Chương 13
..
Chết vì tàn sát kiểu Trung Quốc
Khi Mao gặp Orwell và Đặng Tiểu Bình tại quảng trường Thiên An Môn
.
Đối với hàng trăm triệu nạn nhân này của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, đó là bộ ba yếu tố không thể tách rời theo thứ tự sau:
• Một thứ chủ nghĩa toàn trị mạnh và cực đoan hơn thứ đã được Orwell (*) miêu tả – nó theo dõi từng cử động nhỏ của bạn, bóp nghẹt từng hơi thở của bạn, và tuyệt đối không cho phép có bất kỳ sự đối kháng nào.
Cũng giống như tên "Cộng Hòa Nhân dân" đầy dối trá nực cười của đất nước Trung Quốc, Hiến pháp của đất nước “Cộng hòa Nhân dân” cũng là một trò chơi chữ đầy phi lý. Điều 35 cho phép các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp và biểu tình, nhưng nếu bạn thực hiện bất cứ quyền nào trong các quyền này - nhất là biểu tình thì chẳng khác nào khích người ta đánh bạn nhừ tử hoặc tống bạn vào tù, hoặc cả hai.
Đây là một quá trình gồm hai bước nhằm ngăn chặn tin tức thật và thay thế bằng tin tức dối trá đầy thuyết phục; Trung Quốc đang sử dụng báo chí và các phương tiện truyền thông điện tử để thực hiện rất hiệu quả mục đích này. Trên thực tế, Chỉ số Tự do Báo chí gần đây nhất [năm 2010] do Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố, đã xếp Trung Quốc ở hạng 171 trong số 178 quốc gia và Trung Quốc chỉ đứng trên khoảng vài “hố đen” kiểm duyệt ngặt nghèo như Sudan, Bắc Hàn, và Iran.
Về Điều 40 Hiến pháp quy định "Quyền tự do và quyền riêng tư thư tín của công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được pháp luật bảo vệ". Điều này cũng thật nực cười. Chỉ cần thử vào Internet ở Trung Quốc và gửi một thư điện tử cho một người bạn. Bức thư đương nhiên được coi là "riêng tư" của bạn sẽ được lọc ở "Vạn lý Hỏa thành" nơi có trên 50,000 công an mạng và nhân viên kiểm duyệt; chúng tôi đã trực tiếp thấy điều này khi công an ở Thẩm Quyến bắt giữ những người bất đồng chính kiến, những người chúng tôi đã hẹn gặp qua thư điện tử.
Để biết Vạn lý Hỏa Thành hoạt động thế nào, bạn cũng có thể thử như sau: Hãy vào bất kỳ một quán cà-phê Internet ở một bất kỳ một thành phố nào ở Trung Quốc và thử đánh vào trình duyệt cụm từ như “freedom of speech” (“tự do ngôn luận”) hay “Tiananmen Square demonstrations” (“biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn”) các liên nối tìm được sẽ bị khóa. Hãy thử đánh lần nữa, máy điện toán bạn đang dùng sẽ bị tắt. Hãy thử lập lại nhiều lần nữa, rất có thể bạn sẽ được công an mạng Trung Quốc trực tiếp thăm hỏi - hoặc bị bắt quả tang bởi một người nào đó trong mạng lưới an ninh nghiệp dư. Những người này sẽ giao nộp công dân Internet của mình để lãnh tiền thưởng. Như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo:
[Chúng ta phải] củng cố và kiện toàn hơn nữa việc kiểm soát trên các trang tin tức mạng, nâng cao mức độ kiểm soát xã hội ảo, và hoàn thiện các cơ chế của chúng ta trong việc định hướng trực tuyến ý kiến của công chúng.
Tương tự như vậy, việc chặn không cho các công ty Hoa Kỳ như Google, YouTube, và Facebook tham gia thị trường Trung Quốc trong khi vẫn nuôi dưỡng các hãng bắt chước theo như Baidu, Youku, và RenRen rõ ràng là sự vi phạm trắng trợn quy định của Tổ chức Mậu dịch Thế giới lại được ngụy trang bằng thứ lập luận quái đản rằng kiểm duyệt là lý do có căn cứ chứ không phải là một hành vi xấu xa được dàn xếp. Như tuần báo Businessweek đã bình luận "Nếu Facebook là công ty trồng bắp hay sản xuất xe hơi thì người ta lại sẽ gào lên với thế giới rằng Trung Quốc đang dựng lên các rào cản thương mại".
Trên thực tế, hiện đã có đến hai triệu người dân Trung Quốc đang chết mòn trong hơn 300 cái gọi trại "cải tạo lao động"; và hàng chục nghìn người dân trong số này đang bị giam cầm vì tội là theo đạo Thiên chúa mà "không đăng ký" hoặc bị đuổi đi vì là thành viên của giáo phái Pháp Luân Công. Sự việc này cũng không kém phần kỳ lạ vì Điều 36 của Hiến pháp đã quy định rõ:
Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng.
Tất nhiên, khi những công dân Trung Quốc bình thường buộc phải đối mặt với sự tương phản hoàn toàn giữa những lý tưởng được quy định trong Hiến pháp của họ và hiện thực cuộc sống diễn ra hàng ngày kiểu như nhà văn Orwell đã mô tả, họ sẽ thấy có tình trạng đối nghịch khắc nghiệt trong cảm nhận của mình. Sự đối nghịch này làm nảy sinh câu hỏi: Điều gì đã khiến một quốc gia với những con người siêng năng, thông minh, và một nền lịch sử kinh tế, văn hóa lâu đời và phong phú như vậy lại rơi vào địa ngục toàn trị như hôm nay? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nên nghiên cứu vắn tắt nhiều bước ngoặt then chốt trong lịch sử.
Phần lớn tính sáng kiến và năng động mà chúng ta gắn với Trung Quốc có nguồn gốc từ triều đại nhà Đường (khoảng năm 600 đến năm 900 sau Công nguyên) và đầu triều đại nhà Minh (khoảng năm 1370 -1450). Trong cả hai thời kỳ này, Trung Quốc - nước phát minh ra mọi thứ từ la bàn, thuốc súng, hỏa tiễn nhiều tầng đến tiền giấy, xe cút kít, rượu, cờ tướng - thực sự là nền văn minh thịnh vượng nhất, hùng mạnh nhất, ổn định và tiên tiến nhất trên trái Đất.
Đặc biệt vào triều nhà Minh, khi châu Âu còn ngủ vùi trong thời kỳ tăm tối, Trung Quốc đã phát triển một nền kinh tế tiêu dùng vững chắc được hỗ trợ bởi đổi mới kỹ thuật và một đế chế thương mại quy mô lớn. Cũng chính trong thời kỳ này hoàng đế thứ ba triều Minh đã hạ thủy đội tàu thám hiểm lớn nhất chưa từng thấy từ trước đến nay.
Tuy thế, giấc mơ đế quốc của Trung Quốc đã không thành hiện thực. Năm 1433, các vị quan thái giám của triều đình quyền lực này đã đột ngột dẹp bỏ các chuyến thám hiểm, phá hủy tàu bè, và thậm chí cố xóa sạch hồ sơ chuyến thám hiểm đó. Tiếp theo là một chính sách theo chủ nghĩa cô lập tai hại - từ đó khiến Trung Quốc, một dân tộc một thời vĩ đại dần chìm vào thời kỳ đen tối trong khi Tây phương phát triển rực rỡ.
Đến đầu những năm 1800, mặc dầu có chính sách cô lập, Trung Quốc vẫn chiếm một phần ba tổng sản lượng quốc nội (GDP) của thế giới so với tỉ lệ 3% kém cỏi của Hoa Kỳ. Nhưng tại thời điểm lịch sử mấu chốt này Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ cuộc Cách mạng Công nghiệp.
Một trong những vụ "gậy ông đập lưng ông" lớn của lịch sử là kỹ thuật của Trung Quốc như thuốc súng, địa bàn thay vì giúp Trung Quốc lại bị chính các nước châu Âu biến thành vũ khí để rốt cuộc đi cướp bóc "Vương quốc Trung tâm" một thời kiêu hãnh và hùng mạnh này. Chính trong thời kỳ dài mà người Trung Quốc gọi là thời kỳ "bị ngoại quốc sỉ nhục" này, các thế lực đang nổi lên của Tây phương đã thiết lập các căn cứ thuộc địa ven biển ở các thành phố cảng như Quảng đông, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải. Những thế lực thực dân này không đến trong hòa bình mà để chiếm đoạt của cải của Trung Quốc chất lên tàu chở về Anh, Hà Lan, và Bồ Đào Nha.
Tương tự vậy, trong thời kỳ này nước Anh gây ra những cuộc Chiến tranh Thuốc phiện buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhập cảng từ Ấn Độ thứ thuốc phiện gây chết người để giúp Anh cân bằng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc đối với những mặt hàng như bông, tơ lụa, và trà. Cực điểm của những cuộc chiến tranh này là cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn, một phong trào của người Trung Quốc chống lại người nước ngoài và đã bị các lực lượng viễn chinh của quân đội châu Âu và Hoa Kỳ dập tắt bằng vũ lực. Chính các đội quân nước ngoài này, diễu hành vào Tử Cấm Thành qua lăng tẩm của các hoàng đế triều Minh vĩ đại, đã xé nát mảnh cuối cùng của lòng tự trọng, kiên nhẫn, và quan trọng nhất, sự gắn kết của người Trung Quốc.
Ngay sau việc bị nước ngoài sỉ nhục này, đất nước Trung Quốc dần dần bị chia cách bởi những cuộc cách mạng diễn ra ở khắp nơi. Sau một tia hy vọng ngắn ngủi về một nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn năm 1912, Trung Quốc nhanh chóng bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu, giữa nhiều phe phái gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, và các quân phiệt. Tình trạng hỗn loạn bạc nhược dẫn tới cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản và đỉnh điểm của nó là việc Mao Trạch Đông nổi lên thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949, và cuộc tháo chạy sang bờ biển Đài Loan của những lực lượng Trung hoa Dân quốc.
(*) Tác phẩm "1984" của nhà văn George Orwell, mô tả chế độ toàn trị tàn bạo.
(**) Đại nhạc hội Woodstock năm 1969 ở Hoa Kỳ có nửa triệu người tham dự, được coi là dấu mốc quan trọng của nhạc Rock and Roll. Woodstock là biểu tượng cho một phong trào văn hóa Tây phương vào những năm 1960-1970.
(***) Piero Scaruffi là người thống kê những cuộc chiến và số tử vong của thế kỷ 20 và 21. (Wars and Casualties of the 20th and 21st Centuries)
"Chủ nghĩa Cộng sản không phải là tình yêu. Chủ nghĩa Cộng sản là cái búa tạ để ta nghiền nát kẻ thù."
- Mao Trạch Đông
.
Trong "thiên đường của công nhân" Trung Quốc, đáng buồn là chính người dân Trung Quốc lại thường là “kẻ thù” của chính phủ Cộng sản. Những công dân - kẻ thù này là những người lao động chăm chỉ thực thụ ở chính nước Cộng hòa của “Nhân dân" - những người mong muốn có mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, những người khao khát được có nước sạch và bầu không khí trong lành, những người phấn đấu để được nhận những khoản trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức khỏe khiêm nhường, những người đang tuyệt vọng và thiết tha tìm kiếm quyền tự do được bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của mình.
Còn trên những lãnh thổ đã bị thôn tính như Tây Tạng, Nội Mông, và Tân Cương, những "kẻ thù" này của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng lại là người bản địa – những người dám cả gan tìm cách thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, những người đòi phải phân chia công bằng những thành quả thu được trong quá trình khai thác tài nguyên trên quê hương mình, những người đang nhói đau và phẫn uất trước việc nhập cư ồ ạt của người Hán, một sắc tộc chiếm ưu thế được Bắc Kinh “nhập về” với ý đồ rõ ràng là pha loãng và “tẩy” bộ gien của họ.
Đối với hàng trăm triệu nạn nhân này của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, đó là bộ ba yếu tố không thể tách rời theo thứ tự sau:
• Việc trấn áp ngay trong nước đi kèm với một mô hình tăng trưởng kinh tế gây ô nhiễm tràn lan và sử dụng nhân công rẻ mạt;
• Chế độ thần quyền của đảng Cộng sản vừa mang tính giai cấp vừa cứng nhắc, giới hạn khắt khe việc tiến thân; và
• Một thứ chủ nghĩa toàn trị mạnh và cực đoan hơn thứ đã được Orwell (*) miêu tả – nó theo dõi từng cử động nhỏ của bạn, bóp nghẹt từng hơi thở của bạn, và tuyệt đối không cho phép có bất kỳ sự đối kháng nào.
Trên thực tế, cái gọi đầy mỉa mai là "Cộng hòa Nhân dân" vừa không phải là một nền dân chủ đại diện với các lãnh đạo được người dân bỏ phiếu bầu đúng cách, cũng không phải là một nền "cộng hòa" nơi người dân theo bất kỳ cách thức, hình thức, hay hình thái nào giữ quyền kiểm soát cốt yếu đối với chính quyền. Thay vào đó, các cuộc họp và quá trình ra quyết định của đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc hoàn toàn không minh bạch và được giới truyền thông sàng lọc với bàn tay sắt của đảng kiểm soát.
- Sự dối trá vĩ đại bắt đầu từ tên gọi của nước Trung Quốc và được nêu trong hiến pháp
Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, tuần hành và biểu tình.
- Điều 35, Hiến pháp Trung Quốc
Cũng giống như tên "Cộng Hòa Nhân dân" đầy dối trá nực cười của đất nước Trung Quốc, Hiến pháp của đất nước “Cộng hòa Nhân dân” cũng là một trò chơi chữ đầy phi lý. Điều 35 cho phép các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp và biểu tình, nhưng nếu bạn thực hiện bất cứ quyền nào trong các quyền này - nhất là biểu tình thì chẳng khác nào khích người ta đánh bạn nhừ tử hoặc tống bạn vào tù, hoặc cả hai.
Về khía cạnh tự do báo chí, điều kiện tiên quyết để duy trì một chính phủ công-an-trị là khả năng vừa kiểm soát các nguồn thông tin vừa nặn ra những nhận thức từ trong nước lẫn ngoài nước bằng cách quản trị những tin tức nhận vào và phát ra.
Đây là một quá trình gồm hai bước nhằm ngăn chặn tin tức thật và thay thế bằng tin tức dối trá đầy thuyết phục; Trung Quốc đang sử dụng báo chí và các phương tiện truyền thông điện tử để thực hiện rất hiệu quả mục đích này. Trên thực tế, Chỉ số Tự do Báo chí gần đây nhất [năm 2010] do Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố, đã xếp Trung Quốc ở hạng 171 trong số 178 quốc gia và Trung Quốc chỉ đứng trên khoảng vài “hố đen” kiểm duyệt ngặt nghèo như Sudan, Bắc Hàn, và Iran.
Về Điều 40 Hiến pháp quy định "Quyền tự do và quyền riêng tư thư tín của công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được pháp luật bảo vệ". Điều này cũng thật nực cười. Chỉ cần thử vào Internet ở Trung Quốc và gửi một thư điện tử cho một người bạn. Bức thư đương nhiên được coi là "riêng tư" của bạn sẽ được lọc ở "Vạn lý Hỏa thành" nơi có trên 50,000 công an mạng và nhân viên kiểm duyệt; chúng tôi đã trực tiếp thấy điều này khi công an ở Thẩm Quyến bắt giữ những người bất đồng chính kiến, những người chúng tôi đã hẹn gặp qua thư điện tử.
Để biết Vạn lý Hỏa Thành hoạt động thế nào, bạn cũng có thể thử như sau: Hãy vào bất kỳ một quán cà-phê Internet ở một bất kỳ một thành phố nào ở Trung Quốc và thử đánh vào trình duyệt cụm từ như “freedom of speech” (“tự do ngôn luận”) hay “Tiananmen Square demonstrations” (“biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn”) các liên nối tìm được sẽ bị khóa. Hãy thử đánh lần nữa, máy điện toán bạn đang dùng sẽ bị tắt. Hãy thử lập lại nhiều lần nữa, rất có thể bạn sẽ được công an mạng Trung Quốc trực tiếp thăm hỏi - hoặc bị bắt quả tang bởi một người nào đó trong mạng lưới an ninh nghiệp dư. Những người này sẽ giao nộp công dân Internet của mình để lãnh tiền thưởng. Như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo:
[Chúng ta phải] củng cố và kiện toàn hơn nữa việc kiểm soát trên các trang tin tức mạng, nâng cao mức độ kiểm soát xã hội ảo, và hoàn thiện các cơ chế của chúng ta trong việc định hướng trực tuyến ý kiến của công chúng.
Ở đây thiết nghĩ cũng cần nói thêm rằng, giống như nhiều việc khác ở Trung Quốc, việc kiểm duyệt cũng được phối hợp một cách khéo léo trong chiến tranh kinh tế của Bắc Kinh chống các đối tác thương mại và đối thủ cạnh tranh của mình. Ví dụ, các rạp chiếu phim ở Trung Quốc bị cấm chiếu phim của Hollywood vì các phim này bị cho là đi ngược lại văn hóa và đạo đức trong khi chúng lại được phép ngấm ngầm sao chép lậu trên đường phố Thượng Hải – việc này chẳng khác nào một rào chắn thương mại khổng lồ được dựng lên nhằm vào một trong những ngành công nghiệp to lớn của Hoa Kỳ.
Tương tự như vậy, việc chặn không cho các công ty Hoa Kỳ như Google, YouTube, và Facebook tham gia thị trường Trung Quốc trong khi vẫn nuôi dưỡng các hãng bắt chước theo như Baidu, Youku, và RenRen rõ ràng là sự vi phạm trắng trợn quy định của Tổ chức Mậu dịch Thế giới lại được ngụy trang bằng thứ lập luận quái đản rằng kiểm duyệt là lý do có căn cứ chứ không phải là một hành vi xấu xa được dàn xếp. Như tuần báo Businessweek đã bình luận "Nếu Facebook là công ty trồng bắp hay sản xuất xe hơi thì người ta lại sẽ gào lên với thế giới rằng Trung Quốc đang dựng lên các rào cản thương mại".
Và đây là một dòng khác tiếp theo trong tài liệu đầy mỉa mai đó: Một thực tế là rất nhiều công dân Trung Quốc bị tống giam vì cố gắng thực hiện thực những tự do được quy định trong các Điều 35 và 40 đã mặc nhiên cho thấy rằng công an Trung Quốc chẳng bận tâm đọc Điều 37 của Hiến pháp. Điều 37 quy định rằng:
Tự do cá nhân của những công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là bất khả xâm phạm.
Trên thực tế, hiện đã có đến hai triệu người dân Trung Quốc đang chết mòn trong hơn 300 cái gọi trại "cải tạo lao động"; và hàng chục nghìn người dân trong số này đang bị giam cầm vì tội là theo đạo Thiên chúa mà "không đăng ký" hoặc bị đuổi đi vì là thành viên của giáo phái Pháp Luân Công. Sự việc này cũng không kém phần kỳ lạ vì Điều 36 của Hiến pháp đã quy định rõ:
Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng.
Tất nhiên, khi những công dân Trung Quốc bình thường buộc phải đối mặt với sự tương phản hoàn toàn giữa những lý tưởng được quy định trong Hiến pháp của họ và hiện thực cuộc sống diễn ra hàng ngày kiểu như nhà văn Orwell đã mô tả, họ sẽ thấy có tình trạng đối nghịch khắc nghiệt trong cảm nhận của mình. Sự đối nghịch này làm nảy sinh câu hỏi: Điều gì đã khiến một quốc gia với những con người siêng năng, thông minh, và một nền lịch sử kinh tế, văn hóa lâu đời và phong phú như vậy lại rơi vào địa ngục toàn trị như hôm nay? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nên nghiên cứu vắn tắt nhiều bước ngoặt then chốt trong lịch sử.
- Một quốc gia đế quốc hùng mạnh tụt xuống thành nước đói nghèo trong cô lập
Một đội tàu biển khổng lồ của [Trung Quốc] rời cảng năm 1414 giong buồm đi về phía Tây với mục đích thương mại và thám hiểm. Nhiệm vụ của đội tàu vượt xa những gì Columbus có thể dự tính. Đội tàu có ít nhất 62 chiếc thương thuyền lớn kiểu Galilee, bất cứ chiếc nào trong số đó có thể chở ba tàu nhỏ của Columbus trên boong.
- The Emperor’s Giraffe
Phần lớn tính sáng kiến và năng động mà chúng ta gắn với Trung Quốc có nguồn gốc từ triều đại nhà Đường (khoảng năm 600 đến năm 900 sau Công nguyên) và đầu triều đại nhà Minh (khoảng năm 1370 -1450). Trong cả hai thời kỳ này, Trung Quốc - nước phát minh ra mọi thứ từ la bàn, thuốc súng, hỏa tiễn nhiều tầng đến tiền giấy, xe cút kít, rượu, cờ tướng - thực sự là nền văn minh thịnh vượng nhất, hùng mạnh nhất, ổn định và tiên tiến nhất trên trái Đất.
Đặc biệt vào triều nhà Minh, khi châu Âu còn ngủ vùi trong thời kỳ tăm tối, Trung Quốc đã phát triển một nền kinh tế tiêu dùng vững chắc được hỗ trợ bởi đổi mới kỹ thuật và một đế chế thương mại quy mô lớn. Cũng chính trong thời kỳ này hoàng đế thứ ba triều Minh đã hạ thủy đội tàu thám hiểm lớn nhất chưa từng thấy từ trước đến nay.
Theo sự biên khảo trong cuốn The Emperor’s Giraffe của Samuel Wilson, đội tàu thám hiểm đầy uy quyền của Trung Quốc có hàng trăm "tàu chở kho báu" đồ sộ có chiều dài bằng khoảng nửa chiều dài của một con tàu biển hiện đại ngày nay. Các con tàu này chở hàng chục nghìn thủy thủ Trung Quốc đến Ấn Độ, châu Phi, và Trung Đông, và trở về mang theo đồ triều cống và các đại sứ từ phương xa. Nếu so sánh, tất cả đoàn của Christopher Columbus chỉ là một vài thuyền con lèo tèo, và nếu dự tính trên cơ sở những gì đội tàu uy quyền đã làm được, Trung Quốc đã đủ mạnh để trở thành một thế lực quốc tế có thể dễ dàng buộc Tây Ban Nha và Anh phải từ bỏ cuộc chinh phục địa vị bá chủ toàn cầu ở thế kỷ 16.
Tuy thế, giấc mơ đế quốc của Trung Quốc đã không thành hiện thực. Năm 1433, các vị quan thái giám của triều đình quyền lực này đã đột ngột dẹp bỏ các chuyến thám hiểm, phá hủy tàu bè, và thậm chí cố xóa sạch hồ sơ chuyến thám hiểm đó. Tiếp theo là một chính sách theo chủ nghĩa cô lập tai hại - từ đó khiến Trung Quốc, một dân tộc một thời vĩ đại dần chìm vào thời kỳ đen tối trong khi Tây phương phát triển rực rỡ.
Đến đầu những năm 1800, mặc dầu có chính sách cô lập, Trung Quốc vẫn chiếm một phần ba tổng sản lượng quốc nội (GDP) của thế giới so với tỉ lệ 3% kém cỏi của Hoa Kỳ. Nhưng tại thời điểm lịch sử mấu chốt này Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ cuộc Cách mạng Công nghiệp.
Một trong những vụ "gậy ông đập lưng ông" lớn của lịch sử là kỹ thuật của Trung Quốc như thuốc súng, địa bàn thay vì giúp Trung Quốc lại bị chính các nước châu Âu biến thành vũ khí để rốt cuộc đi cướp bóc "Vương quốc Trung tâm" một thời kiêu hãnh và hùng mạnh này. Chính trong thời kỳ dài mà người Trung Quốc gọi là thời kỳ "bị ngoại quốc sỉ nhục" này, các thế lực đang nổi lên của Tây phương đã thiết lập các căn cứ thuộc địa ven biển ở các thành phố cảng như Quảng đông, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải. Những thế lực thực dân này không đến trong hòa bình mà để chiếm đoạt của cải của Trung Quốc chất lên tàu chở về Anh, Hà Lan, và Bồ Đào Nha.
Tương tự vậy, trong thời kỳ này nước Anh gây ra những cuộc Chiến tranh Thuốc phiện buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhập cảng từ Ấn Độ thứ thuốc phiện gây chết người để giúp Anh cân bằng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc đối với những mặt hàng như bông, tơ lụa, và trà. Cực điểm của những cuộc chiến tranh này là cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn, một phong trào của người Trung Quốc chống lại người nước ngoài và đã bị các lực lượng viễn chinh của quân đội châu Âu và Hoa Kỳ dập tắt bằng vũ lực. Chính các đội quân nước ngoài này, diễu hành vào Tử Cấm Thành qua lăng tẩm của các hoàng đế triều Minh vĩ đại, đã xé nát mảnh cuối cùng của lòng tự trọng, kiên nhẫn, và quan trọng nhất, sự gắn kết của người Trung Quốc.
Ngay sau việc bị nước ngoài sỉ nhục này, đất nước Trung Quốc dần dần bị chia cách bởi những cuộc cách mạng diễn ra ở khắp nơi. Sau một tia hy vọng ngắn ngủi về một nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn năm 1912, Trung Quốc nhanh chóng bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu, giữa nhiều phe phái gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, và các quân phiệt. Tình trạng hỗn loạn bạc nhược dẫn tới cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản và đỉnh điểm của nó là việc Mao Trạch Đông nổi lên thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949, và cuộc tháo chạy sang bờ biển Đài Loan của những lực lượng Trung hoa Dân quốc.
- Mao đã làm gì trong thời Woodstock (**)
Nam Kinh là một thành phố lớn có 500,000… con số người bị xử tử ở Nam Kinh là quá ít, cần phải giết nhiều người Nam Kinh hơn nữa.
Mao Trạch Đông đã có công tái thống nhất Trung Quốc dưới sự cai trị của "Hán" tộc, trục xuất vô điều kiện tất cả người nước ngoài, khôi phục niềm kiêu hãnh của người Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân dân Trung Quốc đã phải trả bằng cái giá quá lớn bằng máu, nước mắt, mồ hôi, lao động cưỡng bức, tù tội, và nạn hoang tưởng về sự giải phóng theo kiểu cộng sản chủ nghĩa của Mao.
Trong khi Hitler giết hay tiêu diệt khoảng 12 triệu và Stalin khoảng 23 triệu dân thường trong các nhà tù và cuộc thanh trừng và nạn đói thì số người chết dưới thời của Mao là khoảng từ 49 đến 78 triệu. Điều đó khiến Mao trở thành kẻ giết người hàng loạt ác độc nhất trong mọi thời đại – ít ra là theo Piero Scaruffi (***), người đã liệt kê phân loại những cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Trên thực tế, trong suốt hai thập niên rưỡi cai trị của Mao, khi bản thân Mao chưa từng bơi qua sông Dương Tử vì mục đích thể thao, gã Chủ tịch cuồng tín này đã nhảy từ một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát này sang một chương trình điên rồ khác. Chẳng hạn, chương trình "Đại nhảy vọt" của ông này gồm việc luyện tất cả sắt thép trong nước tại những xưởng rèn tự chế vô dụng và tận diệt chim sẻ. Thảm họa kinh tế và nạn đói lan tràn là hệ quả không thể tránh khỏi sau những bước cải cách thực sự là điên cuồng .
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa này, khi các ban nhạc Rolling Stones và Beatles đang nổi lên ở nước Anh làm sôi động thế giới âm nhạc và những người hip-pi tìm kiếm hòa bình và tình yêu trên những cánh đồng ở Woodstock, những đội trật tự điên cuồng gọi là Hồng vệ binh sục sạo khắp mọi ngóc ngách tìm kiếm các đối tượng để thực hiện hành vi bạo lực chính trị khác thường của họ. Đồng thời, các thương gia, trí thức, giáo sư bị quy kết là loại cặn bã xấu xa của đất nước Trung Quốc và bị cưỡng bức lao động chân tay, còn những người thiếu nhiệt tình cách mạng thường bị truy lùng, bị hạ nhục công khai, đánh đập và giam giữ nhiều năm trong trại lao động. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục rơi sâu vào trì trệ, người Trung Quốc vẫn được dạy nói dối để sống sót và nghe lời để tiến thân; và tấm màn tang Orwell bao trùm lên nước Cộng hòa Nhân dân này vẫn là di sản bền vững nhất của Mao.
Người đưa Trung Quốc thoát khỏi bãi lầy kinh tế kiểu Mao chính là Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng từng là một nhân vật cách mạng, một lãnh đạo đảng đã bị thanh trừng và đưa về làm việc tại một nhà máy sản xuất máy kéo trong Cách mạng Văn hóa. Sau khi con trai ông Đặng bị Hồng vệ binh đánh đập và ném từ cửa sổ tầng tư, Đặng được Hoa Quốc Phong, người kế vị của Mao, ân xá và phục hồi.
Thực vậy, Đặng Tiểu Bình chính là nhân vật quan trọng nhất ở Trung Quốc ngày nay ít ra với hai lý do. Thứ nhất, khi nguyên thủ Liên Xô Mikhail Gorbachev nhượng bộ người biểu tình và chấp thuận sự tan rã của Cộng sản Liên Xô, thì chính Đặng là người đã ra lệnh cho quân đội Trung Quốc tàn sát những người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 để bảo vệ chính phủ Cộng sản Trung Quốc tàn nhẫn và ưa chuộng trấn áp.
Một điều cũng không kém phần quan trọng khác, Đặng được tôn vinh là đã một mình thúc đẩy sự phát triển của cái nhãn chủ nghĩa tư bản con buôn được chính phủ bao cấp, là dấu hiệu đặc trưng của nền kinh tế "lợi mình, hại người" của Trung Quốc ngày nay. Cũng chính Đặng là người mở ra các đặc khu kinh tế cho người Tây phương và là người rốt cuộc đã tung ra một lực lượng nhân công khổng lồ trên thị trường thế giới được trang bị những vũ khí mạnh để phá hoại những công việc làm ăn như trợ cấp xuất cảng phi pháp và thao túng tiền tệ.
-Chỉ thị của Mao Trạch Đông đàn áp các phong trào phản cách mạng ở Nam Kinh và Thượng Hải
Mao Trạch Đông đã có công tái thống nhất Trung Quốc dưới sự cai trị của "Hán" tộc, trục xuất vô điều kiện tất cả người nước ngoài, khôi phục niềm kiêu hãnh của người Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân dân Trung Quốc đã phải trả bằng cái giá quá lớn bằng máu, nước mắt, mồ hôi, lao động cưỡng bức, tù tội, và nạn hoang tưởng về sự giải phóng theo kiểu cộng sản chủ nghĩa của Mao.
Trong khi Hitler giết hay tiêu diệt khoảng 12 triệu và Stalin khoảng 23 triệu dân thường trong các nhà tù và cuộc thanh trừng và nạn đói thì số người chết dưới thời của Mao là khoảng từ 49 đến 78 triệu. Điều đó khiến Mao trở thành kẻ giết người hàng loạt ác độc nhất trong mọi thời đại – ít ra là theo Piero Scaruffi (***), người đã liệt kê phân loại những cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Trên thực tế, trong suốt hai thập niên rưỡi cai trị của Mao, khi bản thân Mao chưa từng bơi qua sông Dương Tử vì mục đích thể thao, gã Chủ tịch cuồng tín này đã nhảy từ một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát này sang một chương trình điên rồ khác. Chẳng hạn, chương trình "Đại nhảy vọt" của ông này gồm việc luyện tất cả sắt thép trong nước tại những xưởng rèn tự chế vô dụng và tận diệt chim sẻ. Thảm họa kinh tế và nạn đói lan tràn là hệ quả không thể tránh khỏi sau những bước cải cách thực sự là điên cuồng .
Không kém phần thê thảm - và khủng khiếp - là những cuộc thanh trừng định kỳ của Mao nhằm vào các phần tử phản cách mạng, trí thức, các đảng viên trong đảng của ông được ông dán cho cái nhãn “tẩu tư phái” (những kẻ theo con đường tư bản). Hiện tượng còn được gọi là "Cách mạng Văn hóa" của những năm 1960 cực kỳ tàn bạo; tất cả những ai sống qua thời kỳ đó đều bàng hoàng bởi những gì đã diễn ra trong cuộc cách mạng này.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa này, khi các ban nhạc Rolling Stones và Beatles đang nổi lên ở nước Anh làm sôi động thế giới âm nhạc và những người hip-pi tìm kiếm hòa bình và tình yêu trên những cánh đồng ở Woodstock, những đội trật tự điên cuồng gọi là Hồng vệ binh sục sạo khắp mọi ngóc ngách tìm kiếm các đối tượng để thực hiện hành vi bạo lực chính trị khác thường của họ. Đồng thời, các thương gia, trí thức, giáo sư bị quy kết là loại cặn bã xấu xa của đất nước Trung Quốc và bị cưỡng bức lao động chân tay, còn những người thiếu nhiệt tình cách mạng thường bị truy lùng, bị hạ nhục công khai, đánh đập và giam giữ nhiều năm trong trại lao động. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục rơi sâu vào trì trệ, người Trung Quốc vẫn được dạy nói dối để sống sót và nghe lời để tiến thân; và tấm màn tang Orwell bao trùm lên nước Cộng hòa Nhân dân này vẫn là di sản bền vững nhất của Mao.
- Chủ nghĩa Tư bản Quốc gia trỗi dậy từ đống gạch vụn của "Chủ nghĩa Cộng sản Nhà nước"
"Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt chuột."
- Đặng Tiểu Bình
Người đưa Trung Quốc thoát khỏi bãi lầy kinh tế kiểu Mao chính là Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng từng là một nhân vật cách mạng, một lãnh đạo đảng đã bị thanh trừng và đưa về làm việc tại một nhà máy sản xuất máy kéo trong Cách mạng Văn hóa. Sau khi con trai ông Đặng bị Hồng vệ binh đánh đập và ném từ cửa sổ tầng tư, Đặng được Hoa Quốc Phong, người kế vị của Mao, ân xá và phục hồi.
Sau cái chết của Chủ tịch Mao, Đặng quỷ quyệt và cáo già đã hạ vợ góa của Mao và bọn Bốn tên và hạ luôn cả người đã cứu mạng Đặng. Tuy chưa bao giờ tự phong lấy một chức vị thống lĩnh trong đảng, nhưng một cách không chính thức Đặng đã nắm quyền lực, và ai cũng hiểu rằng Đặng là chủ chốt thực sự điều khiển các con múa rối.
Thực vậy, Đặng Tiểu Bình chính là nhân vật quan trọng nhất ở Trung Quốc ngày nay ít ra với hai lý do. Thứ nhất, khi nguyên thủ Liên Xô Mikhail Gorbachev nhượng bộ người biểu tình và chấp thuận sự tan rã của Cộng sản Liên Xô, thì chính Đặng là người đã ra lệnh cho quân đội Trung Quốc tàn sát những người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 để bảo vệ chính phủ Cộng sản Trung Quốc tàn nhẫn và ưa chuộng trấn áp.
Một điều cũng không kém phần quan trọng khác, Đặng được tôn vinh là đã một mình thúc đẩy sự phát triển của cái nhãn chủ nghĩa tư bản con buôn được chính phủ bao cấp, là dấu hiệu đặc trưng của nền kinh tế "lợi mình, hại người" của Trung Quốc ngày nay. Cũng chính Đặng là người mở ra các đặc khu kinh tế cho người Tây phương và là người rốt cuộc đã tung ra một lực lượng nhân công khổng lồ trên thị trường thế giới được trang bị những vũ khí mạnh để phá hoại những công việc làm ăn như trợ cấp xuất cảng phi pháp và thao túng tiền tệ.
Đó là một Trung Quốc ngày nay được Mao và Đặng tạo ra, một đất nước vừa tàn nhẫn với nhân dân vừa chơi xấu với các đối tác thương mại. Trong chương kế, chúng tôi sẽ liệt kê và phân loại sự đàn áp và tàn bạo trong tất cả những cái chết do Trung Quốc trên đất nước Trung Quốc chẳng có gì là vinh quang. Khi chúng tôi thực hiện việc đó, bạn sẽ thấy di sản của cặp bài trùng Chủ tịch Mao và Đặng Tiểu Bình “sống mãi” như thế nào trong một chính phủ công-an-trị ngày càng tàn bạo trong lịch sử.
Các ghi chú:
(*) Tác phẩm "1984" của nhà văn George Orwell, mô tả chế độ toàn trị tàn bạo.
== hết Chương 13 ==
Author : Peter Navarro and Greg Autry
Publisher : Prentice Hall
ISBN : 978-0-13-218023-8
'Death by China' focuses on how following a meticulously systematic approach, China is attempting to cripple the economy of America under the pretense of 'free trade'. And in this whole process the defense of the country is also getting compromised to a significant degree. The book exposes the stark reality behind the glittering exterior and offers an eye opener for all.
The authors Peter Navarro and Greg Autry talk about the multi-pronged attack adopted by China and its policies on every feasible front - be it currency manipulation, espionage, capturing diverse markets, destroying jobs or pumping poison in the name of medicines, food or drugs. Rules and regulations of free trade are openly violated, ethics are disregarded, principles are conveniently tweaked and surprisingly not much has been done to combat this trend so far. I found the second and third sections the most interesting parts of the book, in which China's gradual domination on resources of Earth and that of outer space are discussed. China has all sorts of weapons in its artillery to accomplish the task of treacherous onslaught master minded by the corrupt Chinese leaders. After having discussed the threats and warning signs that America is facing from the venomous dragon, the authors move on to suggest some clear and workable actions that the US could adopt to safeguard its interests.
The book is a very well written piece of writing, based on thorough research and detailed analysis. The chapters and sub topics are neatly organized in a logical fashion. True to its title 'Confronting the Dragon - A Global Call to Action', the book does motivate the readers that something should be done sooner than later to eradicate the termite kind attack which is fast weakening the flourishing economic tree of the US.
However, on a couple of occasions in the narrative, the authors sound too opinionated and in order to accentuate the overall impact of the text they have not abstained from attempting to sensationalize the same. I feel the statistics and well researched piece of writing speak much louder than just the aggressive adjectives. The facts should always be presented in a completely matter-of-factly manner, keeping the personal opinions and views of the presenter out of the picture.
* * *
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét