Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Đại sứ CSVN+Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt (Đức)

Đại sứ CSVN ở Thổ Nhĩ Kỳ bị giữ, tình nghi chuyển tiền lậu (!)


FRANKFURT, Đức (NV) .-
Hải quan phi trường Frankfurt - Đức, đã tạm giữ ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ vì mang 20,000 Euro mà không khai báo.



Ông Nguyễn Thế Cường, Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ gặp ông Hayati Yazici, Bộ Trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 năm ngoái. Ông Cường vừa bị cảnh sát Đức tạm giữ vì nghi rửa tiền. (Hình: website Đại sứ quán CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ)
Trang web vietinfo.eu, dẫn tin của báo điện tử Bild.de cho biết, ông Cường đã bị cảnh sát Đức thẩm vấn vì nghi viên Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ rửa tiền. Ông Cường thì khai rằng khoản tiền này là do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam.
Thông thường, các cơ quan, tổ chức luôn thông báo công khai về hoạt động cũng như kết quả quyên góp do họ thực hiện. Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ có trang web riêng (http://www.vietnamembassy-turkey.org/vi/).

Nhật báo Người Việt đã thử vào trang web này để tìm kiếm những thông tin có liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam nhưng không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về khoản tiền 20,000 Euro vừa kể.
Trang web vietinfo.eu dẫn một số nguồn tin tại Đức cho biết, Tổng lãnh sự CSVN tại Frankfurt đã gửi công hàm hàm phản đối đến chính phủ Đức về chuyện tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các nhân viên ngoại giao. Tuy nhiên ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3,500 Euro.

Chuyện Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tạm giữ vì vận chuyển một lượng tiền mặt lớn mà không khai báo chắc chắn không làm nhiều người ngạc nhiên. Các viên chức ngoại giao của chế độ Hà Nội đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì tống tiền kiều dân khi họ phải liên lạc để làm những thủ tục hành chính cần thiết như gia hạn, đổi passport, xin visa,… nhận hối lộ, bảo kê các hoạt động phi pháp, buôn lậu và thực hiện những hành vi bất xứng khác làm nhục cho quốc thể.

Cuối năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán CSVN tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, Đại sứ CSVN tại Nam Phi lúc đó là ông Trần Duy Thi phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào của ông ta nhận đã làm chuyện như truyền thông Nam Phi đề cập và ông ta “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không được buôn lậu”.
Ngay sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền hình Nam Phi, cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê giác.

Đó cũng là lý do CSVN phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc đó, ông Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.
Thật ra bà Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán CSVN ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên là Nguyễn Khánh Toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.
Năm nay, RFA lên tiếng tố cáo một nhóm người Việt ở Moscow, cầm giữ 15 cô gái, buộc họ phải bán dâm. Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA) khẳng định nhóm người này là một tổ chức buôn người. Đáng chú ý là CAMSA công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một vài nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. (G.Đ)

Nguồn nguoiviet.com

__________________

Friday, December 20, 2013


Vụ xì căng đan của đại sứ Việt Nam tại sân bay Frankfurt, Đức

Ngày 19.12.2013 hải quan/quan thuế phi trường Frankfurt, CHLB Đức, đã chặn bắt đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nguyễn Thế Cường, vì tình nghi ông ta mang 20.000 € tiền mặt mà không khai báo.

Cảnh sát đưa ông Cường về đồn, tra hỏi và cáo buộc ông tội „rửa tiền“. Đại sứ Việt Nam biện minh số tiền này là tiền ông mang về nước giúp nạn nhân bão lụt.

Vụ xì căng đan của ông Cường đang có đà dẫn đến một xì căng đan chính trị. Tỗng lảnh sự Việt Nam tại Frankfurt lập tức khiếu nại nhà nước Đức và than phiền hải quan Đức đã vi phạm trầm trọng hiệp ước ký tại Wien/Vienna bảo đảm tính miễn nhiễm dành cho quan chức ngoại giao.

Cảnh sát thả ông đại sứ Việt Nam sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3500,00 €.

Grüne Zone für Anmeldefreie Ware am Zoll Flughafen Frankfurt am Main



Source: www.bild.de

  • Von MAX SCHNEIDER
Frankfurt – Skandal um einen hochrangigen Diplomaten. Zollbeamte stoppten einen Botschafter von Vietnam bei der Einreise – Geldschmuggel-Verdacht!
21.45 Uhr, Diplomat The Cuong Nguyen landet mit „Turkish Airlines“-Flieger „TK 1619“ aus Ankara auf Rhein-Main.
Als er durch die Zollkontrolle huscht, stoppen ihn Beamte. Der Leiter der vietnamesischen Vertretung in der Türkei hat knapp 20 000 Euro dabei – nicht angemeldet.


 
Vergrößern Grüne Zone für Anmeldefreie Ware am Zoll Flughafen Frankfurt am Main
Beamte stoppten den Botschafter als er den „GrünenKanal“ passierte


Foto: dpa Picture-Alliance
Verboten! Nguyen muss mit aufs Revier, Strafverfahren wegen Verdachts auf Geldwäsche!
Jetzt droht die Zollkontrolle zum politischen Skandal zu werden.
Das Generalkonsulat von Vietnam beschwerte sich per „Verbalnote“ beim Zoll: „Durch die Handlungen von den Zollbeamten wurde das Wiener Übereinkommen (Immunität von Diplomaten, d. Red.) deutlich verletzt.“
Mittlerweile gibt es sogar intern beim Zoll Zweifel, ob „die Kontrolle des Botschafters rechtsmäßig“ war.
Unangenehm für Zoll-Chef Albrecht Vieth, der bereits wegen sichergestellter Luxus-Geigen von Star-Musikern und Park-Skandal mit seinem Privatwagen unter Druck ist.
P.S.: Nach Zahlung einer Sicherheitsleistung (3500 Dollar) durfte der Botschafter gehen. Das „Schmuggel-Geld“ wollte er angeblich als Spende für Flutopfer in seine Heimat bringen ... Mehr aktuelle News aus Frankfurt und Umgebung lesen Sie hier auf frankfurt.bild.de.//
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét