Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Bài cuối - Cuộc Lui Binh Từ Snoul ’71 [3] !


Cuộc Lui Binh Từ Snoul ’71 [3]  ~ “Chả chơi cả 2 ông Tướng”!


Nguyễngọc Tùng

 
           1. ‘Cơ bút Giáng bút!                                                        

Nhân theo dõi Trang nhà GeneralHieu.com, đọc giả thấy có nhắc đến ‘Hiện tượng Cơ bút hay Giáng bút’! Nói riêng về sự kiện này, một số người có thể đã hiểu, Cơ và Giáng bút là hai trong những phạm trù chỉ sự cớ thuộc về Tâm Linh; thể hiện lòng tin trước đấng tạo hóa thiêng liêng, cao cả. Người ta vì thế, tin rằng mỗi con người được tạo nên gồm có cả phần linh hồn lẫn thể xác; chừng nào con người còn đặt lòng tin vào Trời, Đất vào sự thánh thiện [xem ra có một phần hơi mê tín (?)] thì vẫn còn cất giữ quan niệm “hễ cứ có tin là có lành!”.

Thực ra chủ nhân trang mạng (Adm.), vốn là bào đệ của cố Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu; có lẽ do bản tính kín đáo khiêm nhường, ông đã khéo léo che giấu bút pháp qua sự thể “nhập & dẫn” của vong linh người quá cố. Như phần đã viện dẫn, do sự thúc đẩy vô hình, ngầm hiểu là người viết được Cơ ‘nhập’ hoặc Bút ‘giáng’ (đơn giản như cách ‘cầu cơ’, phổ biến trong dân gian). Kết cuộc, tác giả vốn dĩ chưa hề là một quân nhân, nhưng cũng đã hoàn tất được nhiều bài viết đặc biệt có giá trị về chiến sử.

 Muốn thực hiện công tác ghi chép cho được chu đáo, giúp nâng cao giá trị của trang mạng, chủ nhân đã tự động nhận lãnh vai trò của một Quản thủ Thư viện. Ông sắp xếp công việc chính trong ngày để có đủ thời giờ giành cho kế hoạch (phụ) sưu tầm và lưu trữ, cất giữ các tài liệu vào máy vi tính. Nhất là những bản văn tìm được, nếu có, đặc biệt liên quan cuộc đời binh nghiệp của Tướng Hiếu. Việc kế tiếp của quản trị viên là dựa vào khía cạnh tình cảm cá nhân, liên hệ huyết thống gia đình; để thực hiện bài viết (hồi ký, bút ký) dưới dạng sử liệu. Được biết những tài liệu (ghi chép diễn tiến các trận đánh) đã tìm thấy và được sao chép lại, nhờ vẫn còn lưu trữ ở Trung tâm Văn khố Quốc gia tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn cũng như ở tại một số Thư viện địa  phương.

Do đoạn dẫn nhập của Trang nhà generalhieu.com, nhờ dưa vào ‘Hiện tượng Cơ bút hay Giáng bút’ (?) một số bài của chủ nhân trang mạng (quản trị viên), khi đọc lên, người ta liên tưởng ngay đến các ý từ, quan điểm lẫn suy luận do chính vong linh vị Tướng quân hiện về (giáng bút) để hướng dẫn cho chủ nhân trang mạng (Admin.), bào đệ của ông, phóng bút viết lại một số sự việc, từng xẩy ra trong quá khứ mà ít ai biết tới!

2. Cố Thiếu Tá Thiết Giáp Nguyễn-Tiến-Minh (LĐ 4 KB)

Lúc sửa soạn viết bài này, nhằm kết thúc câu chuyện rút quân khỏi Snoul ’71, của SĐ 5 BB; chúng tôi bỗng nhớ đến một trong những nhân vật đã từng gặp, dẫn đến quen biết trên lộ trình tỵ nạn Cộng sản Bắc việt, xẩy ra từ nhiều thập niên về trước.

Giống như mọi người Việt đồng cảnh ngộ mang thân phận “Thuyền nhân” (Boat people); chỉ sau một thời gian rất ngắn ở trại tị nạn, ông ta được Cơ quan Nhân lực Canada (Canada Manpower) chấp nhận dưới danh nghĩa là dân ‘Tỵ nạn Chiến tranh’ (Vietnamese War Refugees-1975). Biến cố ngày 30-4-1975, là một sự kiện khiến cả thế giới được chứng kiến trước mắt, phe Cộng Sản Bắc việt phản bội bản Hiệp Ước do chính họ đã từng vận động và tự tay ký kết; nhắm hoàn tất cuộc xâm lăng một quốc gia từng được thế giới công nhận, tức Việt Nam Cộng Hòa,

Những người cùng chịu chung một nỗi bất hạnh, buộc lòng rời bỏ cố quốc ra đi, khi gặp được nhau trên xứ lạ quê người, đã dễ dàng trở nên thân thiết. Ông ta lớn hơn chúng tôi khoảng vài tuổi. Hoàn cảnh của ông ta cũng chẳng khác gì những người với gánh nặng gia đình. Lúc đó chỉ  mình ông chạy thoát cuộc xâm lược của CS Bắc việt; trong khi vợ con, đều còn bị kẹt ở lại Sàigòn. Kết cuộc sau chuyến vượt biên, vượt biển đầy cam go, bất trắc từ nơi đơn vị đồn trú [căn cứ Đồng Tâm, Định Tường (?)]; đã giúp ông thoát thân, tìm được đường đến bến bờ tự do!

Tên ông ta là Nguyễn Tiến Minh, cựu Thiếu Tá thuộc binh chủng Thiết Giáp (LĐ 4 KB), Quân Khu 4, QL VNCH.

*
Gặp nhau trong buổi họp mặt đầu tiên của tập thể người Việt tỵ nạn CS, đặc biệt tại Canada; khi biết tôi lúc trước tòng sự tại BTL Quân đoàn III, Thiếu Tá Minh vội hỏi ngay:

--“ Anh làm việc ở Quân đoàn III năm nào?

--“ Sau khi Tướng Trí bị rớt trực thăng - Tôi đáp.

--“ À, tức là thời Tướng Minh, Minh ‘đờn’ chứ gì? Tụi này biết ổng từ hồi còn làm Tư Lệnh SĐ 21 BB (QK 4). Ông Minh đánh thắng nhiều trận ở miền Tây, nhưng ông ta là tướng không sát quân!
-- ............

--“ Như thế chắc anh phải biết Đại Tá Tr.Q. Khôi chứ gì? Rồi sau khi Tướng Hiếu rút quân từ Snoul về, thì Đ/Tá NK Định. được cử thay thế chức vụ chỉ huy trưởng (LĐ 3TK) có đúng không?

Tôi không giấu được sự ngạc nhiên, bèn hỏi lại: 

--“ Sao chuyện này anh biết rành thế? Đơn vi đóng ở tận dưới Vùng 4 cơ mà?

Đến lúc đó anh Minh, cựu Thiếu Tá Nguyễn Tiến Minh Thiết Giáp, chợt nháy mắt nhìn tôi ngầm biểu lộ sự am tường; rồi tiếp tục chậm giãi trả lời:

--“ Bọn tôi cùng binh chủng Mũ Đen mà anh! Chả “chơi” cả hai ông Tướng trong vụ rút quân từ Snoul về; chuyện đó tụi này (Thiết giáp) ai mà không biết (!)

--“ Thì cứ nói rõ ra được không? Anh vừa bảo ai đã chơi ai?

--“ Lại còn bắt tôi phải nói huỵch toẹt ra là ông Khôi “chơi” cả Tướng Minh lẫn Tướng Hiếu sao chứ (!)

Không hiễu lúc đó đã nghĩ gì ở trong đầu, cả hai cùng bật cười rộ khi lời giải thích vừa chấm dứt. Xem ra tiếng cười cũng chỉ để biểu lộ sự đồng tình, đồng cảm  giữ người nói và kẻ nghe!

--“ Anh Minh à! Cùng ở một binh chủng, anh có biết thêm lý do tại sao không?”. Tôi hỏi tiếp.

--“ Chả ganh ghét với ông Hiếu, vì ổng được Tướng Trí rất nể trọng. Còn ông Minh bị chả ‘chơi’ vì  Quân đoàn không tích cực trợ giúp lúc chả rút quân khỏi Dambe (?)
………..
Sau đó thì câu chuyện (có vẻ) ‘Bà Tám’ này đã được tạm chấm dứt (!)

*
Kể từ lần đó trở đi, Thiếu Tá Minh và tôi không nhắc đến đề tài này nữa. Riêng cá nhân tôi hầu như cũng quên bẵng đi câu chuyện được nghe kể lại.

Lời nói phát xuất từ miệng một vị sĩ quan cấp Tá, binh chủng Thiết Giáp , giúp tôi, một kẻ đồng ngũ (nhưng không cùng binh chủng), biết thêm được mớ giai thoại từ vùng đồng bằng sông Tiền, sông Hậu của miền Tây, thuộc lãnh thổ Quân khu 4. Sự việc này, nhờ thế, góp thêm cho phần ‘giải mã’ đối với hành động Tiêu cực. nhằm Trì hoãn nhiệm vụ tiếp ứng, biết đâu hậu quả lại chẳng vì một sự “thù hận cá nhân” (?) của đơn vị trưởng. Vốn mang danh là một sĩ quan cao cấp, khôngTự thắng’ mình, làm sao ‘Chỉ huy’ được binh lính thuộc quyền. Đó cũng là nguyên nhân khiến gây tổn thương danh dự cho một binh chủng, nói riêng là LLXKQĐIII.

Những chuyện thầm kín, khúc mắc (?) bị lộ diện qua thái độ lẫn hành động “tiêu cực” (vô cảm) của cựu Chỉ Huy Trưởng LLXKQĐIII. Liệu đương sự có thể trả lời được thắc mắc sau dây:

--“Động cơ nào khiến ông đem LLXKQĐIII đến “tăng phái trễ” 2 ngày (31-5-71) (?)

--“Ông có thù hận gì? nhẫn tâm để đơn vị Bạn “gần tắt hơi thở” mới chịu đem quân đến tiếp ứng (31-5-71) ?

Trên thực tế, Đại Tá Khôi và LLXKQĐIII phải có mặt ngày 29-5-71 (*) tại Bộ CH Tiền phương SD 5 BB tại Lộc Ninh, để đi tiếp cứu Chiến Đoàn 8.

Vần đề Snoul xẩy ra từ năm 1971, bốn năm sau (75) tại Canada, tôi được dịp nghe thêm một giai thoại, đại ý “cả hai ông Tướng bị một tay đàn em chơi!” do Thiếu Tá Thiết giáp Nguyễn Tiến Minh tiết lộ; cá nhân tôi không ngạc nhiên vì nó trùng hợp với nhận xét của nhóm sĩ quan trong nội bộ TL Tiền Phương QĐ III; lúc đó đang cùng làm việc tại Trảng Lớn, tỉnh Tây Ninh. Căn cứ này được Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, khi còn sinh thời, đã chọn làm Bộ Chỉ huy (nhẹ) của QĐ III; đặc biệt lúc đó ông sử dụng cho Chiến trường Ngoại biên (4-1970/ 5-71).

3.     -- “Chả ‘chơi’ cả hai ông Tướng!”  

Nhân theo dõi một bài viết tựa đề “Tổ chức của Thiết Giáp Binh” (tác giả tất nhiên ở binh chủng T/G,) mọi người mới tìm hiểu thêm; mang cấp bậc Thiếu Tá thực thụ như ông Minh, lúc đó, ít nhất cũng phải nắm giữ chức vụ cỡ một Chi Đoàn Trưởng (?) hay hoặc Thiết Đoàn Phó (?) của Thiết Đoàn 6 KB; khi đó (nếu không nhầm) đang đồn trú tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho (?) [Quân đoàn IV có Lữ Đoàn 4 KB, gồm 5 Thiết Đoàn; trong đó có TĐ 6 KB trực thuộc SĐ 7 BB].

Lời tiết lộ của cựu Thiếu Tá Minh, LĐ 4 KB, -- “Chả ‘chơi’ cả hai ông Tướng!” cốt nhắm vào Trung Tướng Minh và Thiếu Tướng Hiếu; là hai đối tượng bị một tay đàn em dưới quyền, ‘chơi’, ‘đá giò lái’ (?)

Theo dõi nội tình chính trị của miền nam, kéo dài tới biến cố ngày 30-4-1975, các chuyện “chơi” nhau (!) không phải là chưa từng xẩy ra trên chính trường Sàigòn, đặc biệt vào khoảng đầu thập niên ‘70. Vì thế nếu đã có sự việc ông lớn “chơi” ông nhớn thì phải nhắc thêm cái cớ sự ông nhỡ “chơi” ông ‘khá’ lớn (!).

Dẫn chứng một thí dụ cho sự kiện nêu trên; dư luận đã từng biết, đó là trường hợp “ông số 2 chơi ông số 1”. Bắt đầu vào khoảng giữa năm 1970 (sửa soạn cuộc bầu cử cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa miền nam), vì ông Phó Tổng T. NC Kỳ nhằm ‘chơi’ ông Tổng T. NV Thiệu, nên đã tiếp tay bao che cho nhóm SV thân cộng (Huỳnh tấn Mẫm và đồng bọn) gây rối tình hình chính trị tại Sàigòn (70-71). Báo chí đương thời, như thường lệ, đã nắm vai trò quan trọng khi phổ biến những chuyện ‘rùm beng’ ở thủ đô hay tại bất cứ một Vùng Chiến thuật nào đó. Dĩ nhiên nguồn tin có đến được tai dân chúng toàn quốc hay không còn tùy thuộc vào giới làm báo; họ có ‘muốn hay không muốn’ khui ra, thêm thắt chi tiết cho sự việc; cốt khích động lòng hiếu kỳ của đọc giả bốn phương (!)

Câu chuyện ‘chơi’ (xỏ) nhau, do Thiếu Tá Minh kể, ám chỉ hành động tiếp ứng chậm trễ của Lực lượng Xung kích QĐ III, do cựu Đại Tá Trần Quang Khôi làm Chỉ Huy trưởng (70-71).

Theo diễn tiến nội vụ, phải đợi đến ngày 31-5-71 (thay vì 29-5-71), ‘Tư lệnh’ LLXK QĐIII, mới huy động được Chiến đoàn Thiết giáp “hùng hậu” lên tới Lộc Ninh, trình diện Tướng Hiếu để nhận lệnh và từ đó đi tiếp cứu CĐ 8 BB.

Phạm lỗi không trình diện đúng kỳ hạn với BTL SĐ 5 BB, theo Lệnh tăng phái của Quân Đoàn III (Đại Tá khôi xác nhận ngày 29-5-71) chứng tỏ ông cựu Chỉ Huy trưởng cãi Lệnh cấp trên, Tư Lệnh QĐ III & QK 3, tức Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (71-73).

Đọc thêm, để nghe chính Đại Tá Trần Quang Khôi thừa nhận, Lệnh tăng phái cho SĐ 5 BB, là ngày nào ? Ngày 29 hay Ngày 31-5-71 ?

[http://www.generalhieu.com/snoul_llxkqd3-u.htm]
                                                                                                                          
Trích đoạn :
  1. (Phỏng vấn chữ in nghiêng).
- NSG: (Ngụy Sàigòn) đặt câu hỏi: Ngày nào thì Quân Đoàn III ra lệnh cho LLXKQĐIII tăng phái cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh (SĐ5BB) để đi tiếp cứu CĐ8? Tức thời điểm Tướng Hiếu, TL SĐ 5 BB, được toàn quyền sử dụng “đơn vị tăng phái” trong kế hoạch lui binh-

- Ch.T. Khôi: (trả lời) Ngày 29 tháng 5 năm 1971 [*] (để đi tiếp cứu CĐ 8 BB)

 (Ngưng trích)

Tại sao? Đại Tá Trần Quang Khôi c ý “trì hoãn” ngày tăng phái LLXKQĐIII cho SĐ 5 BB (?)

Sáng 31-5-71, (tức 2 ngày sau) đơn vị Thiết giáp mới có mặt, trình diện Tư lệnh SĐ 5 BB. Vì thời gian quá tr, Tướng Hiếu buộc Đại Tá Khôi phải lập tức điều động LLXKQĐIII đi ngay đểtiếp cứu Chiến Đoàn 8…”; hiện đang chạm địch!

Thời điểm Đại Tá Khôi cùng đơn vị xuất hiện ở vùng biên giới, cũng là lúc CĐ 8 BB đang tiếp tục cuộc rút quân qua Giai Đoạn II - ‘Ngày N+1’ = 31-5-71 (tức giai đoạn chót).

Kế hoạch lui binh trên một đoạn đường dài chừng 10 cây số, đã được các chiến sĩ của Chiến Đoàn 8 BB dũng cảm thâu ngắn lại chỉ còn có 3 cây!

  • Bản chụp Phóng đồ Hành quân, trong Giai Đoạn II, Ngày N+1, tức 31-5-71. Ghi nhận vị trí xuất hiện  của Đại Tá Khôi và LLXKQĐIII (!)
Sau khi quyết định rút quân đơn độc, trải qua nhiều lần đụng độ với cộng quân trên QL 13, trong Giai Đoạn I (Ngày N_30-5-71); kết quả tạm thời (nguyên ngày đầu tiên và một đêm), Chiến Đoàn trưởng, Đại Tá Bùi Trạch Dần đã đem  được hầu hết lực lượng cơ hữu về gần ranh giới quận Lộc Ninh, tỉnh Bình Long.

Phóng đồ hành quân của GĐ II, ghi nhận Tuyến xuất phát (TXP), chặng đường chót, chỉ dài khoảng 3 cây số. Lúc đó mới phát hiện được đơn vị LLXKQĐIII, thuộc quyền chỉ huy của cựu Đại Tá Trần Quang Khôi, đang “lấp ló” tại lằn mức biên giới (cách CĐ 8 BB 3 cs).
[http://www.generalhieu.com/snoulthuong-u.htm]

Ø  Nội vụ xẩy ra như được trình bầy, trùng hợp nhận xét của cựu Thiếu Tá Thiết Gíáp, Nguyễn Tiến Minh; do đó được dẫn đến kết luận là cả hai ông Tướng (Tướng Minh và Tướng Hiếu) hiển nhiên đã bị đàn em “chơi”! “đá giò lái”! (cho bõ ghét!).

  1. Trước sự thất bại (!) của Sư Đoàn 5 BB trong kế hoạch rút các lực lượng tham chiến về nước, ông cựu ‘Tư lnh’ LLXKQĐIII (Đại Tá Khôi), buộc lòng phải lên tiếng, bằng cách cho đàn em thực hiện một cuộc phỏng vấn, giúp ông có dịp tự biện hộ, nhắm chối cái tội “…anh lên tiếp ứng chậm…!
[Xin để ý cách sử dụng chữ Chậm (!) mà không phải là trễ của cựu Chuẩn Tướng Khôi, người được phỏng vấn! ]

(Trích đoạn) - cùng trong bài tường thuật của phỏng vấn viên:

“….. Sau trận Snoul, vì CĐ8/SĐ5BB bị tổn thất nặng, Tr./Tướng Minh muốn đổ tội cho anh lên tiếp ứng chậm,.Anh cực lực phản đối. Bộ TTM có cho điều tra (*); nhờ có Cố Vấn Mỹ làm chứng về sự chiến đấu dũng cảmhữu hiệu (c) của LLXKQĐIII mà CĐ8 thoát khỏi bị tiêu diệt. Cuối cùng thì Thiếu tướng Hiếu bị Tổng Thống Thiệu cách chức Tư lệnh SĐ5BB và Tr./Tướng Minh thì bị Tổng Thống khiển trách nặng suýt bị cách chức.”

.........”

(Ngưng trích)

Tóm tắt diễn tiến Lệnh tăng phái LLXKQĐIII cho Sư Đoàn 5 BB, trong kế hoạch rút các lực lượng đồn trú tại Snoul, trở về nội địa.  

– (i) Chiếu theo nhu cầu hành quân (lui binh), SĐ 5 BB “xin cung cấp thành phần yểm trợ hỏa lực cho kế hoạch rút quân”. Bộ TL Quân Đoàn III chấp thuận tăng phái LLXKQĐIII cho Sư đoàn, (theo chi tiết ngày giờ yêu cầu); do đó Tướng Hiếu có toàn quyền sử dụng “đơn vị tăng phái” cho kế hoạch rút lui của Chiến Đoàn 8 BB (29-5-71).

Đại Tá Trần Quang Khôi, Chỉ huy trưởng LLXKQĐIII, xác nhận Lệnh Tăng phái cho SD 5 BB ngày 29-5-71, (để đi tiếp cứu Chiến Đoàn 8). Như kế hoạch ấn định, ông Khôi sẽ tận dụng hỏa lực hùng hậu của Thiết giáp để yểm trợ, bảo vệ đơn vị Bạn trên đường rút quân về, theo lộ trình QL 13.

-- (ii) Trì hoãn trình diện 2 ngày (hay trễ 48 Giờ đồng hồ), tức mãi đến 31-5-71, Chỉ Huy trưởng mới huy động được LL Xung Kích QĐIII đến Bộ Tư Lệnh Tiền phương SĐ 5 BB ở Lộc Ninh.

Vì “hành động trái Lệnh”, tiếp ứng trễ cho đơn vị Bạn đang giao tranh, Chỉ Huy trưởng LLXKQĐIII đương nhiên mắc “tội” vi phạm quân kỷ, bất tuân thượng lệnh (trong thời chiến), gây thiệt hại cho đơn vị Bạn, gồm cả nhân mạng lẫn chiến cụ!

Những ai đã từng được quân trường huấn luyện để trở thành một chiến binh, thì dù cho ở cấp bậc nào cũng phải hiểu; Trong mọi cuộc giao tranh xẩy ra, lực lượng tăng phái giữ trách nhiệm tiếp ứng, yểm trợ; hễ đến mặt trận trễ một giây phút nào, thì sẽ khiến quân bạn phải gánh chịu thêm ngần đó những tổn thất đáng kể, tính gồm cả sinh mạng lẫn chiến cụ!

4.     - Ghi chép tóm gọn, “diễn tiến Tăng Phái” như sau (biết rồi, nói mãi!):

“ Chờ đợi qua hết ngày 29-5-71, vẫn chưa thấy Đại tá Trần Quang Khôi và đơn vị (LLXKQĐIII) đến trình diện. Lúc đó nhận thấy tình hình mặt trận không có thể trì hoãn thêm được nữa, Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu, Tư Lệnh SĐ 5 BB, tức khắc quyết định để Đại Tá Bùi Trạch Dần, Chiến Đoàn trưởng CĐ 8, thi hành kế hoạch rút quân đơn phương, tại Tuyến xuất phát (TXP) khởi đầu cho Giai Đoạn I, Ngày “N”, sáng sớm ngày 30-5-71.

Dù ‘bị’ thiếu hỏa lực yểm trợ, Chiến Đoàn 8 BB bắt buộc tiến hành cuộc rút lui đơn độc. Đại Tá Dần chỉ trông cậy vào sự hỗ trợ, tương đối có giới hạn, của một số đơn vị cơ hữu thuộc quyền, như: Thiết giáp (TĐ I KB), Tiểu đoàn Pháo binh và Ðại đội A, Lực ợng Không Kỵ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên trong lúc vắng mặt LLXKQĐIII, cuộc rút quân đơn độc’ của CĐ 8 BB vẫn kiên trì kéo dài qua hết Giai Đoạn I, 30-5-71 (tức trọn ngày + một đêm).

Hơn nữa, với trách nhiệm tổng quát, BTL Quân đoàn (Ban Không trợ QĐIII) - Đại Tá Bang theo dõi sát cuộc chuyển quân của CĐ 8, đã yêu cầu yểm trợ kịp thời được hàng chục phi tuần, gồm có cả của KQVN lẫn Không lực Hoa Kỳ. Tưởng cũng cần phải kể thêm một trong số phi vụ của không quân chiến lược B.52, đã trút bom xuống trúng đội hình của cộng quân (cuộc tấn công biển người). 

Nhật Ký Hành Quân QĐIII ghi nhận: Các chiến sĩ SĐ 5 BB đã anh dũng chiến đấu, chống trả mãnh liệt trước các cuộc phục kích của phía CS Bắc việt. Kết quả, các cánh quân của Chiến Đoàn 8 BB chính thức đẩy lui được ba (03) đợt phục kích đẫm máu, trên QL 13. Tuy nhiên sự thiệt hại khá cao được ước tính cho cả đôi bên, (riêng quân Bạn, do thiếu đơn vị yểm trợ).

Trở về nội dung bài viết, nhằm chối tội “trì hoãn” trách nhiệm yểm trợ SĐ 5 BB, một ông Chuẩn Tướng viện dẫn ra được 2 lý do sau đây; không xứng đáng với “tác phong Hiện Dịch” !

Ø  (Một) Tối 29-5-71: Đổ thừa Đại Tá TMT QĐ III bắt “ngủ qua đêm ở Thiện Ngôn! Trả lời phỏng vấn viên, Đại Tá Khôi cho biết Thiện Ngôn là hậu cứ của TG, nên ông đưa đơn vị về đó để tiện bảo trì, bổ xung các xe thiết giáp và chiến cụ.

Ai cấm ông Khôi “ngủ” tại hậu cứ của Thiết giáp binh! Chuyện nực cười do ở cách biện hộ của một Đại Tá (ấy vậy mà chỉ 3 năm sau ông được thăng lên Chẩn Tướng!). Đại Tá Khôi cho biết, Lệnh Tăng phái cho SD 5 BB là ngày 29-5-71, để đi tiếp cứu Chiến Đoàn 8.

Người biết trước ông Khôi (Lệnh tăng phái), phải là Đại Tá Ngô Văn Minh, TMT QĐIII. Trên nguyên tắc, hôm 29-5-71 ông Khôi và LLXKQĐIII đã phải có mặt tại BCH Tiền phương SD 5 BB, Lộc Ninh; trình diện Tướng Hiếu để nhận lệnh đi tiếp ứng cuộc lui binh của CĐ 8. Cách đổ thừa bị “bắt ngủ qua đêm” coi bộ  cũng không ổn. Đại Tá Minh có phủ nhận (với kẻ viết bài này) cũng là điều tất nhiên “ -- ‘Lui’ đã nhận được Lệnh của BTL QĐIII, thì cứ thế chiếu theo mà thi hành. ‘Moi’ không có quyền lạm bàn thêm với’Lui’  v bức Công điện đó!”    

Ø   (Hai) Tối 30-5-71: tương tự, ông Khôi (lại) đổ thừa Đại Tá Ngô Lê Tuệ, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 BB, chuyển lệnh Thiếu Tướng Hiếu, bắt LLXKQĐIII “ngủ qua đêm ở Lai Khê(*)

Chỉ mới hai dẫn chứng vừa kể, đã hoàn thành  “chuyện nực cười trong quân ngũ”! Xem ra ông cựu ‘Tư lệnh’ LLXKQĐIII mới đủ khả năng sáng tạo ra cái màn tấu hài “ngủ qua đêm” kể trên!

Đọc qua các đoạn vấn và đáp trong bài tường thuật, căn cứ lý lẽ viện dẫn (viển vông), người ta cứ ngỡ kẻ được phỏng vấn chỉ là một quân nhân tầm thường “mới ra trường”!! Nhưng không ai ngờ, đó lại là “phát ngôn” của cấp Tư lệnh, ‘người hùng’ của binh chủng Thiết giáp! Một đơn vị mang cấp số Chiến đoàn Đặc nhiệm, với thành phần chủ lực bao gồm Thiết giáp binh cộng thêm một số đơn vị tinh nhuệ. Đọc thêm để nhìn thấy ‘Nó’ lớn cỡ nào, như lời mô tả của Phóng viên Ngụy Sàigòn: LLXKQĐIII có hơn 200 CX (Chiến xa) M41 và TVX (Thiết vận xa) M113. Quân số hơn 3000 tay súng gồm có 1 Liên Đoàn BĐQ cùng 1 Tiểu Đoàn Pháo binh, 1 Tiểu Đoàn Công Binh rồi còn Tiếp Vận Tiếp Liệu…”.  [http://www.generalhieu.com/snoul_llxkqd3-u.htm]

Trên nguyên tắc, nếu muốn trình diện đúng hẹn, [Tăng phái ngày 29-5-71 cho SĐ 5 BB] ‘Tư lệnh’  LLXK QĐIII (không thể không biết) phải khởi hành tại hậu cứ Thiện Ngôn từ ngày 27-5-71, để kịp thời có mặt ở Lộc Ninh ngày 29-5-71. [thời gian di chuyển ước tính mất khoảng hai ngày đường (!) -Nhật ký Hành quân QĐIII,]

Nhắm mục đích chối tội “tiếp ứng Trễ, Đại Tá Khôi không kiếm được cách nào khác, nên đổ thừa: bị Tướng Minh đổ lỗi đến tiếp ứng chậm(?) vì thế cá nhân ông “bị điều tra” !

Khỏi cần phải nói, đọc giả nhận thấy sự thật đã phơi bầy trong lời đối đáp của cựu Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi với Phóng viên có nick Ngụy Saigon. [http://www.generalhieu.com/snoul_llxkqd3-u.htm ] 

Nếu sự kiện “đổ lỗi” nêu ra được xác nhận, tức “cá nhân ông Khôi sẽ phải trải qua một cuộc thẩm vấn, điều tra” (*).

Theo thủ tục thiết lập hồ sơ khởi tố, Đại tá Khuyến (ANQĐ QK3) nhận lệnh từ BTL QĐIII, phối hợp với P2 (Trung Tá Bình), P3 (Trung tá Nam/QĐ III và Đại Tá Đằng P3 /SĐ 5 BB)…Phòng ANQĐ cấp Sư đoàn tiếp xúc một số đơn vị trực thuộc Chiến Đoàn 8 BB, cùng những nhân chứng (các quân nhân) trực tiếp hay gián tiếp trong cuộc lui binh.

Hồ sơ sau khi đúc kết sẽ được, theo hệ thống quân giai, đệ trình lên bộ TTM QLVNCH, để đợi thượng cấp cứu xét và quyết định.

Vấn đề vi phạm quân Lệnh (trong thời chiến) dẫn tới hậu quả, nếu bị kết án, đương sự sẽ bị giáng chức cùng kèm theo cấp bậc, bị thuyên chuyển khõi binh chủng đang phục vụ; chưa kể còn bị nhận lãnh thêm án tù giam (tùy theo tội nặng hay nhẹ).
 

Nhưng tiếc thay vụ “Vi phạm Quân Lệnh” vừa được đề cập, thì dường như không hẳn dính líu đến lãnh vực quân sự (!) mà lại xuất phát do từ cảm tính cá nhân (?)

-       Nguyên do của thái độ “hờ hững”, “tiêu cực”! (thí dụ: mất cả ngày trời đợi mở đường, đêm nay ngủ đây, mai ngủ đâu!).

-       Một Chiến đoàn Xung kích, sở hữu gồm đủ loại thiết giáp cộng thêm cỡ 3000 tay súng, cá nhân lẫn cộng đồng; chấp nhận tình trạng thụ động cả ngày trời để chmở đường tại Thiện Ngôn!… Thái độ ”dửng dưng, bất hợp tác” xẩy ra (negative! who cares!) có phải đã phát sinh từ sự thù hận cá nhân (?) Một thái độ tuyệt đối không thể tiềm ẩn trong tinh thần “Tự Thắng Để Chỉ Huy” (!) của một sĩ quan cao cấp hiện dịch, vốn xuất thân từ Quân trường Võ Bị Quốc Gia (!).

-       Đặc biệt trong nội bộ tham mưu của cuộc hành quân Ngoại biên (chiến trường Cam Bốt, 1970-71) lúc đó nhiều người cũng tự hỏi, có phải vì ”mối hận Dambe” (*) đã khiến đưa đến hành động “trì hoãn”, tiếp ứng “chậm trễ” [để trả thù cho bõ ghét (?)].

5. - “Chuyện bây giờ mới kể !” không cần đến ‘Cơ’ bút hay ‘Giáng’ bút!

Người viết bài này, thiết nghĩ không cần dựa vào hiện tượng “Giáng Bút” hay “Cơ Bút”, đề cập ở phần dẫn thượng.  Thậm chí cũng chẳng phải phiền đến Bao Công xử án!

Tác giả tuyệt đối không thêm bớt, vì tất cả chi tiết xẩy ra, gắn liền với hậu quả “Cuộc Lui Binh Từ Snoul ‘71” của SĐ 5 BB; hết thẩy đều trích dẫn từ lời nói của cựu Đại tá Chỉ Huy Trưởng LLXK QĐIII, cộng thêm một số bài viết, hầu hết đăng tại Trang Nhà generalhieu.com. Phần đông được nhận diện, nội dung các bài này đều mang tính cách “tâng bốc” và “vinh danh” vị Chỉ Huy trưởng lẫn đơn vị Xung Kích hùng hậu của ông ta (*).

-- “Chả ‘chơi’ cả hai ông Tướng!” cần nhắc thêm lần nữa. Đó là lời nói của một chiến hữu thuộc binh chủng Mũ Đen, cựu Thiếu Tá Nguyễn Tiến Minh, LĐ 4 KB!

Hai vị Tư Lệnh cùng nhận lãnh trách nhiệm, một người chịu trực tiếp (Sư Đoàn); người kia gián tiếp, tổng quát (Quân đoàn ) đối với cuộc lui binh của Chiến Đoàn 8 BB, từ chiến trường ngoại biên trở về lãnh thổ QK 3.  Cuộc rút quân về nội địa, trên thực tế, được hoàn tất vào xế chiều ngày 31-5-1971, chấm dứt Giai Đoạn II.

[http://www.generalhieu.com/snoulthuong-u.htm]

Sau đây là phần ghi nhận, không thể thiếu sót trong nội dung của bài viết:

v  Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, cựu Tư Lệnh Phó QĐ III (74-75), bị ám sát (?) ngày 8 Tháng 4 năm 1975 tại văn phòng làm việc của ông (trong doanh trại Hùng Vương, tỉnh Biên Hòa).

Cái chết bí ẩn của Tướng Hiếu, lúc bấy giờ xẩy ra vào buổi trưa (?) hay buổi chiếu (?) không được những nhân vật có thẩm quyền công bố chính thức. Sự thật vẫn tiếp tục bị che giấu cho tới nay, khiến sau bốn chục năm trời chưa kiếm ra được câu giải đáp!

Trong quân sử của miền Nam VNCH, sự im lặng ra đi của cựu Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu coi như đã gắn liền với biến cố mất nước Ngày 30-4-75! Khiến các thế hệ trẻ mai sau, mỗi lần Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận (30-4) cũng sẽ không quên cái chết đột ngột (?) và bí ẩn của một vị tướng tài ba và đức độ.  

v  Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (1928-2006), cựu TL QĐ III và QK 3. ba mươi mốt năm sau (‘75-2006) cũng đã từ trần vào lúc tuổi già bên cạnh những người thân trong gia đình và một số các chiến hữu thuộc cấp tại Nam Cali. vào cuối năm 2006.  

Trong cương vị các Tư lệnh (quân đoàn và ba sư đoàn) cùng nhận lãnh trách nhiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho các kết quả xẩy ra tại Mặt trận Ngoại biên, Qk 3. Riêng đối với Trung Tướng Nguyễn văn Minh, ông đã không thể không quan tâm đến sự việc rút quân vtừ Snoul của SĐ 5 BB. Mặc dù đó cũng chỉ là một cuộc hành quân đơn thuần, dưới hình thức lui binh; ngược lại đơn vị Bạn đã phải gánh chịu con s tổn thất không cân xứng! Vốn dĩ được kể là một trong những cấp chỉ huy ít sát quân, nên sự thiệt hại khá cao (!), đặc biệt về nhân mạng, trong kế hoạch lui binh của SĐ 5 BB, đã khiến cá nhân Tướng Minh phải suy nghĩ, trăn trở ! Chung quy do lỗi Chỉ Huy trưởng đơn vị yểm trợ hỏa lực, được tăng cường cho kế hoạch rút lui; đã cãi Lệnh! trì hoãn ngày trình diện tăng phái! đem LLXK QĐIII đến ‘Tiếp ứng quá Tr cho quân Bạn tại mặt trận!

6.- Đoạn kết của Bài Cuối:

Chiến dịch Toàn thắng, Hành quân Ngoại biên thuộc Quân khu 3 (4/70 - 5/71) trên nguyên tắc, chấm dứt vào thời điểm 31-5-1971, tức sau khi Sư đoàn 5 BB hoàn tất kế hoạch rút quân về nội địa. Bảng tổng kết thiệt hại của các đơn vị Bạn đã khiến gây nên những ‘lời đồn đoán phóng đại’ thiếu trung thực trước dư luận tại Thủ đô Sàigòn lúc đó. Ai cũng biết, sự cố tình ‘giật tít’, chạy tin, thổi phồng trong nội dung của những bài báo cốt tăng thêm số lượng đọc giả; đều là mánh khóe, lối làm ăn kém ngay thẳng của những tay chủ báo vụ lợi thời bấy giờ.   

Tại hải ngoại, sau này cũng phát hiện ra một số bài viết, nội dung đưa thắc mắc, nêu phê bình, bầy tỏ sự nhức nhối (!). Thậm chí còn chỉ trích, bôi nhọ; mục đích ‘hạ‘, ‘đốn ngã’ một vài đối tượng do cá nhân tác giả lựa chọn. Trong số này cũng có nhiều bài viết, nội dung muốn khơi lại vấn đề “lui binh từ Snoul năm ’71” của Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Đó là một cuộc rút quân, lui binh không mấy suông xẻ, đã xẩy ra từ nửa thế kỷ trước.

Chuyện “bây giờ mới kể’, giống như cánh cửa được mở rộng trước tầm mắt, nhờ đó làm sáng tỏ lối suy nghĩ chủ quan, lệch lạc; nhắm áp đặt lên một hình tượng, một cá nhân. Nói rõ thêm, là kẻ chịu phần trách nhiệm tổng quát, gián tiếp (hay trực tiếp) cho cuộc rút quân từ Snoul, thuộc lãnh thổ Cam Bốt về nước, của Sư đoàn 5 Bộ Binh. Phải công nhận, sự thực đó là một cuộc điều quân kém may mắn, không đúng với kế hoạch dự trù của Bộ Tham mưu Hành quân hỗn hợp (cấp quân đoàn và sư đoàn)! Vấn đề có vẻ LỚN, nhưng ‘Nguyên Nhân’ thì lại rất nhỏ! Cái nhỏ mọn của một tay đàn em cố tình `chơi`, ‘đá giò lái  nhằm gây khó khăn cho vị Chỉ huy chịu trách nhiệm tổng quát tại Mặt trận Ngoại biên. Người vừa được thượng cấp chỉ định, kế nhiệm chức vụ của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, sau cái chết đột ngột vì tai nạn trực thăng của ông.

Đừng vội buộc cho Bộ TL Quân đoàn phải gánh chịu lỗi một mình! Chỉ vì lý do Quân đoàn “gửi”, “đưa”, “đem” hay “Tăng phái” LLXK QĐ III đến tiếp ứng trễ cho SĐ 5 BB, như trong nội dung bài viết được trích dẫn.
[http://www.generalhieu.com/snoul_llxkqd3-u.htm].          

Những ai từng theo sát nội vụ mới biết rõ, Bộ TL Sư đoàn tự quyết định lấy ‘Ngày và giờ cần được tăng phái’ để yêu cầu, xin Quân đoàn thỏa mãn. Vì thế ngày Tăng phái cho SĐ 5 BB, 29-5-71 (theo  cựu Đại Tá Trần Quang Khôi) là thời điểm đã được thảo luận và chung quyết trong nội bộ, BTL Sư Đoàn 5 BB và Chiến đoàn 8, tức đơn vị nhận được sự yểm trợ trực tiếp của LLXKQĐIII.

Kết cuộc nội vụ, LLXKQĐIII có mặt hay không có mặt, trình diện đúng ngày hay Trễ hạn; đều do “lỗi hay không lổi”, của Chỉ Huy trưởng đơn vị nhận lãnh trách nhiệm ‘Tăng phái’ (). Thật vậy! Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ điều động đơn vị của ông đến trình diện Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu (rất trễ),  vào sáng ngày 31-5-71!

Hiển nhiên không cần phải dấu giếm, Đại Tá Khôi CÓ thi hành Lệnh, nhưng TRỄ mất 2 ngày (!) Cho nên kết quả thiệt hại, gây cho đơn vị Bạn cũng sẽ được nhân lên với ngần đó thời gian tới “can thiệp trễ” tại mặt trận. Được biết, riêng danh sách các quân nhân tử trận, đã có không ít những chiến sĩ Thiết giáp quả cảm, bị hy sinh xương máu một cách không chính đáng (vì sự tiếp ứng trễ của LLXKQIII). Trước khi bị bỏ xác tại mặt trận QL 13, họ cũng từng là những chiến hữu thuộc cấp của Đại Tá Khôi, cùng binh chủng Mũ Đen (tất nhiên không đồng cấp bậc với ông).

Dư luận thiết nghĩ, sau khi nén tiếng thở dài, giá mà đơn vị tăng phái, LLXKQĐIII do Đại Tá Khôi làm cựu ‘Tư lệnh’, có mặt ngày 29-5-71 tại biên giới Việt/Miên (quận Lộc Ninh); thì kết quả tổn thất được giảm bớt khá nhiều cho cuộc rút quân của Sư Đoàn 5 Bộ Binh.//

- H  Ế T –

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét