm trợ cho Tướng Tất. Vì vậy Tướng Cẩm bắt buộc phải ở ngoài khu vực chiến địa, nghĩa là BCH của ông sẽ nằm tại Pleiku để “đưa” Tướng Tất, và nằm tại Tuy Hòa để “đón” Tướng Tất.
Trong khi đó cũng theo Tướng Viên : “Đại tá Lý được giao nhiệm vụ điếu khiển tất cả các đơn vị tiếp vận và Ban tham mưu quân đoàn”. Nghĩa là Tham mưu trưởng Lý thi hành mọi lệnh lạc của chỉ huy trưởng cuộc hành quân Trần Văn Cẩm. Và điều động tất cả các BCH có mặt trên Tỉnh lộ 7, kể cả BCH của Tướng Tất.
Tướng Cẩm hoặc Tuớng Tất bắt buộc phải chỉ huy các cánh quân trên LTL.7 qua Đại tá Lý, bởi vì Tướng Cẩm và Tướng Tất không thể nào biết được tại Quân khu 2 có bao nhiêu đơn vị, mỗi đơn vị bao nhiêu cây súng và bao nhiêu đạn. Đơn vị nào có phương tiện vận chuyển, đơn vị nào không; đơn vị nào có máy liên lạc vô tuyến, đơn vị nào không, và tại Pleiku còn bao nhiêu gạo, bao nhiêu đạn, bao nhiêu xe, bao nhiêu xăng dành cho công việc di tản. Những điều này chỉ có Đại tá Lý và ban tham mưu của ông ta mới biết rõ.
Ngoài ra hằng ngày mỗi đơn vị tác chiến liên lạc với Bộ tư lệnh Quân đoàn trên tần số vô tuyến nào thì đều do BTL Quân đoàn phân phối, cho nên chỉ có Bộ tham mưu của Đại tá Lý mới điều động được các đơn vị bằng hệ thống truyền tin vô tuyến của Quân đoàn. Vì vậy cho dù là “Đại tá Tất” hay là “Chuẩn tướng Tất”, thậm chí là “Thiếu tướng Tất” thì cũng phải dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Cẩm và Đại tá Lý chứ không thể nào vượt qua Tư lệnh phó hay Tham mưu Trưởng. Ví dụ như Tướng Lê Trung Trường, Tướng Phan Đình Niệm, Tướng Nguyễn Văn Lượng, Tướng Phạm Ngọc Sang, Tướng Hoàng Cơ Minh đều ở dưới quyền điều động của Tướng Cẩm và Đại tá Lý chứ không thể có chuyện vượt quyền chỉ huy hoặc ngang hàng với Cẩm hay Lý.
Vì vậy cáo buộc của Tướng Viên là hoàn toàn vô lý và đầy ác ý.

(2). Cáo buộc của Phạm Huấn : “Việc Tướng phú vội vàng gắn lon cho Tướng Tư lệnh mặt trận Kontum đã gây bất mãn cho một số Đại tá khác giữ những chức vụ quan trọng của Quân đoàn. Bởi vì ai cũng biết Đại tá Tất trước kia cùng ở Lực lượng đặc biệt, và là đàn em thân tín của Tướng Phú”. Tuy Phạm Huấn nói vòng vo nhưng người đời cũng in đậm ấn tượng là Tướng Phú chỉ nghĩ tới quyền lợi phe đảng trong khi tình hình đang nguy kịch. Một lần nữa Phạm Huấn lại đắc tội với lịch sử khi ông ta lấy lòng dạ tiểu nhân để suy đoán tâm lý của Tướng Phú.
Người ở ngoài quân đội, hoặc trong quân đội mà không rành về hệ thống chỉ huy tham mưu, đọc sách của Cao Văn Viên hay Phạm Huấn thì tin ngay rằng Tướng Phú thăng cấp cho Đại tá Tất chỉ vì phe đảng. Nhưng có một người rất rành về quân đội là Tướng Trần Văn Đôn đã nhìn sự kiện như sau : Tướng Phú xin thăng cấp cho Đại tá Phạm Duy Tất lên chuẩn tướng để chỉ huy đoàn quân đó. Ông Thiệu quay qua hỏi ý kiến ông Viên, ông Viên đồng ý : “Được, không có gì trở ngại”. Ông Thiệu nói : “Cho mang một sao để đủ uy tín chỉ huy đoàn quân” ( Việt Nam Nhân Chứng, trang 442 ).
Chỉ huy đoàn quân mà Tướng Thiệu nói tới không phải là bộ tham mưu của Đại tá Lý, mà là mấy chục ông đại tá hiện diện trong đoàn quân với 8 bộ chỉ huy hành quân khác nhau. Đó là :

1. BCH hành quân của Biệt động quân Quân khu II ( Đại tá Chỉ huy phó Cao Văn Ủy cùng một số sĩ quan tham mưu đi với Liên đoàn 23 BĐQ ở đầu đoàn di tản. Còn Tướng Tất và Trung tá Nguyễn Khoa Lộc, Tham mưu trưởng, cùng với toàn bộ tham mưu đi theo Liên đoàn 4 BĐQ ở cuối đoàn di tản ), BCH/BĐQ điều động 5 liên đoàn BĐQ mà trong đó có Đại tá Lê Tất Biên, Đại tá Đặng Hưng Long, Đại tá Vũ Phi Hùng và Đại tá Nguyễn Kim Tây.
2. BCH hành quân của Pháo binh Quân Khu 2 ( Đại tá Nguyễn Ngọc Sáu ), điều động 1 tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn pháo binh 155 ly và các trung đội pháo binh diện địa của Kontum và Pleiku;
3. BCH hành quân của Lữ đoàn 2 Thiết kỵ ( Đại tá Nguyễn Văn Đồng ), điều động 6 tiểu đoàn Kỵ binh;
4. BCH hành quân của Liên đoàn 20 Công binh Chiến đấu, điều động 3 tiểu đoàn Công binh trong công tác làm cầu;
5. BCH hành quân của Tiểu khu Pleiku ( Đại tá Hoàng Thọ Nhu ), điều động Liên đoàn ĐPQ thộc Tiểu khu Pleiku và các đại đội ĐPQ biệt lập chịu di tản khỏi Cao Nguyên.
6. BCH hành quân của Tiểu khu Phú Bổn ( Trung tá Lò Văn Bảo ), điều động các đơn vị ĐPQ thuộc Tiểu khu Phú Bổn đi theo đoàn di tản.
7. BCH hành quân của Liên đoàn 231 Yểm trợ, điều động các đơn vị truyền tin, quân nhu, quân cụ, quân y, quân vận, hành chánh tài chánh …;
8. BCH hành quân nhẹ của Trung đoàn 44 Bộ binh ( Trung tá Vũ Mạnh Cường ), điều động Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB.
Tổng cộng trong đoàn quân có khoảng 20 ông đại tá. Do đó người chỉ huy không thể cũng là một đại tá. Vì vậy mà tướng Trần Văn Đôn nhìn thấy ngay sự hợp lý của quyết định thăng cấp. Và chính ông tướng số một của quân đội VNCH là Nguyễn Văn Thiệu cũng đồng ý không một chút do dự.

Ngoài ra, quyết định giao cho Phạm Duy Tất chỉ huy đoàn quân di tản thì có nghịch lý hay không? Câu trả lời là bắt buộc phải giao cho Tất chứ không còn ai khác, bởi vì trong số 8 Bộ chỉ huy hành quân có mặt trên LTL.7 thì lực lượng của 7 BCH kia chỉ có cao lắm là 1 liên đoàn không tác chiến. Trong khi đó lực lượng của Tất có tới 5 liên đoàn chiến đấu. Nếu không giao cho Tất thì giao cho ai? Và nếu đã giao cho Tất chỉ huy hơn 2 sư đoàn thì bắt buộc Tất phải là một ông tướng.
Theo đúng binh thư binh pháp thì BCH/Quân đoàn của Tướng Cẩm gồm Đại tá Lý và 13 sĩ quan cao cấp bắt buộc phải ở ngoài vùng xảy ra chiến trận, cho nên tại chiến địa phải có một người chỉ huy trực tiếp với một bộ chỉ huy di động đi theo đoàn xe. Nếu BCH di động không phải là BCH/BĐQ thì là ai?

(3). Cáo buộc của Cao Văn Viên : “Chuẩn tướng Tất thì lo cho binh lính BĐQ dưới quyền của ông. Chuẩn tướng Cẩm thì không có một quyền chỉ huy trực tiếp nào. Lệnh của ông truyền đi từ Tuy Hòa không có ảnh hưởng đối với tình thế xảy ra cho đoàn di tản”.

Tướng Tất chỉ huy Đại tá Đồng (Thiết giáp), Đại tá Ngọc (Pháo Binh), Đại tá Nhu ( ĐPQ/Pleiku ), Đại tá Liên đoàn trưởng Công binh, Đại tá Liên đoàn trưởng Liên đoàn Yểm trợ… là chỉ huy theo hàng ngang ( Chúng ta cùng tiến nhưng nhìn hiệu lệnh của tôi mà tiến ). Cho nên ông chỉ ra lệnh cho các đơn vị BĐQ trực thuộc của ông trong khi Đại tá Cao Văn Ủy, Phó của ông, chỉ huy Liên đoàn 23 BĐQ dẫn đầu đoàn di tản, còn ông đi đọan hậu cho đoàn xe với Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 BĐQ. Còn chỉ huy từ xa đối với đoạn đầu và đoạn giữa đã có Tướng Cẩm và Đại tá Lý “đưa” tại Pleiku và “đón” tại Phú Yên. Tướng Cẩm và Đại tá Lý chỉ huy theo hàng dọc.
Rồi mãi tới 3 giờ chiều ngày 18 đoàn quân của Tướng Tất đến Hậu Bổn mà không gặp đoàn di tản cho nên ông đâu có dịp ra lệnh cho ai ? Bất ngờ tới 6 giờ chiều thì ông nhận được lệnh bỏ tăng, bỏ đại bác, chạy tháo về Tuy Hòa, giao quyền chỉ huy lại cho Đại tá Đồng, Chỉ huy trưởng Thiết giáp Quân khu. Tướng Tất có dịp nào đâu mà “lo” cho các đơn vị khác? ( Bài viết của Trung úy D. )
Tướng Phú đã phân công cho Phạm Duy Tất chỉ huy trực tiếp đoàn quân, cụ thể là chỉ huy quân Biệt Động Quân là lực lượng chính, là cái sườn của đoàn di tản. Để thực hiện nhiệm vụ này, Tướng Tất đã giao cho Đại tá Chỉ huy phó Cao Văn Ủy đi cùng với Liên đoàn 23 trong đoạn đầu đoàn di tản, còn ông chỉ huy Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 BĐQ đi chặn hậu thì quá đúng với sách vở. Thế nhưng ông Đại tướng TTM trưởng lại nhắm mắt tin lời của Đại tá Lý mà cho rằng Tướng Tất chỉ biết có lính BĐQ của ông ta! Thế mới biết Đại tướng TTM trưởng Cao Văn Viên đã từng theo học một khóa Chỉ huy tham mưu cao cấp nhưng chẳng thấu hiểu được gì.

(4). Cáo buộc của Cao Văn Viên : “Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trường Quân đoàn, thú nhận ông không biết nhiều về kế hoạch của Tướng Phú”. Tướng Viên nói mà không nhớ, hoặc cố tình quên rằng: chính ông đã hai lần từ chối, không cho Tướng Phú dùng người hợp ý với mình để làm Tham mưu trưởng quân đoàn. Cuối cùng ông đã đưa tới một người hoàn toàn không ăn rơ với Tướng Phú, một điều trái khoáy trong nề nếp của quân đội.
Tệ hơn nữa, người này đã ngầm phá hoại Tướng Phú và phá hoại quân đội VNCH. Dĩ nhiên một khi ông ta đã chủ tâm phá hoại thì ông ta phải tìm hiểu tường tận kế hoạch của Tướng Phú chứ không phải là không biết.

(4). Cáo buộc của Cao Văn Viên : “Cuộc triệt thoái tự nhiên nằm dưới quyền điều khiển của vị Tham mưu trưởng Quân đoàn cho đến đoạn đường Hậu Bổn, cho dù ông ta không có trách nhiệm này”. Nhận xét của Tướng Viên đã trở thành mỉa mai sau khi CIA cho công bố tài liệu nói rõ Lý đã được một máy bay đặc biệt của CIA bốc về Nha Trang trong sáng ngày 16-3- 1975. Trong khi đó hằng ngàn lời chứng khác cho thấy Tướng Tất cùng đi với đoàn di tản từ Pleiku đến Tuy Hòa.

(5). Cáo buộc của CaoVăn Viên: “Sau cùng, sự thất bại bắt nguồn từ các cấp chỉ huy. Binh sĩ không được thông báo về cuộc triệt thoái”. Ngày 14-3 trên đường đi Cam Ranh Tướng Thiệu đã cho Tướng Viên biết vì sao không cho binh sĩ biết. Rõ ràng một khi họ biết thì sẽ loạn như đã xảy ra.
Nếu Lê Khắc Lý đừng cho Mỹ biết thì bất quá đây chỉ là một cuộc hành quân như hằng trăm hằng ngàn cuộc hành quân khác. Lúc dân chúng biết ra thì quân đội đã di chuyển súng và xe tăng về Duyên hải, quân CSVN không hơi sức đâu tấn công hay pháo vào đoàn dân di chuyển sau này. Lực lượng Địa phương quân của Phú Bổn và Phú Yên dư sức đè bẹp lực lượng du kích địa phương để bảo vệ dân chúng di chuyển trên LTL.7; chưa kể 5 Trung đoàn BĐQ, 2 trung đoàn Thiết giáp, 1 trung đoàn pháo hạng nặng.
Thực tế diễn tiến của cuộc triệt thoái cho thấy thất bại là do phá hoại của Lê Khắc Lý, người được Cao Văn Viên ép Tướng Phú phải nhận làm Tham mưu trưởng Quân đoàn II.

BÙI ANH TRINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét