Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

muốn chống Tàu, phải "khai tử" Việt cộng!

 
Theo Mỹ mất đảng, theo Tàu mất nước
 
*
 
 Việt Nam là một nước nhỏ và bị kẹp giữa hai thế lực quốc tế là Tàu và Mỹ. Ngày nay, Việt Nam còn đối diện với chủ nghĩa bành trướng Trung cộng đang thực thi ‘giấc mơ Trung Quốc’, viễn ảnh bị thôn tính lại một lần nữa xuất hiện trên đầu đất nước VN. Ở hoàn cảnh này, đcsVN phải đứng trước một sự lựa chọn khó khăn nhất vì giải pháp chọn lựa nào cũng đem tới bất lợi cho họ: theo Mỹ thì mất đảng, theo Tàu thì mất nước.
Nếu tự nhận theo Tàu thì đcs khó giải thích vì chẳng khác nào tự khoác lên mình nhãn hiệu bán nước, và sớm muộn cũng sẽ bị dân chúng VN đứng lên lật đổ. Nếu theo Mỹ thì phải từ bỏ độc tài cs, thực thi cải tổ chính trị và như thế là mất đảng. Đối với đảng viên, mất đảng là mất tất cả: những kẻ phạm tội trong quá khứ sẽ phải đối diện với pháp luật; những kẻ có ưu thế, quyền chức trong xã hội sẽ phải chứng tỏ khả năng của mình, một điều mà họ không có vì chức vụ đều đến từ móc nối hay quan hệ, và hậu quả dẫn tới là những ưu đãi đang hưởng sẽ phải chấm dứt.
Cuối cùng đcsVN cũng bắt buộc phải đi tới quyết định, giống như sự lựa chọn ‘theo Tàu’ của họ ngay sau khi nhìn thấy Liên Xô sụp đổ. Nếu đặt tất cả các điểm lợi hại lên bàn cân, cộng với hằng số bất di bất dịch là quyền lợi ích kỷ của đcsVN, thì chắc chắn theo Tàu là con đường phải chọn; vì sự tồn vong của đất nước không phải là ưu tiên tối thượng và vấn đề áy náy lương tâm đối với đcsVN.
ĐcsVN đã chọn con đường theo Tàu nhưng phải che dấu bộ mặt bán nước. Để thực hiện điều này thì cần phải dập tắt tinh thần chống ngoại xâm của người dân VN, bằng cách đàn áp tối đa tất cả những ai dám bàn tới chuyện Tàu cộng xâm lược, và đồng thời tuyên truyền, tạo tin rối để chứng tỏ nhà cầm quyền cũng có quyết tâm chống ngoại xâm.
 
Đàn áp thẳng tay
 
Ngày nay cơ bản quyền lực của nhà cầm quyền cs   đã không còn vững chắc do mất lòng dân, mất chính nghĩa, phe phái nội bộ chia rẽ và xâu xé nhau, khả năng lãnh đạo yếu kém và không thực tài, kinh tế suy thoái và gánh nặng tham nhũng. Họ chỉ còn sót lại một vũ khí duy nhất là bạo lực để duy trì quyền cai trị. Vì thế sẽ không là điều ngạc nhiên khi thấy công an VN bất chấp luật lệ, luôn sẵn sàng giở đủ mánh khóe lưu manh để đàn áp các tiếng nói bất tuân. ĐcsVN không muốn nghe dân mà chỉ muốn dân tuân phục và sợ họ.
Ngoài giải pháp đàn áp để bắt mọi người dân phải tuân phục và biết sợ nhà cầm quyền, tuyên truyền còn là một công cụ ít tốn kém để làm giảm bớt sự chống đối, với cách loan tin rối thường thấy như:
 
ĐcsVN còn mạnh và phe dân chủ đang yếu
 
Trong thời gian gần đây xuất hiện quan điểm có phần thiếu sót khi đánh giá sự thắng thua trong công cuộc tranh đấu bằng cách cân đo tương quan lực lượng trên bề mặt hình thức giữa bên độc tài cs và dân chủ. Phong trào dân chủ được đánh giá là còn rất yếu so với lực lượng quân đội và công an của chế độ. Đánh giá này chỉ nhìn thấy và so sánh quyền lực cứng (lực lượng vũ trang) giữa hai bên mà bỏ qua một loại quyền lực không kém lợi hại là quyền lực mềm bao gồm các yếu tố trừu tượng như lòng dân, chính nghĩa, kinh tế, xã hội… và cho rằng quyền lực cứng là tất cả yếu tố quyết định thắng thua. Lập luận này không phản ảnh thực tế của các phong trào đấu tranh bất bạo động trong quá khứ. Xin lấy một thí dụ đơn giản để hình dung: một căn nhà đồ sộ nào cũng phải đứng trên các chân cột. Chỉ cần một chân cột bị mối mọt làm mục nát thì căn nhà sẽ có nguy cơ bị sụp đổ. Khi đó, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có thể kéo đổ căn nhà. Thí dụ này cho thấy sức mạnh của các yếu tố ‘mềm’ như chính nghĩa, lòng dân, kinh tế… là những con mối mọt đục khoét các chân cột chống đỡ chế độ, và không thể không được tính tới khi làm cuộc đánh giá tương quan lực lượng. Đây là hàm ý đàng sau câu nói đã trở thành chân lý và được nhắc tới thường xuyên: ‘một chế độ mất lòng dân thì không thể tồn tại’. Khối cs Liên Xô sụp đổ chính là vì lý do này.
Từ trước, đcsVN đã nhận ra sự suy yếu từ nội tại của hệ thống cs nên họ đã thay đổi kinh tế theo hướng thị trường để tránh phá sản. Nhưng sau hơn 20 năm đổi mới, con rồng Việt Nam đã phải hạ cánh. Kinh tế đã hết hơi sau khi đã tiêu xài hoang phí các khoản đầu tư và vay mượn của ngoại quốc, để lại cả núi nợ, tham nhũng lan tràn, doanh nghiệp phá sản, lạm phát luôn cao hơn mức GDP. Vẫn chưa đủ, những phạm vi khác như an ninh, xã hội, giáo dục, môi trường đều đồng loạt xuống cấp thảm hại. Sự mục ruỗng này góp phần làm cho quyền lực của chế độ suy yếu thêm, đồng thời làm gia tăng nỗi bất mãn của quần chúng. Vì thế, đcsVN ngày nay không mạnh như sự phô trương bên ngoài của họ.
 
Toàn dân nên hợp tác với đcs chống ngoại xâm
 
Đây là lời kêu gọi thật khôi hài và mập mờ. Bình thường, bất cứ người VN nào nói tới chống ngoại xâm đều hiểu rằng ‘ngoại xâm’ chính là Trung cộng, nhưng nhà cầm quyền VN chưa bao giờ dám lên tiếng kêu gọi dân chúng VN ‘chống Tàu’. Vậy ‘ngoại xâm’ mà đcsVN kêu gọi cùng hợp tác chống lại là nước nào? Và tại sao đcsVN chống Tàu mà vẫn gia tăng bắt bớ những người dám công khai chống Tàu? 
 
Vừa hợp tác ‘toàn diện’ với Tàu vừa kiên quyết bảo vệ lãnh thổ
 
Lập luận này không thể ‘ngửi’ được, tương tự như chống cướp nhưng không khóa chặt cửa mà mở toang mời nó vào!
 
Giải pháp hàng hai
 
Hợp tác với cả Tàu và Mỹ nhưng không ngả về bên nào. Lập luận này không phản ảnh thực tế vì nhìn  tổng quát Việt Nam sẽ thấy ảnh hưởng Hán hóa đang tiến bước trong mọi lãnh vực an ninh quốc gia. Còn ảnh hưởng của Mỹ chỉ là thứ văn hóa tiêu xài, thời trang. Nếu muốn chủ trương không theo ai thì phải có khả năng đứng một mình. Việt Nam có là một đất nước hùng mạnh đến nỗi không cần nước nào giúp đỡ và không cần sự bảo vệ của nước nào không?
 
Hiện đại hóa quân đội
 
ĐcsVN đã làm rùm beng chuyện đặt mua tàu ngầm và các loại vũ khí tân tiến của Nga với danh nghĩa hiện đại hóa quân đội để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Hiện tượng này cũng cần phải suy xét để tìm ra âm mưu lừa lọc được dấu kín bên trong. VN cần phải hiện đại hóa quân đội là chuyện đương nhiên vì đây cũng là trào lưu mà các nước Đông Nam Á đang tiến hành, và sứ mệnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quân đội cũng không phải việc ngoài bổn phận của quân đội. ĐcsVN đang hiện đại hóa quân đội là sự thật nhưng có dùng vào việc bảo vệ chủ quyền hay không lại là vấn đề khác. Muốn tìm hiểu và đánh giá quyết tâm của quân đội VN trong chuyện bảo vệ ngư dân hay biển đảo, thì chỉ cần nhìn qua hàng xóm Nhật hay Phi Luật Tân để so sánh là sẽ rõ sự thật.
Việt Nam đang đứng giữa hai lựa chọn không thể trốn tránh và bất cứ người dân nào cũng thấy mục tiêu bảo vệ chủ quyền là tối thượng, đồng thời cũng thấy rõ kẻ có mưu đồ xâm lăng VN không phải Mỹ mà là Tàu cộng. Như thế chọn lựa đúng đắn đã rõ ràng. Nhưng đcsVN không nghĩ như thế. Họ đã làm ngược lại, để giữ đảng!
Trong cơn vùng vẫy tuyệt vọng để bám lấy quyền lực, đcsVN chỉ còn một cái phao duy nhất là lực lượng vũ trang. Ngay lực lượng bạo lực này cũng không phải là công cụ an toàn và có thể trở thành ác mộng cho đcsVN nếu giới này chiếm ưu thế trong hệ thống cầm quyền và thoát khỏi tầm kiểm soát của đảng. Suy cho cùng, cho dù sở hữu lực lượng vũ trang, vận mệnh của đcsVN trên thực tế là… ‘chỉ mành treo chuông’.
 
 Trần Văn Minh
07/05/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét