Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Ăn & Nhậu - một cách "ru ngủ" nhân dân của CS Hà Nội!

----- Original Message -----
From: H Tr Pham chuyển; cám ơn -Thiện ngôn-
 

"Với 1.3 tỉ lít  bia và hơn 300 triệu lít rượu trong bụng  mỗi năm , thì  trong đầu đàn ông Việt Nam làm gì có Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, làm gì có Biển Đông , Hoàng Sa, Trường Sa  và chẳng còn biết mối nhục của tổ quốc  là gì. Ngay danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình cũng chỉ là hư ảo. Chỉ còn cái bụng  đẫm  chất cồn, cái đầu tê liệt mụ mẫm  và các chiến hữu quanh bàn nhậu. Không  cần có giặc  ngoại xâm, chẳng cần có suy thoái kinh tế thì cũng thấy tương lai của dân tộc sẽ đi đến đâu!".

*

Đàn ông Việt 'thăng tiến trên bàn nhậu'?



 
Hà Mi
BBCVietnamese.com
Cập nhật: 15:30 GMT - thứ tư, 15 tháng 8, 2012

 
* * *


Uống bia
 Nhậu sau giờ làm đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam
 
Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Saigon, đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.

Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.
Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.
  • Tác động xã hội
Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.
Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.
Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.
Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là "cực hình" nhưng "vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!".
Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.
Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.
Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì "ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!"
Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.
  • Thị trường mở rộng
Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì "số người ra quán để 'giải quyết công việc' chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả".
Tờ báo này cũng viết "Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà".
Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không giờ đi nhậu sau giờ làm.
Uống bia
Tỉ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở
Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.
Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.
Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.
Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.
Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô "trăm phần trăm" và "zô zô" ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.
Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để "kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn" hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.
  • 'Thăng tiến trên bàn nhậu'?
Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa - tức vẫn trong giờ làm việc.
Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.
Hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau về "văn hóa nhậu" tại Việt Nam.
Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi "nam vô tửu như kỳ vô phong" - đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.
Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về "văn hóa nhậu".
Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu "miếng trầu làm đầu câu chuyện" đã dẫn tới "chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng ...cũng trên bàn nhậu" như hiện nay?
Và để thay đổi được "văn hóa nhậu" này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.//
*



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét