Tháng Một 6, 2015
Hồ Đinh
40 NĂM TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN/VNCH
40 NĂM TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN/VNCH
ĐÃ HY SINH TẠI HOÀNG SA (19-1-1974)
Mường Giang
Ngay từ thời thượng cổ , người Hán đã kính nể dân Việt vì ‘ họ tuy ở núi mà rất thạo thủy tánh, láy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa. Ðến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi theo. Tính tình khinh bạc, hiếu chiến, không bao giờ sợ chết và luôn luôn quật khởi với kẻ thù ‘.Bởi vậy suốt dòng lịch sử, Hải quân Việt đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Tàu trên Bạch Ðằng Giang và sông Như Nguyệt cũng như nhiều đia danh khác như Sông Lô, Hội An, Rạch Gầm, Vàm Cỏ.. Cho nên trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 với Trung Cộng, dù bị Hoa Kỳ phản bội và bán đứng nhưng Hải quân VNCH đã anh dũng chiến đấu với giặc Tàu một cách oanh liệt tới giờ phút cuối cùng được lệnh rời bỏ phòng tuyến mới chịu lui quân.
Tháng 7-1954, ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam. Do ý đồ trên, Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH, khi có lệnh tập kết. Ðể chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia . Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Ðồng văn Cống chỉ huy. Để được an toàn, đầu tiên là phải nhổ tuyệt hai tiền đồn của QLVNCH trấn đóng trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, đất đai thuộc lãnh thổ từ lâu đời của dân tộc Ðại Việt, đã được tổ tiên bảo toàn từ thời Hậu Lê, Cá vị Chúa Nguyễn Nam Hà, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn.. nằm trong Ðông Hải.
Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải. Những tài liệu này, hiện vẫn được lưu trữ tại các thư viện quốc tế như Luân Ðôn, Paris, Hoa Thịnh Ðón, Bắc Kinh… kể cả Hà Nội. Nhờ đó, ta mới biết được, vào ngày 14-9-1958, Phạm Văn Ðồng lúc đó là thủ tướng,theo lệnh của chủ tịch nước và đảng VC là Hồ Chí Minh, đả cam kết với Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bằng văn kiện xác quyết như sau ‘ Chính phủ VNDCCH, tôn trọng quyết định, lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây Sa-Nam Sa, của Trung Cộng’. Ngày 22-9-1958, Ðại sứ VC tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Ðồng ký, lên Thiên Triều.
1-QUẦN ÐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN :
Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như những tài liệu của ngoại quốc như Ðại Nam thực lục, Ðại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Ðình Chi, Quảng Ngãi nhất thống chí của Lê Ngại.đều đề cập tới và xác nhận đó lãnh thổ lâu đời của Ðại Việt. Với các tác phẩm ngoại quốc, có nhiều thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite, viết năm 1701, của Ðô Ðốc Pháp tên là D’Estaing viết năm 1768 rằng :’ Sự giao thông giữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Ðại Việt chỉ dùng các thuyền nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng.’ Nhưng quan trọng nhất, là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Ðổ Bá tự Công Ðạo, viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có bản đồ Bãi Cát Vàng :’ Ðảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Ðại Chiêm và Quyết Mông. Hằng năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Ðàng Trong, cho Hải Ðội Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú.’ Năm 1776, trong tác phẩm ‘ Phủ Biên tạp lục’, Lê Quý Ðôn đã viết một cách rõ ràng :’ Trước đây, các Chúa Nguyễn đã đặt Ðội Hoàng Sa 70 suất, tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi, mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ, gồm 5 chiếc, mất 3 ngày 3 đêm, từ đất liền tới đảo.’
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ đàng ngoài tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch. Hai quần đảo trên nằm ngoài khơi Ðông Hải : Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam gần Côn Ðảo.
* QUẦN ÐẢO HOÀNG SA :
Nằm giữa hai kinh tuyến đông 111-112 độ và vĩ tuyến bắc 15 độ 45 ố 17 độ 05. Ðây là một chuổi đảo gồm 120 hòn lớn nhỏ nhưng qui tụ thành bốn nhóm chính. Muốn tới đảo, nếu khởi hành từ Ðà Nẳng, bằng tau của Hải quân phải mất 10 giờ (chừng 170 hải lý), theo hướng 083. Bốn nhóm đảo chính là :
- NHÓM NGUYỆT THIỀM (CROISSANT) :
gồm các đảo Cam Tuyền hay Hửu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích om2032, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát. Toàn đảo chỉ có chim hải âu trú ngụ , tuyệt nhiên không có bóng người. Ðảo Quang Hòa Ðông (Duncan), diện tích 0 km2 48, phía đông đảo là rừng cây phốt phát và nhàn nhàn, phía tây toàn san hô là mơi trú ngụ của chim hải âu. Ðảo Quang Hòa Tây (Palon Island) , hình tròn, diện tích 0km241, trên đảo toàn cây nhàn nhàn và phốt phát , đảo toàn san hô chỉ có chim ở. Ðảo Dung Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km241, toàn đảo chỉ có nhàn nhàn và phốt phát. Giữa đảo có một vùng đất rộng, thời Ðệ 1 Cộng Hòa trước tháng 11-1963, Tiểu Ðoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng tại đây để bảo vệ lãnh thổ. Hiện trên đảo vẫn cò hai ngôi mộ lính VNCH và 3 ngôi mộ cổ khác với mộ bia viết bằng chử Hán.
Trong số này quan trong nhất vẫn là đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km230. Ðảo nay đã được khai phá từ lâu đời, nên có nhiều công trình kiến trúc như Ðồn quân trú phòng, Sở khí tượng, Hải đăng và cầu tàu để các chiếm hạm Hải quân/VNCH cập bến. Trên đảo có một ngôi miếu cổ thờ Bà Chúa Ðảo và do một Trung đội Ðịa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Quảng Nam trấn đóng.
Ðảo Vỉnh Lạc hay Quang Ảnh (Money) nằm biệt lập không thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm, hình bầu dục, diện tích 0, 50 km2. Trên đảo toàn nhàn nhàn, phốt phát và một loại cây cao trên 5m, có trái như mít. Toàn đảo không có người ở.
Ðảo Linh Côn (Lincoln) cũng năm biệt lập và đã bị Ðài Loan cưởng chiếm vào tháng 12-1946 khi Trung Hoa Dân Quốc, được lệnh LHQ tới đảo giải giới quân Nhật đang trú đóng trên đảo.
- NHÓM TUYÊN ÐỨC (AMPHITRITE) :
Cũng bị Ðài Loan chiếm năm 1946, nằm về phía bắc đảo Hoàng Sa, gồm 16 đảo nhỏ , trong số này quan trong nhất có đảo Phú Lâm (Woody Island) , dài 3700m, rộng 2800m. Trên đảo có nhiều cây ăn trái như dừa, được Nhật Bổn khai thác phốt phát từ thời Pháp thuộc. Năm 1950, Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Ðài Loan, chiếm lục địa và luôn các hải đảo của VN, xây phi trường, làm đường xá, lập căn cứ quân sự. Ðây là nơi giặc Tàu phát xuất, tấn công chiếm các đảo của VN sau này.
* QUẦN ÐẢO TRƯỜNG SA :
Gồm chín đảo lớn nhỏ, nằm giữa hải phận của cac nước VN, Phi Luật Tân, Srawak(Brunei) Trong số này đảo lớn nhất là Trường Sa (Sparley) , dài 700m, ngang 200m, nằm ở kinh tuyến 114 độ 25 và vĩ tuyến 19 độ 10 bắc. Ðảo cấu tạo bởi san hô, có nhiều hải âu trú ngụ, đẻ trứng rất to. Trên đó có nhiều loại cây ăn trái vùng nhiệt đới như dừa, bàng, mù u, nhàn nhàn, rau sam
* TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA *
Thật sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không vòm binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.
- 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
– 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.
-Ngày 30-4-1921 chính quyền Quảng Ðông, ký văn thư số 831 tự động sáp nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.
– Năm 1933 , Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu, chiếm lại quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo chính Hoàng Sa, Trường Sa.
– Tháng 12/1946 Ðài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Ðức trong quần đao Hoàng Sa. Ðảo này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Ðông chiếm lục địa Trung Hoa.
– Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
– Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.
– Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1 Thủy Chiến Lục Chiến , đã đánh Tàu Cộng , chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84 tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959 Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như Pham văn Ðồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa. Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.
Từ ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất trí và ban lệnh cho Phạm Văn Ðồng , ký nghị định công nhận ngày 14-9-1958. Ngày 9-1-1974, Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao Trạch Ðông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Ðồng đã ký xác nhận , hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu. Theo văn kiện và tuyên cáo lãnh hải 12 hải lý, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng, từ năm 1958, do VC làm chứng và xác nhận. Ðược cơ hội vàng ròng, tên cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon, bật đèn xanh, cho Mao đánh VNCH, đề thu hồi lãnh thổ.
Tính đến năm 1974, khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ) , phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi. Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Ðể bảo vệ các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4 Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm LL tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm 99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang, 28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xảy ra cuộc hải chiến, Ðề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Ðông Nam Á.
Sau khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của Việt Cộng, nên giặc Tàu quyết tâm chiếm cho bằng được hai quần đảo ngoài Ðông Hải của VNCH. Dã tâm càng lớn từ năm 1973, sau khi được tin các hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày 11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công Hoàng Sa , gây nên trận hải chiến, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu. Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.
Quần đảo Hoàng Sa thời Ðệ I Cộng Hòa (1955-1963) thuộc tỉnh Quảng Nam. Cũng trong thời kỳ này, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 134/NV ban hành năm 1956, sáp nhập quần đảo Trường Sa, vào tỉnh Phước Tuy. Nghị định số 241/BNV ban hành ngày 14-12-1960, do chính Tổng thống Diệm bổ nhiệm Nguyễn Bá Thước làm Phái viên hành chánh Hoàng Sa. Lại phối trí Tiểu đoàn 1 TQLC trú đóng khắp các đảo, để bảo vệ lãnh thổ VNCH.
2-HẢI CHIẾN HOÀNG SA GIỮA HẢI QUÂN VNCH VÀ TRUNG CỘNG :
Như thường lệ, vào ngày 18-1-1974 gần tới Tết Âm Lịch Nhâm Dần. Lúc đó Tuần Dương Hạm HQ.16 Lý Thường Kiệt, khởi hành từ Ðà Nẳng với công tác chuyển vận Ðơn vị Ðịa Phương Quân của Tiểu khu Quảng Nam , ra Hoàng Sa hoán đổi định kỳ. Trong chuyến công tác trên, còn có một Phái đoàn khảo sát điạ chất , gồm 7 sĩ quan công binh và hải quân. Ngoài ra còn có một người Mỹ tên Gerald Kosh, là nhân viên tùng sự tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ Vùng I Chiến thuật. Trước khi vào đảo đổi quân, tàu HQ.16 đã vòng các đảo để kiểm soát, nên đã phát hiện được nhiều tàu chiến của Trung Cộng sơn màu xanh ô liu, ngụy trang như các tàu đánh cá, trang bị toàn vũ khí nặng. Trong lúc đó còn có nhiều tàu chiến khác đang di chuyển từ đảo Phú Lâm, tiến về các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hoàng Sa.Do tình hình quá khẩn cấp, nên HQ.16 đã báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Chiến thuật, nên được tăng cường thêm các Chiến hạm như Khu trục hạm Trần Khánh Dư, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng và Hộ tống hạm Nhật Tảo. Tuy nhiên tất cả đã được lệnh Trung ương, chỉ phòng thủ không được tấn công trước khi địch chưa khai hỏa.
Theo sử liệu, trong trận hải chiến này, lực lượng hải quân của Trung Cộng rất hùng hậu vì đã chuẩn bị trước. Thành phần tham chiến gồm : Hộ tống hạm 271 Kronstadt, Ðại Tá Vương Kỳ Uy là hạm trưởng, tử thương. Hộ tống hạm 274 Kronstadt, Hạm trưởng là Ðại Tá Quan Ðức. Ðây cũng là Soái hạm, chỉ huy trận chiến, gồm Tư lệnh là Ðô Ðốc Phương Quang Kính, cũng là Phó tư lệnh của Hạm Ðội Nam Hải. Sau trận đánh, toàn bộ chỉ huy của Trung Cộng trên Soái Hạm này, gồm 2 Ðề Ðốc, 4 Ðại Tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu tá và 7 Sĩ Quan Cấp uý, đều bị trúng đạn đại bác tử thương. Trục lôi hạm 389, hạm trưởng là Trung Tá Triệu Quát tử thương. Trục lôi hạm 396, Hạm trưởng là Ðại Tá Diệp Mạnh Hải, tử thương. Phi Tiễn Ðỉnh 133 Komar, có hỏa tiễn địa điạ Styx, Hạm trưởng là Thiếu tá Tôn Quân Anh. Phi tiễn đỉnh 137 Komar, có hỏa tiễn địa địa Styx, Hạm trưởng là Thiếu Tá Mạc Quang Ðại. Phi tiễn đỉnh 139 Komar có hỏa tiên, Hạm trưởng là Thiếu tá Phạm Quy. Phi tiễn đỉnh 145 Komar có hỏa tiễn, Hạm trưởng là Thiếu Ta Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân chiến đấu. Ngoài ra còn một lực lượng trừ bị gồm 2 Tuần Dương Hạm, 4 Pháo Hạm, 4 Khu trục Hạm , trang bị hỏa tiễn Kiangjiang, 2 Phi đội Mig 19 và 2 phi đội Mig 21, do tư lệnh Hạm Ðội Nam Hải, tổng chỉ huy.
Bên VNCH, lực lượng tham chiến gồm Khu Trục Hạm HQ4 Trần Khánh Dư, Hạm Trưởng Trung Tá HQ.Vũ Hữu San. Tuần Dương Hạm HQ5 Trần Bình Trọng , Hạm trưởng Trung Ta HQ Phạm Trọng Quỳnh. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, Hạm Trưởng Trung Tá HQ.Ngụy Văn Thà. Trong khi giao chiến, HQ10 bị trúng đạn, toàn thể thủy thủ xuống xuồng nhỏ, thì Hạm Trưởng ở lại tuấn quốc với chiến hạm. Tuần Dương Hạm HQ16, Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Lê Văn Thư. Về lực lượng trừ bị,, có Tuần Dương Hạm HQ6 Trần Quốc Toản, Hộ Tống Hạm HQ11 Chí Linh và Phi Ðoàn F5-A37, nhưng vì ở cách xa chiến trường, nên khi chưa tới nơi, thì chiến cuộc đã tàn… Kết quả, phía VNCH, các chiến hạm 4,5 và 16 bị hư hại nặng nhưng chạy được về Ðà Nẳng sửa chữa và tiếp tục hoạt động sau đó. Chỉ có Chiến Hạm HQ10 bị chìm, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, bị thương nhưng quyết ở lại chết với tàu. Về phía Trung Cộng, Tư Lệnh Mặt Trận, Bộ Tham Mưu và 4 Hạm Trưởng tử thương. Hộ Tống Hạm 274 bị chìm, Hộ Tống Hạm 271 và 2 Trục lôi hạm 389-396 bị hư nặng và phá hủy cùng với 4 ngư thuyền bị bắn chìm
Có một điều bi thảm mà hiện nay ai cũng biết, là hầu hết các Chiến hạm mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho Hải Quân VNCH, đều được hạ thủy năm 1940 loại phế thải được tân trạng. Bốn Chiến hạm tham chiến năm 1974 được coi là tối tân nhất , vì HQ4 hạ thủy năm 1943, HQ5 hạ thủy năm 1944, HQ10 hạ thủy năm 1942 và HQ16 hạ thủy năm 1942. Riêng các vũ khí trên tàu, các loại súng liên thanh đều được gở bỏ , khi cho VNCH. Nhưng dù quân lực Miền Nam ít, chiến hạm vừa cũ kỹ lại nhỏ, vũ khí trang bị, chỉ có đại bác nhưng vì Các Sĩ Quan Hải Quân VNCH đều được huấn luyện như Âu Mỹ, rất thiện chiến và tài giỏi. Cho nên đã tác xạ rất chính xác, làm nhiều tàu giặc cũng như Hạm trưởng tử thương. Tệ nhất là người Mỹ, lúc đó vẫn còn là đồng minh của QLVNCH, vẫn đang có hiệp ước hỗ tương chiến đấu và bảo vệ cho nhau. Vậy mà khi cuộc chiến xảy ra, Hạm Ðội 7 Hoa Kỳ đang tuần hành gần đó, chẳng những đã không lên tiếng, không can thiệp mà ngay thủy thủ VNCH bị chìm tàu,, cũng không thèm cứu vét, theo đúng luật hàng hải quốc tế.
Theo các nhân chứng đã tham dự cuộc hải chiến kể lại, thì lúc đó các chiến hạm của Hải quân/VNCH , đã chống trả với giặc rất dũng mãnh, nên chỉ trong mấy phút đầu, đã có nhiều tàu chiến của Trung Cộng đã bị bắn chìm. Về phía VNCH, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HO.16, bị bắn trúng bánh lái và sườn tàu, được HQ.11 dìu về Ðà Nẳng. Trên chiến trường lửa máu, chỉ còn HQ.10 và Hộ tống hạm Nhật Tảo, vùng vẩy chiến đấu vời hằng chục chiến hạm của Trung Cộng, được Không quân từ các căn cứ trên dảo Hải Nam tới yểm trợ.
Cuối cùng Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị bắn cháy và chìm giữa biển Ðông. Hạm trưởng chiến hạm này là Trung Tá HQ.Ngụy Văn Thà,tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan hải quan Nha Trang, sinh năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Khi tàu lâm nạn, với tư cách là chỉ huy trưởng, Trung Tá Thà đã ra lệnh cho Hạm Phó là Thiếu Tá HQ. Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1941 tại Sa Ðéc, Tốt nghiệp khóa 17 sĩ quan hải quân/Nha Trang, hướng dẫn số quân nhân còn sống sót, trong tổng số 80 người trên tàu, dùng bè cao su về đất liền. Riêng Ông ở lại chết với tàu.
Trên biển, Thiếu tá Trí vì bị thương nặng nên đã chết trên bè, trước khi các quân nhân còn lại, được thương thuyền Skopionella của Hòa Lan, trên đường từ Hồng Kông đi Tân Gia Ba, cứu sống vào đúng đêm giao thừa Tết âm lịch Nhâm Dần (1974). Sau đó 22 quân nhân này được một chiến hạm cũa Hải Ðội 1 Duyên Phòng, đón về đất liền. Còn 16 Biệt Hải của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, có lệnh giữ đảo Vĩnh Lạc, sau khi Hòang Sa thất thủ, đã dùng bè cao su vượt biển về đất liền. Lênh đênh nhiều ngày trên sóng nước, nắng mưa gió lạnh, cuối cùng cũng được một Tàu đánh cá cứu thoát đưa về điều trị tại Quân Y Viện Qui Nhơn, 2 người chết vì đói lạnh, số còn lại may mắn thoát được tử thần.
Cuộc hải chiến chấm dứt, các chiến hạm của VNCH đều rút lui, vì Hoàng Sa đã thất thủ. Bấy giờ giặc Tàu mới bắt đâu thu dọn chiến trường và xua quân chiếm đóng tất cả các đảo. Về phía VNCH còn kẹt lại trên đảo, gồm Trung đội DQP.Quảng Nam, các quân nhân Hải quân, 7 Sĩ quan công binh trong toán khảo sát địa chất, 4 nhân viên sở khí tượng và 1 người Mỹ làm việc ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ thuộc Quân đoàn 1. Tổng cộng là 42 người, đều bị giặc bắt làm tù binh, giải về thành phố Quảng Châu và giam trong một trại tù, cạnh dòng sông Sa Giang. Ðây cũng chính là nơi mà hơn mấy chục năm về trước, anh hùng Phạm Hồng Thái đã gieo mình tự vẫn, để không bị sa vào tay giặc Pháp, sau khi ném bom ám sát hụt Merlin, toàn quyền Ðông Dương đang có mặt tại Hồng Kông vào năm 1924.
Lúc đó đúng 8 giờ sáng ngày mồng một tết nguyên đán, thời gian hạnh phúc nhất của các dân tộc Á Ðông vui xuân theo âm lịch, trong đó có VNCH. Riêng 42 tù binh VN liên tục bị bọn an ninh Trung Cộng , tra vấn, bắt buộc phải nhận tội là đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Tàu. Nhưng rồi không biết vì sao, Ðặng Tiểu Bình ra lệnh phóng thích tất cả, đưa tới Hồng Kông để mọi người hồi hương.
Lịch sử lại tái diển, ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải quân Việt Cộng, tại quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến ngắn ngủi này, vì hải quân VC bị tên đại tướng Lê Đức Anh, lúc đó là tổng trưởng QP, cấm cống lại giặc Tàu , nên tài liệu cho biết phía Trung Cộng , không có ai bị tử thương cũng như tàu chìm. Ngược lại, bên VC có nhiều tàu chiến bị chìm, gồm : Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ , 1 Tuần Dương Hạm củ của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ và trên 300 lính Hải quân bị thương vong.
Thương biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ Hải quân/VNCH năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ‘ Nam quốc sơn hà, nam đế cư ‘ nhưng ngày nay đã bị CSVN hũy diệt gần như tận tuyệt từ đất liền ra tới biển đảo !
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Đêm 19-1-2014
MƯỜNG GIANG
Tháng 7-1954, ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam. Do ý đồ trên, Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH, khi có lệnh tập kết. Ðể chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia . Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Ðồng văn Cống chỉ huy. Để được an toàn, đầu tiên là phải nhổ tuyệt hai tiền đồn của QLVNCH trấn đóng trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, đất đai thuộc lãnh thổ từ lâu đời của dân tộc Ðại Việt, đã được tổ tiên bảo toàn từ thời Hậu Lê, Cá vị Chúa Nguyễn Nam Hà, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn.. nằm trong Ðông Hải.
Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải. Những tài liệu này, hiện vẫn được lưu trữ tại các thư viện quốc tế như Luân Ðôn, Paris, Hoa Thịnh Ðón, Bắc Kinh… kể cả Hà Nội. Nhờ đó, ta mới biết được, vào ngày 14-9-1958, Phạm Văn Ðồng lúc đó là thủ tướng,theo lệnh của chủ tịch nước và đảng VC là Hồ Chí Minh, đả cam kết với Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bằng văn kiện xác quyết như sau ‘ Chính phủ VNDCCH, tôn trọng quyết định, lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây Sa-Nam Sa, của Trung Cộng’. Ngày 22-9-1958, Ðại sứ VC tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Ðồng ký, lên Thiên Triều.
1-QUẦN ÐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN :
Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như những tài liệu của ngoại quốc như Ðại Nam thực lục, Ðại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Ðình Chi, Quảng Ngãi nhất thống chí của Lê Ngại.đều đề cập tới và xác nhận đó lãnh thổ lâu đời của Ðại Việt. Với các tác phẩm ngoại quốc, có nhiều thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite, viết năm 1701, của Ðô Ðốc Pháp tên là D’Estaing viết năm 1768 rằng :’ Sự giao thông giữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Ðại Việt chỉ dùng các thuyền nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng.’ Nhưng quan trọng nhất, là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Ðổ Bá tự Công Ðạo, viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có bản đồ Bãi Cát Vàng :’ Ðảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Ðại Chiêm và Quyết Mông. Hằng năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Ðàng Trong, cho Hải Ðội Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú.’ Năm 1776, trong tác phẩm ‘ Phủ Biên tạp lục’, Lê Quý Ðôn đã viết một cách rõ ràng :’ Trước đây, các Chúa Nguyễn đã đặt Ðội Hoàng Sa 70 suất, tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi, mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ, gồm 5 chiếc, mất 3 ngày 3 đêm, từ đất liền tới đảo.’
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ đàng ngoài tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch. Hai quần đảo trên nằm ngoài khơi Ðông Hải : Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam gần Côn Ðảo.
* QUẦN ÐẢO HOÀNG SA :
Nằm giữa hai kinh tuyến đông 111-112 độ và vĩ tuyến bắc 15 độ 45 ố 17 độ 05. Ðây là một chuổi đảo gồm 120 hòn lớn nhỏ nhưng qui tụ thành bốn nhóm chính. Muốn tới đảo, nếu khởi hành từ Ðà Nẳng, bằng tau của Hải quân phải mất 10 giờ (chừng 170 hải lý), theo hướng 083. Bốn nhóm đảo chính là :
- NHÓM NGUYỆT THIỀM (CROISSANT) :
gồm các đảo Cam Tuyền hay Hửu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích om2032, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát. Toàn đảo chỉ có chim hải âu trú ngụ , tuyệt nhiên không có bóng người. Ðảo Quang Hòa Ðông (Duncan), diện tích 0 km2 48, phía đông đảo là rừng cây phốt phát và nhàn nhàn, phía tây toàn san hô là mơi trú ngụ của chim hải âu. Ðảo Quang Hòa Tây (Palon Island) , hình tròn, diện tích 0km241, trên đảo toàn cây nhàn nhàn và phốt phát , đảo toàn san hô chỉ có chim ở. Ðảo Dung Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km241, toàn đảo chỉ có nhàn nhàn và phốt phát. Giữa đảo có một vùng đất rộng, thời Ðệ 1 Cộng Hòa trước tháng 11-1963, Tiểu Ðoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng tại đây để bảo vệ lãnh thổ. Hiện trên đảo vẫn cò hai ngôi mộ lính VNCH và 3 ngôi mộ cổ khác với mộ bia viết bằng chử Hán.
Trong số này quan trong nhất vẫn là đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km230. Ðảo nay đã được khai phá từ lâu đời, nên có nhiều công trình kiến trúc như Ðồn quân trú phòng, Sở khí tượng, Hải đăng và cầu tàu để các chiếm hạm Hải quân/VNCH cập bến. Trên đảo có một ngôi miếu cổ thờ Bà Chúa Ðảo và do một Trung đội Ðịa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Quảng Nam trấn đóng.
Ðảo Vỉnh Lạc hay Quang Ảnh (Money) nằm biệt lập không thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm, hình bầu dục, diện tích 0, 50 km2. Trên đảo toàn nhàn nhàn, phốt phát và một loại cây cao trên 5m, có trái như mít. Toàn đảo không có người ở.
Ðảo Linh Côn (Lincoln) cũng năm biệt lập và đã bị Ðài Loan cưởng chiếm vào tháng 12-1946 khi Trung Hoa Dân Quốc, được lệnh LHQ tới đảo giải giới quân Nhật đang trú đóng trên đảo.
- NHÓM TUYÊN ÐỨC (AMPHITRITE) :
Cũng bị Ðài Loan chiếm năm 1946, nằm về phía bắc đảo Hoàng Sa, gồm 16 đảo nhỏ , trong số này quan trong nhất có đảo Phú Lâm (Woody Island) , dài 3700m, rộng 2800m. Trên đảo có nhiều cây ăn trái như dừa, được Nhật Bổn khai thác phốt phát từ thời Pháp thuộc. Năm 1950, Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Ðài Loan, chiếm lục địa và luôn các hải đảo của VN, xây phi trường, làm đường xá, lập căn cứ quân sự. Ðây là nơi giặc Tàu phát xuất, tấn công chiếm các đảo của VN sau này.
* QUẦN ÐẢO TRƯỜNG SA :
Gồm chín đảo lớn nhỏ, nằm giữa hải phận của cac nước VN, Phi Luật Tân, Srawak(Brunei) Trong số này đảo lớn nhất là Trường Sa (Sparley) , dài 700m, ngang 200m, nằm ở kinh tuyến 114 độ 25 và vĩ tuyến 19 độ 10 bắc. Ðảo cấu tạo bởi san hô, có nhiều hải âu trú ngụ, đẻ trứng rất to. Trên đó có nhiều loại cây ăn trái vùng nhiệt đới như dừa, bàng, mù u, nhàn nhàn, rau sam
* TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA *
Thật sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không vòm binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.
- 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
– 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.
-Ngày 30-4-1921 chính quyền Quảng Ðông, ký văn thư số 831 tự động sáp nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.
– Năm 1933 , Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu, chiếm lại quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo chính Hoàng Sa, Trường Sa.
– Tháng 12/1946 Ðài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Ðức trong quần đao Hoàng Sa. Ðảo này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Ðông chiếm lục địa Trung Hoa.
– Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
– Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.
– Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1 Thủy Chiến Lục Chiến , đã đánh Tàu Cộng , chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84 tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959 Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như Pham văn Ðồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa. Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.
Từ ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất trí và ban lệnh cho Phạm Văn Ðồng , ký nghị định công nhận ngày 14-9-1958. Ngày 9-1-1974, Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao Trạch Ðông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Ðồng đã ký xác nhận , hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu. Theo văn kiện và tuyên cáo lãnh hải 12 hải lý, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng, từ năm 1958, do VC làm chứng và xác nhận. Ðược cơ hội vàng ròng, tên cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon, bật đèn xanh, cho Mao đánh VNCH, đề thu hồi lãnh thổ.
Tính đến năm 1974, khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ) , phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi. Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Ðể bảo vệ các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4 Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm LL tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm 99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang, 28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xảy ra cuộc hải chiến, Ðề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Ðông Nam Á.
Sau khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của Việt Cộng, nên giặc Tàu quyết tâm chiếm cho bằng được hai quần đảo ngoài Ðông Hải của VNCH. Dã tâm càng lớn từ năm 1973, sau khi được tin các hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày 11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công Hoàng Sa , gây nên trận hải chiến, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu. Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.
Quần đảo Hoàng Sa thời Ðệ I Cộng Hòa (1955-1963) thuộc tỉnh Quảng Nam. Cũng trong thời kỳ này, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 134/NV ban hành năm 1956, sáp nhập quần đảo Trường Sa, vào tỉnh Phước Tuy. Nghị định số 241/BNV ban hành ngày 14-12-1960, do chính Tổng thống Diệm bổ nhiệm Nguyễn Bá Thước làm Phái viên hành chánh Hoàng Sa. Lại phối trí Tiểu đoàn 1 TQLC trú đóng khắp các đảo, để bảo vệ lãnh thổ VNCH.
2-HẢI CHIẾN HOÀNG SA GIỮA HẢI QUÂN VNCH VÀ TRUNG CỘNG :
Như thường lệ, vào ngày 18-1-1974 gần tới Tết Âm Lịch Nhâm Dần. Lúc đó Tuần Dương Hạm HQ.16 Lý Thường Kiệt, khởi hành từ Ðà Nẳng với công tác chuyển vận Ðơn vị Ðịa Phương Quân của Tiểu khu Quảng Nam , ra Hoàng Sa hoán đổi định kỳ. Trong chuyến công tác trên, còn có một Phái đoàn khảo sát điạ chất , gồm 7 sĩ quan công binh và hải quân. Ngoài ra còn có một người Mỹ tên Gerald Kosh, là nhân viên tùng sự tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ Vùng I Chiến thuật. Trước khi vào đảo đổi quân, tàu HQ.16 đã vòng các đảo để kiểm soát, nên đã phát hiện được nhiều tàu chiến của Trung Cộng sơn màu xanh ô liu, ngụy trang như các tàu đánh cá, trang bị toàn vũ khí nặng. Trong lúc đó còn có nhiều tàu chiến khác đang di chuyển từ đảo Phú Lâm, tiến về các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hoàng Sa.Do tình hình quá khẩn cấp, nên HQ.16 đã báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Chiến thuật, nên được tăng cường thêm các Chiến hạm như Khu trục hạm Trần Khánh Dư, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng và Hộ tống hạm Nhật Tảo. Tuy nhiên tất cả đã được lệnh Trung ương, chỉ phòng thủ không được tấn công trước khi địch chưa khai hỏa.
Theo sử liệu, trong trận hải chiến này, lực lượng hải quân của Trung Cộng rất hùng hậu vì đã chuẩn bị trước. Thành phần tham chiến gồm : Hộ tống hạm 271 Kronstadt, Ðại Tá Vương Kỳ Uy là hạm trưởng, tử thương. Hộ tống hạm 274 Kronstadt, Hạm trưởng là Ðại Tá Quan Ðức. Ðây cũng là Soái hạm, chỉ huy trận chiến, gồm Tư lệnh là Ðô Ðốc Phương Quang Kính, cũng là Phó tư lệnh của Hạm Ðội Nam Hải. Sau trận đánh, toàn bộ chỉ huy của Trung Cộng trên Soái Hạm này, gồm 2 Ðề Ðốc, 4 Ðại Tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu tá và 7 Sĩ Quan Cấp uý, đều bị trúng đạn đại bác tử thương. Trục lôi hạm 389, hạm trưởng là Trung Tá Triệu Quát tử thương. Trục lôi hạm 396, Hạm trưởng là Ðại Tá Diệp Mạnh Hải, tử thương. Phi Tiễn Ðỉnh 133 Komar, có hỏa tiễn địa điạ Styx, Hạm trưởng là Thiếu tá Tôn Quân Anh. Phi tiễn đỉnh 137 Komar, có hỏa tiễn địa địa Styx, Hạm trưởng là Thiếu Tá Mạc Quang Ðại. Phi tiễn đỉnh 139 Komar có hỏa tiên, Hạm trưởng là Thiếu tá Phạm Quy. Phi tiễn đỉnh 145 Komar có hỏa tiễn, Hạm trưởng là Thiếu Ta Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân chiến đấu. Ngoài ra còn một lực lượng trừ bị gồm 2 Tuần Dương Hạm, 4 Pháo Hạm, 4 Khu trục Hạm , trang bị hỏa tiễn Kiangjiang, 2 Phi đội Mig 19 và 2 phi đội Mig 21, do tư lệnh Hạm Ðội Nam Hải, tổng chỉ huy.
Bên VNCH, lực lượng tham chiến gồm Khu Trục Hạm HQ4 Trần Khánh Dư, Hạm Trưởng Trung Tá HQ.Vũ Hữu San. Tuần Dương Hạm HQ5 Trần Bình Trọng , Hạm trưởng Trung Ta HQ Phạm Trọng Quỳnh. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, Hạm Trưởng Trung Tá HQ.Ngụy Văn Thà. Trong khi giao chiến, HQ10 bị trúng đạn, toàn thể thủy thủ xuống xuồng nhỏ, thì Hạm Trưởng ở lại tuấn quốc với chiến hạm. Tuần Dương Hạm HQ16, Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Lê Văn Thư. Về lực lượng trừ bị,, có Tuần Dương Hạm HQ6 Trần Quốc Toản, Hộ Tống Hạm HQ11 Chí Linh và Phi Ðoàn F5-A37, nhưng vì ở cách xa chiến trường, nên khi chưa tới nơi, thì chiến cuộc đã tàn… Kết quả, phía VNCH, các chiến hạm 4,5 và 16 bị hư hại nặng nhưng chạy được về Ðà Nẳng sửa chữa và tiếp tục hoạt động sau đó. Chỉ có Chiến Hạm HQ10 bị chìm, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, bị thương nhưng quyết ở lại chết với tàu. Về phía Trung Cộng, Tư Lệnh Mặt Trận, Bộ Tham Mưu và 4 Hạm Trưởng tử thương. Hộ Tống Hạm 274 bị chìm, Hộ Tống Hạm 271 và 2 Trục lôi hạm 389-396 bị hư nặng và phá hủy cùng với 4 ngư thuyền bị bắn chìm
Có một điều bi thảm mà hiện nay ai cũng biết, là hầu hết các Chiến hạm mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho Hải Quân VNCH, đều được hạ thủy năm 1940 loại phế thải được tân trạng. Bốn Chiến hạm tham chiến năm 1974 được coi là tối tân nhất , vì HQ4 hạ thủy năm 1943, HQ5 hạ thủy năm 1944, HQ10 hạ thủy năm 1942 và HQ16 hạ thủy năm 1942. Riêng các vũ khí trên tàu, các loại súng liên thanh đều được gở bỏ , khi cho VNCH. Nhưng dù quân lực Miền Nam ít, chiến hạm vừa cũ kỹ lại nhỏ, vũ khí trang bị, chỉ có đại bác nhưng vì Các Sĩ Quan Hải Quân VNCH đều được huấn luyện như Âu Mỹ, rất thiện chiến và tài giỏi. Cho nên đã tác xạ rất chính xác, làm nhiều tàu giặc cũng như Hạm trưởng tử thương. Tệ nhất là người Mỹ, lúc đó vẫn còn là đồng minh của QLVNCH, vẫn đang có hiệp ước hỗ tương chiến đấu và bảo vệ cho nhau. Vậy mà khi cuộc chiến xảy ra, Hạm Ðội 7 Hoa Kỳ đang tuần hành gần đó, chẳng những đã không lên tiếng, không can thiệp mà ngay thủy thủ VNCH bị chìm tàu,, cũng không thèm cứu vét, theo đúng luật hàng hải quốc tế.
Theo các nhân chứng đã tham dự cuộc hải chiến kể lại, thì lúc đó các chiến hạm của Hải quân/VNCH , đã chống trả với giặc rất dũng mãnh, nên chỉ trong mấy phút đầu, đã có nhiều tàu chiến của Trung Cộng đã bị bắn chìm. Về phía VNCH, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HO.16, bị bắn trúng bánh lái và sườn tàu, được HQ.11 dìu về Ðà Nẳng. Trên chiến trường lửa máu, chỉ còn HQ.10 và Hộ tống hạm Nhật Tảo, vùng vẩy chiến đấu vời hằng chục chiến hạm của Trung Cộng, được Không quân từ các căn cứ trên dảo Hải Nam tới yểm trợ.
Cuối cùng Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị bắn cháy và chìm giữa biển Ðông. Hạm trưởng chiến hạm này là Trung Tá HQ.Ngụy Văn Thà,tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan hải quan Nha Trang, sinh năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Khi tàu lâm nạn, với tư cách là chỉ huy trưởng, Trung Tá Thà đã ra lệnh cho Hạm Phó là Thiếu Tá HQ. Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1941 tại Sa Ðéc, Tốt nghiệp khóa 17 sĩ quan hải quân/Nha Trang, hướng dẫn số quân nhân còn sống sót, trong tổng số 80 người trên tàu, dùng bè cao su về đất liền. Riêng Ông ở lại chết với tàu.
Trên biển, Thiếu tá Trí vì bị thương nặng nên đã chết trên bè, trước khi các quân nhân còn lại, được thương thuyền Skopionella của Hòa Lan, trên đường từ Hồng Kông đi Tân Gia Ba, cứu sống vào đúng đêm giao thừa Tết âm lịch Nhâm Dần (1974). Sau đó 22 quân nhân này được một chiến hạm cũa Hải Ðội 1 Duyên Phòng, đón về đất liền. Còn 16 Biệt Hải của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, có lệnh giữ đảo Vĩnh Lạc, sau khi Hòang Sa thất thủ, đã dùng bè cao su vượt biển về đất liền. Lênh đênh nhiều ngày trên sóng nước, nắng mưa gió lạnh, cuối cùng cũng được một Tàu đánh cá cứu thoát đưa về điều trị tại Quân Y Viện Qui Nhơn, 2 người chết vì đói lạnh, số còn lại may mắn thoát được tử thần.
Cuộc hải chiến chấm dứt, các chiến hạm của VNCH đều rút lui, vì Hoàng Sa đã thất thủ. Bấy giờ giặc Tàu mới bắt đâu thu dọn chiến trường và xua quân chiếm đóng tất cả các đảo. Về phía VNCH còn kẹt lại trên đảo, gồm Trung đội DQP.Quảng Nam, các quân nhân Hải quân, 7 Sĩ quan công binh trong toán khảo sát địa chất, 4 nhân viên sở khí tượng và 1 người Mỹ làm việc ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ thuộc Quân đoàn 1. Tổng cộng là 42 người, đều bị giặc bắt làm tù binh, giải về thành phố Quảng Châu và giam trong một trại tù, cạnh dòng sông Sa Giang. Ðây cũng chính là nơi mà hơn mấy chục năm về trước, anh hùng Phạm Hồng Thái đã gieo mình tự vẫn, để không bị sa vào tay giặc Pháp, sau khi ném bom ám sát hụt Merlin, toàn quyền Ðông Dương đang có mặt tại Hồng Kông vào năm 1924.
Lúc đó đúng 8 giờ sáng ngày mồng một tết nguyên đán, thời gian hạnh phúc nhất của các dân tộc Á Ðông vui xuân theo âm lịch, trong đó có VNCH. Riêng 42 tù binh VN liên tục bị bọn an ninh Trung Cộng , tra vấn, bắt buộc phải nhận tội là đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Tàu. Nhưng rồi không biết vì sao, Ðặng Tiểu Bình ra lệnh phóng thích tất cả, đưa tới Hồng Kông để mọi người hồi hương.
Lịch sử lại tái diển, ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải quân Việt Cộng, tại quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến ngắn ngủi này, vì hải quân VC bị tên đại tướng Lê Đức Anh, lúc đó là tổng trưởng QP, cấm cống lại giặc Tàu , nên tài liệu cho biết phía Trung Cộng , không có ai bị tử thương cũng như tàu chìm. Ngược lại, bên VC có nhiều tàu chiến bị chìm, gồm : Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ , 1 Tuần Dương Hạm củ của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ và trên 300 lính Hải quân bị thương vong.
Thương biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ Hải quân/VNCH năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ‘ Nam quốc sơn hà, nam đế cư ‘ nhưng ngày nay đã bị CSVN hũy diệt gần như tận tuyệt từ đất liền ra tới biển đảo !
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Đêm 19-1-2014
MƯỜNG GIANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét