Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

"Ca Khúc Da Vàng” bị cấm ở nước VNCS?

Tại Sao “Ca Khúc Da Vàng”
Không Được Phổ Biến Ở Việt Nam
*

 Hà Phan (www.ninh-hoa.com)


Sau năm 1975 nhạc của Phạm Duy là một điều cấm kỵ ở Việt Nam. Có nhiều người nghĩ rằng Trịnh Công Sơn không ra đi chắc nhạc của ông có số phận khá hơn của Phạm Duy?
Hai thập niên sau 1975 nhạc Trịnh Công Sơn bị xếp vào loại nhạc vàng nên không được công nhận. Phải đến trước khi ông mất khoảng vài năm mới có vài ca sĩ bắt đầu hát nhạc của ông ở phòng trà. Và người ta đã tìm đến nhạc Trịnh ồn ào nhất là từ khi ông qua đời.
Tuy nhiên ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn cho đến nay vẫn chưa được chính thức hát trên đài phát thanhn, đài truyền hình, trong nhà trường, trong sinh họat đoàn đội … Sự kiện bài “Ngủ Đi Con” trong ca khúc Da Vàng được đĩa vàng ở Nhật (bán được trên 2 triệu đĩa) năm 1972 là một vinh dự không phải chỉ dành riêng cho Trịnh Công Sơn sao không được nhắc nhở nhiều ở Việt Nam ? Tại sao?
Theo tôi, Trịnh Công Sơn đã mắc một tội to kinh khủng là đã dám gọi cuộc chiến tranh vừa qua là
“Nội Chiến “

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”
 
Đối với chính quyền miền Bắc cuộc chiến ấy là” cuộc chiến đấu chống quân xâm lược “. Trong cuộc chiến tranh cứu nước ấy người dân phải hy sinh tất cả trong tinh thần tưng bừng, nô nức ra chiến trường. Người mẹ có con tử trận sẽ vinh dự là bà mẹ anh hùng. Người thanh niên xông ra mặt trận không được than thân trách phận không được ….buồn và có cái nhìn bi thảm về cuộc chiến.Trong khi ấy Trịnh Công Sơn đã nói lên được nỗi đau đớn, mất mát cùng cực của người mẹ mất con:

“Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn.
Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tuổi nhục chung thân “

Trong khi các nhà văn miền Bắc cho chị Út Tịch hô hào “Đánh đến còn cái lai quần cũng đánh …” Thì Trịnh Công Sơn than thở:

“Xin cho tôi yên ngũ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay …”
 
Rồi ông căm phẩn
“Hãy sống dùm tôi
Hãy nói dùm tôi
Hãy thở dùm tôi
thịt da này dành cho thù hận ,
cho tham vọng của một lũ điên .”
 
Trịnh Công Sơn đã đứng về phía người dân vô tội lên án những ai vì muốn thâu tóm quyền lực đã biến Việt Nam thành một đất nước tang thương.
Nếu Trịnh Công Sơn sống ở miền Bắc chắc chắn Ca Khúc Da Vàng đã làm cho ông khốn đốn còn hơn là những người trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.
Nhà Thơ Quang Dũng chỉ có làm những câu thơ:

” Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương “
” Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm “
 
Mà khốn khổ suốt cuộc đời. Đúng là có một số người đã có hành đông lôi kéo Trịnh Công Sơn vào hàng ngũ những người “Chống quân xâm lược” và đúng là thời điểm ấy Trịnh Công Sơn cũng cảm thấy mình không thể dửng dưng với thời cuộc . Ông bắt đầu bước ra khỏi những “Mưa Hồng” những ” Nắng Thủy Tinh ” để tự hỏi mình phải làm gì đây ?
Có những đêm ông đã khóc một mình
“Ôi giòng nước mắt trong tim chảy lai láng vào hồn nửa đêm gọi đến mình.

Và ông đã chọn con đường dùng âm nhạc để thức tỉnh lương tri của nhân loại .Ông chẳng đi theo ai cả, ông có lương tri của mình soi đường .Trái tim ông dành tặng cho:

“Giọt nước mắt thương em trên vận nước điêu linh.
Giọt nước mắt không tên xin để lại quê hương “

Cho nên không lạ gì chuyện Ca Khúc Da Vàng không được Ưu ái ở Việt Nam sau 1975 và Trịnh Công Sơn chưa bao giờ mang danh hiệu ” Nghệ Sĩ ưu tú ” ” Nghệ Sĩ nhân Dân”
Cho nên Trịnh Công Sơn được quần chúng ái mộ chứ nhà nước họ ” Bằng mặt mà không bằng lòng”.
Đó là cảm nhận của riêng tôi. Có thể những nhận định của tôi thiên về cảm tính . Dầu sao thì mọi giá trị sẽ được trả lời bằng thời gian.

HÀ PHAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét