Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

sự kiện bức công hàm của Thủ Tướng VN DCCH (CS Bắc việt)

BÀI 6
CÔNG HÀM PHẠM VĂN ÐỒNG CÙNG CHÂN DUNG NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC
* CHU ƯNG (P.H.T)
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã đưa ra lời tuyên bố gồm bốn điểm. Trong đó có điểm 1 liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như sau:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Mười ngày sau (14.9.1958) thủ tướng cộng sản Bắc Việt Phạm Văn Ðồng đã ký công hàm và được đại sứ Nguyễn Khang của Việt Nam tại Bắc Kinh trao cho thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc là Cơ Bằng Phi.
Công hàm của ông Phạm Văn Ðồng có nội dung như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt biển.HCM: "Này, thằng Đồng bán nước đấy, chứ không phải tớ đâu nhá!"HCM: "Này, thằng Đồng bán nước đấy, chứ không phải tớ đâu nhá!" - BBT-
Trong công hàm, ông Phạm Văn Ðồng đã xác định “Tôn trọng quyết định” của Trung Quốc tức là bao gồm hải phận của Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng xét về mặt pháp lý thì công hàm Phạm Văn Ðồng không có giá trị. Vì lúc đó, hai quần đảo này không thuộc chủ quyền Bắc Việt mà thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa vì hai đảo nằm dưới vĩ tuyến 17 theo Hiệp Ðịnh Geneva 1954, cho nên:
1) Theo luật quốc tế thì “Không ai đem cho cái gì mà chính mình không có” (Nemo dat quoc non habet). Ông Phạm Văn Ðồng không có quyền gì về hai quần đảo này mà công nhận nhường cho Trung Quốc.
2) Cũng theo luật quốc tế thì không có một văn bản pháp lý nào có thể gán cho những lời tuyên bố đơn phương có tính cách bó buộc tức là tính “cưỡng hành.”
Công hàm Phạm Văn Ðồng không phải là hiệp ước hai bên cùng thảo luận rồi đồng ý ký nhận và được quốc hội phê chuẩn, đó chỉ là một lời tuyên bố đơn phương mà thôi, nên không mang tính bó buộc thi hành. Tuy nhiên, cũng theo luật cổ La Mã có điều “Promissory estopel” để ngăn chận những kẻ nuốt lời hứa. Muốn áp dụng điều này thì phải có điều kiện sau đây:
- Vì lời hứa mà làm ảnh hưởng đến hoạt động của quốc gia.
- Hoặc quốc gia đem lời hứa ra để hưởng lợi.
- Xét lời hứa của Phạm Văn Ðồng không có ảnh hưởng gì đến Trung Quốc cho đến khi Trung Quốc trưng dẫn cho đại sứ Hoa Kỳ Kissinger coi trước khi tấn công Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 tại Hoàng Sa.
- Xét về công pháp thì luật pháp quốc gia bao giờ cũng có điều khoản cấm những vị lãnh đạo đưa đất nước vào sự đã rồi!
- Xét về mặt hợp pháp thì công hạm Phạm Văn Ðồng không hợp pháp vì chỉ quyết định trong mười ngày, ngoài mấy nhân vật trong bộ chính trị như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Ðồng, v.v... còn nội các không được bàn cãi và thiếu công hiệu vì không được quốc hội (tức là nghị viên nhân dân) phê chuẩn.
Tóm lại, công hàm Phạm Văn Ðồng chỉ là lá thư ngoại giao giữa hai đảng với nhau, không mang tính cách hiệp ước giữa hai quốc gia (*). Vì thiếu yếu tố pháp lý và thủ tục cần thiết, hơn nữa cũng không có phê chuẩn về phía Trung Quốc. Mặc dầu ông Phạm Văn Ðồng làm thủ tướng của cộng sản Việt Nam rất lâu (khoảng 40 năm) xong cũng vì quyền lợi của tập đoàn đảng cộng sản đã phân định và gắn bó lấy nhau để tồn tại chứ ông Ðồng không được xếp loại thủ tướng trung bình mà là một thủ tướng rất kém và tồi tệ.
Trong những năm ông nắm quyền từ việc đấu tố địa chủ, Nhân Văn Giai Phẩm gây chiến tranh triền miên, miền Bắc bị bom đạn tàn phá, không có một kỹ nghệ nào được xây dựng, chủ yếu chỉ mong sao cho khỏi đói, bần cùng hóa nhân dân để buộc phải gia nhập vào bộ đội. Năm 1973, ông đề nghị với ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger xin 3 tỉ Mỹ kim tiền viện trợ (nói là bồi thường chiến tranh) Kissinger đáp là sẽ tường trình với nội các và quốc hội Hoa Kỳ. Ông Ðồng quen thói độc tài và không hiểu gì về nền dân chủ của Mỹ nên ông đã trả lời ông Kissinger là “chính phủ và tổng thống chấp thuận là xong, cần gì phải bàn với quốc hội”! Bởi vậy, khi ông ký công hàm gửi cho Chu Ân Lai của Trung cộng đã mang tính cách xu nịnh, hời hợt, thiếu bản lĩnh của người lãnh đạo chưa kể thiếu trình độ gây hệ lụy cho cả nước tới những đời sau.
Một người lãnh đạo còn như vậy thì chẳng trách chi đến một tập đoàn theo đóm ăn tàn như:
1) Thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm, tuyên bố “Theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung Quốc!” Chúng ta không biết Ung Văn Khiêm căn cứ vào dữ kiện nào để vai trò một thứ trưởng có thể khẳng định chính sách về lãnh thổ hay không.
2) Quyền vụ trưởng Á Châu Sự Vụ thuộc bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam, Lê Lộc tuyên bố: “Xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống!” Không biết ông này có thuộc Việt sử không? Ngoài Lê Ðại Hành còn có Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh cả Khâm Châu và Liêm Châu của Trung Quốc thì làm gì có chuyện nhà Tống đi hót phân chim ở Hoàng Sa.
3) Hoàng Tùng, trưởng ban tư tưởng trung ương đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố: “Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để cho tụi Ngụy Sài Gòn quản lý.” Có trưởng ban tư tưởng trung ương nào với lòng yêu nước và có tình có lý với quê hương dân tộc hơn ông không?
4) Năm 1960 và năm 1972, Hà Nội cho ấn hành hai cuốn Atlas; cuốn 1 do bộ tổng tham mưu quân đội biên soạn. Cuốn 2 do phủ thủ tướng phát hành. Cả hai cuốn này đều ghi Hoàng Sa và Trường Sathuộc Trung Quốc! (thời gian này thật ra thuộc Việt Nam Cộng Hòa).
5) Báo Nhân Dân của Việt Nam ngày 16.9.1958 in lại bản văn công hàm Phạm Văn Ðồng.
6) Sách địa lý 1974 viết, các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đến Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho Trung Quốc.
7) Tháng 2, 1972 Cục đo đạc bản đồ thuộc phủ thủ tướng Bắc Việt phát hành tấm bản đồ thế giới, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa theo Trung Quốc.
8) Tháng 5, 1976 báo Sài Gòn Giải phóng viết: Người thầy vĩ đại Trung Quốc đáng tin cẩn vừa là đồng chí đã cưu mang nhiệt tình với chúng ta để có ngày hôm nay, nên Hoàng Sa thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc cũng vậy thôi.
9) Báo Thanh Niên cuối tháng 7 năm 2011. Sách luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa do Ngọc Huyên biên soạn, nhà xuất bản Thanh Niên trang 274 có in hình bản đồ Trung cộng với đường lưỡi bò liếm gần hết biển Ðông.
10) Sự kiện Thành Ðô (1990): Sau khi Lê Duẩn, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam từ 1960, là người chống Trung Quốc quyết liệt đã mất vào tháng 7, 1986 cùng Trường Chinh thì ông Nguyễn Văn Linh được bầu là tổng bí thư 1986, Bắc Kinh triệu tập hội nghị tại Thành Ðô (Tứ Xuyên) 1990 có Ðặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng cùng phía Việt Nam gồm Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng, Ðỗ Mười, Hồng Hà và Ðinh Nho Liêm.
Năm 2011, Wikileaks đã công bố hàng ngàn tài liệu tối mật của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, từ đó có biên bản cuộc họp của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Văn Linh và chủ tịch hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) Ðỗ Mười cùng Giang Trạch Dân (tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc) và Lý Bằng, thủ tướng Trung Quốc họp tại Thành Ðô.
Tài liệu ghi rõ thỉnh nguyện của Việt Nam như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước.
Phía Việt Nam, xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do chủ tịch Mao Trạch Ðông và chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam bày tỏ sự mong muốn đồng ý, sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng qui chế khu tự trịthuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh như Trung Hoa đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây.”
- Phía Trung Hoa đã đồng ý chấp thuận đề nghị nói trên và cho trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình dân tộc Trung Hoa.
Sau hội nghị này, bộ trưởng ngoại giao Việt Nam là Nguyễn Cơ Thạch nhận định “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.”
Năm 1991, Trung cộng vận động gạt Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi bộ chính trị, Ðỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, đưa Lê Ðức Anh lên cương vị chủ tịch nước, Nông Ðức Mạnh làm chủ tịch quốc hội rồi trở thành tổng bí thư.
Tất cả dàn lãnh đạo Việt Nam đều do người Tàu lũng đoạn, sắp đặt và điều khiển. Họ chỉ là những ông quan thái thú của Bắc triều không hơn không kém, đó là câu trả lời tại sao họ hèn với giặc ác với dân. Vì nếu dung dưỡng các người Việt Nam yêu nước thì sẽ bị Bắc Kinh coi là đối kháng, không trung thành với mẫu quốc, dễ bị trừ khử, thanh trừng hoặc bị thủ tiêu mà mấy chục năm nay chính quyền Trung Quốc vẫn âm thầm thực hiện, như trong trường hợp gần đây nhất: Ngày 13.11.2010, thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, ủy viên trung ương đảng, thứ trưởng quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, người đã đề cao hợp tác chiến lược, hợp tác quân sự trong khối Ðông Nam Á theo chiến lược của Hoa Kỳ về biển Ðông. Chiến lược này đã đi ngược lại đường lối của Trung cộng, kết quả là đưa đến cái chết đột ngột không rõ nguyên nhân, ai cũng biết là bị thanh trừng nhưng tất cả đều xanh mặt im hơi lặng tiếng!
- Năm 1999, Lê Khả Phiêu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam ký hiệp ước biên giới, nhượng 800km2 đất dọc theo lằn biên giới cho Trung Quốc. Trong vùng này, có ải Nam Quan, suối Phi Khanh (Lạng Sơn), thác Bản Giốc (Cao Bằng) cùng một số quặng mỏ.
- Năm 2000, Hà Nội hủy bỏ hiệp ước Bắc Kinh (Brevié) năm 1897 chia lại vịnh Bắc Bộ từ cửa sông Bắc Luân theo kinh tuyến 108 chạy dọc, phía tây thuộc Việt Nam cả đảo Bạch Long Vĩ phía đông thuộc Trung Quốc! Việt Nam mất một vùng biển khoảng 12.000km2 nhưng trong thực tế đã mất 21.000km2.
Năm 2000, cùng thời gian trên, đảng cộng sản Việt Nam còn ký hiệp ước hợp tác nghề cá với Trung Quốc, họ có tàu đánh cá lớn với trọng tải trên 100 tấn. Trung Quốc đã chiếm 40% số tàu cá trên thế giới thì Việt Nam tàu nhỏ không còn gì để bắt.
Từ những hiệp ước này, Trung cộng sẽ mở rộng tầm hoạt động xuống miền Trung và Nam của Việt Nam, khai thác dầu khí và đánh cá tại Côn Ðảo, Cà Mau và chiếm luôn Phú Quốc.
Muốn giữ Côn Ðảo và Phú Quốc, Việt Nam cần mở rộng sinh hoạt quốc tế, du lịch, thể thao văn hóa cho các nước khác đầu tư thêm để tầm nhìn của thế giới thấy nơi đây là đất, đảo của Việt Nam và họ cũng có quyền lợi tại đó.
Tháng 10 năm 2011, Wikileaks còn tiết lộ:
- Nông Ðức Mạnh bán đất biên giới và thác Bản Giốc cùng ải Nam Quan cho Bắc Kinh, Trung Quốc đã được chuyển 300 triệu Mỹ kim vào ngân hàng Iceland (Băng Ðảo) và Thụy Sĩ cho trương mục của Mạnh.
- Nguyễn Tấn Dũng sau khi ký cho Trung cộng khai thác mỏ bauxít tại Ðắc Nông, Gia Rai cũng được Trung cộng chuyển vào ngân hàng Thụy Sĩ cho 150 triệu Mỹ kim.
- Ngày 17 tháng 3 năm 2012, tại Trường Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Hà Nội, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, viện trưởng đã trình bày về vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa và trong buổi thuyết trình, chủ tọa cùng tất cả những người tham dự đều nhất trí Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và đã bị Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và bảy hải đảo thuộc Trường Sa. Ông tiến sĩ Ngọc đưa ra ý kiến khó nghe:
1) Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2) Trường Sa là vấn đề đa phương.
3) Không nên đưa Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế vì chưa biết lợi hại ra sao!
4) Việc đòi lại chủ quyền thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại vẫn được!!!
5) Ai có quan điểm trái với quan điểm trên đều là sai trái, chỉ phục vụ cho mục đích một số cá nhân!
Giáo sư tiến sĩ, viện trưởng của cái xã hội chủ nghĩa mà có thể trơ trẻn như một anh hề phản quốc như vậy được sao?
Tại sao những người trí thức, tuổi trẻ có lòng tự trọng, yêu quê hương muốn bảo vệ đất nước đều bị đánh đập và bắt đi tù hết?
Biểu hiện mất nước ngày một rõ ràng, không còn ai ngây thơ ngụy biện hoặc nghi ngờ gì nữa.
Biểu tượng đã phơi bày trắng trợn với lá cờ Trung cộng từ 5 ngôi sao nay tại Việt Nam đôi khi nở được thêm một ngôi sao nữa là 6 sao:
Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Việt”
để chứng tỏ lòng trung thành với Bắc triều, cờ 6 sao đã 3 lần xuất hiện công khai tại:
1) Ðại hội thực phẩm Vũng Tàu
2) Trên đài truyền hình Việt Nam sau khi Nguyễn Phú Trọng đi hầu Bắc Kinh về.
3) Lễ chào đón Tập Cận Bình!
Bao nhiêu người yêu nước lên tiếng đều bị bức hại như: Ðiếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Việt Khang, thượng tọa Thích Quảng Ðộ, linh mục Nguyễn Văn Lý, như Minh Hạnh, Thục Vy, Kim Tiến và còn nhiều nữa kể không hết cùng các chiến sĩ vô danh.
Ðau lòng cho dân tộc Việt trong cơn quốc biến, đảng cộng sản Việt Nam đã đày đọa dân tộc trên nửa thế kỷ rồi sẽ đưa đến mất nước. Các nhân tài, hào kiệt nay ở đâu?
Làm tướng mà không dám chống lại quân thù bảo vệ nhân dân và đất nước là tướng bất tri và là mạt tướng!
Liệu các người có còn được bình yên mà giữ nguyên ngôi vị khi quân Trung cộng tràn ngập Việt Nam hay không! Hay là chính vợ con gia đình các người còn lâm nguy hơn dân thường nữa?!
- Khi người Việt mất nước là sống lưu vong trên chính quê hương mình.
- Người Việt trên khắp thế giới mất nước sẽ là người Việt mồ côi, vô tổ quốc!
Lời của vua Lê Thánh Tông:
“Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông của tổ tiên để lại. Kẻ nào manh tâm bán nước sẽ bị trừng trị chu di tam tộc!”
Những nhà độc tài như Saddam Hussein (Iraq), Nicolae Ceausecu (Romania), Muammar Qaddafi (Libya) chết thảm khốc là gương tày liếp cho những kẻ coi thường tự do dân chủ của người dân.
CHU ƯNG (P.H.T)
.
phamvandong-chbn
 
*
 
Ghi chú (*): Có rất nhiều nhận định đối nghịch với ý kiến này!
 
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét