ĐẲNG CẤP CỦA MỘT DÂN TỘC.
Dương Hoài Linh
Dương Hoài Linh
Lâu nay chúng ta hay nói đến lòng tự hào dân tộc mà quên rằng một dân tộc còn có "đẳng cấp". Trong một trận đấu bóng đá, BLV hay nói "cầu thủ ấy ở một đẳng cấp khác" nhưng trong cuộc sống hàng ngày ta ít khi suy nghĩ đến điều này.
Chẳng hạn hành động ở lại lượm rác của khán giả Nhật sau một trận đấu ở World Cup đã chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Việc200 người lính cứu hỏa Mỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ trong ngày 11/9 và mới đây là việc bác sĩ Brantley bị nhiễm Ebola cũng chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Tuy vậy đẳng cấp dân tộc không chỉ đến từ những hành động đặc biệt mà còn xuất phát từ những việc rất đời thường.
Chế độ CSVN lâu nay đã ru ngủ thế hệ trẻ Việt Nam vào những niềm tự hào giả tạo. Theo Huy Đức năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 2 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả". Chỉ một câu nói đã đánh giá được tầm vóc của hai nhà lãnh đạo của hai nước.Chính niềm tự hào này đã đẻ ra những con người cuồng trí,mang lá cờ đỏ đi khoe khắp thế giới. Trong khi ở một góc độ khách quan, một người bạn Hàn Quốc đã nói với tôi: "Tao không nghĩ nước mày đã đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại". Hóa ra niềm tự hào giành độc lập của Việt Nam trong con mắt người nước ngoài chẳng đáng giá lấy một xu. Bởi vì thực tế là giá con gái Việt Nam ở Hàn Quốc được niêm yết công khai thành nhiều loại cho đàn ông Hàn chọn lựa. Và hình ảnh mấy chục cô gái Việt khỏa thân để bọn buôn người định giá vẫn là một vết nhục khó chối cãi. Vậy thì khoe sự hiếu chiến của mình ra để làm gì?
Như vậy đẳng cấp của dân tộc đến từ sự văn minh trong quan hệ đối xử giữa người với người. Đây là giá trị có tính trường tồn. Đây là điều mà Nguyễn Trường Tộ và sau đó là Phan Châu Trinh đã nhận ra được. Các cụ đã đặt nền móng và khuyến khích một phong trào Tây Du. Bởi các cụ hiểu một anh nông dân không thể thoáng chốc lột phèn để trở thành nhà quý tộc. Sự cao quý chỉ đến từ việc học. Nhưng phải bắt đầu từ việc khai phá ý thức.
Đáng tiếc là chế độ CS luôn ca ngợi giai cấp công nông và đả phá quý tộc, tư sản. Đây là một hành động kéo lùi lại đẳng cấp dân tộc.Bởi khi họ ra giữa thế giới họ mới nhận thấy người nước ngoài nhìn mình với cặp mắt như thế nào. Có những việc tưởng như đơn giản nhưng một anh nông dân không thể làm nổi.
Đó là việc dùng xong một tờ giấy gói phải cuốn lại bỏ vào túi áo, quần chờ gặp thùng rác mới vứt bỏ.
Đó là việc thấy người ta đi trước một bước chân phải dừng lại nhường đường.
Đó là việc luôn nói "cám ơn", "xin lỗi" ngay cả khi mình không có lỗi.
Đó là việc giữ im lặng ở nơi công cộng, xếp hàng ở những nơi cần xếp hàng.
Như vậy đẳng cấp của dân tộc đến từ sự văn minh trong quan hệ đối xử giữa người với người. Đây là giá trị có tính trường tồn. Đây là điều mà Nguyễn Trường Tộ và sau đó là Phan Châu Trinh đã nhận ra được. Các cụ đã đặt nền móng và khuyến khích một phong trào Tây Du. Bởi các cụ hiểu một anh nông dân không thể thoáng chốc lột phèn để trở thành nhà quý tộc. Sự cao quý chỉ đến từ việc học. Nhưng phải bắt đầu từ việc khai phá ý thức.
Đáng tiếc là chế độ CS luôn ca ngợi giai cấp công nông và đả phá quý tộc, tư sản. Đây là một hành động kéo lùi lại đẳng cấp dân tộc.Bởi khi họ ra giữa thế giới họ mới nhận thấy người nước ngoài nhìn mình với cặp mắt như thế nào. Có những việc tưởng như đơn giản nhưng một anh nông dân không thể làm nổi.
Đó là việc dùng xong một tờ giấy gói phải cuốn lại bỏ vào túi áo, quần chờ gặp thùng rác mới vứt bỏ.
Đó là việc thấy người ta đi trước một bước chân phải dừng lại nhường đường.
Đó là việc luôn nói "cám ơn", "xin lỗi" ngay cả khi mình không có lỗi.
Đó là việc giữ im lặng ở nơi công cộng, xếp hàng ở những nơi cần xếp hàng.
Bởi lẽ khi ra ngoài trên trán anh không có khắc mấy chữ là anh vừa đánh thắng mấy đế quốc to,người ta chỉ biết là anh ăn to, nói to, khạc nhổ to...mà thôi. Đừng phê phán sự kỳ thị bởi chính mình làm cho người khác kỳ thị.
Thế nhưng đây là một loại văn hóa từ lâu bị bỏ quên.
Thế nhưng đây là một loại văn hóa từ lâu bị bỏ quên.
Quên lâu đến nỗi mà khi có một dân tộc khác chỉ làm cái việc đơn giản là cúi đầu nhặt rác thôi thì cả dân tộc mình đã ồ lên khen ngợi, ngưỡng mộ cho rằng còn lâu mình mới làm nổi.
Quên, chỉ vì cả dân tộc chỉ thích làm anh nông dân vô học hơn là làm ông quý tộc cao quý.
Quên, chỉ vì không thèm đếm xỉa đến những việc bình thường khiến cả xã hội là một bãi rác, nhà nhà là những đống rác và mỗi người là một chiếc thùng rác di động.
Quên, vì chỉ luôn nghĩ đến lý tưởng độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh còn phần còn lại chỉ là đồ... rác.
Có thể có người nói rằng "đẳng cấp" không thể sinh ra từ nghèo đói.
Một thể chế chính trị bất công không thể tạo ra một dân tộc có đẳng cấp.
Phải phá trước mới xây sau. Nhưng họ lại quên rằng nếu xây cái mới trên những vật liệu cũ thì cũng như không. Căn nhà lại sụp nữa. Cho nên phải vừa phá vừa xây.
Nhưng phải thừa nhận một điều rằng, hơn 80 năm qua nếu không có các cuộc cách mạng của giai cấp công nông, với phong trào Tây học và chí cầu tiến, đẳng cấp của dân tộc Việt không xuống đến mức thấp như thế.
Khi tấm hộ chiếu Việt luôn bị săm soi khi qua cửa hải quan các nước. Khi các tấm bảng "coi chừng người Việt ăn cắp" vẫn còn đầy trên thế giới. Khi những ngài "Giăng giăc ê rô", "Việt Nam, Cu Ba thay nhau canh giữ thế giới", các sứ thần "Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ" ngày một nhiều, ngày một hạ thấp bảng tín dụng đẳng cấp của dân tộc.
Có lẽ cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ chừng nào khỉ vẫn còn chưa muốn đứng thẳng trên hai chân để làm người.
Dương Hoài Linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét