DO NOT LISTEN TO WHAT COMMUNISTS SAY.
WATCH WHAT COMMUNISTS DO.
10 năm, hơn 600 nhà báo bị giết
VRNs (18.07.2013) – Sài Gòn -Ngày
17.07, Hội đồng bảo an LHQ tổ chức cuộc tranh luận về bảo vệ các nhà
báo, đây là lần đầu tiên Hội đồng đề cập đến vấn đề này trong
một cuộc họp riêng biệt, kể từ khi áp dụng các Nghị quyết 1738, ban
hành tháng 12 năm 2006.
Hoa
Kỳ, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng trong tháng bảy,
cảnh báo tình trạng bạo lực đối với các nhà báo đang gia tang trên toàn
thế giới, kể từ năm 2006. Đây được xem là nguyên do tổ chức cuộc tranh
luận mở này.
Website
thông tin của UNESCO cho biết, Đại sứ Mỹ Rosemary DiCarlo, trong một
cuộc họp báo đã nêu vấn đề, kể từ khi Hội đồng cuối cùng xem xét vấn đề
này trong năm 2006, “bạo lực chống lại các nhà báo trên toàn thế giới đã
trở nên tồi tệ và tăng nhanh, đặc biệt trong các vụ giết người và bỏ tù
do những tình huống xung đột”.
Phái
đoàn Hoa Kỳ lưu ý: “Chỉ tính riêng trong năm 2012, đã có 121 nhà báo
thiệt mạng trên toàn cầu, hơn 200 nhà báo khác bị cầm tù, và nhiều người
bị nhắm cùng mục tiêu”.
“Với
vai trò quan trọng của báo chí trong việc đưa tin cho cộng đồng quốc tế
về các cuộc xung đột, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo
vệ các nhà báo trong những tình huống này. Quyền tự do ngôn luận và tự
diễn tả là một quyền con người phải được đảm bảo cho tất cả, nhất là các
nhà báo. Điều này phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước
Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, mà các nhà báo được hưởng cách
trực tiếp – đoàn Mỹ nói tiếp.
Cuộc
thảo luận sẽ tập trung vào báo cáo của UNESCO về các vụ giết các nhà
báo, và kế hoạch hành động của Liên Hợp Quốc về an toàn của các nhà báo
và vấn đề không bị trừng phạt khi tác nghiệp.
Ông
Jan Eliasson, phó Tổng thư ký LHQ thuyết trình trước hội
đồng. Các diễn giả khác bao gồm Richard Engel của NBC, nhà báo Somali
Mustafa Haji Abdinur từ Radio Simba và Agence France Presse, nhà báo
Iraq Ghaith Abdul-Ahad từ người bảo vệ, và Kathleen Carroll, phó chủ
tịch hội đồng quản trị của Ủy ban bảo vệ nhà báo, kiêm điều hành biên
tập của Associated Press.
Nghị quyết 1738 đã được thông qua theo sáng kiến của Pháp và Hy Lạp nhằm nhắc nhở nghĩa vụ pháp lý của
các bên tham gia xung đột vũ trang phải bảo vệ các nhà báo.
Nghị
quyết lên án và kêu gọi chấm dứt các cuộc tấn công có chủ ý nhắm đến
các nhà báo, các chuyên gia truyền thông và nhân viên liên quan, đồng
thời nhắc lại rằng, những người làm truyền thông cần được xem xét như
những thường dân,. trọng và được bảo vệ như vậy. Nghị quyết cũng nhấn
mạnh nghĩa vụ của các quốc gia phải
ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy và phải xét xử trước công lý những
người chịu trách nhiệm về tình trạng nhà báo bị tấn công.
PV. VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét