Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Ai Cập - Quân Đội đảo chánh !!

Quân Đội đảo chánh ở Ai Cập, bắt giữ tổng thống Morsi và phe "Huynh đệ Hồi giáo"
-Nhữ Đình Hùng -

Cách đây hai năm, Ai Cập đã biết đến cuộc 'mùa xuân ả rập' đưa đến việc lật đổ chế-độ của ông Mobarak để thay thế bằng một chế độ tự do,dân chủ hơn, không phải chỉ nhờ các cuộc xuống đường của quần chúng mà còn nhờ việc quân đội giữ một vai trò trung lập, không tham gia vào việc đàn áp. 
Kết là một chế độ mới được thành hình với ông Morsi được bầu làm tổng thống vào tháng sáu 2012 qua một cuộc bầu cử tổng thống thực sự tự do lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập. 
Dân chúng tại cộng trường Tahrir  reo mừng khi nghe  Morsi bị lật đổ

Nhưng, chế độ của ông Morsi dần dần trở thành một chế độ hồi giáo và mất dần sự ủng hộ của dân chúng với những cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau.

Tổng thống Morsi bị quân đội bắt giữ
Trong ngày thứ tư 03.07, quân-đội Ai-Cập đã làm một cuộc đảo chánh để lật đổ ông Morsi, sau khi đưa ra vào ngày thứ hai một tối hậu thư đòi hỏi ông Morsi phải nghe theo lời yêu cầu của dân chúng nghĩa là phải từ chức. Nhưng, ông Morsi đã bác bỏ tối hậu thư này, viện cớ ông ta được nhân dân bầu vào chức vụ này với một nhiệm kỳ qui định và sẽ ở hết nhiệm kỳ. Quân đội đã làm cuộc lật đổ ông Morsi sau khi hết hạn của tối hậu thư và cùng lúc, mở cuộc bắt giữ các lãnh tụ của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo  dưới cớ những người này muốn thiết lập một chế độ độc đoán có lợi cho giáo phái.

Ông Morsi và những người thân cận đã bị quân đội bắt giữ. Thủ lãnh tối cao của nhóm "huynh đệ hồi giáo" Mohamed Badie, nhân vật số hai của nhóm Khairat al Chater cũng như lãnh tụ đảng tự do và công lý (PLJ) tiêu biểu cho phong trào hồi giáo đều bị bắt giữ.
Mohamed BadieKhairat al Chater

Một viên chức cao cấp của quân-đội nói việc bắt giữ ông Morsi có tính cách dự phòng và có thể bị truy tố về nhiều tội.
Sau việc lật đổ ông Morsi, hiến pháp được tạm ngưng thi hành trong một giai-đoạn không hạn định. Trong ngày thứ tư, quân-đội cho biết đã chuyển quyền hành chánh trị cho chủ tịch hội-đồng bảo-hiến (Conseil constitutionnel), Adly Mansour, cho đến khi có bầu cử tổng thống nhưng không nói rõ là khi nào! Theo tuyên bố của tướng Abdel Fattah al-Sissi, người hùng của cuộc đảo-chánh, quân đội 'sẽ đứng xa chánh-trị'. Nhưng không có gì  bảo đảm là quân đội sẽ giữ lời hứa hẹn này.
Tướng Abdel Fattah al-SissiAdly Mansour xử lý chức vụ  tổng thống

Adly Mansour là một vị thẩm phán ít được biết tới, đã hứa "sẽ bảo vệ hệ thống cộng hoà" và sẽ là người "bảo đảm các ích lợi của nhân dân". Ông cũng đã ca ngợi quân đội là "lương tri của quốc gia" và báo chí "tự do và can đảm".
Cuộc đảo-chánh của quân-đội Ai Cập để lật đổ một vị tổng-thống được bầu ra một cách dân chủ và tự do đã khiến nhiều nước tây phương lúng túng. Barack Obama đã nói đến việc xét lại viện trợ quân-sự cho Ai Cập (như là một cách để làm áp lực với phe đảo chánh) trong khi Nga kêu gọi các phe liên hệ (quân đội và phe Huynh đệ hồi giáo) hãy tự chế còn Âu Châu nhấn mạnh đến việc cần thiết phải có một cuộc bầu cử tổng thống nhanh chóng. Những kêu gọi này cho thấy Nga cũng như Âu Châu không hoàn toàn chống lại việc ông Morsi bị loại khỏi chánh quyền. Chẳng hạn như Londres nói không ủng hộ việc can thiệp bằng quân sự 'nhưng sẳn sàng cộng tác với những nhà cầm quyền mới".  Liên Hiệp Quốc yêu cầu việc lập một chánh quyền dân sự càng nhanh càng tốt, các nước ả rập đứng đầu là Arabie Saoudite đã gởi những lời chúc tụng đến ông Mansour, trừ có Thổ Nhĩ Kỳ coi việc lật đổ ông Morsi là phản dân chủ!
Quân đội trấn giữ an ninh tại thủ đô Le Caire

Việc xử dụng quân đội để lật đổ ông Morsi khiến người ta e ngại sẽ có những bạo động mới vì từ ngày 26.06 cho đến nay đã khiến có 57 người chết, qua các cuộc đụng độ giữa phe theo và chống Morsi, giữa phe theo Morsi và lực lượng bảo vệ trật tự.Theo các tin tức,ông Mansour đang tham khảo việc thành lập một chánh phủ có "đầy đủ quyền hành'.
Giới truyền thông quốc tế đã gọi việc lật đổ ông Morsi là đảo chánh và chỉ trích sự can thiệp của quân đội. New York Times đã đánh giá "Mohamed Morsi là vị tổng thống đầu tiên được bầu ra một cách dân chủ" và coi việc ông bị lật đổ 'là điều bi thảm cho nhân dân Ai Cập, đã cho phép có cuộc cách mạng vào năm 2011....cuối cùng đối diện với sự từ chối dân chủ." 
Trong khi đó nhật báo Anh Guardian tỏ ra dè dặt với chế độ mới, coi là không tự do. Mansour đã tuyên thệ xử lý chức vụ tổng thống vào ngày thứ năm 04.07 nhưng báo Guardian viết 'không ai ở Ai Cập biết đến ông Mansour’ và dè dặt với những biện pháp phi dân chủ cuả quân đội như việc cho đóng cửa năm đài truyền hình và đài thứ sáu là Al-Jazira Misr đã bị cảnh sát lục soát và bắt giữ các ký giả.


  • Nhữ đình Hùng /tổng hợp/04.07.2013
Nguồn: các bản tin pháp ngữ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét