Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

"em Pleiku má đỏ..."


Còn một chút gì để nhớ

 

Pleiku và những nhà văn Phố Núi

*Nguyễn Mạnh Trinh

Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành phố nhỏ miệt rừng núi cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng và lãng mạn.

Thành phố ấy có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm nơi Phố Núi ấy có một bộ mặt, khi thì huyền ảo mộng mơ với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai, nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt với những ngõ phố tràn ngập lính viễn chinh (?) tìm vui trong gái đẹp và men say. Con đường từ phố đến Camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt. Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền mua vội một đêm vui rồi sáng mai lại trở về miền gió cát. Những người lính đồn trú ở đây ráng làm quen với cuộc sống ở miền nắng bụi mưa sình, trong một giây phút nào, cũng nao nao vì những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, tìm thấy một chút mộng ảo trong đời để làm kỷ niệm…Pleiku. những cuộc tình có thực, đầy giông bão của những người lính và những cô gái giang hồ. Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của tình học trò áo dai trắng và người lính dạn dày trong khói lửa. Pleiku có con đường đầy quán ruợu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hang cây cao vút rợ bóng lá và những tà áo nữ sinh tung bay theo nắng.

Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái vìa cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về. Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong mầu nắng ấy lấp lánh những tình cảm thầm thì khó tả. Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo bình thường mà hình như cỏ cây, đường phố, núi non…ở đây cũng se mình và chia sẻ chung vui buồn với con người. Từ giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đã làm ngôn từ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Những câu văn được viết với tâm cảm sống bừng bừng. Những bài thơ như ghi khắc lại những cuộc đời hiện thực trong bát ngát khung trời thi ca. Cảnh và người, người và cảnh, như có gì trao đổi với nhau, xẻ chia với nhau trong khi chiến tranh đến và cuốn đi tất cả như một cơn hồng thủy.

Những nhà văn, nhà thơ đã làm cho nắng pleiku lung linh hơn và bầu trời pleiku mênh mông cao vút hơn.

NHÀ THƠ Vũ Hữu Định

  
Một người đội vương miện cho Pleiku là Vũ Hữu Định. Ông chỉ là “người khách lạ” ghé chơi, không phải là người bản quán đã thở và sống với thành phố ấy. Nhưng ngưới khách lạ ấy đã làm rạng rỡ hơn cảnh vật và khám phá từ thiên nhiên những tâm tình ấp ủ theo từng ngõ phố từng bước chân đi.

Nếu nói bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chẳng phải là ngoa ngữ. Những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ những hình ảnh trong thực tế để làm thành hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn đầy cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người làm thơ.

Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi (thật ra là 16 câu) mà chuyên chở rất nhiều tình ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:

Phố núi cao phố núi đầy sương

phố núi cây xanh trời thấp thật gần

anh khách lạ đi lên đi xuống

may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần

phố xá không xa nên phố tình thân

đi dăm bước đã về chốn cũ

một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng

em Pleiku má đỏ môi hồng

ở đây buổi chiều quanh năm múa đông

nên mắt em ướt và tóc em ướt

da em mềm như mây chiều trong

xin cảm ơn thành phố có em

xin cảm ơn một mái tóc mềm

mai xa lắc trên đồn biên giới

còn một chút gì để nhớ để quên.”
 

Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh dù không phải là một trăm phần trăm nguyên tác. Thí dụ như hai câu thơ cuối, theo nguyên bản là:

mai xa lắc trên đồn biên giới

Còn một chút gì để nhớ để quên.”

Thì bị sửa lại là:

"mai xa lắc trên đồi biên giới

Còn một chút gì để nhớ để quên.” 

Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!

Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán, một người bạn thân cùng quê với anh, đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau: “Với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối ăn bận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của nhà thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970, năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng, tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Hồi đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sơn Trà…An chợt đi, chợt về. Đặc biệt là lúc nào cũng có vẻ dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ dô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan. Quen biết nhau khá lâu nhung anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vợ có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn.”

Còn một chút gì để nhớ, ơi kỷ niệm của một thời trong một đời người.

Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng trong thơ. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như chấp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vươn lên màu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà còn có niềm vui…//

 
Trích Thời Báo Vancouver, Canada
*

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét