BẢO VỆ TỔ QUỐC CHO DÂN
HAY CHO ĐẢNG ?
Phạm Trần
Cuộc “chiến nội bộ” đang diễn ra ở Việt Nam theo kế họach được mệnh danh là “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”theo đó công tác “cô lập, phân hoá các phần tử chống đối” được đặt lên hàng đầu theo tình thần Nghị Quyết của Hội nghị Trung ương Tám, Khóa đảng IX thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Tại Hội nghị này, ông Mạnh nói :” Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” được biểu hiện tập trung trong hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”(Theo Báo Điện tử Trung ương Đảng, 13/12/2006)
Quan điểm chính trị che dấu những hành động chống dân chủ để làm hài lòng Trung Cộng, không có thực tâm bảo vệ đất nước đã được Ban Chấp hành Trung ương đảng IX xác định với 6 mục tiêu:“
Quan điểm chính trị che dấu những hành động chống dân chủ để làm hài lòng Trung Cộng, không có thực tâm bảo vệ đất nước đã được Ban Chấp hành Trung ương đảng IX xác định với 6 mục tiêu:“
- Một là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ;
- hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
- ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước;
- bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc;
- năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá;
- sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Hội nghị cũng nêu lên 6 chỉ đạo, đó là:
1) Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
3) Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
4) Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
5) Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài.
6) Chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.
Trong số 12 “mục tiêu” và “chỉ đạo” trên đây, sau 10 năm thực hiện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc “giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” nhưng lại thất bại nặng nề trong công tác “phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc” vì đã có một bộ phận lớn nhân dân đã công khai nói không chấp nhận quyền cai trị độc tài và đương nhiên dành cho đảng như ghi trong Điều 4 Hiến pháp.
Ngoài ra Đảng cũng đã chưa chứng minh được khả năng “bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ” khi đảng tiếp tục để cho Trung Cộng tung hòanh ở Biển Đông như ao nhà của mình và đã không bảo vệ được tính mạng và tài sản của ngư dân khi họ bị lính Trung Quốc đàn áp khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở vùng Hòang Sa và Trường Sa.
Vụ lính Trung Cộng, vào ngày 07/07 (2013) đã tấn công, đánh ngư dân dã man, phá tầu, tịch thu lưới cụ, máy móc và nhiều tấn hải sản của 2 tầu do các ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện đảo Lý Sơn) làm chủ khi họ đánh bắt ở vùng Hòang Sa của Việt Nam là một tỷ dụ.
1) Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
3) Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
4) Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
5) Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài.
6) Chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.
Trong số 12 “mục tiêu” và “chỉ đạo” trên đây, sau 10 năm thực hiện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc “giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” nhưng lại thất bại nặng nề trong công tác “phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc” vì đã có một bộ phận lớn nhân dân đã công khai nói không chấp nhận quyền cai trị độc tài và đương nhiên dành cho đảng như ghi trong Điều 4 Hiến pháp.
Ngoài ra Đảng cũng đã chưa chứng minh được khả năng “bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ” khi đảng tiếp tục để cho Trung Cộng tung hòanh ở Biển Đông như ao nhà của mình và đã không bảo vệ được tính mạng và tài sản của ngư dân khi họ bị lính Trung Quốc đàn áp khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở vùng Hòang Sa và Trường Sa.
Vụ lính Trung Cộng, vào ngày 07/07 (2013) đã tấn công, đánh ngư dân dã man, phá tầu, tịch thu lưới cụ, máy móc và nhiều tấn hải sản của 2 tầu do các ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện đảo Lý Sơn) làm chủ khi họ đánh bắt ở vùng Hòang Sa của Việt Nam là một tỷ dụ.
Hành động vi phạm trắng trợn của lính Trung Cộng đã đi gược lại những lời hứa hẹn của Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã nói với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bắc Kinh ngày 19/6 (2013).
Trong Bản Tuyên bố chung tại Bắc Kinh ngày 21/6/2013, hai bên viết rằng : “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.”
Như vậy, liệu hành động cướp của, đánh người của lính Trung Cộng đối với hai tầu của các ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường có thuộc lĩnh vực được gọi là “khủng hỏang trên biển” không, hay lính Trung Cộng đã cho Việt Nam biết họ có quyền đánh đuổi ngư dân Việt Nam vì đã xâm nhập Hòang Sa của Trung Cộng ?
Trong Bản Tuyên bố chung tại Bắc Kinh ngày 21/6/2013, hai bên viết rằng : “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.”
Như vậy, liệu hành động cướp của, đánh người của lính Trung Cộng đối với hai tầu của các ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường có thuộc lĩnh vực được gọi là “khủng hỏang trên biển” không, hay lính Trung Cộng đã cho Việt Nam biết họ có quyền đánh đuổi ngư dân Việt Nam vì đã xâm nhập Hòang Sa của Trung Cộng ?
Ngòai ra nhà nước Việt Nam còn không dám kiện Trung Quốc ra trước tòa án Quốc tế hay khiếu nại với Liên Hiệp Quốc sau khi Trung Quốc biến Quần đảo Hòang Sa thành Trung tâm hành chính của Huyện Tam Sa, bao gồm cả Trường Sa của Việt Nam và Bãi cạn Scarboroug có tranh chấp với Phi Luật Tân.
Đảng CSVN cũng không dám đòi Bắc Kinh trả lại 8 đảo đá ngầm thuộc Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988 mà còn để cho Trung Quốc tự do xây dựng các cơ sở Quốc phòng và nghiên cứu tài nguyên ở vùng chiếm đóng và thường xuyên tập trận trong khu vực.
Và khi đảng tuyên bố “chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi” là đảng đã tăng cường các hành động đàn áp những tiếng nói dân chủ, đòi nhà nước phải tôn trọng các quyền tự do đã được Hiến pháp công nhận.
Và khi đảng tuyên bố “chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi” là đảng đã tăng cường các hành động đàn áp những tiếng nói dân chủ, đòi nhà nước phải tôn trọng các quyền tự do đã được Hiến pháp công nhận.
Các cuộc đàn áp nhân dân biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm biển đảo của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và sát hại ngư dân Việt Nam ở Biển Đông là bằng chứng Nhà nước đã sợ mất lòng Bắc Kinh và “chính trị hóa các hành động hòa bình, bất bạo động hợp pháp của nhân dân” để dễ bề chụp mũ cho dân đã bị “các thế lực thù địch” lợi dụng chống lại “Tổ quốc và nhân dân” !
Nhưng ai cũng biết nhân dân không bao giờ chống lại Tổ quốc và đồng bào mình mà chỉ chống những kẻ làm tay sai cho ngọai bang và các hành động sai trái của nhà nước đi ngược lại quyền lợi của dân mà thôi.
Đảng và nhà nước biết rõ như thế nhưng vẫn đưa ra các lý do mơ hồ, xuyên tạc như “gây rối, làm mất ổn định, phương hại đến an ninh trật tự và quyền lợi của nhân dân” để đàn áp, trù dập và khủng bố những ai có hành động yêu nước muốn bảo vệ chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ của Tổ tiên để lại.
Những hành động dùng côn đồ và công an trá hình trong mấy năm gần đây để “cô lập, phân hoá các phần tử chống đối” như Nghị quyết của Hội nghị Tám khóa đảng IX đề ra đã chứng minh nhà nước chỉ chống những người đấu tranh đòi quyền làm chủ đất nước và quyền con người không hề có trong tay một tấc sắt để bạo động lật độ chính quyền hay muốn thay đảng CSVN bằng một đảng khác như nhà nước xuyên tạc và chụp mũ.
Việc gia tăng bắt bớ tùy tiện, vu oan cáo vạ cho những ai cổ võ “dân chủ hoá chế độ” trong 10 năm qua là nằm trong chủ trương của Nghị Quyết viết rằng : “Đối với các thế lực chống đối ở trong nước, cần phân hoá, cô lập và xử lý nghiêm minh”. Nhưng cho dù có một số người đã bị bắt bởi những tội danh mơ hồ , số người chống đảng đã tăng mau, bất chấp đe dọa của chính quyền.
Vụ bắt hai Nhà báo tự do, hay còn được gọi là Truyền thông xã hội (Bloggers) Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào trước ngày Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Trung Cộng đã được loan truyền trong nước như hành động nhằm “làm hài lòng Trung Cộng vì hai ông này đã viết nhiều bài làm Lãnh đạo Bắc Kinh bực bội”.
Tuy nhiên, các nhà báo tự do khác vẫn không nao núng vì họ đã có quyết tâm sử dụng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí đã ghi trong Hiến pháp của Việt Nam để chống lại âm mưu xử dụng Nghị quyết Trung ương Tám (Khoá đảng IX) như tấm bình phong để triệt tiêu mọi mầm mống đòi tự do dân chủ trong nước.
CÀNG CHỈNH CÀNG SAI
Để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương Tám khóa đảng XI nhằm kiểm điểm kết qủa 10 năm thi hành Nghị quyết ”Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, các cấp đảng Trung ương và địa phương đã tổ chức hội thảo trong hai tháng 5 và 6/2013
Hội đồng Lý luận Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu cũng đã tổ chức hội thảo ngày 29/6 (2013) đề tài được gọi là “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Tin của Ban Tuyên giáo cho hay: “ Kỳ họp này của Hội đồng nhằm góp phần chuẩn bị cho hội nghị T.Ư 8 khóa XI sắp tới. Tại kỳ họp, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho các vấn đề quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặt trong bối cảnh quốc tế và khu vực, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Các ý kiến sẽ được bổ sung để hoàn thiện báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới” của Hội đồng Lý luận T.Ư trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng.”
Nhưng liệu Hội nghị Trung ương 8 sắp tới của Ban Chấp hành Trung ương đảng XI có sa vào vết chân thất bại của Hội nghị Trung ương 6 vì cả Bộ Chính trị lẫn Ban Chấp hành Trung ương đã không vượt qua được ngưỡng cửa của phe phái, nể nang và bao che cho nhau sau đợt “tự phê bình và phê bình” theo Nghị quyết Trung ương 4 “Về xây dựng, chỉnh đốn đảng” ?
Hãy đọc lại Nghị quyết Trung ương Tám (khóa đảng IX) cách nay 10 năm để biết chuyện “đánh bùn sang ao” của việc “xây dựng chỉnh đốn đảng” có tiến được bước nào không: “ Nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã được vạch ra, Nghị quyết đề ra một số giải pháp cơ bản tập trung trên các phương diện:
Hội đồng Lý luận Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu cũng đã tổ chức hội thảo ngày 29/6 (2013) đề tài được gọi là “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Tin của Ban Tuyên giáo cho hay: “ Kỳ họp này của Hội đồng nhằm góp phần chuẩn bị cho hội nghị T.Ư 8 khóa XI sắp tới. Tại kỳ họp, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho các vấn đề quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặt trong bối cảnh quốc tế và khu vực, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Các ý kiến sẽ được bổ sung để hoàn thiện báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới” của Hội đồng Lý luận T.Ư trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng.”
Nhưng liệu Hội nghị Trung ương 8 sắp tới của Ban Chấp hành Trung ương đảng XI có sa vào vết chân thất bại của Hội nghị Trung ương 6 vì cả Bộ Chính trị lẫn Ban Chấp hành Trung ương đã không vượt qua được ngưỡng cửa của phe phái, nể nang và bao che cho nhau sau đợt “tự phê bình và phê bình” theo Nghị quyết Trung ương 4 “Về xây dựng, chỉnh đốn đảng” ?
Hãy đọc lại Nghị quyết Trung ương Tám (khóa đảng IX) cách nay 10 năm để biết chuyện “đánh bùn sang ao” của việc “xây dựng chỉnh đốn đảng” có tiến được bước nào không: “ Nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã được vạch ra, Nghị quyết đề ra một số giải pháp cơ bản tập trung trên các phương diện:
Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Tiếp tục đi sâu, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành khoá VIII ( chú thích của tác gỉa bài này: thời ông Lê Khả Phiêu) và Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá IX; đưa phê bình và tự phê bình vào nền nếp sinh hoạt Đảng; tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ gắn với quy hoạch đào tạo; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”
Nếu đọc lại các văn kiện đảng cách nay 27 năm, kể từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền thì những kế họach ghi trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) thời ông Lê Khả Phiêu về “xây dựng, chỉnh đốn đảng”; Nghị quyết Tám thời ông Nông Đức Mạnh, và Nghị quyết Trung ương 4 năm 2012 thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khác nhau gì đâu. Chúng chỉ khác ở thời gian và người ban hành.
Nếu đọc lại các văn kiện đảng cách nay 27 năm, kể từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền thì những kế họach ghi trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) thời ông Lê Khả Phiêu về “xây dựng, chỉnh đốn đảng”; Nghị quyết Tám thời ông Nông Đức Mạnh, và Nghị quyết Trung ương 4 năm 2012 thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khác nhau gì đâu. Chúng chỉ khác ở thời gian và người ban hành.
Như vậy thì công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng” có cần đảng phải dốc tòan lực vào làm để trong sạch hoá con người đảng viên hầu làm tốt việc cho dân cho nước, hay đảng chỉ biết mờ mắt trước “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” , cốt sao bảo vệ được quyền thống trị độc tài cho đảng mà quên rằng kẻ thù sau lưng Việt Nam đang đến từ phương Bắc và từ Biển Đông ?
Phạm Trần
(07/013)
*
[1] Những Vấn Đề Việt Nam: Tại Sao Trương Tấn Sang Thăm Hoa Kỳ? - Phần 1
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=EQ_sb4YnxsE#at=28
[2] Những Vấn Đề Việt Nam: Tại Sao Trương Tấn Sang Thăm Hoa Kỳ? - Phần 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét