Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

PGS-TS (XHCN) NGUYỄN VIẾT THÔNG CHÉM GIÓ !

PGS-TS NGUYỄN VIẾT THÔNG, KHÔNG ĐƯỢC LỪA DỐI TRẮNG TRỢN NHƯ THẾ !
Gửi Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương ,
Trong bài Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), ông đã dùng nhiều thủ thuật tinh vi nhằm qua mặt, lừa mị người đọc. Do đó tôi thấy cần vạch cho nó rõ ra, để bà con cảnh giác:

Phó Giáo sư Tiến sĩ Ní Nuận Nguyễn Viết Thông
Mạo danh nhân dân
Trong mục 2, ông tỉnh queo viết rằng: “Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng”, rồi thì “Các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ hơn ai hết, nếu chấp nhận đa đảng, chế độ XHCN sẽ sụp đổ, đất nước sẽ rối loạn, đời sống nhân dân cả vật chất và tinh thần rơi vào tay các thế lực không trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ta”.
Ông chỉ là PGS, TS, Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương, chứ nếu ông có là ai đi nữa thì cũng không được vội vã nói chắc như vậy. Chỉ có NHÂN DÂN mới có quyền khẳng định hay không khẳng định những điều nói trên. Nếu thế thì phải đi hỏi ý kiến của NHÂN DÂN đã chứ. Thông thường là phải qua một cuộc trưng cầu dân ý thì mới biết được cụ thể như thế nào. Sư việc như vậy đâu có đơn giản, mà ông đã vội mạo danh nhân dân rồi phang bừa, nói lấy được?
Góp ý sửa đổi Hiến pháp hay là góp ý về Xây dựng Đảng ?
Trong mục 4, ông viết:
“So với Hiến pháp năm 1992, quy định về Ðảng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có ba bổ sung, phát triển quan trọng.
Một là, khẳng định Ðảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà đồng thời còn là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ, Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ðây là nét sáng tạo đột phá phù hợp với đặc điểm Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Ðảng ta ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc. Ðảng ta không có lợi ích tự thân.
Hai là, bổ sung quy định: "Ðảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình". Sự bổ sung này quy định bản chất, trách nhiệm của Ðảng đối với nhân dân.
Ba là, khẳng định không chỉ các tổ chức của Ðảng mà còn quy định thêm về việc tuân thủ, thi hành Hiến pháp và pháp luật đối với mọi đảng viên. Ðảng viên phải tự giác, gương mẫu, thực hiện, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Những bổ sung, phát triển trên càng cần thiết khi hiện nay, bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Ðảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Ðảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Hai là, đội ngũ cán bộ cấp trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng, nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản.
Ba là, nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Ðảng đã xác định: "Ðể tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Ðảng trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt tám nhiệm vụ trong công tác xây dựng Ðảng mà Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Ðảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu  của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất (2)”.
Cứ đụng vào mấy cái một là, hai là, ba là của ông là tôi cảm thấy ù tai hoa mắt, đầu óc quay mòng mòng tít mù khơi.
Bắt đầu từ chỗ Nổi lên những vấn đề cấp bách, ông làm một lèo mấy cái một là, hai là, ba là. Khốn nỗi đây lại là những nội dung thuần túy về Xây dựng Đảng chứ đâu có liên quan gì đến Góp ý sửa đổi Hiến pháp mà ông cứ đưa vào ngang phè phè như thế?
Hơn nữa, hai tài liệu mà ông trích dẫn là những Văn kiện của Đảng: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và Văn kiện Hội nghị lần thứ thư Ban Chấp hành Trung ương, nghĩa là ông đã lấy văn kiện của Đảng để hướng dẫn cho việc sửa đổi Hiến pháp. Mặc nhiên, ông đã coi văn kiện của Đảng là cao hơn Hiến pháp?
Cố tình lừa dối về các quốc gia còn độc đảng
Nhưng ghê rợn nhất là điều sau đây: Trong mục 2, ông viết: “Nhưng nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị như Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tat-gi-ki-xtan, v.v…”
Xin thưa với ông, Lào là nước anh em với Việt Nam thì khỏi nói. Cuba thì đang hết sức chạy chữa cứu sống cho Hugo Chavez, vì Chavez nghoẻo thì khi không còn được cung cấp 110.000 thùng dầu mỗi ngày, Cuba cũng rung rinh. Triều Tiên thì được coi như Chí Phèo của thế giới, thường xuyên dùng hạt nhân để ăn vạ trong khi để người dân đói nhăn răng. Lẽ nào ông lại lấy mấy tấm gương mốc của Cuba và Triều tiên để soi rọi cho con đường đi lên của Việt Nam?
Đối với tất cả những nước còn lại, ông đã cố tình lừa dối người đọc chúng tôi rằng đó là những nước chỉ có một đảng chính trị, trong khi thực tế thì mỗi nước có nhiều, thậm chí tới hàng chục đảng phái.
Ông đừng tưởng rằng với cái lối phiên âm quái dị của ông mà chúng tôi mờ mắt sợ vãi, rồi không tìm ra được sự thật nhé. Chỉ cần vào Google, gõ “list of political parties in+ tên nước”, sẽ ra kết quả sáng giữa ban ngày. Nào, mời ông:
Ăng-ti-goa:  tên đầy đủ là Antigua và Barbuda, có 3 đảng: Đảng Lao động Antigua, Đảng Thống nhất Tiến bộ, Phong trào Nhân dân Barbuda.
Ba-ren: tên thật là Bahrain, có 7 đảng : Đảng Al Aslah, Đảng Xã hội Hồi giáo Al-Menbar, Đảng Al Meethaq, Phong trào Tư pháp Quốc gia, Đảng Xã hội Hồi giáo Quốc gia Al Wefaq, Đảng Dân chủ Quốc gia, Đảng Hành động Dân chủ Xã hội Quốc gia.
Bê-li-xê: tên thật là Belize, có 2 đảng lớn là Đảng Dân chủ Thống nhất và Đảng Nhân dân Thống nhất, cùng với 15 đảng khác.
Bốt-xoa-na: tên thật là Botswana, có 8 đảng.
Bô-xni-a: tên thật là BosniaHerzegovina, có 12 đảng.
Gha-na: tên thật là Ghana, có 23 đảng.
Ghi-nê: tên thật là Guinea, có 9 đảng.
Ha-i-ti: tên thật là Haiti, có 30 đảng.
Cốt Đi-voa : tên thật là Cote d’Ivore, có 5 đảng lớn và 20 đảng nhỏ khác.
Phi-gi : tên thật là Fiji, có 3 đảng.
Li-bi : tên thật là Lybia, có 23 đảng tham gia cuộc bầu Quốc hội tháng 7/2012 sau khi Gaddafi bị lật đổ.
Cư-rơ-gư-xtan : tên thật là Kyrgystan, có 27 đảng.
Ma-đa-ga-ca : tên thật là Madagascar, có 16 đảng.
Mô-na-cô : tên thật là Monaco, có 4 đảng.
Tat-gi-ki-xtan : tên thật là Tajikistan, có 3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ khác.
Rõ ràng, ông đã cực kỳ không trung thực khi cố tình nói sai sự thật về các chế độ tại các quốc gia nói trên nhằm đánh lừa độc giả.
Cho dù ông đang làm Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương, hay đang làm chức vụ gì đi nữa thì sự lừa dối này thật là trâng tráo, trắng trợn và trơ trẽn.
Qua đó, người ta có quyền nghi ngờ rằng, học hàm học vị Phó Giáo sư Tiến sĩ của ông cũng chỉ là hàng dỏm mà thôi !
Có thể ông đã phải chịu tai tiếng là « Lú Lẫn », nhưng đừng để người dân phải « lú lẫn » như ông, ông Thông ạ.//
*

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét