Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Trịnh Hội - nghĩ gì về sự kiện 'thuyền nhân' (mới)!

 Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi


NHẬN ĐỊNH CỦA Mt68:
" NGƯỜI ĐẾN ÚC BẰNG THUYỀN HIỆN NAY (2013) LÀ DO BỌN BUÔN NGƯỜI TỔ CHỨC TẬP TRUNG Ở INDONESIA- RỒI CHO XUỐNG TÀU CHỞ QUA ÚC - 99% LÀ DÂN GỐC A-PHÚ-HÃN, IRAN, IRAQ, TÍCH LAN ... NGƯỜI VIỆT CHỈ CHƯA ĐẦY 1% TRONG SỐ NHẬP CƯ LẬU ĐÓ - CHO NÊN CÂU TUYÊN BỐ "IN Đ" CỦA TRỊNH HỘI LÀ MỘT TRÒ LÁU CÁ - ĐÁNH LỪA DƯ LUẬN Ở NGOÀI ÚC CHÂU."- Mt68


Trịnh Hội
Hàng trăm người tị nạn bị chết đuối mỗi năm trong các cuộc hành trình nguy hiểm trên những chiếc thuyền mỏng manh và quá tải đến Australia.
Ngay sau khi thắng cử và trở thành Thủ tướng mới nhất của Úc, ông Tony Abbott, thủ lãnh đảng Tự Do, đã thẳng thắn tuyên bố trước tiên ông sẽ thực hiện hai điều.

Thứ nhất, đảng của ông sẽ bãi bỏ thuế carbon do đảng Lao Động lúc còn cầm quyền đặt ra. Thứ hai, ông sẽ ngăn không cho tàu đến Úc – “stop the boat from coming”.
Tàu gì thế, thưa ông?

Xin thưa, tàu tỵ nạn.

Từ đâu đến, thưa ông?

Xin thưa, trong 8 tháng vừa qua, phần lớn đến từ Việt Nam.

Cảm giác đầu tiên của tôi khi nghe ông tuyên bố câu này là... buồn. Và sau đó là tủi. Buồn vì mãi cho đến bây giờ câu chuyện thuyền nhân vẫn chưa chấm dứt. Và tủi vì từ trước đến nay hầu như đi đến đâu thuyền nhân Việt Nam cũng bị xua đuổi. Bị cho là gánh nặng mà những nước trong khu vực phải cưu mang.

Chẳng lẽ đất nước mình sau bao năm không chiến tranh, được cho là an bình, ngày càng phát triển, vẫn không thể giữ được chân của chính con dân Việt? Điều gì buộc họ phải bỏ tiền, bỏ công (và cũng có thể là bỏ mạng), vượt đại dương trên hàng ngàn hải lý để đến Úc xin tỵ nạn? Và có chắc là, ngay chính quê hương thứ hai của tôi, sẽ đối xử với họ một cách công bằng, nhân đạo theo đúng tinh thần của Công ước về Người tỵ nạn mà nước Úc là một thành viên?

Với một lời tuyên bố thẳng thừng như vậy được dùng như một chiêu thức để tranh cử, không cần phải là một người thông minh, tôi cũng biết câu trả lời sẽ là KHÔNG.

Chắc chắn, những thuyền nhân Việt Nam sẽ không được đối xử theo đúng tinh thần của Công ước và luật pháp quốc tế.

Chắc chắn, nếu chúng ta không lên tiếng, quyền lợi của họ sẽ bị chà đạp và sớm hay muộn họ cũng sẽ bị trả về Việt Nam, nơi không một ai trong chúng ta có thể xác quyết họ sẽ bị đối xử ra sao. Nhất là đối với những người đã bị đàn áp trước khi ra đi.

Bởi thế tôi đâm bực. Và tức, tự hỏi tại sao một ông Thủ tướng, từng là một luật sư, tốt nghiệp đại học Oxford lại có thể bất nhẫn đến thế với thuyền nhân Việt Nam?

Cũng có thể vì ông chưa hiểu cặn kẽ về tình hình Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở Nghệ An, Vinh, nơi có nhiều thuyền nhân là người Công Giáo ra đi. Một trong hơn 300 thuyền nhân Việt Nam hiện đang bị giam tại trại Yongah Hill ở tiểu bang Tây Úc là con của một trong hai người Công giáo cách đây trên hai tháng đã bị công an ở Vinh bắt cóc. Điều này dẫn đến việc giáo dân ở Mỹ Yên buộc công an phải thả họ ra và vì thế họ đã bị đàn áp dã man.  Điều này hầu như ai cũng biết.

Nhưng các bạn có biết con em của họ hiện đang bị giam ở Úc hay không?

Và các bạn có biết không, ngay sau khi họ đặt chân đến Úc, nếu họ chỉ bảo lý do họ ra đi “vì cuộc sống ở Việt Nam gặp khó khăn” mà không nói rõ là họ “muốn xin tỵ nạn ở Úc”, thì họ sẽ bị rớt thanh lọc ngay lập tức và chờ ngày bị tống về lại Việt Nam. Sau khi bị chính công an Việt Nam hạch hỏi ngay trên đất Úc, thông qua lời mời và chấp thuận của Bộ Di Trú Úc cho công an Việt Nam vào tra hỏi.

Lý do chính phủ Úc đưa ra là “chỉ để xác nhận danh tánh” của những người bị rớt thanh lọc và phải trở về nguyên quán. Nhưng dễ gì các “ông kẹ” công an Việt Nam chỉ hỏi có thế? Nghề của họ là buộc tội bất kể bằng chứng ra sao và dùng bất kỳ thủ đoạn nào có thể để đạt được mục tiêu. Tôi không nói ngoa cũng không cường điệu khi xác nhận điều này. Vì chính tôi đã từng là nạn nhân của cái gọi là Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh trực thuộc Bộ Công An. Thái độ trịch thượng, kẻ cả của họ, cách họ buộc tôi phải khai nhận những điều không đúng sự thật, khi giả vờ, lúc trấn ép, trong suốt 6 tháng dài sẽ mãi không bao giờ tôi có thể quên được. Và tôi cũng sẽ không bao giờ ước muốn điều này sẽ xảy ra cho bất kỳ ai, kể cả những người tôi không ưa thích.

Thế vậy mà, ngay trên đất Úc và ngay trong lúc này, những thuyền nhân Việt Nam vẫn phải gặp công an để trả lời họ. Trả lời những đồng chí, đồng hành của họ đang đánh đập, vây bắt cha mẹ, anh em, bạn bè họ.

Thử hỏi, nếu bạn là những thuyền nhân tân thời của thế kỷ 21, bạn có tức không?

Thử tưởng tượng lúc bạn còn ở trại, vừa mới lên bờ, chưa kịp hoàn hồn, chỉ vừa mới trả lời câu “tôi đi vì cuộc sống gặp khó khăn”, thế là bạn bị rớt thanh lọc và phải gặp công an Việt Nam ngay trong trại cấm. Bạn sẽ nghĩ gì? Có sợ lắm không? Có biết là những quyền lợi chân chính của mình đang bị chà đạp, tước bỏ?

Hỏi đã là trả lời. Đã và đang có nhiều thuyền nhân Việt Nam ở Úc hiện đang sống trong lo sợ, hoang mang, chán chường và tuyệt vọng. Có ít nhất một trường hợp tìm cách tự tử. Và một số anh em tìm cách trốn trại.

Thế thì chúng ta có thể làm gì được cho họ?

Xin thưa, rất nhiều.

Trước tiên, chúng ta phải lên tiếng. Nếu cộng đồng người Việt, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở Úc, không lên tiếng, thì không một cộng đồng nào sẽ lên tiếng.

Kế đến, chúng ta cần thành lập một uỷ ban – a taskforce – để phối hợp với các tổ chức NGOs, những luật sư có lòng, có kiến thức trợ giúp pháp lý cho đồng bào mình. Không phải thuyền nhân Việt Nam nào cũng là người tỵ nạn xét theo luật quốc tế. Nhưng chắc chắn một điều, nếu không được trợ giúp pháp lý để hiểu rõ luật pháp đầy đủ và cặn kẽ, số người bị rớt thanh lọc sẽ cao hơn rất nhiều.

Cuối cùng, chúng ta cần phải nói lớn và rõ cho tất cả mọi người cùng nghe, kể cả đương kim Thủ tướng Úc  Tony Abbott, về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. May ra  đến lúc ấy ông mới hiểu rõ bản chất của sự việc. Biết đâu chừng đến lúc ấy ông mới sẵn lòng đón nhận những người Việt tỵ nạn hiện đang tạm trú khắp nơi trên Đông Nam Á. Ở Indonesia, Thái Lan, Campuchia  và Philippines.

Nhưng biết đến bao giờ người Việt Nam mới dừng chân, không bỏ nước ra đi?
Trịnh Hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét