Tháng Mười Một 28, 2013 Để lại phản hồi Sửa
Mỹ bắt mạch Trung Cộng với oanh tạc cơ chiến lược B52
-Nhữ Đình Hùng -
Ngày 23 tháng 11.2013, khi thiết lập “vùng không phận phòng vệ nhận dạng” bao gồm cả các đảo Senkaku hiện do Nhật Bản giữ chủ quyền ( phiá Trung Hoa gọi đây là quần đảo Diaoyu và nhận là thuộc về nước Trung Hoa) xem chừng Trung Hoa muốn đặt thế giới trong tình trạng ‘việc đã rồĩ và muốn thị uy.
Trung Cộng công bố vùng “phòng không nhận dạng” gồm có quần đảo Senkaku ( Diaoyu)
Lúc đầu, các công ty hàng không Nhật như Japan Airlines và All Nippon Airway đã cho biết sẽ tuân theo các qui tắc do Trung Hoa đưa ra như cho biết trước đường bay, quốc tịch của phi cơ, giữ liên lạc vô tuyến với thẩm quyền Trung Hoa để đáp ứng một cách nhanh chóng và thích đáng các yêu cầu khi phải bay qua vùng có sự tranh chấp.
Khi làm công việc này, có lẽ các công ty JAL và ANA muốn bảo vệ an ninh cho hành khách, tránh trường hợp bi thảm của một phi cơ thương mại Boeing 747 Nam Hàn bị Liên Sô bắn hạ vào năm 1983. Chánh quyền Nhật Bản, không hài lòng chút nào về việc nầy vì như thế các công ty trên đã nhận thẩm quyền của Trung Hoa trong vùng tranh chấp, đã có những thảo luận với các công ty hàng không nêu trên và cuối cùng, các hãng hàng không này đã quyết định giữ lại các qui tắc có trước đó, từ đêm 26 họ đã ngưng việc đưa trước cho Pékin lộ trình bay của họ. Những nước khác cũng đã không chấp nhận yêu cầu của Bắc Kinh, trong số có Nam Hàn và Đài Loan. Bộ ngoại giao Úc đã triệu tập đại sứ Trung Hoa tại Úc để dòi giải thích. Oanh tạc cơ chiến lược B52 của Mỹ
Khi làm công việc này, có lẽ các công ty JAL và ANA muốn bảo vệ an ninh cho hành khách, tránh trường hợp bi thảm của một phi cơ thương mại Boeing 747 Nam Hàn bị Liên Sô bắn hạ vào năm 1983. Chánh quyền Nhật Bản, không hài lòng chút nào về việc nầy vì như thế các công ty trên đã nhận thẩm quyền của Trung Hoa trong vùng tranh chấp, đã có những thảo luận với các công ty hàng không nêu trên và cuối cùng, các hãng hàng không này đã quyết định giữ lại các qui tắc có trước đó, từ đêm 26 họ đã ngưng việc đưa trước cho Pékin lộ trình bay của họ. Những nước khác cũng đã không chấp nhận yêu cầu của Bắc Kinh, trong số có Nam Hàn và Đài Loan. Bộ ngoại giao Úc đã triệu tập đại sứ Trung Hoa tại Úc để dòi giải thích. Oanh tạc cơ chiến lược B52 của Mỹ
Về phiá Hoa Kỳ, nước này đánh giá việc đơn phương lập vùng không phận phòng vệ đòi nhận dạng của Trung Hoa là những hành vi ‘gây hoả hoạn’, nhưng Hoa Kỳ không nói xuông, họ đã để lời nói đi đôi với việc làm khi, trong ngày thứ ba 26.11, đã gởi hai oanh tạc cơ chiến lược B52 từ Guam đến không phận gọi là vùng không phận bảo vệ của Trung Hoa, bay vòng vòng trong khoảng gần một giờ ra quay trở về nơi xuất phát, bình yên vô sự. Đương nhiên là Hoa Kỳ không đưa trước đưa sau gì cho Pékin chương trình bay của mình.Giới truyền thông, các phân tích bình luận gia đã đưa ra nhận định nào là Trung Hoa đã ‘chết nhát’ không có phản ứng gì với hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ đã làm mất mặt Trung Hoa…
Tuy sự việc có thể đúng như thế, Mỹ cũng không thể ‘vuốt mặt không nể mũi’. Mặc dù Steve Warren, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài cho biết hai phi cơ B-52 đã quần trong vùng không phận đòi nhận dạng do Pékin một mình đưa ra trong gần một tiếng, phi vụ đã không gặp một biến cố gì mặc dù không có kế hoạch bay nào được thông báo cho Trung Hoa, ông ta cũng đã có thòng thêm ‘đây là một thao diễn đã được dự trù từ lâu’, điều này hàm ý không phải tại Trung Hoa lập ra vùng không phận phòng vệ mà Mỹ gởi phi cơ tới khiêu khích. Mặt khác, những tin tức loan tải trước đó đã cho biết hai phi cơ này không võ trang. Giả sử Hoa Kỳ muốn biểu dương lực lượng, họ có thể gởi oanh tạc cơ chiến lược B-1 chẳng hạn. Đây là loại phi cơ bay rất nhanh, rất xa, có khả năng ẩn dạng, được coi là không thể bị bắn hạ. Đằng này, Mỹ chỉ gởi tới B-52, một oanh tạc cơ đã từng tham chiến ở Việt Nam và từng bị hoả tiễn Sam bắn hạ. Trong khi đó, Trung Cộng có những võ khí phòng không tối tân hơn hoả tiễn Sam trước đây.
Tuy nhiên, Trung Hoa cũng bị nóng mũi trước việc này. Phiá Trung Hoa cho biết đã theo dõi trọn vẹn diễn tiến ( việc hiện diện của B-52, đã xác nhận lý lịch trong thời gian thích ứng (biết được căn cước của phi cơ) và nhận dạng được ( loại máy bay nào). Người ta chờ đợi Trung Hoa trưng ra những bằng chứng về việc này, vì nếu không, đây chỉ là những lời tuyên bố chữa thẹn!
Trong ngày thứ tư 27.11, mức độ căng thẳng trong vùng không có dấu hiệu dịu lại mà còn có vẻ căng thẳng hơn. Một vị tướng không quân của Trung Hoa đã đưa ra tuyên bó là ‘phòng không Trung Hoa sẽ có thể bắn hạ mọi phi cơ nước ngoài đi vào vùng không phận nhận dạng của Trung Hoa. Trong ngày 23.11, Trung Hoa đã coi sự hiện của các phi cơ B-52 là thâm nhập vào không phận Trung Hoa.
Nếu Mỹ coi các yêu sách của Trung Hoa như là việc gây hoả hoạn, khó có thể nói đây là điều không suy tính, nhất là trong vòng tuần tới, phó tổng thống Hoa Kỳ sẽ sang thăm Trung Hoa. Một là Trung Hoa tạo căng thẳng để có thể tạo lại sự đoàn kết và thống nhất ý chí nội bộ ( có sự phân hoá giữa thành phần bảo thủ tả khuynh và thành phần tiến bộ hữu khuynh), việc phải đối phó với một nguy hiểm bên ngoài có thể giúp đoàn kết nội bộ. Hai là để có thể thảo luận với Hoa Kỳ và Nhật Bản, cần phải phá vỡ tình trạng ‘dậm chân tại chỗ’ (statut quo) để có thể thay đổi tình trạng.
Nhưng nếu phản ứng của Hoa Kỳ trong lúc này còn chừng mực, phản ứng của Nhật có vẻ mạnh hơn, nước này đe dọa có những đáp trả không ngờ tới!
Cũng có thể Trung Hoa đã có những đánh giá về khả năng của họ quá cao nên mới làm việc khiêu khích với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong lúc này, Mỹ và Nhật còn chờ đợi những phản ứng kế tiếp của Trung Hoa; Vùng không vận phòng vệ nhận dạng nằm ở trong Đông Hải, bao gồm cả hải phận tranh chấp với Taiwan và Nam Hàn nhưng quan trọng nhất là quần đảo Senkaku (Diaoyu theo Trung Hoa) vì những quần đảo này cho phép vào một khu vực đặc quyền có những tài nguyên dầu hoả, khoáng sản và là vùng nhiều cá!
Nhiều viên chức trách nhiệm Trung Hoa cho biết sẽ còn những cuộc tập trận khác trong vùng và không biết trong trường hợp này, Trung Hoa có tung ra các cuộc nghinh cản (không phậ, hải phận).
Trong khi ngoại trưởng Nhật đã nói những hành vi của Trung Hoa theo kiểu này ‘có thể tạo ra những biến cố không ngờ tới’, điều được hiểu như là cảnh cáo Trung Hoa không nên đi quá xa trong các khiêu khích!. Sau việc Mỹ gởi B-52 đến vùng ‘ZAI’ của Trung Hoa trong ngày thứ hai, ngày hôm sau đến lượt Nam Hàn gởi phi cơ thám thính vào trong vùng và ngày thứ tư đến lượt không quân Nhật bay vào vùng này, dĩ nhiên là không thông báo. Tổng thư ký của chánh phủ Nhật Yoshihide Suga cho biết Nhật không có ý định thay đổi thói quen tuần tiễu không phận trong vùng.
Phát ngôn viên Qin Gang Ngày thứ năm, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Hoa, Qin Gang, đã yêu cầu Mỹ và Nhật điều chỉnh lại các sai lầm và ngưng các tố cáo vô trách nhiệm đối với Trung Hoa. Cũng trong ngày, tại Trung Hoa đã có những chỉ trích chính phủ về việc trì trệ trong các phản ứng chống các hành vi khiêu khích của Mỹ, ‘Trung Hoa cần phải cải tổ cơ chế về quan hệ với công chúng để có thể thắng cuộc chiến tranh tâm lý của Mỹ và Nhật. Tờ Global Times của Trung Hoa nói Mỹ đã có một ‘thái độ lệch hướng’ nằm trong một cuộc chiến dư luận chống Pékin. Global cũng nói ‘nếu như Nhật gởi phi cơ quân sự ngăn chặn các phi cơ khu trục của Trung Hoa, các lực lượng quân sự của Pékin phải có những biện pháp phòng vệ khẩn cấp’. Nhưng báo này cũng thừa nhận khả năng của Trung Hoa về hàng không mẫu hạm thua xa Hoa Kỳ. (Thực ra, hàng không mẫu hạm Liaoning là đồ mua lại và cải biến).
Cho tới nay, cuộc chiến giữa Trung Hoa, Nhật và Mỹ vẫn còn là cuộc chiến ‘đao to búa lớn’ bằng tuyên bố, thông cáo!
Trong lúc này, Trung Hoa chưa phải là siêu cường quân sự, nhưng nếu không có gì xảy ra, trong vòng một hai thập niên tới, Trung Hoa sẽ khống chế Thái Bình Dương. Chừng đó, Mỹ có muốn ngăn chặn e cũng muộn!
Tuy sự việc có thể đúng như thế, Mỹ cũng không thể ‘vuốt mặt không nể mũi’. Mặc dù Steve Warren, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài cho biết hai phi cơ B-52 đã quần trong vùng không phận đòi nhận dạng do Pékin một mình đưa ra trong gần một tiếng, phi vụ đã không gặp một biến cố gì mặc dù không có kế hoạch bay nào được thông báo cho Trung Hoa, ông ta cũng đã có thòng thêm ‘đây là một thao diễn đã được dự trù từ lâu’, điều này hàm ý không phải tại Trung Hoa lập ra vùng không phận phòng vệ mà Mỹ gởi phi cơ tới khiêu khích. Mặt khác, những tin tức loan tải trước đó đã cho biết hai phi cơ này không võ trang. Giả sử Hoa Kỳ muốn biểu dương lực lượng, họ có thể gởi oanh tạc cơ chiến lược B-1 chẳng hạn. Đây là loại phi cơ bay rất nhanh, rất xa, có khả năng ẩn dạng, được coi là không thể bị bắn hạ. Đằng này, Mỹ chỉ gởi tới B-52, một oanh tạc cơ đã từng tham chiến ở Việt Nam và từng bị hoả tiễn Sam bắn hạ. Trong khi đó, Trung Cộng có những võ khí phòng không tối tân hơn hoả tiễn Sam trước đây.
Tuy nhiên, Trung Hoa cũng bị nóng mũi trước việc này. Phiá Trung Hoa cho biết đã theo dõi trọn vẹn diễn tiến ( việc hiện diện của B-52, đã xác nhận lý lịch trong thời gian thích ứng (biết được căn cước của phi cơ) và nhận dạng được ( loại máy bay nào). Người ta chờ đợi Trung Hoa trưng ra những bằng chứng về việc này, vì nếu không, đây chỉ là những lời tuyên bố chữa thẹn!
Trong ngày thứ tư 27.11, mức độ căng thẳng trong vùng không có dấu hiệu dịu lại mà còn có vẻ căng thẳng hơn. Một vị tướng không quân của Trung Hoa đã đưa ra tuyên bó là ‘phòng không Trung Hoa sẽ có thể bắn hạ mọi phi cơ nước ngoài đi vào vùng không phận nhận dạng của Trung Hoa. Trong ngày 23.11, Trung Hoa đã coi sự hiện của các phi cơ B-52 là thâm nhập vào không phận Trung Hoa.
Nếu Mỹ coi các yêu sách của Trung Hoa như là việc gây hoả hoạn, khó có thể nói đây là điều không suy tính, nhất là trong vòng tuần tới, phó tổng thống Hoa Kỳ sẽ sang thăm Trung Hoa. Một là Trung Hoa tạo căng thẳng để có thể tạo lại sự đoàn kết và thống nhất ý chí nội bộ ( có sự phân hoá giữa thành phần bảo thủ tả khuynh và thành phần tiến bộ hữu khuynh), việc phải đối phó với một nguy hiểm bên ngoài có thể giúp đoàn kết nội bộ. Hai là để có thể thảo luận với Hoa Kỳ và Nhật Bản, cần phải phá vỡ tình trạng ‘dậm chân tại chỗ’ (statut quo) để có thể thay đổi tình trạng.
Nhưng nếu phản ứng của Hoa Kỳ trong lúc này còn chừng mực, phản ứng của Nhật có vẻ mạnh hơn, nước này đe dọa có những đáp trả không ngờ tới!
Cũng có thể Trung Hoa đã có những đánh giá về khả năng của họ quá cao nên mới làm việc khiêu khích với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong lúc này, Mỹ và Nhật còn chờ đợi những phản ứng kế tiếp của Trung Hoa; Vùng không vận phòng vệ nhận dạng nằm ở trong Đông Hải, bao gồm cả hải phận tranh chấp với Taiwan và Nam Hàn nhưng quan trọng nhất là quần đảo Senkaku (Diaoyu theo Trung Hoa) vì những quần đảo này cho phép vào một khu vực đặc quyền có những tài nguyên dầu hoả, khoáng sản và là vùng nhiều cá!
Nhiều viên chức trách nhiệm Trung Hoa cho biết sẽ còn những cuộc tập trận khác trong vùng và không biết trong trường hợp này, Trung Hoa có tung ra các cuộc nghinh cản (không phậ, hải phận).
Trong khi ngoại trưởng Nhật đã nói những hành vi của Trung Hoa theo kiểu này ‘có thể tạo ra những biến cố không ngờ tới’, điều được hiểu như là cảnh cáo Trung Hoa không nên đi quá xa trong các khiêu khích!. Sau việc Mỹ gởi B-52 đến vùng ‘ZAI’ của Trung Hoa trong ngày thứ hai, ngày hôm sau đến lượt Nam Hàn gởi phi cơ thám thính vào trong vùng và ngày thứ tư đến lượt không quân Nhật bay vào vùng này, dĩ nhiên là không thông báo. Tổng thư ký của chánh phủ Nhật Yoshihide Suga cho biết Nhật không có ý định thay đổi thói quen tuần tiễu không phận trong vùng.
Phát ngôn viên Qin Gang Ngày thứ năm, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Hoa, Qin Gang, đã yêu cầu Mỹ và Nhật điều chỉnh lại các sai lầm và ngưng các tố cáo vô trách nhiệm đối với Trung Hoa. Cũng trong ngày, tại Trung Hoa đã có những chỉ trích chính phủ về việc trì trệ trong các phản ứng chống các hành vi khiêu khích của Mỹ, ‘Trung Hoa cần phải cải tổ cơ chế về quan hệ với công chúng để có thể thắng cuộc chiến tranh tâm lý của Mỹ và Nhật. Tờ Global Times của Trung Hoa nói Mỹ đã có một ‘thái độ lệch hướng’ nằm trong một cuộc chiến dư luận chống Pékin. Global cũng nói ‘nếu như Nhật gởi phi cơ quân sự ngăn chặn các phi cơ khu trục của Trung Hoa, các lực lượng quân sự của Pékin phải có những biện pháp phòng vệ khẩn cấp’. Nhưng báo này cũng thừa nhận khả năng của Trung Hoa về hàng không mẫu hạm thua xa Hoa Kỳ. (Thực ra, hàng không mẫu hạm Liaoning là đồ mua lại và cải biến).
Cho tới nay, cuộc chiến giữa Trung Hoa, Nhật và Mỹ vẫn còn là cuộc chiến ‘đao to búa lớn’ bằng tuyên bố, thông cáo!
Trong lúc này, Trung Hoa chưa phải là siêu cường quân sự, nhưng nếu không có gì xảy ra, trong vòng một hai thập niên tới, Trung Hoa sẽ khống chế Thái Bình Dương. Chừng đó, Mỹ có muốn ngăn chặn e cũng muộn!
Nhữ Đình Hùng/28.11.2013
-http://www.francetvinfo.fr/monde/asie/a-quoi-jouent-la-chine-et-les-etats-unis-en- mer-de-chine-orientale_468878.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét