Chưa Thấy Có Quốc Gia Nào Xem Kẻ Thù Cướp Nước Là Bạn Tốt Cả -
Trúc Giang
Chưa thấy có quốc gia nào xem kẻ thù cướp nước là bạn tốt cả, chỉ có bọn tay sai bán nước mới tôn vinh kẻ thù như thế.
Người Việt Nam nổi giận và lên án bọn Tàu khựa nhưng đa số quên rằng chính kẻ thù ở ngay trước mắt, chính là những kẻ cỏng rắn về cắn gà nhà, rước voi về vầy mả tổ. Đó là những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống của thời đại ngày nay. Cụ thể là những Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…và các lãnh đạo tiếp nối sự nghiệp bán nước của đảng CSVN.
Vì sao nên noi? Vì sao dân tộc VN có thảm cảnh như ngày hôm nay? Đảng đã cắt đất dâng biển và trơ trẻn nhất là luôn miệng ca tụng kẻ thù bằng những từ ngữ vô cùng tốt đẹp. Trong khi bọn giặc vào nhà giết hại ngư dân, chiếm biển đảo thì người đứng đầu “quân đội nhân dân anh hùng” lại tuyên bố là quan hệ chủ tớ vẫn tốt đẹp, việc tranh chấp thuộc về nội bộ giữa anh em trong một gia đình.
Mãi quốc cầu vinh đã bị lịch sử dân tộc nguyền rũa muôn đời. Đảng CSVN đã làm hoen ố trang sử của dân tộc.
2* Giàn khoan rút đi là do bão
Sau khi giàn khoan HD-981 rút đi thì có ý kiến nêu nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân được thấy rõ là giàn khoan tránh bão.
2.1. Cơn bão Rammasun
Rammasun tiếng Thái là “thần sấm sét”. Tên Phi là Glenda và Việt Nam gọi là cơn bão số 2. Đó là cơn bão mạnh nhất trong năm nay (2014). Sức gió được duy trì và phát triển từ 165km/g, 240km/g và 250km/g.
Rammasun đánh vào Phi Luật Tân ngày 15-7-2014, làm cho 400,000 người phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão. Sau bão là ngập lụt, nhà trốc mái, cây ngã, tình trạng mất điện xảy ra trên bình diện rộng lớn.
Cơn bão đã đánh vào Việt Nam. Đến ngày 22-7-2014 đã có 27 người chết, 2 người mất tích, 2 người bị thương. Đã làm hư hại 7,200 căn nhà và 4,200 hecta lúa và hoa màu. Thiệt hại vật chất lên tới 4.4 triệu euro.
2.2. Giàn khoan tránh bão
Tháng 7 được coi là mùa mưa bão ở Biển Đông, với sức gió từ cấp 13, 14 đến 15, 16, tốc độ cao nhất 250km/g nên sức mạnh thật là khủng khiếp.
Giàn khoan HD-9 với trên 150 tàu bè bảo vệ, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu đối diện với cơn bão. Vì thế phải di dời vị trí để tránh bão sớm hơn thời gian tuyên bố rút lui là ngày 15-8-2014.
2.3. Việc rút giàn khoan có ảnh hưởng gì đến nghị quyết của Thượng viện Mỹ hay không?
Trả lời câu hỏi nầy, GS Carlyle Alan Thayer cho biết “Việc Trung Quốc rút giàn khoan không có liên hệ gì đến Nghị quyết S.RES-412 ngày 10-7-2014 của Thượng Viện Hoa Kỳ cả. Trung Quốc có thể đã có quyết định di dời gian khoan vì mục đích thu thập các dữ liệu cần thiết đã thực hiện xong. Họ không có gì để mất sau khi kết thúc cuộc thăm dò. Điều chắc chắn là họ di dời giàn khoan và hàng trăm tàu thuyền bảo vệ là để tránh bão”.
Việc tránh bão cũng rất phức tạp vì không có thể xác định được hướng di chuyển của cơn bão. Nó thay đổi không theo một quy luật nào cả.
3* Việt Cộng lên gân sau khi giàn khoan Trung Cộng rút đi
Sau khi Trung Cộng rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam thì mấy cha nội Việt Cộng gáy to, nổ lớn hơn pháo Gò Vấp theo cái luận điệu tuyên truyền cũ mèm như trước kia.
- Ông Lê Quế Lâm, cựu chuẩn đô đốc lớn tiếng cho rằng: “Sự đấu tranh kiên cường quyết liệt của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng và nhà nước ta”. Ông Lâm còn ví von: “Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép khiến cho trời không dung, đất không tha”.
- Ông Lê Mã Lương, cựu tướng một sao: “Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý và ngoại giao của Nhà nước và nhân dân ta”.
- Ông Lê Hà, Cục Phó Kiểm ngư: “Trung Quốc di chuyển giàn khoan vì sức ép đấu tranh của lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển”.
Mấy tay tổ nầy nổ lớn hơn pháo Gò Vấp mà không biết mắc cở miệng.
Trích: “Trận thư hùng oanh liệt giữa tàu Việt Nam và tàu lạ diễn ra sáng ngày 5-5-2014 tại một điểm cách giàn khoan HD-981 3 hải lý. Đoàn tàu 29 chiếc lãnh nhiệm vụ lên đường bảo vệ chủ quyền biển của VN.
Đoàn tàu đã anh dũng, bất chấp những loạt súng bắn bổng cảnh cáo của tàu lạ, hiên ngang tiến ra phía trước với khí thế sôi sục quyết chiến, quyết thắng. Nhưng tàu lạ ỷ thế đông, to lớn, tốc độ nhanh và mạnh, đã dùng vòi rồng và súng bắn nước áp suất cao, ngăn chặn không cho tàu VN đến gần. Đồng thời tàu lạ đâm vào hông tàu chấp pháp VN, làm hư hỏng máy móc và trang thiết bị.
Vì có lịnh tuyệt đối cấm nổ súng, nên tàu VN đưa hông ra cho tàu lạ đâm vào mà không cần đâm trả. Kết cuộc có 25 tàu VN bị bể sườn và 9 chiến sĩ bị thương”.
Đó là thành tích mà các đồng nổ to như đã nêu trên.
4* Việt Cộng bị Trung Cộng chửi tơi bời
Dưới đây là một bài báo đăng trên trang www.cnweapon.com bằng tiếng Trung do ông Vũ Cao Đàm dịch.
“Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” có nghĩa là “Giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa”.
Tục lệ của người Tàu, trước khi xuất quân đánh trận họ thường làm lễ tế cờ bằng máu thú vật hay máu của kẻ thù đang bị họ giam giữ.
Trong khi VC khom lưng cúi đầu vâng vâng, dạ dạ thốt ra những lời tâng bốc, bợ đít thì Trung Cộng chửi tơi bời tàu xà lúp chở không hết.
Trích nguyên văn bài viết có tựa đề “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” như sau:
Trích.
“Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa nhưng lại bị kẻ trộm cắp muốn chiếm đoạt, giành giật, việc nầy làm phân tán ánh hào quang của chuỗi ngọc trai. Trong số các đảo bị chiếm đoạt, Việt Nam kiêu ngạo, vong ân bội nghĩa, ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
Nam Sa là một trong những vùng biển hiểm yếu mà Trung Quốc quyết không ngần ngại thu hồi Nam Sa.
Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán. Không chiến đấu thì không thu hồi biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không tránh khỏi.
Đánh muộn không bằng đánh sớm. Bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công. Không đánh thì thôi, đã đánh thì phải thắng nhanh.
Trên lĩnh vực kinh tế, để sống chung hòa bình cần phải thực hiện chiến lược “Dùng đất đổi lấy hòa bình”. Để được phát triển thì phải thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì phải thực hiện phương châm “Chủ quyền thuộc về tôi. Cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình chia sẻ lợi ích. Thiết lập một khu vực cùng phát triển ở giáp giới với các nước ASEAN, gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Brunei.
Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam. Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa.
Lấy gương Việt Nam để răn đe các nước khác, buộc chúng phải tự mình rút lui”.(hết trích)
5* Thêm những bằng chứng làm tay sai bán nước của Việt Cộng
5.1. Tổ chức long trọng chào mừng Quốc khánh của Trung Cộng ngày 1 tháng 10
Đại lễ 1,000 năm Thăng Long được tổ chức vào ngày quốc khánh của Trung Cộng, ngày 1 tháng 10 (1-10-1949). Đại lễ vô cùng long trọng tốn phí 300 tỷ đồng kéo dài 10 ngày. Nội dung là việc vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La rồi đổi tên Đại La thành Thăng Long.
5.2. Lý Công Uẩn là người Tàu
Đảng CSVN muốn cho quan thầy Tàu khựa tin tưởng rằng người Việt Nam là một sắc tộc thuộc đại gia đình của Trung Quốc như nguyện vọng của lãnh đạo CSVN ở Thành Đô ngày 3-9-1990. Lý Công Uẩn là hình ảnh của một ông vua Trung Hoa trong bộ phim 19 tập mang tên “Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long”.
Một em bé thường xem phim bộ phải thốt lên rằng “Tần Thủy Hoàng” khi thấy Lý Thái Tổ xuất hiện trong phim. Lý Công Uẩn giống y chang như một ông vua Tàu vì toàn bộ khung cảnh là hình ảnh của nước Trung Hoa. Phong cảnh, ngoại cảnh, trang phục, diễn xuất, đối thoại hoàn toàn Trung Hoa. Bộ phim tốn phí 100 tỷ đồng do đạo diễn nổi tiếng Trung Hoa là Cận Đức Mậu cùng với các diễn viên người Việt Nam.
5.3. “Một sự kiện điện ảnh ngu dốt đến như vậy!”
Đó là kết luận đánh giá bộ phim của một nhà phê bình văn hóa trong nước. “Đây là một sự lệ thuộc văn hoá vào Trung Quốc và cũng là một sự phá hoại nhân dịp kỷ niệm. Cần cho bộ phim vào nhà kho để đánh dấu rằng trong lịch sử điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy”.
5.4. Chứng tỏ đã lệ thuộc vào Trung Cộng
Một nhận xét cho rằng Việt Nam có những trang sử chống ngoại xâm lẫy lừng, oanh liệt thế mà Đảng lại chọn một giai đoạn nội chiến, tranh giành quyền lực tàn sát lẫn nhau, đó là Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân rồi lên làm vua, nhưng không được bao lâu thì anh em nhà họ Đinh giết nhau để tranh giành ngôi báu tạo ra biến loạn. Tướng quân Lê Hoàn dẹp loạn lên làn vua tạo ra nhà Tiền Lê. (Nhà hậu Lê là Lê Lợi). Cảnh huynh đệ tương tàn, Lê Long Đĩnh (Lê Ngoạ Triều) giết anh đoạt ngôi. Lê Long Đĩnh cai trị tàn ác, đam mê dâm dục nên bị Lý Công Uẩn đoạt ngôi xưng là Lý Thái Tổ, lập ra nhà Lý.
5.5. Lý Thái Tổ được nhà Tống phong vương
Lịch sử ghi lại như sau: “Lúc bấy giờ nhà Tống bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi với Đại Việt. Bởi vậy khi Lý Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, hoàng đế nhà Tống cho làm Giao chỉ Quận vương. Sau lại phong Nam Bình Vương (năm 1017).
Ăn tiền là ở chỗ nầy.
Đảng CSVN muốn ám chỉ họ như Lý Thái Tổ, và lễ 1,000 năm Thăng Long là để ăn mừng quốc khánh của Trung Cộng. (1-10-1949)
Sự thật thì vua Lý Thái Tổ không có ngày giờ nào dính líu tới ngày 1 tháng 10 cả.
Lý Công Uẩn sinh ngày 8-3-974. Mất ngày 31-3-1028. Thọ 54 tuổi.
Lên ngôi năm 1009. Qua đời ngày 31-3-1028.Trị vì 19 năm. Như vậy thời gian về mọi việc của Lý Thái Tổ không có ăn nhậu gì tới ngày quốc khánh 1 tháng 10 của Trung Cộng cả.
Tóm lại, tổ chức đại lễ 1,000 Thăng Long chỉ gián tiếp lệ thuộc, thần phục, và mừng ngày quốc khánh của Trung Cộng mà thôi. Đó là sắc tộc Việt vẫn còn nằm trong đại gia đình Trung Quốc, và mong muốn được cầu phong mà thôi.
Mấy tay tiến sĩ tốt nghiệp các đại học nước ngoài trong Ban chấp hành TW Đảng CSVN cũng có cao kiến lương lẹo tinh vi, đã lừa được quần chúng nhân dân vô tình, vô cảm hiện nay trong nước.
6* Trung ương đảng Cộng Sản Trung Hoa đào tạo cán bộ cho “Chi Bộ đảng Việt Nam”
Trong khi tàu lạ đâm bể hông, nát sườn tàu chấp pháp, bắn chìm tàu cá và bắt giữ ngư dân Việt Nam thì lãnh đạo “Chi Bộ Việt Nam” vẫn tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Hán ngụy làm tay sai cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Đó là một đoàn cán bộ cấp “Vụ” do đồng chí Quản Minh Cường hướng dẫn sang thụ huấn ở Bắc Kinh từ ngày 15-6 đến 24-6-2014.
Đoàn của Chi Bộ Việt Nam được đào tạo về hai chủ đề: một là công tác quản lý đảng, hai là công tác quản lý xã hội.
6.1. Về mặt đảng
Chủ yếu nhấn mạnh đến công tác phát triển đảng bao gồm: kinh nghiệm về tuyên truyền, giáo dục, đánh giá, tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo đảng viên có khả năng, có quan điểm chính trị đúng theo đường lối của trung ương đảng ở Bắc Kinh. Tuyệt đối trung thành với lãnh đạo Chi Bộ Việt Nam và lãnh đạo TW ở Bắc Kinh.
6.2. Thụ huấn về công tác quản lý xã hội
Đoàn của Chi Bộ Việt Nam được đưa đi tham quan thực tế ở tỉnh Triết Giang. Được hướng dẫn và làm việc cụ thể với các đồng chí lãnh đạo các ban ngành để học tập kinh nghiệm quản lý về kinh tế, thông qua các doanh nghiệp quốc doanh, tư doanh, về đầu tư nước ngoài …Chương trình tập huấn nằm trong chiến lược hợp tác toàn diện của khu tự trị với chính quyền TW Bắc Kinh.
Tóm lại, đó là chủ trương “ăn đời ở kiếp” của Nguyễn Phú Trọng và quan điểm mâu thuẩn nội bộ trong gia đình đã được tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố ở hội nghị Singapore.
Trong khi Tây Tạng và Tân Cương cố sức “thoát Trung”, thì lãnh đạo Việt Nam tiếp tục đẩy dân tộc đút đầu vào cái thòng lọng của quan thầy Trung Cộng.
Mặc dù bị đánh đập, bị chửi bới tơi bời nhưng Chi Bộ Việt Nam vẫn cúi đầu khom lưng xin làm chư hầu cho Tàu khựa. Bán nước!
Những lời tuyên bố “linh tinh vô tổ chức” về chủ quyền dân tộc, về việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia, chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi nhằm lừa bịp nhân dân mà thôi. Đừng tin những gì mấy ảnh nói, hãy nhìn kỹ vào những gì bọn họ đã làm và đang làm. Việc cử người sang thụ huấn chương trình đào tạo cán bộ phục vụ cho Bắc Kinh là bằng chứng cụ thể. Trung Cộng nó có ngu dại gì mà bỏ tiền ra đài thọ nơi ăn chỗ ở, chi phí di chuyển và công trình giáo dục nầy. Bótay.com!
7* Nói về Ủy Ban Chỉ đạo hợp tác song phương toàn diện của Việt Nam.
7.1. Tổng quát về Ủy Ban chỉ đạo
Ủy Ban chỉ đạo hợp tác song phương (Guiding Committeee for China-Vietnam Bilateral Cooperation), thành lập ngày 11-11-2006 tại Hà Nội. Phía Trung Cộng: Đường Gia Triều, Ủy viên Quốc vụ, chủ tịch.
Phía Việt Nam: Phạm Gia Khiêm, Phó TT, Bộ trưởng Ngoại giao, chủ tịch.
Mục đích: Một tương lai tốt đẹp. Thúc đẩy hợp tác toàn diện mạnh mẽ, lâu dài. Tăng cường tin cậy lẫn nhau.
Nhiệm vụ: Tăng cường chỉ đạo. Điều phối vĩ mô. Hợp tác cơ chế.
Trang web: chinavietnam.gov.com, vietnamchina.gov.com. Hai trang web đều Trung Cộng quản lý.
Trang nhà của Việt Nam nhưng do Trung Cộng phụ trách nên tin tức của trang web VN đều được thể hiện theo quan điểm của Trung Cộng, cụ thể là hai quần đảo HS/TS đều của TC.
7.2. Hai bên nhất trí trong các phiên họp
* Phiên họp thứ 2 (từ 23 đến 25-1- 2008, tại Bắc Kinh). Việt Nam dâng đất cho Trung Cộng.
- Sửa tên “Biên giới Việt-Trung” thành tên “Biên giới hữu nghị”. Lý do, biên giới không phải là ranh giới phân chia 2 nước, mà để chỉ hợp tác hữu nghị.
- Việc cắm móc biên giới đã hoàn thành năm 2008, nhưng nhà nước VN không công bố bản đồ chi tiết. Thế nhưng tài liệu không chính thức của các nhà nghiên cứu tư nhân cho rằng Việt Nam bị mất rất nhiều đất sau khi các móc được cắm.
• Phiên họp thứ ba (19-3-2009 tại Hà Nội).
Nội dung hai bên nhất trí là “Duy trì hoà bình và ổn định”. Hiểu theo nghĩa của Trung Cộng là VN không được cãi lịnh đánh bắt cá từ 16-5 đến 1-8-2009. “Duy trì hoà bình và ổn định” là VN không được cản trở lịnh cấm nói trên.
Ngày 21-6-2009. Trung Cộng bắt giữ 3 tàu cá VN cùng với 37 ngư dân, buộc đóng tiền phạt 210,000 tệ.
Ngày 1-8-2009. Ba ngư dân vào tránh bão trong vùng Hoàng Sa bị bắt giữ.
Ngày 8-11-2009. TC quyết định thành lập “Ủy Ban Thôn Đảo” trên đảo Phú Lâm và Đảo Cây (Hoàng Sa)
• Phiên họp thứ tư (29-6 đến 2-7-2010). Nhất trí “Xử lý đúng đắn vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và bảo đảm ổn định phát triển có lợi cho quan hệ song phương đi đúng hướng”.
Hiểu theo nghĩa của Trung Cộng thì: “Bảo đảm ổn định phát triển” là VN không được cản trở việc tàu ngư chính Trung Cộng đến tuần tra trên vùng biển VN. Phái đoàn VN vâng lời và chấp nhận.
Tóm lại Ủy Ban Chỉ đạo là Trung Cộng chỉ đạo, ra lịnh những việc mà Việt Cộng phải làm để đạt “đại cuộc”.
Nguyễn Phú Trọng tuyên hứa với Dương Khiết Trì: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân VN, luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt”.
8* Nghĩa của một số cơ quan và chức vụ của Trung Cộng
1). Chủ tịch Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
Là chức vụ có quyền lực cao nhất. Là nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch nước đồng thời là chủ tịch đảng (Tổng bí thư). Hiện tại là Tập Cận Bình.
2). Quốc Vụ Viện nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Gọi tắt là Quốc Vụ Viện. Là nội các chính phủ. Đứng đầu là Thủ tướng. Dưới đó là các phó thủ tướng, các Ủy viên Quốc Vụ và sau cùng là các Bộ trưởng. Hiện tại có 28 bộ và các ủy ban.
3). Ủy viên Quốc Vụ.
Chức vụ nầy dưới phó thủ tướng, nhưng trên các bộ trưởng. Hiện có 5 Ủy viên Quốc Vụ. nhiều người kèm thêm chức vụ Bộ trưởng.
Năm Ủy viên Quốc vụ:
1. Dương Khiết Trì: nguyên Bộ trưởng Ngoại giao.
2. Thường Vạn Toàn: Bộ trưởng Quốc phòng
3. Quách Thanh Côn: Bộ trưởng Công an
4. Dương Tinh: Tổng Thư ký Quốc vụ viện
5. Vương Dũng.
4). Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc. Là quốc hội.
8* Giấc mơ Trung Hoa
Sau khi nắm quyền, Tập Cận Bình đề ra khái niệm “Giấc mơ Trung Hoa”, mục đích “Chấn hưng Trung Hoa” đưa nước nầy trở lại thời kỳ độc bá khu vực của thời xa xưa.
Kích động chủ nghĩa dân tộc đã từng bị ô nhục, khinh miệt, bị xếp ngang hảng với chó, được thể hiện bằng tấm bản gắn trước công viên, “cấm chó và ngưởi Tàu” (No dogs and Chinese allowed). Mục đích đưa Trung Cộng trở thành một cường quốc biển, tiến ra biển bằng sức mạnh quân sự để tìm kiếm, vơ vét, chiếm đoạt tài nguyên và năng lượng.
Thống trị Biển Đông bằng giành lấy chủ quyền vùng biển hình lưỡi bò, chiếm 80% diện tích khu vực. Tuy cần tài nguyên, nhưng mục tiêu khống chế vùng biển là cao nhất. Đó là bảo vệ con đường tiếp tế huyết mạch, vận chuyển dầu từ các nơi đưa về lục điạ Trung Hoa.
Giàn khoan HD-981 rút lui không phải là từ bỏ ý đồ chiếm Biển Đông, mà nó sẽ trở lại với nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích vẫn không đổi. Thế hệ nầy không thực hiện được thì thế hệ sau nối tiếp, và thế hệ sau nữa. Vì đó là vấn đề sinh tử của nước Trung Hoa.
9* Chiến lược biển của Trung Cộng
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế khiến cho Trung Cộng cần một số năng lượng rất lớn. Mức tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới. 90% dầu nhập cảng phải đi qua Biển Đông. Vấn đề bảo vệ an ninh năng lượng là chính sách cốt lỏi của Trung Cộng, cụ thể là kiểm soát tuyến đường hàng hải từ Trung Đông qua Ấn Độ Dương, theo eo biển Malacca đến lục địa.
Với chiến lược Biển Xanh (Lam sắc quốc thổ chiến lược), Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển 300 triệu km2, bao gồm vùng biển của các quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Đó là vùng lưỡi bò hay đường 9 đoạn. Để kiểm soát tuyến đường giao thông hàng hải để chở dầu, Trung Cộng đưa ra chiến lược chuỗi ngọc trai (“nhất xuyến trân châu”)
Với chiến lược Chuỗi Ngọc Trai (Nhất xuyến trân châu-String of Pearls) Trung Cộng bộc lộ rõ ý đồ khống chế cả Biển Đông và một vùng của Ấn Độ Dương, sự việc trực tiếp đe dọa Ấn Độ.
Chuỗi Ngọc Trai là một vành đai trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam, xuống đảo Phú Lâm (Woody Island) của Hoàng Sa, tiến xuống nhóm đảo Trường Sa, qua eo biển Malacca, ôm lấy Myanmar (Miến Điện), dừng lại ở Karachi, Pakistan.
Vì eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát tại cửa ra vào ở Singapore, nên Trung Cộng xây dựng con đường khác là kinh đào Kra.
Kinh đào Kra là dự án nhiều tham vọng của Thái Lan với sự trợ giúp của Trung Cộng vì nó nằm trên lãnh thổ Thái. Con kinh nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương ở phần đất phía Nam Thái Lan, nó nằm ở phía trên eo biển Malacca. Dự án 10 năm, huy động 30,000 công nhân, với ngân khoản từ 20 đến 30 tỷ đô la. Trung Cộng phụ giúp Thái thực hiện.
Cụ thể của Chuỗi Ngọc Trai là một hệ thống căn cứ hải quân thuộc các quốc gia như sau:
1. Căn cứ hải quân ở cảng Gwadar, Pakistan
2. Căn cứ Marao, Maldives (Quần đảo, cách Sri Lanka 700 km. Dân số 349, 106 người)
3. Căn cứ Hambantota, Sri Lanka (Đảo ngoài khơi phía Nam, cách bờ biển Ấn Độ 31km)
4. Căn cứ ở hải cảng Chittagong, Bangladesh
5. Căn cứ ở hải cảng Ile Cocos, Myanmar
6. Căn cứ ở hải cảng Sihanoukville, Campuchia
Xây dựng một màng lưới hải quân như thế, rõ ràng là Trung Cộng muốn khống chế Biển Đông để bảo vệ đường hàng hải huyết mạch phục vụ cho năng lượng cần thiết để thực hiện giấc mơ Trung Hoa của Trung Cộng.
10* Cơ hội tốt để Việt Nam thoát khỏi tay Trung Cộng
10.1. Chủ nghĩa bành trướng của Đại Hán
Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Trung Cộng chủ trương thống nhất thiên hạ, mở mang bờ cõi được coi là một sứ mạng thiêng liêng. Mục tiêu hàng đầu của Hán tộc là thu phục thiên hạ. Thiên hạ được coi là thái bình dưới sự lãnh đạo của Thiên triều.
Việt Nam không có một hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh và giúp đỡ của Nga cũng không có. Kinh tế lệ thuộc vào Trung Cộng, nên phải nhận giặc làm cha.
10.2. Cơ hội tốt để Việt Nam thoát khỏi tay của Trung Cộng
Các nhà quan sát cho rằng tình hình hiện nay làm cho Việt Cộng sáng mắt ra, nhận định ai là kẻ thù, thoát ra cái vòng mê muội của 16 chữ vàng và 4 tốt, chấm dứt hành động bán nước đã có từ thời Hồ Chí Minh đến nay.
Việt Nam phải theo con đường mà các quốc gia văn minh đã chọn. Phải cải cách thể chế chính trị, đổi từ chế độ độc tài lạc hậu xấu xa sang chế độ văn minh của thời đại. Chấm dứt cái chiêu bài lừa bịp như là dùng bản Hiến pháp có nhiều quyền tự do mà chỉ để trang trí và lừa bịp thế giới và dân tộc Việt Nam.
Một Đài Loan giữ được chủ quyền thì vì sao mà Việt Nam không thực hiện được?
Nhà báo Bùi Tín viết: “Đáng trách nhất là tướng Phùng Quang Thanh, ủy viên Bộ Chính trị, ra trước cuộc họp quốc tế ở Singapore, đã đọc diễn văn, trả lời báo chí một cách yếu ớt, thái độ nhu nhược, không có khí thế chiến đấu…(Bùi Tín)
Ngoài ông tướng nhu nhược nầy ra, ông Bùi Tín còn lôi ra tiếp những tên nhu nhược, xin trích: “Trong BCT cần phải chỉ tên ra thêm người phụ trách ngành tuyên huấn Đinh Thế Huynh và bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, cũng đã tỏ ra nhu nhược”.
Chưa hết. Ông Bùi Tín còn vạch ra thêm,“Còn hai bà phụ nữ trong BCT là Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân đã im hơi kín tiếng, khác hẳn các blogger như Huỳnh Thục Vy, Đoan Trang hay nhà văn Võ Thị Hảo, nghệ sĩ Kim Chi”.
Như thế, có thể thấy được rằng cả Bộ Chính Trị đều là những cao thủ nhu nhược. Quá xệ. Không gánh vác được chuyện đại sự của quốc gia, dân tộc. Vậy đảng ta còn một chút vinh quang nào hay không? Xin cám ơn ông Bùi Tín.
11* Nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam chia rẻ
Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam và Trung Cộng có hai phần rõ rệt. Vùng biển Trường Sa và vùng biển bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng gọi là vùng lưỡi bò hay đường 9 đoạn.
11.1. Nội bộ chia rẽ và “Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên”
Trả lời phỏng vấn của đài BBC, GS Carl. Thayer cho biết: “Việt Nam đã cân nhắc hành động pháp lý chống Trung Quốc từ 6 năm nay. Khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 VN chưa khởi kiện vì nội bộ “Sang Trọng Hùng Dũng” bất đồng ý kiến, nên chưa thống nhất hành động, nhất là khi Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì đã sang cảnh cáo, VN không được tìm kiếm hành động pháp lý”.
Ông Thayer phân tích, Bộ Chính trị có hai nhóm, phe gọi là “thân Trung Cộng” hay thỏa hiệp (Accommodationist). Phe thân TC sẽ chống lại mọi hành động làm xấu thêm quan hệ với TQ. Do đó phương án pháp lý và việc nâng cấp quan hệ với Mỹ không có thể xảy ra trong tương lai gần, và Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên”.
11.2. Việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ
GS Thayer nêu nhận xét, việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ bị Trung Quốc trừng phạt, vì VN đã lệ thuộc quá nhiều vào TQ. Hơn nữa, muốn liên kết với Mỹ thì VN phải đáp ứng một số điều kiện của Hoa Kỳ.
1. Đó là nhân quyền. Có liên quan đến những quyền con người thuộc về dân chủ, tự do và các quyền căn bản của con người.
2. Tập trận chung. Việc tập trận chung sẽ cho phép quân đội Mỹ xử dụng các cơ sở quân sự như hải cảng, phi trường và chỗ ở tạm thời cho các đơn vị Mỹ”.
12* Kết luận
Trong bài viết tựa đề “Ai thống trị Việt Nam ngày nay?”, GS Stephen B. Young, thuộc Đại học Minnesota đã viết: “Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn, nói rõ, phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán ngụy”.
Trước thái độ của Trung Cộng hiện nay đã đến lúc lãnh đạo đảng CSVN “sáng mắt sáng lòng” để không còn u mê trong cái chiêu bài lừa bịp 16 chữ vàng và 4 tốt nữa.
Dứt khoát không tiếp tục con đường của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, nhận giặc làm cha nữa. Hãy từ bỏ chủ trương “để đảng lo”, cùng với quần chúng nhân dân một lòng một dạ bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc.
Đài Loan họ làm được, tại sao đảng CSVN vinh quang lại hèn nhát đến như thế?
Trúc Giang
Minnesota ngày 24-7-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét