Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

nhà báo Bùi Bảo Trúc - *(4-3-2013)

 
 
ImageProxy
 
"Thư Gửi BẠN TA" là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ "tgbt@yahoo.com".

Ngày 4 tháng 3 năm 2013
 
Bạn ta,
 
Một cuốn sách dùng để chuẩn bị cho các học sinh vào lớp 1 có tên là Phát Triển Toàn Diện Trí Thông Minh Cho Trẻ đã bị ngay một học sinh mới 5 tuổi vạch ra một chi tiết hết sức ngu xuẩn trong sách.
Ở trang 16 của cuốn sách do nhà xuất bản Dân Trí xuất bản có một bài kèm theo một bức tranh minh họa cho thấy không chỉ có sự ngu xuẩn của nhà xuất bản, mà còn những sự xuẩn động khác của một lũ dính líu tới chuyện sách giáo khoa của trẻ em Việt Nam.
 

 

Bức tranh minh họa vẽ một em gái nhỏ và một phụ nữ có thể là mẹ của em đang đứng trước một ngôi trường. Chi tiết lù lù bầy ra sự ngu xuẩn của bọn cầm đầu là lá cờ của Trung Cộng được treo trên nóc trường. Lá cờ Ngũ Đại Hồng Tinh đếm được đủ 5 ngôi sao vàng trên nền đỏ khiến cả bọn không thể nào chối cãi được. Em học sinh ngó qua liền thắc mắc "tại sao lá cờ đó không giống lá cờ (đỏ sao vàng) nước mình".
Tờ Tuổi Trẻ cho biết như trên, và qua lời bào chữa của một con mụ làm việc cho nhà xuất bản, người ta mới biết rằng cuốn sách được dịch từ một cuốn sách của một nhà xuất bản ở Trung quốc, dựa trên chương trình của cơ quan giáo dục Trung quốc.
Và đó là điều ngu xuẩn số một. Tại sao phải mua cuốn sách này, một cuốn sách viết cho các học sinh Trung quốc rồi dịch sang tiếng Việt để dậy trẻ em Việt Nam? Mấy chục ngàn tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đâu hết rồi? Có phải những thứ bằng giả cũng như thật (mà dốt) này không viết nổi một cuốn sách dậy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 để phải đi mua sách của Tầu mang về dịch và giữ nguyên cái lá cờ 5 sao đỏ của Trung Cộng? Ừ thì mang về dịch đi, nhưng tại sao ngu xuẩn đến độ không Việt hóa nó đi, mà phải giữ nguyên hình vẽ có lá cờ Tầu đỏ ấy?
Con mụ giám đốc nhà xuất bản Dân Trí giải thích rằng vì mua bản chính của Trung quốc nên khi dịch, không thể thay lá cờ Trung quốc bằng cờ đỏ của cộng sản Việt Nam, vì như thế là vi phạm hợp đồng. Không biết hợp đồng ghi thế nào, mà sửa đổi một chi tiết cho hợp với khung cảnh giáo dục Việt Nam là một điều không thể làm được.
Tưởng chỉ một mụ con buôn thất học mới ăn nói văng đầy cứt đái ra như thế, nhưng không phải. Một anh tên là Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục, Thanh Niên , Thiếu Niên và Nhi Đồng của Quốc Hội, mà báo Giáo Dục Việt Nam cho biết là một giáo sư cũng tuyên bố một câu ngu xuẩn tương tự.
Người giữ một chức vụ như thế là một giới chức cao cấp. Anh ta cũng nói rằng việc dịch cuốn sách phải giữ đúng nguyên văn, nhà xuất bản phải tôn trọng bản quyền. Anh còn nói thêm là nếu đó là cuốn sách biên soạn lại cho người Việt Nam, đã Việt Nam hóa rồi thì lại là chuyện khác.
Như vậy, theo đúng như điều anh nói ở trên, thì cuốn sách không được biên soạn lại cho người Việt Nam. Thế thì tại sao lại được bán nó tại Việt Nam cho các gia đình Việt Nam để dậy trẻ ? Những đứa trẻ này là trẻ Việt hay trẻ Trung quốc?
Anh còn cho biết chưa đọc và không biết nội dung của cuốn sách. Thế chức vụ anh đang giữ là chức vụ của một con chó ăn cứt hay sao ? Rồi anh nói thêm là nếu cuốn sách không xúc phạm đến người Việt Nam, không ảnh hưởng đến chủ quyền Việt Nam thì cũng không có vấn đề gì phải băn khoăn khi có lá cờ Trung quốc trên nóc ngôi trường trong tranh. Vả lại, vẫn theo anh, đó là cuốn sách người ta viết cho dân người ta, mình thấy hay nên dịch lại thôi. Anh giáo sư này còn nói là Việt Nam cũng dịch nhiều tác phẩm kinh điển của Trung quốc thì có gì đâu.
Phải nói đó là những câu nói ngu xuẩn của một thằng ngu không để đâu cho hết ngu.
Đã biết đó là một cuốn sách viết cho trẻ em Trung quốc, sao còn đem ra dịch cho trẻ Việt? Ngoài lá cờ Tầu, còn chi tiết đứa bé gái trong hình cũng mặc áo Tầu (xem kỹ kiểu nút áo) cho đủ bộ nô dịch sao không thấy?
Hóa ra chúng nó toàn một bọn dốt tàn dốt tệ cả. Bọn xuất bản dốt, bọn nhà nước dốt, bọn kiểm duyệt dốt, luôn cả đứa được bầu vào chức chủ nhiệm trong quốc hội cũng dốt. Cả nước không viết nổi một cuốn sách để giúp phát triển trí thông minh cho trẻ hay sao mà phải đi mua một cuốn sách của Trung quốc đem về dịch và dùng cho trẻ em Việt Nam?
Hay đó là một biện pháp để đồng hóa luôn người Việt sau khi lấn chiếm lãnh thổ của chúng ta mà bọn chó má đã rất hăng hái tiếp tay như gửi công hàm , đàn áp những người yêu nước tranh đấu cho sự toàn vẹn của lãnh thổ.
Đù má bọn chó dại.
Ngày xưa, sở tu thư của bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa cũng làm việc với các chuyên viên giáo dục Mỹ của đại học Michigan để viết một số sách giáo khoa cho các học sinh tiểu học, nhưng hình ảnh, tinh thần Việt Nam vẫn được gìn giữ rất kỹ. Ngay cả phần minh họa cho những cuốn sách này cũng do các họa sĩ Việt Nam đảm trách chứ có bao giờ nhắm mắt nhắm mũi làm việc một cách nô dịch như bọn chó đẻ hiện nay ở trong nước đâu.
 
 
 
Các cụ giáo Hà Mai Anh, Cao Văn Thái, Bùi Văn Bảo, Nguyễn Huy Côn, Đặng Duy Chiểu… soạn giả của những cuốn sách giáo khoa tiểu học trước năm 1975, tuy cũng là tư nhân, làm việc độc lập, không tiến sĩ, thạc sĩ … vẫn viết được những bộ sách giáo khoa cho mấy thế hệ học sinh không ai có thể chê trách vào đâu được.
Chứ đâu có như bọn ngu xuẩn, nô dịch ngày nay ở trong nước!
 

Ngày 5 tháng 3 năm 2013
 
Bạn ta,
 
Ở trang 16 của cuốn sách "Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ", cuốn sách dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 được dịch từ một cuốn sách của Trung quốc do nhà Dân Trí xuất bản và phát hành ở Việt Nam mà tôi đề cập trong thư trước, có một bài nhan đề là Bé Tập Kể Truyện.

Đây là một bài tập có kèm theo bức vẽ cảnh một em nhỏ và mẹ của em trước một ngôi trường, có thể là cảnh mẹ đón con về sau giờ học. Ngay phía trên của bức vẽ, là hàng chữ này:" Trong tranh đã xẩy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh sau đó, căn cứ theo nội dung trong tranh kể kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé."
Mục tiêu của bài tập là dậy cho trẻ khả năng tường thuật, phát triển ngôn ngữ, sử dụng óc quan sát sự việc. Bức vẽ dđ kèm là để gợi ý cho các em.
Tưởng tượng một em bé 5, 6 tuổi ở Hà Nội mở trang sách ra, dưới sự theo dõi của cha hay mẹ, em quan sát kỹ bức vẽ in mầu và kể lại cho cha hay mẹ nghe về những chi tiết em tìm thấy trong bức tranh. Có thể em sẽ nói như thế này:
"Em thấy đây nà cái trường học. Nhưng trường học gì mà đéo có đứa lào đi học vậy. Em học sinh mặc áo Trung quốc, coi hàng khuy trước ngực nà thấy niền, nhưng tại sao con lày nại đéo có đeo khăng quàng đỏ như các cháu ngoan Bác Hồ? Mẹ của ló mặc áo đẹp thế chứ đâu có mặc quần áo như mẹ em mỗi nần đón em ở trường. Nhưng mà đây đéo phải là trường của Hà Lội, đéo phải là trường của lước ta. Tại vì trường lày lại treo cờ của lước Trung quốc nà cái đéo gì. Đây nhá, cờ đỏ nhưng lại có tới lăm ngôi sao thì nà cờ Trung quốc chứ có đéo đâu nà cờ Việt Lam.
Trường lày không có đánh nộn, tụt quần áo ra, hay hôn nhau, nàm chuyện người nhớn rồi quay video để gửi lên phê xờ búc. Nớp em học chúng ló có dế mang vào nớp, quay cảnh đánh nhau, mấy con cô giáo dữ như chó, hôm lào em bỏ lên phê xờ búc chửi cho chúng ló một trận.
Lói tóm nại, trường đéo gì mà nạ thế lày. Thằng lào nàm sách mà ngu như nợn ấy thôi. Em đéo thích quyển sách lày. Em thích chơi ghêm hơn. Đéo mẹ lói thế đủ chưa?"
Chính một em bé 5 tuổi, theo tờ Tuổi Trẻ, khi xem bức vẽ ở trang 16 của cuốn sách đã tìm ra chi tiết ngôi trường treo lá cờ Trung quốc. Việc này đã khiến cho cả chục đứa (có trách nhiệm về xuất bản, phát hành, sử dụng cuốn sách) phải bào chữa (ngụy biện), xin lỗi và cuối cùng, bộ giáo dục phải ra lệnh cấm sử dụng và lưu hành quyển sách đó.
Nhưng đứa ngu xuẩn nhất phải là chủ nhiệm ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của quốc hội. Người đàn ông mà báo Giáo Dục Việt Nam gọi là GS Đào Trọng Thi đã đưa ra những ý kiến cực kỳ ngu xuẩn để bênh vực cho cuốn sách. Ở một đoạn của bài phỏng vấn, Đào Trọng Thi nói rằng nếu đó là cuốn sách của người Việt viết thì đó là một điều sơ suất và không nên.
Chỉ sơ suất và không nên thôi ư? Phải nói đó là một cuốn sách cực kỳ ngu xuẩn, không thể chấp nhận được, không thể đem ra dùng để dậy trẻ em. Nhất là trong giai đoạn mà những lá cờ năm sao đang tìm cách treo lên ở nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Người đàn ông tên là Đào Trọng Thi này còn nói thêm là vì đó là một cuốn sách dịch nên người dịch phải tôn trọng tính nguyên vẹn của tác phẩm ban đầu, nếu thay đổi so với nguyên bản thì đó lại là một việc vi phạm quy định về bản quyền.
Ăn nói như vậy mà cũng nghe được. Mẹ kiếp một quyển sách như thế thì chỉ nên quăng mẹ nó vào thùng rác mà thôi, hiểu chưa.
Lãnh đạo gì mà ngu dốt như thế hở Trời!
Cả nước tụt hậu suốt mấy chục năm nay cũng là vì những đứa ngu xuẩn như thế.
 

Ngày 6 tháng 3 năm 2013
 
Bạn ta,
 
Tôi vẫn không thể tưởng tượng ra nổi là ở nước Mỹ lại có nhiều người cô đơn đến thế. Cô đơn đến độ phải mua những miếng giấy có in những cái môi son rồi tự bôi lên cổ áo, cố ý để cho người khác nghĩ rằng mình cũng có người tặng cho những vết son trên cổ áo, chưa phải là đồ bỏ, bị thế giới lãng quên, quanh năm suốt tháng cổ áo lúc nào cũng chỉ có cái... "ring around the collar " khiến mỗi lần giặt quần áo phải đổ nửa chai thuốc tẩy vào máy giặt cho sạch.
Làm như có vết son trên cổ áo là ghê lắm.
Tôi nhìn thấy sản phẩm mới này tối hôm qua khi ghé mua cái ca vát. Bên cạnh giá treo ca vát, là cái sản phẩm này, với hàng chữ: "... So that the world will know you are still very much desired!"

Người ta có thể mua về rồi đem miết miếng giấy đó lên cổ áo, lên ngực áo, lên lưng áo, in trên đó những vết son môi rất đậm nét, thì trị giá của người mặc cái áo có vết môi son ấy sẽ được tăng lên. Những vết son môi này càng tèm lem càng tốt. Và càng đậm càng làm cho thông điệp thêm phần ý nghĩa.
Khi có những vết son môi dính trên áo, chàng sẽ không còn trông như thứ ma chê, quỉ hờn, ế đến độ sắp... ẩm ra, mà là một con người vẫn còn tạo ra được những mơ ước thầm kín cũng như công khai của rất nhiều người.
Tưởng tượng các đồng nghiệp ở sở từ nay sẽ không còn dám khinh thường chàng như trước nữa. Cứ mỗi ngày một chiếc áo mới với vết son ở các vị trí khác nhau sau mỗi lần đi ăn trưa về là cả sở sẽ lo sợ, không khí trở thành xôn xao, bất ổn lên ngay.
Vinh dự biết là bao nhiêu! Các nam đồng nghiệp thì sẽ tới xin truyền dậy bí quyết, làm sao mặt mũi bặm trợn, nhan sắc không có, ăn nói vô duyên vậy mà cổ áo dính đầy son trông đáng ghét dễ sợ. Các nữ đồng nghiệp thì tìm mọi cách để chàng rủ đi ăn trưa một lần coi sức hấp dẫn của chàng như thế nào mà son môi dính đầy cổ áo mỗi ngày như thế...
Chàng cứ giả bộ như không biết, đến khi được chỉ cho thấy thì nhếch mép cười nhạt coi như đó là thế gian thường tình cho các anh chị điên lên vì ghen tức.
Ðó là ở sở làm, và đó cũng là trường hợp của những người đàn ông chỉ có đúng một cái bàn chải đánh răng trong buồng tắm.
Ở nơi những người có hơn một cái bàn chải đánh răng trong buồng tắm thì những miếng giấy có in sẵn môi son đó cũng không phải là không đem lại lợi ích cho người mua nó về dùng.
Nó có khả năng tạo chú ý lập tức khi bước chân vào cửa nhà lúc tan sở về. Không còn thái độ xem thường, coi Bụt chùa nhà không thiêng và gọi Phật ở ngôi chùa gần nhà bằng "anh" như vẫn làm nữa.
Mấy vết son trên cổ áo là những câu nói từ tốn, không cần hét lên, mà cũng không lên giọng mà phía bên kia vẫn hiểu rằng con giun xéo lắm cũng quằn đấy nhá... rằng (vết son) là lời kêu cứu (cho cuộc hôn nhân) đấy nghe chưa... đừng có lúc nào cũng hăm quăng ra đầu đường cho chó đớp nữa nhá... không phải chỉ ở tiệm phở mới có giá chín mà đây cũng vẫn còn giá lắm hiểu không...
Sản phẩm này được bán mỗi hộp có 6 miếng, đủ dùng cho một tuần. Mỗi miếng như vậy, giá chưa tới một đô la.
Chưa bao giờ tôi thấy một Mỹ kim làm được nhiều việc như thế.
Nhưng điều hay nhất của những vết son này là giặt sạch ngay, nên không cần phải xé luôn cái áo sơ mi có khi còn khá mới vứt vào thùng rác để về nhà được toàn thây như rất nhiều người đàn ông Mỹ phải làm.

Ngày 7 tháng 3 năm 2013
 
Bạn ta,
 
Ðáng lẽ chúng ta phải được đọc một cái Cáo Phó, hoặc trên tờ Paris Mach, hay tờ Le Figaro, tờ Le Monde, tờ L'Express... về sự ra đi vĩnh viễn của nó.
Nhưng bản tin về cái chết của nó chỉ được AFP cùng với một vài hãng thông tấn ngoại quốc loan đi một cách thản nhiên  bên cạnh những cái tin vớ vẩn khác.
Tôi rất yêu nó. Nó ở với tôi cũng được cả hơn hai năm trời. Mà đó trong những năm tuổi trẻ, khoảng thời gian đẹp nhất của chúng tôi.
Ít ra, nó cũng nên được nhắc đến bằng mấy dòng trong cái Cáo Phó. Thí dụ cũng phải "Ðau đớn báo tin cùng thân bằng quyến thuộc" về sự ra đi của nó. Rồi thêm những chi tiết như sinh năm nào, ở đâu, chết ngày nào, hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Gia đình có những ai, ở đâu (St. Quentin, đông bắc nước Pháp) vân vân.
Năm tôi với nó ở với nhau là năm 1960 ở Sài Gòn. Hơn hai năm sau thì nó bỏ tôi. Ðời sống đưa tôi đi bao nhiêu nơi chốn khác, gặp gỡ, thiết lập bao nhiêu những quen biết khác. Nhưng tôi vẫn giữ được bức ảnh tôi chụp với nó ở cổng ngôi trường trung học tôi đang theo học ở đó. Bức hình đen trắng chụp bằng chiếc Olympus half frame của Ðinh Ngọc Mô không rõ lắm nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn lôi ra xem. Trong hình, tôi đứng cạnh nó, tay đặt lên tay của nó. Hồi ấy nó còn rất đẹp.
Mấy tháng sau thì nó bỏ tôi đi luôn cho đến nay không bao giờ gặp lại nữa.
Nhưng đến nay, tôi vẫn nhớ nó, vẫn thỉnh thoảng nghĩ đến nó. Ðược gặp nó một lần nữa chắc vui lắm. Chúng tôi không bao giờ gặp lại.
 
 
Nó là cái Mobylette tự động ông cụ tôi mua cho tôi sau khi đỗ Trung Học Phổ Thông, phần thưởng mà ông đặt ra cho mấy chị em chúng tôi. Nó cù lần, thua xa những chiếc xe Ðức máy Sach hồi đó. Nó chạy không nhanh bằng những chiếc Fips, Capri, Puch... của những người bạn trong lớp. Nhưng nó vẫn giúp những buổi trốn học kỳ thú hơn rất nhiều. Nhờ nó, những buổi trốn học đưa chúng tôi đi xa hơn trước. Thủ Ðức, Thủ Thiêm gần hẳn lại. Những chuyến chạy qua chạy lại trước cửa một trường nữ trung học gần Sở Thú bỗng hào hứng hơn. Ðổ đầy bình xăng, chúng tôi đi cả tuần lễ mới hết. Trưa nắng ở cổng trường, có nó, quyết định vào lớp hay không vào lớp dễ dàng đi nhiều lắm. Thoắt một cái, chúng tôi giã từ giờ vạn vật và giờ lý hoá của lớp đệ tam, đệ nhị C để ở một ngôi chùa trong Chợ Lớn hay một vườn hoa ở Sài Gòn, ở bến tầu gần Hải Quân Công Xưởng ngó xuống sông Sài Gòn đầy váng dầu từ những chiếc tầu chạy qua...
Chiếc yên  Ðinh Ngọc Mô lấy của ai gắn vào cho tôi chỉ để chở có người bạn này đi trốn học. Chúng tôi hiền lắm. Chưa có cô đầm, cô ta nào ngồi lên đó hết...
Chủ nhật bạn tôi đến nhà giúp chùi cho nó sạch láng để thứ hai còn có nó để trốn học tiếp.
Nó ở với tôi được hơn hai năm thì bị một người Việt Nam cùng quẫn nào đó lẻn vào trường dùng chìa khóa giả mở hai chiếc khoá, và dẫn nó đi biệt. Không biết người ấy bán nó được bao nhiêu, có nuôi được vợ con ngày nào không, hay là lại vài chục bi thuốc phiện theo khói bốc lên trời. Nó về đâu, đời sống của nó ra sao, thỉnh thoảng tôi cứ tự hỏi những câu hỏi đó về nó...
Bản tin AFP cho biết công ty Mobylette không sản xuất nó nữa. Nhà máy ở St Quentin sản xuất chiếc Mobylette cuối cùng, chiếc thứ ngoài ba mươi triệu từ khi chiếc đầu tiên ra đời năm 1949.
Như thế là cùng với chiếc 2CV, chiếc song mã yêu quí của tôi, chiếc Mobylette một thời thân thiết cũng vĩnh viễn bị ngưng sản xuất.
Nó sống được đến ngày hôm nay cũng là chuyện lạ. Trong những năm cuối của thập niên 50, nó bị xe Ðức cạnh tranh, rồi qua thập niên 60, là những chiếc xe gắn máy Nhật. Nhưng nó vẫn sống, vẫn tiếp tục góp mặt với đời. Trung thành và đáng tin cậy.
Sẽ có nhiều người nhớ nó. Mặc dù đã vài chục năm không ngồi lên nó, vặn cái tay ga, đạp lấy trớn cho nó nổ máy xẹc xẹc, khói ra mù mịt trên những con đường mùa mưa Sài Gòn của những năm tháng hiền lành và đời sống còn giản dị của chúng ta. 

Ngày 8 tháng 3 năm 2013
 
Bạn ta,
 
Phải nói ngay đây là một cuốn sách nặng ký. Cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn của Võ Hương An chắc chắn sẽ phải được ngự trong các tủ sách gia đình của chúng ta, của những ai còn ít nhiều quan tâm, muốn tìm hiểu về gần 400 năm lịch sử vừa qua.
Nhà Nguyễn mới chỉ chấm dứt vài chục năm trước với việc Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Nguyễn Triều thoái vị để trở thành công dân Vĩnh Thụy, mà nay nhà Nguyễn đã trở thành quá xa xưa và có thể nói là quá lạ lẫm đối với chúng ta. Nhà Nguyễn công có, mà tội cũng có, nhưng hình như chưa được ghi chép lại đầy đủ và có hệ thống khiến việc tìm hiểu về giai đoạn lịch sử này trở thành rất khó khăn, nhất là lịch sử đang bị đem ra viết lại với rất nhiều xuyên tạc ác ý và có hệ thống.
 
 
Cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn của giáo sư sử Võ Văn Dật, tên thật của nhà biên khảo Võ Hương An, là cuốn sách đầu tiên được viết dưới dạng của một cuốn từ điển để việc tra cứu, tìm tài liệu và học hỏi trở thành dễ dàng hơn thay vì phải tìm các tài liệu về triều Nguyễn nằm rải rác ở rất nhiều nơi mà chúng ta không phải ai cũng có được phương tiện và khả năng để tìm đến. Cuốn sách của ông là một nhu cầu của những người ham học và ham đọc.
Hình thức từ điển này đã được dùng rất nhiều trong các tủ sách của Anh, Pháp và Mỹ. Nó là một thứ bách khoa về một vấn đề nào đó giúp ích rất nhiều cho việc tra cứu và tìm hiểu.
Một hình thức tương tự là những cuốn trong tủ sách Que Sais Je của nhà xuất bản Presses Universitaires de France.
Thực ra những thắc mắc về triều Nguyễn thì rất nhiều, mà việc tìm kiếm các tài liệu là chuyện rất khó làm. Ở nơi xa quê hương, không phải ai trong chúng ta cũng có trong tủ sách gia đình những sách báo, ấn phẩm về 13 vị vua và 9 vị Chúa Nguyễn. Các thư viện như thư viện của trường Cornell hay thư viện quốc hội Mỹ không phải là những nơi bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể vào xem hay mượn về để đọc hay tham khảo.
Giáo sư Võ Văn Dật đã giúp chúng ta tìm tòi, ghi chép, tiêu hóa những tài liệu cần thiết và cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn chính là công lao khó nhọc của ông.
Nói về cuốn sách này không thể làm như khi nói về những tác phẩm khác. Người điểm không thể tóm tắt đại ý, nội dung câu chuyện, các nhân vật và các tình tiết tác giả gói ghém trong tác phẩm.
Cuốn sách cuả giáo sư Dật không phải là một cuốn sách giải trí. Nhưng là một tác phẩm mở cho chúng ta rất nhiều cánh cửa dẫn vào rất nhiều điều mới lạ. Tôi không nghĩ có một ai, sau khi đọc hết cuốn sách mà không tiếp nhận được đôi ba điều cho kiến thức của mình.
Với tôi, mỗi trang của cuốn sách đều bầy ra không phải là một, hai, không phải là một chục, hai chục điều , mà là nhiều hơn nữa những điều mới, những điều chưa biết nhưng cũng cần biết và hữu ích. Đó là lý do giáo sư Dật chọn việc viết thành một cuốn từ điển, một hình thức rất tiện cho công việc tìm học hay biên khảo.
Mở bất cứ một trang nào của cuốn sách cũng thấy được không biết bao nhiêu điều mà chúng ta không biết hay biết rất sơ sài, hay hiểu sai về triều đình nhà Nguyễn, những chi tiết trong hậu cung, các sinh hoạt của triều đinh, các khoa thi, các chữ húy kị, các nhân vật trong các triều, các thành phố, thị trấn thành lập dưới thời nhà Nguyễn, những thành phố thay tên, những quốc ấn, những bội tinh khen thưởng, những chức vụ nghe đã xa lạ, những dữ kiện địa lý, lịch sử, kinh tế kể ra không thể hết ở đây.
Người ta nói là muốn tìm hiểu về một vấn đề gì, thì hãy viết một cuốn sách về vấn đề đó. Vì muốn viết thì phải tìm hiểu, đọc, tra cứu về vấn đề ấy. Giáo sư Dật đã làm hết những điều cần phải làm đó cho chúng ta.
Phải đọc những trang đầu cuốn sách mới thấy công phu của người viết khi ông nói về nguyên tắc biên soạn cuốn sách.
Các từ mục đều có chú bên cạnh bằng chữ Hán và khi cần, bằng tiếng Pháp, kể cả những chữ Hán với cách đọc khác của triều đình nhà Nguyễn.
Thư mục tham khảo cũng là một danh sách đáng sợ gôm nhũng bộ sách nhiều người trong chúng ta chỉ nghe tên chứ chưa bao giờ cầm được trong tay như Bulletin des amis du vieux Hue, Đại Nam Điển Lệ Toát Yếu, Khâm Định Việt Sử Thông Giám, Đại Nam Nhất Thống Chí…
Giáo sư Võ Hương An trong một bức thư gửi cho một người bạn, có nói rằng việc làm của ông chỉ là một trò chơi chữ nghĩa thừa nhàn vào tuổi đời xế bóng, do những đam mê thúc đẩy sau những ngày tháng âm thầm trước màn hình vi tính .
Khổng Tử nói "thuật nhi bất tác", nhưng "thuật" mà được như giáo sư Dật đã làm là một công việc đáng giá gấp mười lần những công trình sáng tác.
Với cuốn sách này của ông, ông đã tự đưa được tên tuổi của ông vào ngang hàng những nhà viết sử và nghiên cứu sử của Việt Nam như Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Lê Quí Đôn…
Bằng cao học sử của đại học Huế của ông đã được dùng rất đúng chỗ. Học vấn, hiểu biết của ông là những bảo đảm cho cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn.
Ông là một ngòi bút uy tín và đáng kính. Việc làm của ông là một việc làm hữu ích cho không biết bao nhiêu người bây giờ và trong tương lai.
Đó cũng là món quà của một người Huế tặng cho Huế. Gọi nó là một cuốn sách về Huế cũng không sai.
Đọc cuốn sách này, người ta không thể không muốn đổi một chữ trong câu "di tử kim mãn doanh bất như giáo nhất kinh" để thành "trứ" nhất kinh. Để lại cho con một rương đầy vàng không bằng dậy cho con một cuốn sách. Võ Văn Dật đã để lại cho chúng ta, cho nhiều đời sau một cuốn sách quí giá, công lao nhọc nhằn của ông.
Nói về cuốn sách này mà không nhắc đến một việc làm khác không kém phần quan trọng thì tôi thấy là thiếu sót rất nhiều. Đó là việc làm của nhà xuất bản Nam Việt đã liều lĩnh bỏ tiền ra in cuốn từ điển này. Vào cái lúc "sách vở ích gì cho buổi ấy" thì cái "thân già" của ông Huy Phương vẫn lao ra để in cuốn sách của Võ Văn Dật. Chúng ta nên làm một cái gì để đền bù cho sự liều lĩnh rất đáng ca ngợi của ông Huy Phương, người chủ trương nhà xuất bản Nam Việt, để ông không bao giờ phải ân hận với cái việc làm liều lĩnh rất đáng quí đó bằng cách tiêu thụ hết số những cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn.
Thôi thì không để lại cho con cái một cái rương đầy vàng, không thể "trứ" nhất kinh cho các con thì để lại cho chúng một viên ngọc rất quí, là cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn của Võ Văn Dật vậy.
 
 

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(Bài số 165)
 
THE PERFECT TENSES AGAIN!
 
Bản ghi chép lại do Lãm Trúc Giang thực hiện. Bài học số 165 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 5 năm 2013.

QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
TRÚC GIANG
Thưa chú, hôm nay cháu muốn chú nói lại về thì PRESENT PERFECT. Cháu thì vẫn hiểu PAST TENSE dùng để nói về những việc đã xẩy ra trong quá khứ, và đã hoàn toàn xong, đã kết thúc, đã chấm dứt. Trong khi PRESENT PERFECT thì để diễn tả những việc, những hành động bắt đầu trong quá khứ nhưng chưa chấm dứt, vẫn kéo dài tiếp cho đến hôm nay, vẫn tiếp diễn cho đến tận hiện tại. Nhưng cháu cũng lại thấy có khi PRESENT PERFECT được dùng để chỉ những việc đã chấm dứt hoàn toàn trong quá khứ làm cháu nghĩ hai thì PAST và PRESENT PERFECT giống nhau. Như vậy cháu nghĩ có đúng không?
BBT
Những điều Trúc Giang vừa nói đều đúng cả. Và Trúc Giang có thấy confused bối rối thì cũng hoàn toàn đúng, hoàn toàn có lý.
Trước hết, hãy nói về khác biệt căn bản giữa hai thì này đã. SIMPLE PAST TENSE được dùng để nói về những việc đã xong, đã hoàn tòan chấm dứt. Đầu tiên, hãy ôn lại về cách tạo ra thì PRESENT PERFECT. Trúc Giang nói về PRESENT PERFECT coi.
TRÚC GIANG
Thưa chú, thì PRESENT PERFECT được tạo thành với PRESENT TENSE của động từ TO HAVE và PAST PARTICIPLE của ĐỘNG TỪ CHÍNH (HAVE/ HAS + PAST PARTICIPLE) . Thí dụ I HAVE MET HIM BEFORE. Câu hỏi, QUESTION FORM là HAVE I MET HIM? Và phủ định, NEGATIVE là I HAVE NOT MET HIM.
BBT
QA cho nghe một thí dụ với PAST TENSE coi.
QA
Thí dụ như khi nói thế này: HE LIVED IN SAIGON nghĩa là ông ta sống ở Sài Gòn, tức là chuyện ông ấy có nhà cửa, đi làm, sinh sống ở Sài Gòn là chuyện đã xẩy ra, đã chấm dứt, và nay, ông ấy không còn sống ở Sài Gòn nữa. Hay khi QA nói thế này: THEY WORKED FOR THE GOVERNMENT thì câu này có nghĩa là trước đây họ làm việc cho chính phủ nhưng bây giờ thì hết rồi, hoặc họ đã về hưu hay đã đổi sang làm cho những sở khác không còn là công chức nữa.
BBT
Đúng rồi. Nhưng khác với PAST TENSE, thì PRESENT PERFECT được dùng để nói về những việc bắt đầu trong quá khứ nhưng vẫn chưa chấm dứt, vẫn còn tiếp tục cho đế ngày hôm nay. Thí dụ THEY HAVE LIVED IN HOUSTON thì câu này có nghĩa là họ sống ở HOUSTON và đến bây giờ vẫn còn sống ở đó, họ chưa dọn đi, việc họ sống ở Houston đã bắt đầu từ cả năm, mười năm nay và hiện nay họ vẫn còn ở Houston. Trúc Giang cho nghe thí dụ của Trúc Giang với PRESENT PERFECT coi.
TRÚC GIANG
SHE HAS GONE TO LONDON nghĩa là cô ấy đi Luân Đôn từ mấy tuần trước và bây giờ cô ấy vẫn còn ở Luân Đôn, chưa trở về, nghĩa là việc đi Luân Đôncủa cô ấy chưa kết thúc, cô ấy chưa về lại nhà.
BBT
Có khi việc đã chấm dứt trong quá khứ, nhưng hậu quả, ảnh hưởng vẫn còn đến tận bây giờ, người ta cũng dùng PRESENT PERFECT. QA thấy hai câu này có gì khác nhau không?
I ATE BREAKFAST AT HOME.
I HAVE EATEN BREAKFAST AT HOME.
QA
QA nghĩ I ATE BREAKFAST AT HOME có nghĩa là tôi ăn sáng ở nhà. Chuyện tôi ăn sáng đã xong. Tôi đã ra khỏi nhà, không còn đang ngồi ở bàn ăn nữa. Chén bát đã rửa xong. Việc ăn sáng của tôi đã chấm dứt.
Còn câu I HAVE EATEN BREAKFAST AT HOME thì có nghĩa là tôi đã ăn sáng ở nhà trước khi ra khỏi nhà đi làm. Việc ăn sáng đã xong nhưng hậu quả của việc ăn sáng vẫn còn, bây giờ , vào lúc nói câu này thì tôi vẫn còn no. Hậu quả của việc ăn sáng vẫn còn nên phải dùng PRESENT PERFECT.
BBT
Đúng lắm. Thế là hiểu rõ rồi nhé. Trúc Giang cho biết hai câu này khác nhau như thế nào: SHE MOVED TO BOSTON và SHE HAS MOVED TO BOSTON.
TRÚC GIANG
Câu SHE MOVED TO BOSTON có nghĩa là cô ấy đã dọn nhà đi Boston. Có thể cô ấy vẫn còn ở Boston. Chuyện dọn nhà đi Boston đã xong. Đồ đạc đã được chở tới Boston, cô ấy đã có nhà ở Boston, đã bầy đồ đạc ra, trang hoàng cho căn nhà và đang sống tại Boston. Nhưng cũng có thể sau vài tháng, cô ấy lại dọn đi một nơi khác như New York hay Washington chẳng hạn. Trong khi đó, câu SHE HAS MOVED TO BOSTON thì cháu hiểu là cô ấy đã dọn đi Boston và bây giờ vẫn còn ở Boston, chưa về California, cũng chưa dọn đến một thành phố khác và vì thế, hậu quả của việc dọn đi Boston vẫn còn.
BBT
Bây giờ chúng ta sẽ nói về trường hợp cả hai hành động đều đã chấm dứt nhưng một việc thì dùng PAST TENSE, một việc thì lại dùng PRESENT PERFECT.
Thí dụ tôi đã đọc xong quyển sách đó, việc đọc đã xong rồi, nhưng trong một trường hợp thì dùng PAST TENSE, một trường hợp dùng PRESENT PERFECT: I READ THAT BOOK IN 1995. I HAVE READ THAT BOOK BUT I CANNOT REMEMBER WHEN.
Nếu biết đích xác ngày giờ thì chúng ta dùng PAST TENSE. Nếu không xác định được rõ ngày tháng thì dùng PRESENT PERFECT.
QA cho biết tại sao lại dùng PAST và tại sao lại dùng PRESENT PERFECT trong hai câu này coi.
HE WENT MISSING DURING THE TET OFFENSIVE và HE HAS GONE MISSING SOMEWHERE IN LAOS.
QA
Câu HE WENT MISSING DURING THE TET OFFENSIVE dùng PAST TENSE vì chúng ta biết ông ấy mất tích hồi Mậu Thân, tức là năm 1968. Biết được thời gian ông ấy mất tích thì dùng PAST TENSE. Còn câu HE HAS GONE MISSING SOMEWHERE IN LAOS thì chúng ta dùng PRESENT PERFECT vì ông ấy mất tích đâu đó ở bên Lào. Không biết nơi mất tích thì làm sao biết được đích xác ngày giờ mất tích nên chúng ta dùng PRESENT PERFECT.
BBT
Thế còn nếu nói ông ta mất tích đến nay vẫn biệt vô âm tín thì Trúc Giang nói thế nào?
TRÚC GIANG
Cháu sẽ dùng PRESENT PERFECT vì hậu quả của chuyện mất tích đến nay vẫn còn, người ta vẫn chưa tìm được ông ấy. Cháu có biết một người trong họ mất tích nhưng sau năm 1975 thì ông ấy lại tìm được đường về nhà, như vậy nên cháu dùng HE WENT MISSING có được không chú?
BBT
Được, vì chuyện mất tích của ông ấy không còn nữa. Ông ấy đã về nhà.
Vừa rồi chúng ta đã nói về PAST và PRESENT PERFECT, nhưng khác nhau của hai thì này. Bây giờ, nếu chúng ta có PAST TENSE của TO HAVE tức là HAD, theo sau là PAST PARTICIPLE (HAD+PAST PARTICIPLE) chúng ta có thì (TENSE) gì?
QA
Thưa anh, phải PAST PERFECT không?
BBT
Đúng rồi. Trúc Giang biết chúng ta dùng PAST PERFECT trong trường hợp nào không?
TRÚC GIANG
Cháu nhớ là PAST PERFECT được dùng để nói về một việc xẩy ra trước một việc khác đã xẩy ra trong quá khứ. Thí dụ hôm qua, cháu đến tiệm Macy’s thì tiệm đã đóng cửa rồi. Tức là cháu đến sau khi Macy’s đóng cửa. Cháu dùng PAST PERFECT cho việc Macy’s đóng cửa. Vậy thì cháu nói thế này được không: THE STORE HAD CLOSED BEFORE I CAME. Hay WHEN I ARRIVED, MACY’S HAD CLOSED.
BBT
Đúng rồi. QA cho nghe 2 thí dụ coi.
QA
WE GOT TO THE AIRPORT BUT THE PLANE HAD LEFT.
SHE COOKED A BEAUTIFUL DINNER BUT HE HAD EATEN.
BBT
PAST PERFECT tương đối dễ dùng nhưng hai cô cần nhớ là không thể để cho PAST PERFECT đứng một mình được. Nó sẽ bị cô đơn lắm đến độ trở thành … sai văn phạm luôn.
TRÚC GIANG
Nên phải cho nó đi cùng với PAST TENSE phải không thưa chú?
BBT
Đúng. Bây giờ với SHALL hay WILL HAVE + PAST PARTICIPLE thì chúng ta có thì gì đây?
QA
Thưa anh, phải FUTRE FERFECT không?
BBT
Đúng, nhưng dùng nó như thế nào QA còn nhớ không?
QA
QA nhớ là cuối năm nay, gia đình QA sẽ ở căn nhà này được 5 năm. Bây giờ thì chưa đủ 5 năm, nhưng cuối năm nay thì gia đình QA sẽ sống ở căn nhà này được 5 năm. Vậy thì QA phải nói thế nào thưa anh?
BBT
Cô có thể nói thế này: BY THE END OF THIS YEAR, WE SHALL HAVE LIVED IN THIS HOUSE FOR 5 YEARS. Bây giờ Trúc Giang cho nghe hai thí dụ với FUTURE PERFECT coi.
TRÚC GIANG
TWO YEARS FROM NOW, HE WILL HAVE FINISHED COLLEGE.
IN 10 MORE YEARS, WE WILL HAVE PAID OFF THE HOUSE.
THE RAIN WILL HAVE STOPPED BEFORE WE GET HOME.
BBT
Còn QA?
QA
WE WILL HAVE LEFT SAI GON FOR 15 YEARS NEXT SPRING.
WILL HAVE WORKED HERE FOR 8 YEARS NEXT SEPTEMBER.
THEY WILL HAVE BEEN MARRIED FOR HALF A CENTURY.
Thưa anh, QA có lần nghe thấy mấy đứa con QA nói với nhau câu này, hình như là BEEN THERE, DONE THAT thì phải. Câu này nghĩa là gì thưa anh?
BBT
Đúng ra, phải nói đây đủ như thế này: I HAVE BEEN THERE AND I HAVE DONE THAT. Nhưng người ta thường nói ngắn lại để thành BEEN THERE, DONE THAT. Câu này xuất hiện khoảng thập niên 70 nhưng bây giờ vẫn còn thấy nhiều người dùng. Đại khái nó chỉ là một câu để nói lên sự sốt ruột của một người muốn người kia đổi đề tài để nói qua chuyện khác. Nguyên nghĩa của nó là tôi đã đến đó rồi, đã làm việc đó rồi. Tương đương trong tiếng Việt, theo tôi, là câu trong truyện Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng…
QA
Thưa có phải là câu BIẾT RỒI KHỔ LẮM, NÓI MÃI không?
BBT
Đúng rồi, nhưng câu BEEN THERE, DONE THAT thì cách nói nghe bình thường thôi, trong khi câu BIẾT RỒI KHỔ LẮM NÓI MÃI có cách nói khá đặc biệt, mà phải nói đúng cách lên xuống (INTONATION) nó mới có nghĩa, mới có cái vẻ mệt mỏi, chán chường ở trong. Tôi nghĩ bị ai nói một câu như vậy vào mặt thì người nghe chắc là khó chịu, bực bội lắm, có thể đưa tới đánh lộn không chừng.
QUỲNH ANH
Cám ơn ông thầy, chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.//
.
 
HẾT
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét