Lên tiếng cho Anh Thư
Đỗ Thị Minh Hạnh
- Phạm Khắc Trung
Tôi đã đọc nhiều lần "Bản tường trình" của bà Trần Thị Ngọc Minh,
thân mẫu của Minh Hạnh, cùng lời kêu gọi "Xin
lên tiếng cho Đỗ Thị Minh Hạnh", của
Khối Tự do Dân chủ 8406, đăng trên Danlambao, ngày 30/08/2013. Trong
hình minh họa của bài này, Danlambao đăng tấm hình Minh Hạnh mặc áo sọc tù, tóc
cột bím, mắt kẻ chì đen, môi thoa son, má điểm phấn, miệng hơi hé cười, cổ có
nhiều dấu bầm (không biết do cạo gió hay bị đánh đập), so sánh với tấm hình
Minh Hạnh mặc đầm trắng, vớ trắng, miệng cười thật tươi, lộng lẫy trước đám
mây, trông như thể nàng tiên (thiên thần) bên góc trái. Bàn về "Bản tường
trình" và tấm hình này, Người Buôn Gió có bài "Sự tàn bạo muôn
năm" rất cảm động (Trích):
"Gần hai mươi năm trước đây, tôi từng chịu cảnh bị trói
treo, đánh vào mạng mỡ, vào tai, bị cùm xích ròng rã 15 ngày, bị biệt giam...
tôi mới nhận ra những điều mà các đàn anh đi trước kể cho tôi hồi nhỏ về những
gì diễn ra trong nhà tù là sự thật.
Gần hai mươi năm sau, tôi bị bắt nhiều lần, ở gần như khắp mọi miền đất nước bởi những người an ninh. Lý do bắt thật bất công. Nhưng điều kiện bị giam giữ không có gì đáng phàn nàn, thái độ của người canh giữ cũng tốt. Nhưng thứ đó làm tôi cảm giác mọi thứ có một số điều đã tốt hơn.
Tuy nhiên đó chỉ là những thời gian ngắn ngủi, và những người canh giữ là không phải là quản giáo chuyên nghiệp và nơi giam giữ chưa hẳn là trại tù thực sự.
Hôm nay theo dõi câu chuyện về nữ tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh. Tôi đọc lời kể của người thân cô, nhìn tấm hình cô chụp trước đến nay.
Gần hai mươi năm sau, tôi bị bắt nhiều lần, ở gần như khắp mọi miền đất nước bởi những người an ninh. Lý do bắt thật bất công. Nhưng điều kiện bị giam giữ không có gì đáng phàn nàn, thái độ của người canh giữ cũng tốt. Nhưng thứ đó làm tôi cảm giác mọi thứ có một số điều đã tốt hơn.
Tuy nhiên đó chỉ là những thời gian ngắn ngủi, và những người canh giữ là không phải là quản giáo chuyên nghiệp và nơi giam giữ chưa hẳn là trại tù thực sự.
Hôm nay theo dõi câu chuyện về nữ tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh. Tôi đọc lời kể của người thân cô, nhìn tấm hình cô chụp trước đến nay.
Tấm hình trước kia không son phấn, nhưng toát lên vẻ trẻ khỏe, sung mãn đầy sức sống. Tấm hình sau dù Đỗ Thị Minh Hạnh gắng trang điểm thế nào, cũng chẳng dấu nổi vẻ tiều tụy, ôm đau, đôi mắt và nét mặt gắng bình thản nhưng người tinh tế vẫn nhận ra những gì khốc liệt mà cô đã chịu đựng trong nhà tù.
Thương lắm những người tù nữ. Mỗi lần đi gặp người thân, họ mượn nhau bộ quần áo tươm tất, xin nhau chút son phấn, họ trang điểm cho nhau trước lúc gặp gia đình. Với mong muốn gia đình nhìn thấy mình không đau khổ, không tiều tụy. Dù ở hoàn cảnh như vậy họ vẫn cố dấu đi những gì sẽ khiến người thân đau lòng, vẫn muốn an ủi người thân bằng cách che đậy đi những gì mình phải chịu đựng.
Khi trước ở trong tù, được làm phục vụ cho đội trưởng đội quản giáo. Nhiều lần đi qua song sắt khu giam nữ. Tôi phải dừng lại nghe những tiếng van xin.
− Hiếu ơi, chị bị thu gương lược rồi, Hiếu lấy lại giúp chị đi.
− Tù rồi cần gì đẹp hả chị, ai ngắm đâu, lấy bị phát hiện thì em toi.
Tôi định dợm bước đi, người tù nữ vọng ra tha thiết.
− Em ơi, làm đẹp để chồng mình nó gặp, nó thấy mình không xấu, nó còn chờ, còn đi tiếp tế cho mình em ơi.
Người khác nói với theo.
− Làm đẹp chút, cho mẹ mình nhìn không xót em à.
Cái câu của người tù nữ nói với theo, khiến tôi không thể cầm lòng. Tôi rình lấy chìa khóa kho của quản giáo để lấy gương, lược và cả nhíp sắt nhổ lông mày cho các chị. Thậm chí thấy giấy bút tôi còn tiện tay khua nốt để khuyến mại cho các chị luôn.
Đằng sau những lớp phấn vụng về, nét son thô kệch là bao nhiêu nỗi đau muốn che dấu. Những chị em nào đọc được dòng này, nhìn cách trang điểm của Đỗ Thị Minh Hạnh, chắc hiểu được vì sao cô ấy trang điểm không được như xã hội, điều kiện nhà tù được như thế là một nỗ lực rất lớn. Và xót xa hơn nữa, chúng ta hiểu được vì sao cô ấy cố gắng điểm trang.
Hai mươi năm trước nữa là thời gian tù của những đàn anh kể cho tôi, rồi đến lượt tôi. Rồi hai mươi năm sau này nữa đến lượt Đỗ Thị Minh Hạnh. Cảnh trói treo, đánh mang tai, đánh mạng sườn... vẫn còn diễn ra đằng sau những cánh cổng trại giam. Không tránh ai cả, từ tên tù ngỗ ngược xăm trổ đầy mình đến cô gái trong trắng vì niềm thương yêu đối với đất nước, niềm xót xa cho những thân phận người công nhân phải vào tù và chịu đựng cảnh hung tàn đó.
O ép từ miếng ăn, nước uống, điều kiện vệ sinh, khủng bố tinh thần, đánh đập dã man một cô gái đang chịu án tù vốn dĩ đã đầy oan ức" (Ngưng trích).
Trong lời kêu gọi "Xin lên tiếng cho Đỗ
Thị Minh Hạnh", Khối Tự do Dân chủ 8406 viết: "Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên
ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương
tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ
Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù
cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại,
đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn". Quả đúng thế thật! Nhưng
tại sao lại trớ trêu như vậy?
Theo sự suy nghĩ đơn giản của tôi: Khi hay
tin Phương Uyên bị bắt, gia đình Phương Uyên đã tự động đứng về phía Phương
Uyên ngay, họ vững tin rằng Phương Uyên vô tội, nên đã hỗ trợ hết lòng, kiên
quyết đấu tranh, đòi nhà cầm quyền phải trả tự do cho Phương Uyên ngay tức
khắc, chính vì vậy mà Phương Uyên nhận được sự ủng hộ của nhiều người khác, của
nhiều đoàn thể khác. Ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm kết án Phương Uyên 6 năm tù
giam cộng 3 năm quản chế, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên, kiêu hãnh trả
lời phỏng vấn của phóng viên đài VOA rằng:
"Thật sự gia đình rất sốc với bản
án, nhưng ngược lại được bù đắp bởi sự mạnh mẽ của Uyên. Uyên cứng rắn hơn mức
tưởng tượng của gia đình. Cháu đã nói lên tất cả những uẩn khúc trong vụ án và
thể hiện lòng yêu nước. Phiên tòa hôm nay, bản án hôm nay rõ ràng là bản án
dành cho người yêu nước. Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù
vì thể hiện lòng yêu nước”. Gia
đình rất lấy làm vinh dự, vinh hạnh về những việc con mình đã làm."
Trong khi gia đình Minh Hạnh lại thỏa hiệp
với chính quyền, thuyết phục Minh Hạnh hợp tác với công an, khuyên Minh Hạnh
khai báo và nhận tội. Trong phần 3, "Bản tường trình", bà Trần Thị Ngọc
Minh viết (Trích):
"Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34, một nữ công an
tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống
đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn
cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm
của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi:
Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục
Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá
thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực
hiện theo yêu cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô
cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận thư của tôi, Hạnh chấp
nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh
cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn
khẳng định mình vô tội.
Vào ngày 14-05-2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút,
và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất
nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố
Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra; công an
không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ
của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc
bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn,
khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của
Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù dọa, gây áp lực khủng bố
tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh
không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở
trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
Từ đây, gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần
thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp
tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của
mình."
Trong sinh hoạt tự nhiên trên rừng hàng ngày, người ta đã đặt máy thu
hình cảnh đàn bò rừng, với hàng trăm con
bị bầy sói đuổi bắt, đến lúc một con bê nào đó kiệt sức không chạy nổi, nếu con
bò mẹ dừng lại chiến đấu với bầy sói bảo vệ con mình, thì may ra còn cứu được bê
con, còn nếu bò mẹ sợ hãi và vẫn bỏ chạy, thì đương nhiên bê con lọt vào bụng bầy
sói. Cái lý lẽ tuy đơn sơ nhưng vững vàng không thể đổi, là nếu bò mẹ không xả
thân chiến đấu bảo vệ con mình thì đừng mong gì đàn bò dừng lại cứu giúp?
Hồi đó tôi căn cứ vào sự thật, là cộng sản
Bắc Việt xé bỏ Hiệp Định Paris chưa ráo mực, tập trung nhân lực tấn công cưỡng chiếm
miền Nam ngày 30/04/75, khiến cái cột đèn đi được cũng bỏ đi..., để nói giỡn
rằng, đáng lẽ phải trao giải Nobel Y Học cho Lê Duẩn mới phải, bởi Lê Duẩn đã
có công làm sáng mắt 21 triệu dân miền Nam và 23 triệu dân miền Bắc.
38 năm sau, dân số Việt Nam đã tăng gấp đôi,
nhưng không hẳn tất cả gần 90 triệu người đều sáng mắt hết, chẳng hạn như bà
Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, cho biết: "Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo
cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu
cầu của họ (công an)". Không hiểu hết mặt trái của cộng sản cũng là chuyện
bình thường, ngay nhiều bậc trí thức gạo cội còn thơ ngây huống gì bà Minh?
Điều bất bình thường là mặc dù qua một thời gian tương đối dài:
(1)“Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như
một của mình”. (2)“Hạnh cho công an biết những việc làm của
Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội”. (3)“Hạnh xin tôi (mẹ Hanh)
hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn
dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội”. (4)"Hạnh không muốn tôi (mẹ Hạnh) tỏ vẻ tử
tế với công an và bảo tôi (mẹ Hạnh) cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng
tôi (mẹ Hạnh) để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội". (5)"Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà
Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những việc xảy ra ở B34, nói
rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận
mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của
mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận
của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v...". Nhưng dường như
"Bụt nhà không thiêng", nên bà Minh vẫn không tin tưởng nơi con mình,
vẫn tiếp tục hợp tác với công an, khuyên Hạnh nên tuân thủ quy định của trại
giam và thuyết phục Hạnh nhận tội. Phần 9, "Bản tường trình", bà Minh
viết (Trích):
"Có lần Hạnh bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh
suýt bị đưa ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng
gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm ấy tôi đến thăm nuôi
kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích
của trại giam là để tôi thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội."
" Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm
tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như
khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại
giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao
trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi
công an trại giam ngồi trên ghế v.v...
Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh nên tuân
thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội. Tôi muốn xin giảm án cho
con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý
do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công
lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn
của Hạnh còn trong tù.
Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù,
tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh
nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động
của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải
thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công
an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ
phạm nhân."
Mà Đỗ Thị Minh Hạnh phạm tội gì mà phải nhận?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, những hoạt động của Minh Hạnh bao gồm (Trích):
− Năm 18 tuổi, cô đã tham gia công tác xã hội.
− Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện
đất đai và bị giam
nhiều ngày tại Hà Nội và gia đình bảo lãnh về và bị cộng sản giam lỏng theo dõi tại Di Linh, Lâm
Đồng.
− Khi hay tin chánh quyền CSVN cho Trung quốc đầu tư khai thác Bauxit tại Tây nguyên, cô đã bí mật cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của TQ tại đây và chuyển đi toàn cầu qua mạng Internet.
− Năm 2007 Minh Hạnh đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại công ty nước ngoài để biểu tình và đình công để được tăng lương và an toàn lao động.
− Tháng 3 năm 2009 Hạnh trong nhóm Ngủ Gật một phần hỗ trợ cho đồng bào Tây Nguyên biểu tình.
− Tháng 12 năm 2009 cô đã bí mật đi đường bộ sang
Cambuchia, Thái Lan để đến Malaysia tham dự đại hội kỳ 2 của Ủy ban về người lao động Việt nam.
− Tết Canh Dần, Hạnh cùng hai người bạn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chuơng và một số người bạn rải truyền đơn "Ngàn năm Thang Long", lấy bí danh Hải Yến, Hạnh đã trả lời phỏng vấn đài VOA, RFI, RFA, BBC... tố cáo nhà cầm quyền Cộng sản và nguy cơ mất nước, hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc.
− Tháng hai 2010 Minh Hạnh bị bắt vì bị cáo buộc
"xúi giục" công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức
đình công.
− Ngày 27-10-2010 Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù
giam với tội danh "phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân
dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công
nhân biểu tình, đình công. Bình luận
về vụ này, HRW (Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới) nói trong một thông cáo năm 2011: "Tất cả
những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương làm chỉ
là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam trong việc được tổ chức, nhóm họp và
bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc."
− Ngày 12 tháng 12, 2011, giải quốc tế nhân quyền Việt nam 2011, được tổ chức tại Úc, đã trao tặng giải này cho TS Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
− Vào đầu tháng 7, 2013, qua một cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại hội nghị Asean ở Brunei, ngoại trưởng Úc Bob Carr yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn”, “Tôi đã yêu cầu Việt Nam thả những người này” (Ngưng trích)
Minh Hạnh có tội chăng là tội yêu nước, tội
thương dân, tội yêu chuộng tự do, tội yêu lẽ công bằng xã hội..., nói chung là
tội làm người. Bậc phụ huynh vì xót thương con mình, nhiều khi vô tình xử ép
con mình mà không biết. Chẳng hiểu bà
Minh nghĩ thế nào, chứ với riêng tôi, đọc những dòng chữ này: (1)"sau này Hạnh bảo với các anh chị của
Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi". (2)"Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với
công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực
buộc Hạnh nhận tội", tôi xót xa đến bật khóc, và cảm thông với nỗi đau
khổ tột cùng của Minh Hạnh, khi chính mẹ mình đi thuyết phục mình hợp tác với
công an, những kẻ đang hành hạ mình dã man, khủng bố tinh thần mình, tra vấn
mình ngày đêm, trả thù trút hận, sắp đặt mượn tay bạn tù hình sự đánh đập mình,
cưỡng bách mình lao động, không cho mình đi bệnh xá chữa bệnh..., lại còn
khuyên mình hãy nhận tội. Thử hỏi, liệu còn điều gì cay đắng cho bằng?!
"Làm đẹp chút, cho
mẹ mình nhìn không xót", câu
nói với theo của người nữ tù làm bận lòng Người Buôn Gió. Dĩ nhiên, Minh Hạnh trang điểm cho đẹp cũng không ngoài mục đích che
đậy nỗi đau cho mẹ mình yên tâm: "Tôi được
trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia
đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất
vững vàng."
Tuy nhiên, đọc "Bản tường trình" của bà Trần Thị Ngọc Minh,
tôi tìm thấy những đức tính tốt đẹp nơi Minh Hạnh, như một chuỗi những hạt minh
châu trân quý sáng ngời:
− Một người có tinh thần bất khuất, tự tin và bình tĩnh: "Ngày
29-03-2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an
giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng."
− Một người có niềm tin sáng chói, tấm lòng
cởi mở và những tình bạn cao cả: "Ngày
27-04-2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng
thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an
không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau: Khi
từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát do Hạnh sáng tác
nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản, được sự ủng hộ của đa số phạm
nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp
phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an
Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh
hét to “Đả đảo cộng sản! Đả đảo
cộng sản!” Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì
bạn bị đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to “Đả đảo cộng sản! Đả đảo cộng sản!” thì lập tức Hùng và
Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác."
− Một người có lòng tự trọng, tính khí cao
ngạo và cương quyết: "Hạnh vẫn giữ
khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh,
không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội."
− Một người hiểu biết, hành động chuyên nhất,
biết việc, biết người: "Tôi lại tìm
đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào
ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc dù công an giám sát chặt chẽ
nhưng Hạnh vẫn kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không
chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà
viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn: TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây
Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì
trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường
xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không
khuất phục."
− Một người có lý tưởng dấn thân và tấm lòng
hy sinh vô bờ bến: "Hạnh đã tố cáo
tội ác của công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những
việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh
đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh
thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia
đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v..."
− Một người có tinh thần đấu tranh bất khuất,
cương quyết không lùi bước trước áp bức của tà quyền: "Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường
trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi
buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam
chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách
nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công
an trại giam ngồi trên ghế v.v..."
− Một người có tấm lòng thủy chung, một lòng thiết
tha với bạn hữu: "Tôi muốn xin giảm
án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối
với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành
tích công lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù
khi hai bạn của Hạnh còn trong tù".
− Một người có kiến thức và nhân cách cao đẹp: "Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và
tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh
là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu
và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột
sức lao động và hành hạ phạm nhân."
Từng ấy lý do khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc
trang điểm để mẹ khỏi xót, Minh Hạnh làm đẹp nhằm chứng tỏ niềm tin vào lẽ tất
thắng của mình; Minh Hạnh vẫn ngửng cao đầu, không bằng lòng khuất phục dưới bạo
lực của tà quyền cộng sản; Minh Hạnh coi những vết thương thể xác, sự ngược
đãi, đánh đập, trả thù, chuyển trại, khủng bố tinh thần, tra vấn ngày đêm,
cưỡng bức lao động..., chỉ là những bọt bèo của cuộc sống, không đáng cho Minh
Hạnh quan tâm; Minh Hạnh ngạo nghễ khinh thường bọn giám thị trại giam, thách
thức bè lũ lãnh đạo đảng và Nhà Nước, một lũ hèn với giặc nhưng ác với dân!
"Em về điểm phấn tô son lại,
Ngạo với nhân gian một nét cười!"
Ngạo với nhân gian một nét cười!"
Hai câu thơ trong
bài "Một cảnh đoạn trường" của Thi Bác Sĩ Thái Can, quả thích hợp với
hoàn cảnh của bức ảnh này. Hoan hô nữ anh hùng Đỗ Thị Minh Hạnh!
Tôi rất ngưỡng mộ lý tưởng dấn thân và thán phục tấm lòng sắt son của
anh thư Minh Hạnh, nên lúc đọc câu chuyện "Bồ Tát chỉ ngồi để thấy" của Thiền Sư Viên Minh, tôi liền liên
tưởng đến trường hợp của cô (Trích):
"Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó, anh thấy một cái lỗ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.
Thấy tội nghiệp nên người đàn ông quyết
định giúp con bướm. Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát
ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là,
con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng
phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được...
Người đàn ông tốt bụng đã không hiểu
rằng chiếc kén chật hẹp và sự vùng vẫy của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ
ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào
cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh nhằm cất cánh bay..." (Ngưng trích)
Thương con, xin quý phụ huynh hãy tôn trọng chí hướng của con mình, hãy
để cho con mình được tự do vùng vẫy để có được đôi cánh thật khỏe mà bay cao. Không
ai ví trại tù là "cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong
thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh nhằm cất cánh
bay". Nhưng ở Việt Nam ta ngày nay, khi mà "tù không tội, tội không
tù", và cả nước chẳng qua cũng là nhà tù lớn, thì xin quý vị hãy đè nén thương
tâm, nước mất thì nhà cũng tan, trước họa ngoại xâm, chỉ có con đường duy nhất
là hỗ trợ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn
Huy Chương, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên..., và tuổi trẻ Việt Nam yêu nước,
cương quyết đấu tranh giải thể cho bằng được chế độ độc tài cộng sản lưu manh
bán nước, giành lại quyền tự quyết cho dân tộc, mới mong cứu được non sông.
"Đi chết đi đảng CSVN bán nước!"
"Tàu khựa cút khỏi biển Đông!"
Phạm
Khắc Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét