Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Có thật không đây (?)

From: Jerry Bui
Sent: Saturday, October 04, 2014 12:11 PM
Subject: Giỡn mặt với Obama, TC sẽ mất VNCS và Phi Châu ?

* 
Thảm kịch Do Thái - Palestine còn dài dài!
GIỠN MẶT VỚI OBAMA, TRUNG CỘNG SẼ MẤT VNCS VÀ PHI CHÂU!

Hà Nhân Văn


Bấy lâu nay, Nga Sô - Trung cộng ra mặt coi thường huyền ngọc Barack Obama, cả hai chủ quan đã quên rằng, sau huyền ngọc Barack còn Uncle Sam. Sáu năm trước Uncle Sam đã chọn chàng da đen - trắng để lãnh một sứ mạng vĩ đại lừng lững bước lên 2 đấu trường: Á Đông - Thái Bình Dương và Phi châu. Obama âm thầm giả bộ làng nhàng "passive", dồn sức vào Obamacare để làm nên lịch sử. Sau khi hóa kiếp được Bin Laden, Hoa Kỳ chuyển trục từ Âu qua Á. Cho đến mùa Hè này, sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan "đá nổi trên biển cả" HD 981 vào thềm lục địa VN, tưởng rằng đi vào cõi không người, múa gậy vườn hoang. Bắc Kinh đã cống hiến cho Hoa Kỳ một cơ hội vàng, trở lại VN và ĐNA kéo theo Nhật Bản rồi Ấn Độ, hô phong hoán vũ, không mất một viên đạn, một xu teng, Hoa Kỳ trở lại VN thật "ngon lành". Trong 2 tuần lễ đầu tháng 8, cựu TT Bill Clinton rồi 3 nghị sĩ Mỹ, Dân Chủ và Cộng Hòa, đầy quyền lực đến Hà Nội. Coi như cầm chắc Ông Ba Đỏ TC mất đồng chí VN mà Ông Ba đã dầy công mua chuộc, củng cố sau Thượng đỉnh Việt-Trung Thành Đô, Ông Ba đã giúp Uncle Sam "bất chiến tự nhiên thành". VN đang chuyển hướng, xoay chiều. Nhật Bản đóng vai ủy nhiệm. Đài Loan nghiễm nhiên sẽ trở lại Hoa Lục qua ngả VN. Vào cuối năm 2014, Đài Loan sẽ là nước thứ 2 đầu tư nhiều nhất ở VN.
THƯỢNG ĐỈNH MỸ - PHI CHÂU

 
 
 
Đánh lạc hướng coi nhẹ Phi châu hơn cả các ông Clinton và Bush trẻ, thậm chí công du Phi châu, TT Obama không ghé qua quê cha Keyna. Đùng một cái, sau thời gian dài vận động và bố trí, tuần qua, TT Obama triệu tập Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Phi châu lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Hội nghị qui tụ 50 nước Phi châu, 42 nguyên thủ quốc gia lớn nhỏ tưng bừng kéo nhau đến Hoa Thịnh Đốn hội họp trong 3 ngày ở đại sảnh bộ Ngoại giao Mỹ. Thượng đỉnh Hoa Kỳ và Phi châu đã gửi một thông điệp không lời cho Bắc Kinh: Phi châu thuộc về thế giới văn minh hiện nay, Mỹ và Âu châu, nói nôm na quê mùa: Ông Ba Đỏ TC "hãy lui ra cho bà đi chợ!" 6 năm trước Uncle Sam chọn Obama, đến nay mới thấy Uncle chọn đúng người "right man, right time, right place".
THẢM KỊCH DO THÁI - PALESTINE
Cuộc chiến Do Thái - Hamas lại bùng nổ, sau 72 giờ đình chiến. Vẫn như mấy lần trước, do Hamas tiếp tục tái gây chiến, bắn hỏa tiễn và rocket qua Do Thái. Tại sao có chuyện lạ đời vậy? Một bên đã thua trận vẫn tiếp tục gây chiến, đánh tới. Một bên, đại thắng vẫn tiếp tục thắng nữa trên khối dân đen, tay không. Số tử thương do Do Thái oanh tạc, pháo kích, xe tăng ào ạt trên dải Gaza đã lên đến gần 2000, đa số là phụ nữ, trẻ con. Phía Hamas, tử vong không đáng kể, Hamas dùng phụ nữ trẻ con làm lá chắn. Nhà thương, trường học và giáo đường Hồi giáo trở thành căn cứ của Hamas. Quân Do Thái hy sinh 63, dân Do Thái lại chỉ có 3 người chết, khoảng 9, 10 người bị thương do hỏa tiễn và rocket! Tuần báo The Economist, số chủ đề ra ngày 2-8-2014 với tựa đề lớn ngoài bìa "Thắng trận, thua cuộc chiến - Winning the battle, losing the war". Theo Economist, thắng trận, thắng lớn nhưng Do Thái đã mất đi nhiều cảm tình với thế giới, chỉ còn 26% (trong số 23 nước thăm dò), chỉ hơn Nga Sô của Putin, xếp loại ngang với Pakistan, Bắc Hàn, Iran tận cùng thế giới. Trước đây, Do Thái rất được ngưỡng mộ, một quốc gia dân chủ thực sự, đoàn kết, thịnh vượng, nhiều sáng tạo và phát minh khoa học, nhất là từ năm 1976. Biệt động đội Do Thái đã giải cứu được con tin ở phi trường Uganda. Nhưng giờ đây, uy tín của Do Thái đã tiêu tan. Trong số các nước đứng hàng đầu được thế giới có cảm tình nhất là Đức quốc, Canada, Anh, Pháp, Nhật thì Do Thái tụt hậu, đứng hàng chót là một trong 5 nước đã mất hết cảm tình đối với thế giới là Nga, Bắc Hàn, Iran. Ngay tại Mỹ, dù được Quốc hội Mỹ yểm trợ tối đa, cảm tình dành cho Do Thái đã tuột dốc trong dân chúng Mỹ, chỉ còn 36%. Dù thông cảm Do Thái với lý do tự vệ và sinh tồn, thế giới đồng loạt lên án Do Thái đã quá tàn bạo và hiếu chiến trong các cuộc oanh kích tàn phá Gaza. Dư luận Mỹ, Âu e ngại rằng dân Palestine ở Tây Ngạn - West Bank sẽ nổi dậy, lửa hận thù lại bùng lên trong khối Hồi giáo Sunni Ả Rập. Do Thái sẽ bị cô lập, tứ bề thọ địch.

Cho đến nay, Do Thái đã trở thành một cường quốc kinh tế và khoa học kỹ thuật vào hàng số một ở Trung Đông, vượt cả Iran, dân số 8,2 triệu, trong một diện tích rất chật hẹp, 20,770 km2 chỉ canh tác được 14%. Ngân sách quốc gia dành 7.7% cho y tế, 6% cho giáo dục. Nhưng còn một "quốc gia" Do Thái vĩ đại khác, đứng sau, có mặt khắp Tây bán cầu và Âu châu, từ Đức quốc, Pháp, Ba Lan, Anh, Ý... đến Ba Tây, Argentina, Mexico, kể cả Cuba... và chủ yếu là Hoa Kỳ. Cộng đồng Do Thái Mỹ trên 6 triệu dân nhưng là một nước Do Thái ở Hoa Kỳ. Do Thái là một "đế quốc" tư bản, nắm ngân hàng, thị trường tài chính, chứng khoán, kể cả bảo hiểm, y tế, luật sư... Chỉ có 2 nước Canada và Do Thái là được giữ quốc tịch Mỹ, tức song tịch. Thanh niên Do Thái có thể về Do Thái thi hành nghĩa vụ quân sự ... Lực lượng "vận động hành lang quốc hội Mỹ (lobby)" đông đảo nhất ở Hoa Thịnh Đốn, từ quốc hội đến Bạch ốc, Ngũ giác đài, báo chí và truyền thông.
Trước khi đi nghỉ hè 5 tuần, ngày cuối, Hạ viện Mỹ dẹp bỏ mọi chuyện, chỉ tập trung vào Do Thái, khẩn cấp chi 250 triệu cho Do Thái, riêng mấy khoản mua khí giới, đạn, bom... Dù vậy, Do Thái không thể còn "làm mưa làm gió" trên chính trường Mỹ như trước đây, huyền ngọc Obama đã và đang gồng mình cưỡng lại Do Thái. Vẫn tích cực bảo vệ Do Thái, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Obama đã chuyển hướng, ông tiếp tục chính sách của Bill Clinton, không thể bỏ rơi Palestine, Hoa Kỳ vẫn không công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái trong khi Do Thái quyết gạt Palestine ra khỏi đất thánh. Palestine trở thành quốc gia độc lập, thủ đô phải đặt ở West Bank. Obama vẫn cương quyết "một cách co giãn", thủ đô Do Thái phải là Tel Alviv như từ ngày quốc gia Do Thái ra đời 1948. Do Thái hải ngoại không từ bỏ một đòn phép nào đánh phá chủ trương cho Palestine là một quốc gia và được chia Jerusalem với Do Thái. Chỉ một chủ trương Palestine phải là một quốc gia, Bill Clinton đã khốn khổ, thân bại danh liệt. Vụ ông Bill mang họa tình ái lăng nhăng với người đẹp Lewinsky, ông đã lọt vào tay quyền lực đen ghê tởm nào đó, chút nữa đã bị cách chức Tổng thống! Mẹ cô Lu là một yếu tố quyết định, bà là Mỹ Do Thái, cô Lu cho mẹ biết tinh khí của ông Bill vọt vào váy cô. Không hiểu cô Lu có máu Do Thái này thổi kèn Bill Clinton như thế nào mà kèn Bill phọt cả lên váy cô. Mẹ cô Lu chụp ngay cơ hội, giữ cái váy của cô, tang chứng rành rành. Ông Bill phải trả cái giá chủ trương Palestine phải thành một quốc gia.

Giáo hội Công giáo Mỹ và cả La Mã cũng điêu đứng về vụ sì-căng-đan ấu dục. Một số giáo phận Công giáo Mỹ phá sản vì bị kiện! Đó là cái giá mà Công giáo La Mã phải trả cho ĐGH Th. Gioan Phaolồ II chủ trương và cổ võ cho một Palestine trở thành quốc gia và chia 3 Jerusalem! Ngoài Do Thái, phải chia cho Palestine và một phần cho Thiên Chúa giáo bao gồm Chính Thống giáo, Tin Lành và Công giáo La Mã! Nhiệm kỳ 2, Obama bị đánh phá "tối tăm mặt mũi", thậm chí tăng lương tối thiểu cho dân lao động cũng bị đánh phá, được mô tả như một "tổng thống tệ nhất"! Obama là một cái gai trước cộng đồng Do Thái, trước mắt diều hâu Netanyahu, một cựu tướng lãnh QĐ Do Thái, đắc cử Thủ tướng 2 nhiệm kỳ rồi! Ông diều hâu này là biểu tượng ý chí Do Thái. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nếu ra ứng cử Tổng thống, chắc hẳn sóng gió từ Do Thái Mỹ sẽ đổ ập tới.

Báo The Economist như một tiên liệu, Do Thái nếu tiếp tục hiếu chiến theo con đường "dân tộc" quá độ như hiện nay, Do Thái sẽ tự cô lập, sẽ có một ngày trong núi lửa hận thù. The Economist từ trước đến nay vẫn ủng hộ Do Thái, nay thì cực lực lên án, cảnh giác Do Thái. Âu châu đang coi Do Thái là dân kỳ thị chủng tộc (a racist). Do Thái đang trở về chủ nghĩa phân chủng như Nam Phi trước đây! Trên vùng đất Do Thái đang tồn tại còn có các dân tộc khác, ngoài Palestine, còn có sắc dân Druze, Ả Rập, Bahais... Jerusalem có bức tường Thương khóc tối thiêng liêng của Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Chẳng lẽ Do Thái lại bắt chước Trung Cộng vẽ vời chiếm đoạt 90% Biển Đông. Do Thái đừng quên bài học đẫm máu Phát xít Hitler tàn sát 6 triệu dân Do Thái. Thảm kịch lịch sử nào mà không có nguyên nhân. Trước khi bạo chúa Hitler lên cầm quyền, hầu hết các tiệm cầm đồ trên nước Đức trong tay Do Thái, địa ốc và ngân hàng cho vay nợ lãi trong tay tư bản Do Thái. Báo Economist nêu vấn đề cốt lõi: Gaza và tương lai Do Thái.
Liệu Do Thái có thể xóa bỏ bản đồ dải Gaza và tiêu diệt gọn khủng bố Hamas không? Hamas ở trong 1.8 triệu dân Gaza. Tháng 7 vừa qua, nhân chuyến công du của ĐGH Phan Xi Cô, Thủ tướng Do Thái tiếp ngài rất long trọng, tự nhiên ông khoe: "Đức Chúa Giêsu nói tiếng Do Thái". ĐGH Phan Xi Cô trả lời ngay: "Không! Chúa Giêsu nói tiếng Ả Rập!"

TRỞ VỀ SÓNG GIÓ BIỂN ĐÔNG!

 
 
Hội nghị Ngoại giao Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN khai mạc ngày 8-8 vừa qua tại thủ đô Miến Điện, có các nước liên hệ tham dự: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bắc Hàn, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan và Trung Cộng. Trước một ngày, ngoại trưởng 3 nước Phi Luật Tân, Mã Lai và Việt Nam họp riêng. TT Thein Sein rất khôn khéo cùng ngoại trưởng Miến đến chào mừng. Ba nước Việt - Mã - Phi họp riêng đi tới đồng thuận một lập trường về Biển Đông để đối phó với TC. NT John Kerry, dành 2 ngày cho hội nghị. Ngày 9-8, ông họp riêng với NT Việt Nam Phạm Bình Minh. Ông Kerry đầy lạc quan, "tươi ơi là tươi" vỗ vai PBM, tuyên bố: Quan hệ Việt Mỹ càng ngày càng phát triển hơn nữa. Tuy nước chủ nhà Miến Điện đã nói rõ: Miến Điện giữ vai trò trung lập (trong vấn đề Biển Đông) - theo AFP, ông Thein Sein rất vồn vã với 2 ngoại trưởng Mỹ, Nhật và đồng nghiệp ASEAN - nhưng rõ ràng người ta cảm thấy TT Thein Sein giữ một khoảng cách với NT Vương Nghị của TC (distance from...). Nhận xét chung, NT Vương Nghị và phái đoàn TC lạc lõng giữa các đồng nghiệp ASEAN, Mỹ và Úc. Kể cả Bắc Hàn cũng không còn thắm thiết mặn mà với đại đồng chí đàn anh Bắc Kinh!

Qua hội nghị này, rõ rệt 2 ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã gắn bó với ASEAN, một thị trường 620 triệu dân, dường như đang tách dần TC. Cũng là do Bắc Kinh đã quá kiêu căng, ngoài vụ giàn khoan HD 981 rút trước thời hạn một tháng, TC lại tuyên bố "bản đồ dọc" mới, 9 đoạn tăng lên 10, chiếm 90% Biển Đông, tự Bắc Kinh đã đẩy ASEAN bám chặt vào Mỹ - Nhật, tự Bắc Kinh đã vạch áo cho ASEAN nhìn rõ cái mạnh cái yếu của Bắc Kinh, chi bằng bám vào Mỹ lúc này là thượng sách. Qua vụ máy bay dân sự MH 17 bị hỏa tiễn Nga bắn rớt ở Đông bộ Ukraine, Mã Lai ngả hẳn về Mỹ. Chính Bắc Kinh đã đẩy Phi Luật Tân, Mã Lai và VN vào một khối đối đầu với TC để bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Tóm lại, TC trở thành đối tác rất lẻ loi trong hội nghị ngoại giao ASEAN kỳ này. Ta có câu: "Nắm người có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu", vô hình chung, NT Vương Nghị trở thành kẻ trọc đầu giữa khối ASEAN, thậm chí Bắc Hàn còn lộ rõ vẻ lạnh lạt đối với phái đoàn Vương Nghị. Tuy nhiên, TC lại càng thêm cứng cựa! Dù Hoa Kỳ lên tiếng phản đối, VN, Phi và Mã Lai phản đối, TC vẫn khởi công xây 5 đài hải đăng ở Biển Đông để cắm mốc chủ quyền ở Biển Đông. Vô ích, chỉ gây thêm căm phẫn, đẩy nhanh ASEAN vào quỹ đạo Hoa Kỳ. Năm 2015, Mã Lai sẽ là chủ tịch luân phiên ASEAN, Đại sứ Lê Lương Minh tiếp tục làm Tổng thư ký ASEAN thêm 3 năm nữa trong nhiệm kỳ 5 năm. ASEAN sẽ đổi thành cơ chế Cộng đồng ĐNA như CĐ Liên Âu.
VN THOÁT KHỎI VÒNG TAY TC?


Bất cứ giá nào, TC cũng bám chặt VN, củng cố Hiệp ước phòng thủ chung Việt - Trung mà Phạm Văn Trà, Đại tướng Bộ trưởng Bộ QPVNCS đã đặt bút ký với sự chứng kiến của Nguyễn Tấn Dũng, khi còn là Phó Thủ tướng, không kể những mật ước VNCS đã ký kết với Bắc Kinh từ hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990. Gió đã xoay chiều! Đây là cơ hội vàng để VN thoát khỏi tai họa Bắc xâm. Tin riêng của bản báo từ Hà Nội cho biết, phe Thái thú TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn còn mạnh dù là thiểu số do Cục tình báo Hoa Nam đứng sau với 53 cơ sở đầu tư của TC ở 53 tỉnh và thành phố nhưng cũng không cản nổi cao trào chống TC mỗi ngày một mãnh liệt tuy còn âm thầm ngay trong lòng ĐCSVN và toàn dân. Nhân đà này, ngon trớn, Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội. Hà Nhân Văn hơn một lần đã rộng bàn trên mục này, bộ ba "VietNam Vet." McCain, J. Kerry và Chuck Hagel là cột trụ chính sách mới của Mỹ ở VN. Đầu tháng 8, TNS Coker, nhân vật cao cấp trong UB Ngoại giao Thượng viện Mỹ (high ranking) đến Hà Nội, gặp Trương Tấn Sang và Dũng. Sang khẩn thiết nhờ Ns. Coker vận động quốc hội Mỹ tháo bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho VN. Trước đó, cựu TT Bill Clinton thăm Hà Nội, CT Sang tiếp đón ông Bill rất long trọng, ân cần nhờ ông Bill vận động quốc hội và hành pháp Obama cho VN được mua vũ khí của Mỹ. Như quí độc giả đã rõ, TNS McCain và TNS Shelton, Dân Chủ, công du VN chỉ cách 2 ngày TNS Coker rời Hà Nội. Đây là chuyến công tác của 3 TNS Dân Chủ và Cộng Hòa với mục đích rõ rệt: An ninh, Nhân quyền và Mậu dịch Mỹ Việt. TNS McCain rời Hà Nội đầy lạc quan cho biết có thể tháng 9 này, Hoa Kỳ sẽ tháo bỏ lệnh cấm vận từng phần, sẽ bán vũ khí sát thương cho VN.

Tại sao lại dồn dập và khẩn cấp như vậy? Xin thưa, chỉ còn mấy tháng nữa, Hoa Kỳ rút khỏi A Phú Hãn, vũ khí tối tân còn đầy ắp trong các kho của Mỹ chưa dỡ bỏ, đưa về Mỹ mất công, tốn kém chuyên chở chi bằng bán bớt đi. Đây không phải là vũ khí phế thải mà là vũ khí tối tân, hiện đại của Hoa Kỳ, Ấn Độ cũng đang khát khao mua lại. Theo tin từ Hà Nội, giới lãnh đạo CSVN đang say mê hướng về món hàng sát thương còn tồn kho ở A Phú Hãn hay đâu đó ở Nam Á và các căn cứ ở Ấn Độ Dương. Vũ khí của Nga, kể cả máy bay phản lực và hỏa tiễn Nga đã xuống cấp so với Mỹ. Với VN, còn một điều hấp dẫn lý thú khác, giá cả có thể du di, nhiều trường hợp có thể trả "credit" lai rai đến một lúc Uncle Sam sẽ "tha nợ"!
Vấn đề còn lại tùy thuộc vào "thiện chí" của Hà Nội: vấn đề Nhân quyền. Với Hoa Kỳ vào lúc này, vấn đề gọi là an ninh, "cái mỹ
​từ ​
an ninh" mới là quan hệ hàng đầu. Dân chủ, tự do và nhân quyền tuy là cốt lõi của tinh thần Mỹ nhưng vẫn có thể du di, tựa như "trả góp". Nay CSVN thả một tù nhân lương tâm, mai lại tha một nhân vật đối kháng, cũng là cách trả góp cho món nợ nhân quyền. Gió đã xoay chiều. Ngón nghề của CSVN là nương theo chiều gió. Vấn đề còn lại vẫn ở trong tay Bắc Kinh. Giàn khoan HD 981 là một ẩn số. Sau khi xây xong 5 đài hải đăng và căn cứ tiếp liệu nổi ở đảo Gạc Ma, Bắc Kinh sẽ làm gì tiếp? Giàn khoan HD 981 sẽ chuyển về đâu? Giới lãnh đạo VN xưa nay vẫn là chờ thời đón gió. Nhưng cái mà CSVN không thể chờ được, đó là trục xoay của Uncle Sam với Nhật Bản và Ấn Độ phụ họa. Mỹ - Nhật phải hiện diện ở ĐNA mà VN là điểm chiến lược không thể thoái lui.
HÀ NHÂN VĂN(10/8/2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét