Posted on December 11, 2013 by haiz00
Thánh nhân thì ở cõi Người chứ không xa
1. Thái độ chê bai hoặc là ca tụng, chống hay bênh vực thì mình cũng có thể hiểu được. Vì đó là hoàn cảnh chung của một đất nước sau cuộc nội chiến, và sau đó nữa,
2. Mình cả đoan, viên tướng quân nằm dưới ba thước đất chỉ muốn người ta cư xử với mình như một con người và chỉ cần làm được như thế, đời sống đã tốt đẹp lắm rồi.
Đeo đuổi lý tưởng “giải phóng” miền nam Việt Nam, viên tướng quân hy sinh hàng triệu binh sĩ mà thành tựu sau đó đem xây dựng thành trì của Ðảng và Nhà Nước. Nhưng rồi để củng cố “quyền bính” về tay, Ðảng cũng hy sinh cả viên tướng quân cùng mấy mươi triệu dân. “Thắng cuộc” như thế mang ý nghĩa gì? Và thử hỏi ngày nay Ðảng ghi công sự hy sinh của hàng triệu binh sĩ, kể cả nhân dân đất nước mình với tâm ý nào?
Mình cũng cả đoan, đất nước trầm đắm đã quá lâu trong đêm tối, nhân dân vì vậy mong có một bậc thánh nhân ra đời, để tiếp tục hy vọng sống còn. Xét ra hy vọng là cái quyền duy nhất mà nhân dân chưa bị tước đoạt.
3. Cái chết của viên tướng quân ngày 4 tháng Mười là cái chết tự nhiên ngoài kế hoạch, nhưng cái chết lần thứ hai ngày 13 tháng 10, 2013 khi có sắc lệnh hạ cờ rũ chấm dứt quốc tang vội vã, hòng kịp nghinh rước thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đến Việt Nam, là cái chết thứ hai trong kế hoạch dành cho viên tướng quân. Cho nên mình phải biết cái gì ở Việt Nam cũng có thể rơi vào trường hợp ngoài kế hoạch như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy kể, ngoại trừ dâng linh hồn cho quan thầy Trung Cộng thì chắc Ðảng phải sẵn có một kế hoạch từ lâu rồi.
Uổng lòng, bấy bao nhân dân đã lo lắng và buồn phiền nhau xung quanh việc sẽ an táng viên tướng quân ở vùng đất nào được cho là hữu tình trên quê hương, mà sự toàn vẹn lãnh thổ thì không biết chỗ đất nào còn và vùng biển nào của nước ta đã mất!?
Bấy giờ, người ta cố gây thêm tình tiết bi kịch cho cuộc đời và sự nghiệp của viên tướng quân tận giờ phút hạ huyệt, bắt ông sống và chết không bình thường như một con ngườihòng mong rằng nhân dân sẽ tin có vị thánh vừa mới ra đời. Trong khi họ, những kẻ rắc tâm buôn thần bán thánh thì mới biết thánh không linh, nên cứ tha hồ tạo ác.
Song, dân gian vẫn lắm kẻ khinh đùa với thánh thần mà bị vật! Thánh nhân thì ở cõi Người chứ không xa.
16 tháng Mười, 2013 UYÊN NGUYÊN
http://nguoivietblog.com/uyennguyen/?p=13051
Khi cưỡng chiếm toàn miền nam, cái gọi là “mô hình Xã hội chủ nghĩa” chụp lên đời sống đất nước, cũng là lúc những bán tín bán nghi được giải đáp, so chiếu. Những gì chưa thấy đã được thấy; những gì còn mơ hồ xuất hiện dần hình dáng. “Trăm nghe không bằng một thấy” – Thấy con người và cơ chế cộng sản, cùng hiện thực nghèo đói, ngu dốt thông qua thể chế chính trị độc đảng, độc tài, lạc hậu… Diên Nghị, trích lời tựa cuốn Chết Ngoài Kế Hoạch của Trần Khải Thanh Thủy.Hôm qua, mình thấy nhận định của Jonathan London tuy là rất tích cực, nhưng rõ ràng chính tác giả cũng thú nhận, nói thì dễ hơn làm!
Chúng ta phải chấp nhận, muốn bước vào một thời đại mới, một thời đại được kỳ vọng hơn phải xóa bỏ những hạn chế về cả thể chế lẫn bệnh lý. Muốn nó, nhiều dân Việt Nam cả ở trong lẫn ngoài bộ máy, phải nỗ lực hơn nữa để tiến lên một nền văn hóa thực sự cởi mở, tự do. – Jonathan London, “Fin de siècle”Rút cuộc lại, chiến thắng nào cũng có thể được xem là oanh liệt, nhưng có một nhận xét khác nữa: Chiến thắng vạn binh không bằng tự thắng mình. Chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất!
2. Mình cả đoan, viên tướng quân nằm dưới ba thước đất chỉ muốn người ta cư xử với mình như một con người và chỉ cần làm được như thế, đời sống đã tốt đẹp lắm rồi.
Đeo đuổi lý tưởng “giải phóng” miền nam Việt Nam, viên tướng quân hy sinh hàng triệu binh sĩ mà thành tựu sau đó đem xây dựng thành trì của Ðảng và Nhà Nước. Nhưng rồi để củng cố “quyền bính” về tay, Ðảng cũng hy sinh cả viên tướng quân cùng mấy mươi triệu dân. “Thắng cuộc” như thế mang ý nghĩa gì? Và thử hỏi ngày nay Ðảng ghi công sự hy sinh của hàng triệu binh sĩ, kể cả nhân dân đất nước mình với tâm ý nào?
Mình cũng cả đoan, đất nước trầm đắm đã quá lâu trong đêm tối, nhân dân vì vậy mong có một bậc thánh nhân ra đời, để tiếp tục hy vọng sống còn. Xét ra hy vọng là cái quyền duy nhất mà nhân dân chưa bị tước đoạt.
“Chết sông chết suối, ngờ đâu chết đuối đọi đèn…”Mình trích đến đây thôi, một đoạn trong tác phẩm mới xuất bản của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Và chúng ta còn tìm thấy hàng trăm câu chuyện cười ra nước mắt như thế trong hai tập sách này. Rồi qua đây chúng ta phải thấy chị là một tác giả không có liên hệ sâu nặng với chế độ miền nam Việt Nam trước 1975, thành thử không có động cơ của “thành phần bất mãn thuộc chế độ cũ,” mà ngược lại, chị đã sống và làm việc trong cái chế độ sau ngày “giải phóng” với vô số ban bệ, kế hoạch và thành tích nhưng nhân dân thì phải sống dở chết dở với những kiểu ban bệ và kế hoạch do các nhà lãnh đạo bày biện ra. Thời bao cấp những tưởng đã qua rồi, nhưng chỉ là sự biến tướng của chính nó để hình thành guồng máy tham nhũng khổng lồ trong xã hội hôm nay.
Thằng cháu tôi đi bộ đội bốn năm, bảy tháng, lù lù dẫn xác về. Chưa kịp nhập hộ khẩu, đã sinh cờ bạc, số đề, rượu, chè, rồi đau khổ, ai oán, thất tình… Trưa hôm ấy nó nốc rượu say mèm và gục mặt chết ở vũng nước tiểu của mình.
Gom góp họ hàng được gần ba trăm ngàn, tôi tức tốc đạp xe lên cửa hàng huyện, nơi chuyên bán áo quan, xô màn: Chị… chị làm ơn…
Chị bán hàng mặt lạnh như tiền: Hết rồi bác ạ!
Kia thây… tôi lặng người rón rén chỉ vào đống áo quan trước mặt.
Chị ta bảo: Của quý bốn nay bác ạ, quý ba bán hết từ ba hôm nay rồi. Tuần sau bác lại.
Tôi kêu lên: Trời ơi… có mà đau đẻ chờ sáng giăng…
Thông cảm với bộ dạng nhớn nhác, ủ ê, chán chường của tôi, chị bán hàng nói với giọng đầy thông cảm.
Thôi thế này, bác chịu khó đạp xe lên trung tâm huyện xin chữ ký, chứng thực, đề nghị linh động giải quyết, rồi về đây cháu bán cho…
Nhưng rồi thấy tôi cứ đứng lặng đi, tưởng đang nói chuyện với thây ma chị bán hàng gắt: Kìa, đi đi bác. Quãng chục cây số nữa thôi… Nhưng bác nhớ phải quay về xã viết đơn và xin dấu má chứng thực thật đầy đủ đấy.
Gần sáu mươi tuổi đầu, bao lần đứng đối mặt với cái chết, chưa bao giờ tôi trải qua tâm trạng bực bội và căng thẳng đến mức này… Xếp cả chồng tiền gần ba trăm ngàn, tháo luôn cả chiếc đồng hồ Citizen vàng chanh, tôi bảo: Ðây, để làm tin, đề nghị chị linh động giải quyết, sức vóc tôi không đạp nổi ba chục cây số nữa đâu.
Ấy chết không được, Chị ta nguây nguẩy – có chỉ thị của trên rồi. Quý ba này chúng cháu chỉ được phép bán hai chục cái, mà đã vượt mức trên hai chục cái rồi… Khổ sao bác không chịu khó đến từ tuần trước? Sang quý tư cháu hụt chỉ tiêu giao thì khốn.
Thế… tôi ngơ ngác… chị nói… nói thế… nghĩa là… cháu tôi chết ngoài kế hoạch? - Trần Khải Thanh Thủy, Chết Ngoài Kế Hoạch, nxb Cội Nguồn, 2013
3. Cái chết của viên tướng quân ngày 4 tháng Mười là cái chết tự nhiên ngoài kế hoạch, nhưng cái chết lần thứ hai ngày 13 tháng 10, 2013 khi có sắc lệnh hạ cờ rũ chấm dứt quốc tang vội vã, hòng kịp nghinh rước thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đến Việt Nam, là cái chết thứ hai trong kế hoạch dành cho viên tướng quân. Cho nên mình phải biết cái gì ở Việt Nam cũng có thể rơi vào trường hợp ngoài kế hoạch như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy kể, ngoại trừ dâng linh hồn cho quan thầy Trung Cộng thì chắc Ðảng phải sẵn có một kế hoạch từ lâu rồi.
Uổng lòng, bấy bao nhân dân đã lo lắng và buồn phiền nhau xung quanh việc sẽ an táng viên tướng quân ở vùng đất nào được cho là hữu tình trên quê hương, mà sự toàn vẹn lãnh thổ thì không biết chỗ đất nào còn và vùng biển nào của nước ta đã mất!?
Bấy giờ, người ta cố gây thêm tình tiết bi kịch cho cuộc đời và sự nghiệp của viên tướng quân tận giờ phút hạ huyệt, bắt ông sống và chết không bình thường như một con ngườihòng mong rằng nhân dân sẽ tin có vị thánh vừa mới ra đời. Trong khi họ, những kẻ rắc tâm buôn thần bán thánh thì mới biết thánh không linh, nên cứ tha hồ tạo ác.
Song, dân gian vẫn lắm kẻ khinh đùa với thánh thần mà bị vật! Thánh nhân thì ở cõi Người chứ không xa.
16 tháng Mười, 2013 UYÊN NGUYÊN
http://nguoivietblog.com/uyennguyen/?p=13051
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét