Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

nhà báo Bùi Bảo Trúc - *(24-6-2013)

"Thư Gửi BẠN TA" là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ "tgbt@yahoo.com".


Ngày 24 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trong một số Playboy, tôi đọc được một câu có thể dùng để phá tan tất cả các bức tường băng bất kể bề dầy ở mức độ nào, hữu hiệu còn hơn cả những chiến lược mà Tây phương đã dùng để kéo sập bức tường Berlin, chấm dứt giai đoạn chiến tranh lạnh hơn hai chục năm trước.
Nhân vật chính trong truyện ngắn, tôi nhớ hình như là của John Updike, có một cách làm quen, bắt chuyện lần nào cũng thành công, mà lần nào chàng cũng chỉ dùng có câu: You smell so good... what is it?
Giản dị hết sức. Nửa đầu khen một cái đã. Nửa sau bắt đương sự phải trả lời, để sau đó, đẩy đưa câu chuyện. Mà thường thì đương sự trả lời ngay. Lý do là vì vừa được khen, đang còn sung sướng chết ngất, bị hỏi thêm một câu về cái nguyên do làm phát sinh ra lời khen đó thì phải trả lời chứ: Cô/ bà thơm lắm... mùi gì vậy?
Câu trả lời là cái tên của loại nước hoa. Aria, hay Contradiction, hay Allure... Rồi sau đó, là những chuyện khác nữa cứ từ tốn kéo ra. Lần nào nhân vật trong truyện ngắn đó của Updike cũng thành công rực rỡ. Các ông Khruschev, Brezhnev... có sống dậy cũng không thể làm hồi sinh được chiến tranh lạnh nữa.
Nhưng bây giờ, có thể lối khai mở đó sẽ không còn thành công nữa.
Khen thơm phức thì được. Nhưng hỏi mùi gì thì chưa chắc đã được trả lời. Nếu đó là thứ nước hoa không bán ở ngoài tiệm, nếu đó là thứ nước hoa được pha chế riêng cho người đang xức nó. Người bị hỏi có thể sẽ quay lại quăng ra mấy câu hỏi liên tiếp: Tại sao muốn biết? Biết làm gì? Muốn mua hả? Mua cho ai? Không nói được.
Cuộc đối thoại chấm dứt. Nhân vật của John Updike sẽ cứng họng, chịu thua không sao cứu vãn được tình hình.
Và nếu người có mùi nước hoa kỳ lạ đó muốn chia xẻ cái mùi được đặc biệt pha chế riêng cho nàng, nàng sẽ phải viết xuống giấy, ký tên cho phép như một tác giả bảo vệ tác quyền của mình, thì người kia mới mua được. Những chi tiết quái đản này tôi vừa được biết khi đọc được trong Internet một bài viết về những loại nước hoa được pha chế riêng đang được nhiều khách hàng chiếu cố.
Xức một mùi nước hoa mà được nhận ra cũng có thể sung sướng lắm chứ. Như trong phim Scent Of A Woman, đoạn Al Pacino trong vai đại tá khiếm thị Frank Slade ngửi và nhận ra, nói đúng tên của mùi nước hoa người phụ nữ trẻ lần đầu tiên ông gặp trong quán ăn. Nhưng trong một sở làm, ba bốn chị một hôm cùng rú lên vì thấy mấy chị kia cũng dùng một thứ nước hoa mua ở Nordstrom như mình thì không có gì vui hết. Và đó là lý do phải đi kiếm một mùi đặc biệt không ai có cho khỏi tức cái... mình.
Các phụ nữ có vẻ rất đồng ý với chuyện này, và công việc làm ăn của Sarah Horowitz, pha chế những mùi nước hoa theo yêu cầu của khách hàng, có chiều hướng đi lên. Nhưng với những cái giá khá cao, khoảng gần $300 cho mỗi 1/4 ounce perfume oil, người ta chưa thấy được cái ngày ai cũng một mùi riêng như tiên đoán của Internet.
Những người đàn ông có hai ba nơi để tặng nước hoa sẽ gặp vất vả. Mỗi nơi một mùi riêng có thể gây đủ mọi thứ phiền nhiễu cho các chàng. Không thể gửi hai ba nơi đó cùng một mùi, mùi Dona Karan trong cái chai rất kiểu cọ chẳng hạn. Hai ba cái nơi ấy sẽ đòi mỗi nơi một mùi thì phiền lắm. Làm sao hết cái mùi vừa chia tay ý thức hệ ở ga xe điện ngầm khi đến gặp cái mùi thứ nhì? Mà phụ nữ mũi tốt hơn đàn ông rất nhiều, đã tốt lại còn được chống đỡ bằng những miếng plastic thì phân biệt mùi chắc phải giỏi hơn.
Vậy thì phải làm gì để thoát hiểm?
Vạn ứng Nhị Thiên dầu. Chai dầu Nhị Thiên Ðường chứ còn gì nữa. Vừa đánh át được cái mùi kia, vừa gây được thương cảm cho một người vừa trúng phải cơn gió độc, như bài học tôi học được của một trong những cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam, đại sứ P.Ð.L. lúc sinh thời mà tôi rất yêu quí.
Lúc ấy, quần áo sực nức mùi phở lại là an toàn nhất...

Ngày 25 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải xin lỗi nước Lào và người Lào vì những cách đối xử không mấy tốt đẹp mà chúng ta dành cho quốc gia và những người bạn láng giềng này.
Chúng ta chỉ nói được có một điều tử tế duy nhất về nước Lào, đó là cái giường của dân tộc này:
Trăng rằm mười tám trăng treo 
Anh đóng giường Lèo cưới vợ Nha Trang
Câu ca dao này cho thấy giường kiểu Lèo được quí trọng lắm. Hẳn nó phải đẹp, phải tốt lắm mới được trọng như vậy. Việt Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức cho biết đó là loại giường chạm trổ đẹp. Sửa soạn cho ngày trọng đại, người đàn ông trong ca dao đã phải đóng một cái giường Lèo thật đẹp để đón vợ về.
Giường Lèo, do đó, là loại giường hạng nhất. Chỉ những người tử tế, có cuộc sống tốt đẹp, gương mẫu mới được nằm trên nó. Không tử tế, tốt đẹp thì nơi ngả lưng được chuyển ra cái chuồng heo, tệ hơn nữa thì nằm chèo queo:
Một vợ nằm giường Lèo 
Hai vợ nằm chuồng heo 
Ba vợ nằm chèo queo...
Ngoài chiếc giường, nước Lào không có được bất cứ một chuyện gì tốt đẹp, và tử tế.
Nói chuyện xa xôi, hiểm trở, khó khăn, người ta đưa nước Lào ra: Ðường xa chớ ngại Ngô, Lào, như một câu trong Kiều.
Ðất nước xa xôi đến độ bị khinh bỉ thậm tệ như trong câu ca dao: Thừa con mà gả cho Lào, cho Ngô.
Trong khi những nước khác được chúng ta chiếu cố nhiều đến món ăn của họ thì nước Lào chỉ được nhắc tới bằng một món ăn rất thiếu văn minh, món mắm ngóe: Ði xứ Lào ăn mắm ngóe. Câu tục ngữ nghe đầy vẻ mạo hiểm và liều lĩnh ở trong. Món mắm ngóe của nước Lào rõ ràng không được thưởng thức nhiều như các món ăn chơi lịch lãm khác: Ở nhà Tây, ăn cơm Tầu, lấy vợ Nhật, lái xe Hoa kỳ...
Thế rồi không biết từ lúc nào, dân tộc Lào bị đổ cho cái tính không thật, gian dối, cuội, không giữ lời hứa, thiếu chữ tín. Ðặc biệt là chỉ ở miền Nam, người dân nước láng giềng phía tây của chúng ta mới bị đổ cho những cái tội ghê khiếp đó. Miền Bắc thì không. Miền Bắc gọi quốc gia này là Lào. Miền Nam, tên quốc gia này là Lèo. Và dường như chỉ sau đệ nhất cộng hòa lối gán ghép, đổ oan cho dân tộc này mới xuất hiện.
Lèo được cho đồng nghĩa với xạo, thất hứa, với bậy bạ, nhảm nhí. Lèo là tĩnh từ để mô tả một danh từ, một trạng từ để bổ nghĩa cho động từ, một danh từ để thay cho Cuội, nhân vật trong cổ tích Việt Nam nổi tiếng là hay nói láo, có thể nói láo từ sáng đến tối, từ sớm mai tới chiều, không lúc nào ngưng nghỉ.
Nhất định người Lào không xấu xa và tồi tệ như thế. Có thể những điều không tốt đẹp về nước Lào là do một số lãnh tụ và những lối hành xử kỳ lạ của họ chăng? Như mấy ông Khong Le, Phoumi Nosavan, Phoumeuil (Phu Môi?), Phouceuil( Phu Côi ?) của những năm nhiễu nhương của thập niên 60.
Nhưng chúng ta thì nhất định dùng tên của quốc gia này để nói về cái tính không chân thật. Khi nói một người quê quán ở Vientiane thì không nhất thiết giấy khai sinh của ông ta ghi Vientiane là nơi sinh, mà chỉ là một cách để nói ông ta là người Lèo. Mà ông ta là người Lèo thì nghĩa là ông ta nói láo thành thần, không bao giờ biết nói thật.
Hứa Lèo là hứa mà không giữ lời.
Công chúa Lèo là một phụ nữ hay hứa Lèo, hẹn Lèo.
Tuy thế, tất cả vẫn chưa ghê rợn bằng một thứ người mà một người bạn tôi đã gặp: ông ta là người Hoa, họ Hứa và sinh quán ở nước Lào. Ông ta có tên là Hứa Lèo.
Toàn là những điều bịa đặt đầy ác ý về nước Lào và dân tộc Lào. Không biết người Lào nhìn chúng ta như thế... lào?
Chẳng lẽ cứ gạt đi rằng chuyện lước Lào biết thế lào mà lói sao?

Ngày 26 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trò nô dịch coi vậy mà rất là khó bỏ được. Người Mỹ có một danh từ hay đáo để: fart catcher, kẻ vồ bắt trung tiện, những chữ để mô tả hành động của bọn nô dịch.
"Sinh vật" này có thói quen là cứ lò mò đi sau những người mà nó muốn diễn trò nịnh bợ bằng cách chờ người kia đánh ra một cái rắm là vồ ngay lấy, đưa lên mũi hít hà rồi hét ầm lên là sao mà rắm thơm thế, ngửi cứ như hơi thở của Hồ chủ tịch vậy.
Trò ngửi rắm này đến nay vẫn còn ở Việt Nam, đọc thấy đầy trên báo chí trong nước.
Rõ nhất là những bài báo mới đây viết về con sẩm họ Bành. Gần như tất cả báo trong nước tuần qua đều có những bài viết suýt soa con sẩm này, nào là sẩm Bành tài sắc vẹn toàn, hát đã hay, nhan sắc lại hơn người, trên vai còn đeo thêm cái lon thiếu tướng. Các bài báo đều mô tả con Tầu này là ca sĩ thiếu tướng, đệ nhất phu nhân, nào là phong cách thời trang của sẩm Bành đang khiến giới mộ điệu thời trang xôn xao, phong cách thanh lịch, quí phái , thu hút sự chú ý của báo chí.. .
Chao ôi, một bài báo (trong nước) còn hành văn như thế này:" Ông Tập Cận Bình cùng với phu nhân, một ca sỹ xinh đẹp, đồng thời là một nữ tướng trong quân đội sẽ sánh vai nhau đặt chân tới California, Mỹ."
Rốt cuộc sẩm Bành đến Mỹ không gặp được Michelle Obama vì Michelle Obama bận dự ngày kết thúc năm học của hai cô con gái.
Sẩm Bành đã tưởng phen này lôi sường sám ra mặc, bầy chân bầy cẳng ra cho Michelle coi nhưng Michelle không đi California nên bài báo bèn dựa theo báo chí bên Tầu cay cú viết rằng sự vắng mặt của Michelle "không phù hợp với một số nguyên tắc ngoại giao cá nhân."
Sẩm họ Bành đau lắm. Có thể sẩm Bành Lệ Viên không biết rằng cố vấn của Michelle Obama khuyên Michelle không nên xuất hiện cạnh sẩm Bành, người đàn bà 24 năm trước đã đến hát giúp vui cho các đơn vị giải phóng quân được điều tới Thiên An Môn để rồi mấy hôm sau, lực lượng này được lệnh của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng tàn sát hơn 6 ngàn người biểu tình đòi tự do ở quảng trường Thiên An Môn.
Xuất hiện bên cạnh sẩm Bành là chuyện không nên. Các bài báo trong nước viết rằng Michelle Obama đã "né" sẩm Bành.
"Né" là hành động có sự sợ hãi ở trong. Tôi không ưa Michelle chút nào nhưng vẫn phải nói là Michelle không hề "né" sẩm Bành Lệ Viên. Michell ở lại Washington với Sasha và Malia vậy thôi chứ chẳng sợ gì sẩm Bành mà phải "né".
Còn chi tiết nói là giới mộ điệu thời trang đang xôn xao về phong cách lịch sự và quí phái của sẩm Bành, thu hút sự chú ý của báo chí thì đó là điều hoàn toàn bịa đặt.
Khổ quá, báo chí Mỹ, loại lá cải có bị thu hút là chuyện Kim Kardashian và Kanye West có con mầu sắc ra làm sao, có râu và mặt bí xị như bố không, vú có to như mẹ không chứ ai mà thắc mắc về sẩm Bành. Những tờ báo trình độ cao hơn một chút thì thắc mắc Kate Middleton sẽ đẻ con trai hay con gái, đặt tên là gì… Maria Sharapova mặc quần lót mầu gì ở Wimbleton, có còn hét lớn khi giao banh không… Cao hơn nữa là bao giờ Tối Cao Pháp Viện cho phép đồng tính lấy nhau chứ ở đó mà bị thu hút bởi sẩm Bành!
Khốn khổ cho bọn nô dịch.
Đất nước đang bị bọn Tầu khốn nạn tàn phá, gây đủ mọi chuyện khó khăn vậy mà vẫn lăn xả vào mà hít hà con sẩm họ Bành.
Sao không nhớ tới những giọt nước mắt của những phụ nữ mất chồng, mất con vì bị tầu "lạ" tấn công trên biển Đông? Sao không viết về những hành động ngang ngược của mấy thằng Tầu khốn nạn ở Hoàng Sa, Trường Sa?
Con sẩm họ Bành có đẹp, có hát hay thì thây kệ mẹ nó chứ việc quái gì phải ca cẩm nó nhắng lên như thế?
Cái rắm nó như thế nào thì kệ bố nhà Bác Hồ chứ mắc mớ gì phải ca cẩm vớ vẩn như vậy!
Đẹp ư? Có đẹp bằng Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Hoàng Vị, Trần Thúy Nga … không?
Tự nhiên đi hít hà một con đĩ dại …Bành ra như thế làm gì?

Ngày 27 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Lần đầu tiên nó xuất hiện trong mục Style Watch của tờ People trên người toàn những thứ dữ dằn như Heidi Klum, Deborah Gibson, Patricia Manterola, Leslie Mann, Jennie Garth, và Samantah Cole.
Nó là cái yếm của phụ nữ Việt Nam, được cho cải biến đi một chút. Vì được cải biến đi chút ít nên có thể có người sẽ nói rằng chưa chắc đã là cái yếm Việt Nam. Thí dụ nó không có cổ, mà cũng không có dải.
Nhưng trong mục Style Plus của tờ Washington Post thì nó nhất định là cái yếm Việt Nam, cái yếm thắm của một trong ba cô đội gạo lên chùa rồi bỏ bùa cho nhà sư, cho nhà sư ốm tương tư lăn lóc, cho trọc cả đầu, "cho dạ sư sầu, cho ruột sư héo như bầu đứt dây," những cực tả trong mấy câu ca dao mà chúng ta vẫn còn thuộc cho đến ngày hôm nay.
Và theo những chỉ dẫn để may nó mà tờ People viết, thì nó cũng nhất định phải là cái yếm: made of a triangle of fabric tied around the torso, V pointing down...
Cũng hình chữ V nhọn xuôi xuống dưới, dây buộc ngang lưng để còn "trễ xuống giữa nương long" như cảnh thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương. Cái halter mà tờ Post có hình chụp thì đúng là cái yếm Việt Nam, đủ cả cổ yếm, để nếu muốn, có thể đeo thêm cái bùa vào cho đủ mười thương. Không thể cãi rằng nó không phải là cái yếm Việt Nam được.
Và như thế, sau gần 40 năm người Việt có mặt ở Mỹ, thì các nhà vẽ kiểu thời trang cũng đưa được một món thời trang của chúng ta vào tủ quần áo của các phụ nữ Mỹ để đóng góp với thời trang xứ này.
Trong khi cái sari của các phụ nữ nam Á như Ấn độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka thì vẫn không. Và luôn cả y phục của phụ nữ Ðại Hàn, Nhật cũng không làm được.
Thế mới biết các cụ ông, cụ bà Việt Nam ngày xưa của chúng ta giỏi. Cái yếm các cụ vẽ kiểu, rồi may và mặc từ mấy thế kỷ nay, đến bây giờ, các chuyên gia về thời trang vẫn còn thấy vô cùng sexy như tờ People đã viết.
Sexy và rất kiểu cách. Bên ngoài chỉ có cái áo dài tứ thân, thắt vạt ở phía dưới, trong khi phía trong, là cái yếm hờ hững. Yếm có thể trắng, có thể hoa tằm, có thể hồng đào (khăn nhỏ đuôi gà cao/ em đeo dải yếm đào/ quần lĩnh áo the mới / tay cầm nón quai thao... như trong thơ Nguyễn Nhược Pháp) có thể nhuộm hoa nương (yếm thắm mà nhuộm hoa nương / cái răng hột đậu làm tương anh đồ )...
Kiểu cách và hết sức lãng mạn. Cái nịt vú của phụ nữ Tây phương không thể lãng mạn như thế được. Có phụ nữ nào mặc nịt vú mà nói được mấy câu lãng mạn và tình tứ như thế này:
Ước gì sông rộng một gang 
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi...
Hay là:
Trời mưa gió rét kìn kìn 
Ðắp đôi giải yếm hơn nghìn chăn bông...
Quăng cái dải yếm sang thì sông rộng cách mấy mà chàng... tha. Hay trời lạnh, có cái dải yếm lôi ra đắp thì sợ gì lạnh...
Rồi bây giờ, cái yếm đã vượt biển sang Bắc Mỹ hội nhập vào với các thứ quần áo của phụ nữ Mỹ, cạnh tranh thẳng với những cái nịt vú của thời trang Tây phương. Nhưng các nhà sản xuất quần áo ở Mỹ có thể sẽ không ngừng ở đó. Có thể Victoria's Secret sẽ nhẩy vào, đưa thêm một vài chế biến và những cuốn catalogue mà công ty này, không biết vì một lý do nào vẫn gửi đến nhà tôi đều đặn, sẽ là những thứ văn chương đọc không bao giờ có thể bỏ xuống được. Và chúng ta lại càng có thêm lý do để đọc nó kỹ hơn mà không sợ bị hạch hỏi lôi, vớ vẩn và vô cớ. Cứ trả lời rằng đọc nó để đi tìm dấu tích của văn hóa Việt ở Bắc Mỹ như một người bạn của tôi là được.
Những cái dấu tích ấy đọc hấp dẫn ra phết chứ không lành mạnh như những dấu tích chàng viết từ mấy năm nay đâu.

Ngày 28 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Thôi thế là chàng cũng lận lưng được một tấm bằng cho bằng anh, bằng em, tấm bằng của một đại học thật chứ không phải là đại học trong rừng mà cậu thợ chích đít Ba Ếch vẫn khoe nhắng lên là có cái bằng cử nhân học trong rừng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi thăm Thái Lan mới đây vừa được đại học Thammasat ở Bangkok tặng cho tấm bằng tiến sĩ danh dự ngành chính trị học.
Nhưng xem mấy tấm anh chụp thì người ta thấy cảnh nhận bằng của cậu trông thảm vô cùng. Lễ trao bằng không diễn ra ở một giảng đường tử tế, các giáo sư mũ cao áo dài tề tựu chung quanh, ở dưới là quan khách, sinh viên ngồi kín tất cả các hàng ghế như những buổi lễ trao bằng khác, nhất là tại những buổi lễ trao bằng tiến sĩ danh dự.
Nơi diễn ra lễ trao bằng là một giảng đường nhỏ của đại học Thammasat. Đã thế, ai cũng thấy giảng đường lại còn rất nhiều ghế trống ở dưới. Ngay ở hàng ghế đầu là một số sinh viên trẻ, phục sức không giống và hoàn toàn không thích hợp cho một buổi lễ trang trọng. Trong khi đó, ở bên ngoài, chỗ tiến vào giảng đường là vài chục người xếp hàng một, không biểu ngữ, không cờ xí rợp trời như báo chí trong nước chắc chắn đã phét lác khoe nhắng lên.
Chuyện được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự là chuyện đã diễn ra cho nhiều người. Nhưng có rất nhiều trường hợp, người nhận bằng lại là người đem danh dự lại cho trường chứ không phải là tấm bằng tiến sĩ danh dự đem lại danh dự cho người nhận.
Thí dụ mẹ Teresa, đức Đạt Lai Lạt Ma mà được trao bằng tiến sĩ thì chính trường đại học được vinh dự đón tiếp hai vị chứ không phải là hai vị được vinh dự khi nhận bằng của các đại học.
Trong khi đó, cũng có những vụ trao bằng tiến sĩ danh dự có nhuộm mầu chính trị ở trong. Nhưng ngay cả những trường hợp đó, thì với những nhân vật chính trị như Vaclav Havel, Lech Wasela… thì họ cũng vẫn đem lại vinh dự cho các đại học mời được họ đến để nhận bằng tiến sĩ danh dự. Các ông Havel và Wasela, tổng thống của Tiệp Khắc và Ba Lan đều là những người xứng đáng, những gương sáng cho toàn thế giới về lòng can đảm và tài lãnh đạo sáng suốt của họ.
Nhưng cậu Nguyễn Phú Trọng thì không. Cậu vừa nhận được bằng tiến sĩ danh dự của trường Thammasat thì lập tức tờ Bangkok Post số ra ngày 26 tháng 6 nói thẳng rằng Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng được nhận vinh dự đó sau những tin tức nói rằng đương sự đã nhúng tay vào những việc làm của một tập đoàn phản dân chủ, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến với nhà nước.
Bài báo của tờ Bangkok Post nói thẳng Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường dại học Thammast : Nguyen Phu Trong: inappropriate recipient for Thammasat honorary degree.
Phen này trong nước cũng sẽ có thiếu gì những cậu khác ghen tức xanh lè con mắt để phải lồng lộn chạy đi kiếm vài ba cái bằng tiến sĩ danh dự khác mang về treo lên tường nhát ma cho bõ những ngày cơ cực.
Mẹ kiếp, gọi vài ba tay chuyên bán bằng giả là có ngay chứ gì.
Có khi cũng chẳng cần bỏ tiền mua cái bằng giả, cứ nhận đại là có bằng cử nhân luật ngay như Ba Ếch chứ cần gì phải mất công đi mua mấy cái bằng giả.
Bằng tiến sĩ danh dự giả thì là tiến sĩ giả hay danh dự giả?
Nhưng danh dự làm chó gì có để có thể … giả được!


Bùi Bảo Trúc


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét