Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Sàigòn- Ngày Quốc hận 30-4; tri ân Thương Phế Binh VNCH!

Tri-ân Thương-phế-binh VNCH tại Sàigòn

From: Đong Phan, Ginh Tran chuyển tiếp; Cám ơn -tunhan-
Subject: Fw: Tri-ân Thương-phế-binh VNCH tại Sàigòn !!!
Chuyển tiếp đến các cụ và con cháu đọc cho biết.  Dưới đây là 2 links (tin tức, phim phóng sự dài của buổi đó) :

http://www.youtube.com/watch?v=WQBcCzEEooI  (phần một)
http://www.youtube.com/watch?v=cUCOYYu7vYc   (phần 2 và cuối)

Tổng cộng  khoảng 30 phút. (Hãy xem kỹ tấm bạt lớn được treo trên tường, sau lưng những người phát biểu ở phút 11,11 và cuối của phần 1, để xác nhận những bức hình đăng phía dưới không phải là bị Photoshop)  Hi Hi Hi.
Dưới đây là 2 links (tin tức, phim phóng sự dài của buổi đó) :



Tri-ân Thương-phế-binh VNCH tại Sàigòn !!!   Black April 28, 2014:

Buổi họp mặt tri ân phế binh QLVNCH tại nhà thờ Kỳ Đồng – Sài Gòn:  

image-1_2_5
Tin Nóng, Tin Lạ! Sinh Hoạt Tháng Tư “Bên Thua Cuộc”: Trên 400 Thương Phế Binh VNCH Được Tri Ân Ngay Tại Sài Gòn! Dưới Tấm Hình Người Chiến Sĩ VNCH Được Người Em Gái Hậu Phương Choàng Vòng Hoa Chiến Thắng Trước 75!

Tin nhanh về: Buổi họp mặt tri ân phế binh QLVNCH tại nhà thờ Kỳ Đồng – Sài Gòn

TPH-2*Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu cũng có mặt tham dự, tại buổi họp mặt ông đã hát tặng cho các TPB-QLVNCH những bài hát ông đã sáng tác trong tù trong 37 năm trong nhà tù CSVN…


Trương Minh Đc (Danlambao) - Sáng nay 28/4/2014 tại nhà thờ 38 Kỳ Đồng – Sài Gòn đã diễn ra buổi họp mặt tri ân cho các Thương Phế Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (TPB-QLVNCH). Buổi họp mặt năm nay gồm có 424 người trong danh sách đăng ký, tuy nhiên số lượng người tham gia lại được phát sinh thêm gần 10 người. Trong buổi họp mặt còn có nhiều chức sắc Tôn giáo tai khu vực phía Nam tham dự. Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu cũng có mặt tham dự, tại buổi họp mặt ông đã hát tặng cho các TPB-QLVNCH những bài hát ông đã sáng tác trong tù trong 37 năm trong nhà tù CSVN…Một số hình ảnh về Buổi họp mặt tri ân phế binh QLVNCH tại nhà thờ Kỳ Đồng – Sài Gòn:

 Ngày Tri ân Thương Phế Binh VNCH tại Sài Gòn: “TPB/VNCH Chúng tôi đã không b b quên!”

*“Chúng tôi t chc (bui k nim này) làm cho nhiu người (trong chính quyền) không thích. H chính tr hóa vic bác ái, lòng chia s này nhưng chúng tôi không ngi và không s b hiu lm!”

VRNs (28.4.2014) – Sài Gòn – Vào lúc 8 giờ, ngày 28.04.2014, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện DCCT Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3 – Sài Gòn) đã tổ chức ngày “Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” cho khoảng 440 (danh sách chính thức 421) thương phế binh (TPB) VNCH.

Ngoài hơn 400 thương phế binh, buổi tri ân còn có sự hiện diện của cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn, Quý vị Chức sắc trong Hội đồng liên tôn, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và những người yêu mến Công lý và Hòa bình…
image-1_2_2

Khai mạc ngày tri ân, cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành chia sẻ:

“Quý TPB đã lớn lên trong chiến tranh và bị mất mát rất nhiều trong thời chiến. Những người bạn của tôi đã nằm xuống hoặc có những người bạn cũng khuyết tật như các anh. Gần 40 năm qua không phải chúng ta quên nhau nhưng hoàn cảnh đã không cho chúng ta có thể được gặp nhau. Người ta bảo rằng, tuổi chúng mình hay nghĩ về quá khứ, điều này không sai. Tất cả những gì của quá khứ, tuổi trẻ, đau thương, mất mát luôn ở mãi trong tâm hồn và trong cuộc đời mỗi người. Nhưng ngày hôm nay, Giáo hội Công giáo mừng ngày Đại lễ Chúa Phục Sinh, Chúa Giêsu đã đi qua đau khổ và cái chết, và Chúa đã phục sinh. Nơi thân xác Phục sinh của Chúa vẫn còn đó những dấu đinh, những vết hằn của đau khổ nhưng Ngài đã Phục sinh và mang niềm vui, niềm hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu đến cho nhân loại. Chúng tôi tổ chức ngày Đại lễ Phục sinh này như muốn chuyển đến các anh sứ điệp ấy. Chúng ta không thể xóa những ký ức của mình, nhưng hôm nay chúng ta gặp nhau trong niềm vui, hạnh phúc và bình an.
” Nhiu ông thương phế binh có mt t rt sm Tình nguyn viên giúp đ quý ông t khu vc đ xe vào trong sân tham d Ngày tri ân Khu vc sân Hip nht, quý ông ngi ung nước, trao đi vi nhau v k nim xưa Cha Vinhsơn Phm Trung Thành chia s vi quý ông thương phế binh.

Trong suốt 40 năm qua, quý TPB VNCH đã sống trong sự đau khổ và trong sự lãng quên, dĩ nhiên không phải tất cả mọi người nhưng một ít nào đó trong xã hội đã lãng quên họ. Dù bối cảnh xã hội này thế nào đi chăng nữa, thì tự đáy lòng họ rất tự hào là quân lực VNCH. Ông Tâm xúc động: “Tôi là TBP VNCH.

Ba mươi mấy năm chúng tôi sống bên lề xã hội, nay được Dòng Chúa Cứu Thế và các ân nhân giúp cho chúng tôi hội tụ được gặp gỡ nhau. Tôi rất cảm động vì không ai nhớ chúng tôi mà quý vị lại nhớ đến chúng tôi, [vì thế] chúng tôi không bị bỏ quên. Tôi mong nhà nước đừng phân biệt [đối xử chúng tôi] và hãy nhớ rằng chúng tôi đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước này. Tôi tự hào là một người lính VNCH.”
Suốt hơn 40 năm, Quý TPB sống trong sự què quặn, đui mù… nhưng họ vẫn vươn lên, để tiếp tục sống, không phải sống trong những ngày tháng dài đằng đẵng vô nghĩa nhưng họ đã xây dựng cho chính bản thân, cho gia đình họ trong những công việc hằng ngày như bán vé số, chạy xe ôm… để tìm kiếm mưu sinh. Một ý chí, một nghị lực sống trong một xã hội tưởng chừng như bị bỏ quên.

Điều này làm cho ông JB Nguyễn Hữu Cầu, người tù thế kỷ nhận định rằng, những ngày tháng ông sống trong tù không đáng gì so với những ngày tháng bạn bè ông, Quý TPB què quặt ấy đã bươn trải ngoài xã hội và ông khẳng định, họ không ăn bám xã hội. Ông JB Nguyễn Hữu Cầu nghẹn ngào nói: “Tôi ở tù 32 năm và 5 năm cải tạo. Sự nhục nhằn khốn khổ của tôi đôi khi tôi thấy nó lớn lao lắm. Bạn bè của tôi đã mất một phần thân thể hoặc vĩnh viễn thì ba mươi mấy năm tù của tôi mà thân xác tôi còn lằn lặn, thì so với mấy anh tôi là đàn thấp, đàn dưới vì những sự hy sinh của các anh. Chúng ta phải gạt bỏ tất cả để đến với nhau. Và chúng ta là những người còn sống ở hai phía phải kính phục những người TPB bất kể Miền Bắc hay Miền Nam vì họ đã bỏ thân xác vì đất nước này, nên chúng ta không được phân biệt đó là lính cộng sản hay lính quốc gia gì hết. Những người bạn của tôi bị cụt chân hay cụt tay không có ăn bám xã hội và đã đi bán từng tờ vé số, không tham ô tham nhũng… Dù cụt chân cụt tay nhưng những người bạn TPB của tôi vẫn ngẩng mắt nhìn trời vì tin có Đấng thiêng liêng phù hộ cho họ nên họ vững chắc [để] sống.”
image-1_2_0Dù Quý TPB bị què quặn về thân xác nhưng các ông vẫn bước đi những bước chân hết sức vững chãi. Giọng nói của các ông vẫn dõng dạc và sang sảng khi cha Antôn Lê Ngọc Thanh mời từng người giới thiệu về tên, số quân, số KBC, binh chủng, trận đánh bị thương ngày tháng năm… Những chất giọng đầy cương quyết ấy khẳng định họ đã theo đuổi một lý tưởng đẹp phục vụ cho Tổ quốc, cho người dân.

Ngài Chánh sự Kim Lân, thuộc đạo Cao Đài chân truyền tòa thánh Tây Ninh nhấn mạnh đến công lao hy sinh của Quý TPB VNCH. Ngài Chánh Trị Sự Kim Lân nói: “Sự hy sinh của quý ông TPB không bao giờ quên lãng trong quá khứ. Sự hy sinh này sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Vì đó là sự hy sinh chánh nghĩa [được] đặt trên nền tảng nhân bản, công lý và tinh thần cao thượng. Sự hy sinh của quý ông cho đất nước, cho dân tộc sẽ được lịch sử tôn vinh, vinh danh và sẽ đặt trong một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc VN.”

Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa tiếp lời: “Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã mấy ngàn năm. Dầu ở chế độ nào chúng ta cũng phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn vì đã thấm nhuần trong truyền thống đạo đức của dân tộc, và biết quý trọng bậc đàn anh, chú bác đã hy sinh một phần xương máu để gìn giữ đất nước cho dân tộc, cho Tổ Quốc.”

Trong tâm tình đó, ông Vũ Văn Phi từ Lâm Đồng vào Sài Gòn tham dự ngày Tri ân Quý TPB, ước ao: “Sau 39 năm, tôi ước ao nhà nước đừng chia rẽ lính VNCH và bộ đội vì chúng ta là công dân VN.”

Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bộc bạch: “Chúng tôi tổ chức [buổi kỷ niệm này] làm cho nhiều người không thích. Họ chính trị hóa việc bác ái, lòng chia sẻ này nhưng chúng tôi không ngại và không sợ bị hiểu lầm, vì tôn chỉ của Dòng Chúa Cứu Thế là loan báo Tin mừng cho người nghèo, người bị bỏ rơi và loại trừ. Chúng tôi nghĩ, Quý TPB là những người đã bị bỏ rơi và bị loại trừ trong suốt gần 40 năm qua, bị bỏ rơi về mọi phương diện nên chúng tôi có bổn phận loan báo Tin Mừng, đem niềm vui, niềm an ủi đến cho quý TPB. Chúng tôi chỉ có tấm lòng, còn việc đóng góp của những người có lòng hảo tâm quan tâm đến số phận của quý TPB.”

Cha Giuse H Đc Tâm, B trên Tu vin, kiêm chánh x Gx. Đc M HCG Sài Gòn ngi cùng vi mt s chc sc tôn giáo bn   Mt cng tác viên đeo huy hiu vi dòng ch “Tri ân quý ông thương phế binh 2014 cho mt thương phế binh
Nhóm Thánh kinh cu nguyn góp vui tiết mc văn ngh

Trước khi tổ chức ngày kỷ niệm này, BTC rất lo lắng cho phần quà của mỗi người, những người đi xa sẽ hỗ trợ, cách tiếp đón ra sao… Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN, và là Ban tổ chức cho hay: “Kinh nghiệm năm ngoái, BTC đón nhận hơn 100 TPB nên năm nay ước chừng con số tiếp nhận sẽ hơn khoảng hơn 200. Nhưng chỉ trong vòng ghi danh từ ngày 15 – 22.04 thì con số bất ngờ lên đến 421 vị TPB. Chúng tôi khá lúng túng trong vấn đề kinh phí dự trù nên chúng tôi tiếp tục kêu gọi từ nguồn đóng góp hảo tâm của tất cả anh chị em sống ở VN và ở Hải ngoại. Chỉ một vài ngày sau, không ngờ sự quảng đại của quý vị ân nhân đã đáp ứng [được kinh phí] cho vấn đề tổ chức. Có thể nói ngày hôm nay, ngoài 422 vị ghi danh chính thức, còn có thêm 1o vị đến sau ghi danh chậm, do đó tổng cộng khoảng 423 vị. Mỗi quý thương phế binh có phần quà trị giá 1.000.000 VNĐ, những vị ở quá xa BTC sẽ hỗ trợ thêm một phần chi phí di chuyển. Tạ Ơn Chúa.”
Cha Giám tỉnh thốt lên: “Điều kỳ diệu đó do Chúa và Đức Mẹ phù hộ và lo lắng cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ biết cộng tác với ơn của Chúa. Chính Chúa đã dùng chúng tôi, để trao ban những món quà của Chúa cho anh em.”

Về khâu tiếp tân có hơn 60 các anh chị từ các Hội đoàn trong Giáo hội cũng như xã hội đảm nhiệm. Thời tiết ở Sài Gòn rất oi bức nhưng các anh chị rất quảng đại đã đến rất sớm để phục vụ mặc cho những giọt mồ hôi nhễ nhãi trên khuôn mặt. Mọi người trong ban tiếp tân không phải là những người chuyên nghiệp nhưng họ đã làm rất tốt và nhiệt tình. Tất cả mọi người trong BTC đã đón tiếp Quý TPB trong bầu khí trân quý, kính trọng, tôn trọng và trong tình yêu thương nên họ rất bình an và vui tươi… cho dù họ di chuyển đi lại rất khó khăn.

Niềm vui mừng ấy được Ông Lê Bững bày tỏ: “Sau thời gian bị thương ở chiến trường ở Quảng trị năm 1972. Đến năm 1975 đất nước xảy ra biến cố và cho đến ngày hôm nay đã 39 năm, nhưng đến hôm nay, tại Dòng Chúa Cứu Thế, anh em chúng tôi mới được nhắc đến và được thương yêu. Ngày hôm nay, tôi xin nhận nơi đây một sự kiêu hãnh và vinh dự trong buổi tri ân này.”
Chúng tôi quan sát thấy, nhiều Quý TPB hớn hở vui mừng vì họ nhận ra cùng đơn vị với nhau, ngồi cùng nhau và hàn huyên.

Trong phần giao lưu văn nghệ, các anh chị trong ban tiếp tân đã góp vui những bài hát như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Việt Nam! Việt Nam!… Đặc biệt ông JB Nguyễn Hữu Cầu tặng cho Quý TPB bài hát “Bỏ quên thân xác” do ông sáng tác từ nhà tù khi nghĩ về Quý TPB VNCH.

Trước khi kết thúc ngày tri ân, BTC tiếp đón 2 nhân viên của Văn phòng Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn, và họ cho biết, Văn phòng có nhã ý hỗ trợ lắp chân giả miễn phí cho Quý ông TPB nào có nhu cầu. Kết thúc ngày tri ân, cha Antôn Lê Ngọc Thanh đánh giá: “Mọi sự tốt sự rất tốt đẹp. Cám ơn Chúa vì sự quảng đại của Thiên Chúa lớn hơn sự lo lắng của con người. Những đóng góp của quý vị ân nhân ở xa cũng như ở trong đất nước VN đã làm cho buổi gặp mặt được thành công mỹ mãn. Mọi người rất vui. Điều chúng tôi ghi nhận được trong buổi này, thứ nhất, chính là Quý TPB được gần nhau hơn và, họ nhận ra họ được yêu thương và không bị bỏ rơi. Họ rất xúc động và muốn điều này được tiếp tục.

Cha Chánh xứ Hồ Đắc Tâm đã hứa nếu không có gì trục trặc thì giờ này năm sau sẽ được tổ chức. Thứ hai, hơn 60 anh chị em trẻ như No-U, Văn phòng Công lý và Hòa bình, Giêsu yêu bạn… rất nhiệt tình, mỗi người một việc để công việc được trọn vẹn. Điều thứ ba, chúng tôi nhận thấy sự đóng góp của người Việt trong nước cũng khá, tuy chưa được một nửa của chương trình nhưng điều này cho thấy người Việt ở trong nước đã bắt đầu quan tâm tích cực đến các vấn đề xã hội. Và như cha Hồ Đắc Tâm nói, đây là một hoạt động nhắm đến người nghèo bị bỏ rơi hơn trong suốt gần 40 năm qua. Bây giờ chúng ta làm công việc này, còn ai ghép chúng ta làm chính trị chính em thì đó là công việc của họ.”

Ông Hoàng văn Phong cám ơn: “Đây là dịp anh em lính VNCH chúng tôi có dịp quy tụ lại với nhau. Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý cha DCCT và các mạnh thường quân đã cho chúng tôi buổi giao lưu rất là ý nghĩa này. Trong cuộc chiến nào cũng có thương tật dù là lính VNCH hay lính Cộng sản trong một thời cuộc bị chia đôi đất nước. Mong muốn chính quyền này đừng phân biệt [đối xử] chúng tôi bởi vì chúng ta là người VN.”

Được biết, có một vài trường hợp không phải là TPB nhưng họ đến ban tiếp tân để tìm cách bắt lỗi, họ muốn được vào tham dự, nhưng ban tiếp tân rất nghiêm minh và ôn hòa giải thích để từ chối sự hiện diện của họ.

Một thời binh lửa, một thời tan tác nhưng hôm nay quý TPB được gặp lại nhau trong niềm vui, trong sự an ủi. “Huynh đệ chí binh” những người lính xem nhau như anh em ruột thịt lại được gặp nhau. Một bữa cơm trưa, một món quà… không là gì cả, nhưng món quà lớn nhất mà quý TPB mong mỏi nhận được chính là sự trân trọng và sự bình an từ xã hội nơi mọi người.
TPH-3Cha Antôn Lê Ngc Thanh, người dn chương trình trong bui Tri ân Quý ông thương phế binh dùng cơm trưa vi nhau.
Các chc sc tôn giáo đi din trao cho mi ông thương phế binh mt phn quà là 1 triu đngvà một cuốn sách nhỏ nói về Quyền con người.

Điển Hình Một Thương Phế Binh VNCH: “Anh vẫn đi bên cạnh cuộc đời!”

Trần Việt Trình.

Từng được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông, những kiến trúc xưa cũ của Sài Gòn đã làm nên vẻ đẹp độc đáo một thời, đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bao nhiêu người. Ngày nay, không ít công trình còn sót lại vẫn mang màu sắc, bóng dáng và hơi thở đã từng làm nên cái hồn của Sài Gòn thuở ấy. Có những vẻ đẹp mãi còn với năm tháng, nhưng cũng có những đổi thay đến ngỡ ngàng, xa lạ.Sài Gòn có những con đường không chỉ cho xe chạy, có những góc phố không chỉ là nơi hò hẹn và có những công viên không chỉ là chỗ nghỉ chân, hóng mát. Công viên Thống Nhất, nay là công viên 30-4, cũng không ngoại lệ. Nó như một Sài Gòn thu nhỏ hội tụ đủ mọi nhịp sống. Những thảm cỏ xanh trải dọc lối đi cùng bầu không khí trong lành, tĩnh lặng, tất cả hoà quyện lại tạo nên một khoảng không gian xanh quý giá ngay giữa trung tâm thành phố. Hiếm có công viên nào ở Sài Gòn gắn liền với những sự kiện lịch sử như công viên Thống Nhất. Mỗi góc phố, mỗi toà nhà đều mang đậm dấu ấn của thời gian. Một đầu công viên là nhà thờ Đức Bà trang nghiêm cổ kính được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Đầu kia là Dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) với kiến trúc bề thế và uy nghi nhưng vẫn mang vẻ tao nhã trong ánh nắng buổi sớm bình yên của Sài Gòn. Đại lộ Thống Nhất rộng lớn chạy giữa chia công viên ra làm hai với hai hàng cây xanh thẳng tắp đã dẫn đường cho xe tăng Trung Cộng đến đạp đổ cổng Dinh Độc Lập vào một ngày 30 tháng 4, đạp đổ luôn cả một chế độ tự do dân chủ mà quân dân miền Nam hết lòng xây dựng và gìn giữ.Nằm ngay giữa lòng Sài Gòn, công viên 30-4 ngày nay không chỉ là chốn lui tới vui chơi mà còn là nơi hội tụ những phận đời, phận người với những ước mơ rất đơn giản, bình dị, bình  thường.Công viên sáng sớm đã có cà phê lề đường. Xa xa, mấy chị hàng rong cùng đôi gánh với đủ thứ bánh trái. Dưới tàn cây xanh, em bé đánh giày ngồi ngáp vặt đợi khách. Bên kia, đoàn du khách đang băng qua đường với sự trợ giúp của một hướng dẫn viên du lịch. Có cả những người thích bàn chuyện thời sự, say sưa bình luận ở một góc khác của công viên.Từ sáng tinh mơ, lẫn trong số người đi dạo, tập thể dục, một hình ảnh quen thuộc của công viên là một ông lão luôn đến rất sớm, ngồi thù lù một góc trên ghế đá, bên cạnh chiếc xe lăn tồi tàn. Trên chiếc xe lăn tồi tàn ấy là đủ thứ lỉnh kỉnh: một cái bơm, vài chai xăng cùng những túi đựng ve chai. Tất cả những vật dụng đó ông lượm được từ các bãi rác.  Ông làm đủ nghề, từ việc nhặt những lon nước ngọt, ly nhựa mủ người ta uống vứt vương vãi, đến việc gom những tờ giấy báo người ta lót đất ngồi đã nhăn nhúm. Có khi ông còn bơm, vá xe và kiêm luôn việc bán xăng di động.

Gọi là ông lão vì thật tình không ai rõ ông bao nhiêu tuổi. Ông tên Nguyễn Văn Biền, chỉ mới 62 tuổi, nhưng có khuôn mặt cằn cỗi, già nua, đậm nét gian truân do bao nhiêu năm gian nan đã qua.Trước năm 75 ông là lính của VNCH, thuộc tiểu đoàn 7 nhảy dù. Ông bị thương vào một ngày tháng 12 năm 1974 tại đồi 1062 ở Thường Đức, tỉnh Quảng Nam, do trúng mìn của địch. Ông bị cụt chân phải, liệt chân trái, mù một mắt, mất 3 ngón tay trái, nhiều mảnh đạn vẫn còn ở trong ngực và đầu vẫn chưa được mổ lấy ra.Sau khi bị thương, ông được tải thương về bịnh viện Duy Tân Đà Nẵng, rồi đưa đi bịnh viện dã chiến của sư đoàn Dù tại Non Nước. Tháng 2 năm 1975 ông được chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hoà để điều trị. Trong lúc chờ ra Hội Đồng Y Khoa thì biến cố 30 tháng 4 xảy ra.  Ông là một trong những thương binh nặng nhất của y viện trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Vô đến Sài Gòn là nhà cầm quyền mới xua đuổi ngay thương binh VNCH ra khỏi y viện. Cùng những thương binh bạn, ông phải bỏ giường chống nạn với vết thương chưa lành rời khỏi quân y viện. Bằng mọi cách, ông mày mò về đến Vĩnh Long để ở nhờ nhà cha của ông cũng là một thương phế binh đang sống trong một căn nhà do chính phủ VNCH cấp trong làng thương phế binh. Sống không được bao lâu thì nhà nước mới đuổi toàn bộ thương phế binh ra khỏi làng. Thật khốn khổ! Cuộc sống sao quá khắc nghiệt và đày đoạ! Cha con ông lại dắt díu nhau đi tìm người quen để xin ăn nhờ ở đậu. Ở hết chỗ này đến chỗ khác, rày đây mai đó. Do cuộc sống quá nhọc nhằn và kham khổ, do chỗ ăn chỗ ở không ổn định, các vết thương cứ tái phát nên cha ông đau buồn mà sinh ra bịnh hoạn rồi qua đời. Không tiền bạc, ông phải vào nhà thờ xin đất chôn cất cho cha. Đấp mộ cho cha xong ông đau lòng rời bỏ Vĩnh Long để trở lại Sài Gòn tìm cách sinh tồn. Kể từ ngày đó, ngày ngày ông phải lặn lội khắp các thôn cùng ngõ hẹp để tìm sự sống, sống cuộc sống đói rách ngày qua ngày, không biết than thở cùng ai.

Gần  40 năm nay ông chọn công viên làm chốn mưu sinh. Với ông, công viên còn thân thiết hơn cả căn nhà rách nát mà ông đang ở trong một xóm tồi tàn bên quận 4 vì phần lớn thời gian ông quanh quẩn ở công viên này để kiếm ngày hai bữa cơm và là nơi để ông tìm thấy chút niềm vui.Ngày nào cũng vậy, mới 4 giờ sáng,  trong lúc những người cỡ tuổi ông đi dạo mát, đi tập dưỡng sinh, chạy thể dục, thì cũng là lúc ông lọ mọ chuẩn bị cho chuỗi ngày kiếm sống cực nhọc của mình. Sáng tinh mơ ông đã lập cập lăn xe đi, lăn lóc qua biết bao con đường trong thành phố để đến công viên. Trên đường đi, ông còn tạt qua những đống rác bên đường lượm ve chai.Ngày nào cũng vậy, không ai bắt buộc nhưng ông vẫn có mặt ở công viên từ sáng tinh mơ đến tối mịt, lặng lẽ giữa một góc công viên rộng lớn nhưng đôi mắt luôn quan sát xung quanh tìm cơ hội chắt chiu từng đồng đắp đổi bữa ăn qua ngày.Trên đây là một mảnh đời khốn khổ của một thương phế binh bị bỏ quên ngoài đường phố. Cuộc sống của người dân miền Nam sau năm 1975 đổi đời đã gặp rất nhiều cơ cực, những thương phế binh VNCH lại càng nghiệt ngã hơn. 36 năm rồi,  họ vẫn sống dù bèo bọt và cùng cực. Là người thương tật, không có khả năng lao động, không hề nhận được bất cứ một sự giúp đỡ nào, lại bị phân biệt đối xử, họ đã phải hết sức vất vả để mưu sinh và tồn tại được trong bao nhiêu năm qua.39 năm đã đi qua, ngày qua ngày, công viên vô tình với hàng cây vẫn rợp bóng mát như muốn che bớt cái nắng chói chang của Sài Gòn. Thời gian vẫn âm thầm đổ bóng trên những con đường của phố phường Sài Gòn. Bóng ngắn vì thương tật của ông cũng âm thầm đổ bóng hàng ngày trên công viên nay mang tên 30-4, đánh dấu một biến cố làm thay đổi cả miền Nam và thay đổi hẳn đời ông.

-Trần Việt Trình -


S.O.S! Lời Kêu Cứu Của một Chiến Hữu Nha Kỹ Thuật.
Kính thưa Qúy Niên Trưởng , anh em , hậu duệ NKT. Tôi Hà đức Lợi xin được mạn phép thay mặt cho anh em BK/LH/VN gởi đến quý huynh đệ lời cầu cứu S.Ọ.S hầu mong sự giúp đỡ của Qúy anh cho bên này có 1 chiến hữu – Mã văn Qúy bị tai biến mạch máu não (xuất huyết não ) hiện đang trong tình trạng hôn mê sâu đã 7 ngày đêm , hoàn cảnh độc thân không vợ , con chăm sóc đang cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Xin sơ lược một chút về C/H Mã văn Qúy , trước đây 1968 khi mới 17 tuổi đã nhập ngũ thuộc chiến đoàn 2 (CCC) KON TUM, trung đội 3 đại đội 2 , cuối năm 1968 chuyển về chiến đoàn 1 (CCN) Đà Nẵng ở toán Fordeelaine đến năm 1970 về chiến đoàn 3 (CCS) Ban mê Thuật ở toán WEDGE đến 1971 về toán Thanh Sơn . Sau 1975 máu BK vẫn chảy trong huyết quản , Qúy lên rừng tham gia chiến đoàn Đồng Khởi do anh vợ tôi , Vi hữu Bằng cầm đầu , chống phá chế độ đến 1978 bị bắt , trong đó có cả C/H Hứa thiên Phượng cũng từng ở CCN,CCS.Anh em bị tuyên án , Vi hữu Bằng – tử hình ,Qúy & Phượng – chung thân , đưa xuống trại Đại Bình nhốt xà lim 6 năm , chân tay bị cùm , sau hàng năm được giảm án còn 16 năm , ra khỏi xà lim Qúy & Phượng rủ nhau vượt trại , 2 người bị bắn bị thương , Qúy bị nhẹ hơn , bị 1 viên vào đùi phải vẫn dìu Phượng chạy được hai ngày máu ra nhiều Phượng chết , Qúy chôn bạn xong thì tiếp tục đào tẩu sau 2 tháng về tới làng thượng ĐamMe vì đói , khát ngất xỉu và bị bắt lại và bị tăng án 21 năm ( đêm Qúy bị bắt lại , tôi gặp Qúy trong phòng biệt giam của huyện năm 1983 , Qúy chỉ còn xương bọc da , trên đùi vết thương chưa lành hẳn.)… Thưa Qúy Huynh chúng ta có 20 năm tuổi trẻ thì đã phục vụ cho chiến tranh , còn 21 năm thì nướng trong nhà tù CS.Qúy còn gì để mất , nên khi sống sót trở về nhà tù Qúy có suy nghĩ cái mạng còn là nhờ ơn trên che trở , nên Qúy nguyện ăn chay trường niệm Phật từ đó đến nay,không lấy vợ , ra tù chui vào rưng cách xa Tùng Nghĩa 26 km phá rừng trồng được 5 sào (5000m2) cafe , được đồng nào Qúy giúp cho đứa cháu con ông anh lớn đã chết, còn lại 1 ông anh ruột đã ngoài 70 tuổi là Mã phúc Định cũng là C/H mình.Nay Qúy hoạn nạn như vậy anh em bên này xa gần cũng đến thăm , giúp đỡ… Chiến hữu với nhau già hết rồi , còn gì để dành cho nhau ? chỉ còn chút tình . Qúy là nhỏ nhưng cũng đã 64 tuổi rồi …Đôi dòng kính báo cùng Qúy Huynh Đệ cầu mong được sự giúp đỡ của Qúy Huynh. Kính chúc Qúy Huynh được mạnh khỏe và mọi sự an lành . Địa chỉ liên hệ: Mã phúc Định (anh trai Qúy ) 10c/5 hẻm Phan chu Trinh thị trấn -Liên Nghĩa – Đức Trọng-Lâm Đồng phone : 01277647966  ( Ngọc Anh – con gái anh Định) kèm 2 tấm ảnh.Kính thư Hà đức LợiMiếng Khi Đói, Gói Khi No!Tôi Không Quên AnhNgười Thương Phế Binh VNCH.Mỗi Tuần Một Hồ Sơ Được Đăng Trên Thằng Mõ Hằng Tuần. (Có địa chỉ để gởi thẳng về người nhận)Chương trình đã thực hiện gần 15 năm. (Sau Đại Nhạc Hội Tôi Không Quên Anh!)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét