----- Original Message -----
From: Dinh Hung NHU
Sent: Wednesday, July 31, 2013 7:05 AM
Subject: NHU DINH HUNG :Từ cách mạng 'Hoa Lài' ở Tunisie đến
'Huynh đệ hồi giáo' ở Ai Cập
Từ cách mạng 'Hoa Lài' ở Tunisie đến 'Huynh đệ hồi giáo' ở Ai Cập
Nhữ Đình
Hùng -
Tunisie và Ả Rập là hai nước đầu tiên đi vào 'mùa xuân ả-rập' mà không bị tàn phá nhiều, khác hẳn với tình hình ở Libye và Syrie. Quân đội ở hai nước này hầu như giữ vai trò trung lập trong cuộc nổi dậy, không tham gia việc đàn áp.
Ở Tunise, nhóm Ennandha đã dành được thắng lợi trong cuộc tuyển cử dân chủ đầu tiên sau ngày chế độ cũ sụp đổ, ở Ai Cập, nhóm Huynh đệ hồi giáo cũng dành được ưu thế trong cuộc tuyển cử đầu tiên sau khi chế độ Moubarak sụp đổ. Ennandha và Huynh-đệ hồi-giáo là những nhóm hồi giáo muốn áp đặt một chế độ hồi giáo, đã thất bại trong việc quản trị đất nước, về mặt chánh trị cũng như về mặt kinh tế, không thành công trong việc chuyển mình sang chế độ dân chủ. Những biến động ở Tunisie và ở Ai Cập gần đây đã cho thấy điều đó.
Vào ngày 03.07, tổng
thống Morsi thuộc nhóm huynh đệ hồi giáo đã bị dân chúng phản đối và bị quân đội
lật đổ, từ đó giữa phe chống Morsi cùng với quân đội đã có những đụng chạm
với theo ủng hộ Morsi đã khiến nhiều người bị thương
vong.
Trong ngày thứ bảy
27.07, quân đội và dân binh đã nổ súng vào phe theo Morsi khiến có hằng trăm
người chết và bị thương. Nguồn tin cảnh sát nói có 92 người chết trong khi nguồn
tin của phe theo Morsi nói có 200 người
chết!.
Biểu tình chống Morsi , Place Tahrir - Le Caire - ngày 27.07.2013
Mohamed
Ibrahim
Trong ngày chủ
nhật 28.07, tình hình tiếp tục căng thẳng, phe quân đội duy trì chánh sách cương
quyết đối với phe theo Morsi. Phe sau này tiếp tục vận động các người ủng hộ để
chống lại việc đàn áp. Tình hình chánh trị được coi là ở trong một ngõ cụt. Lực
lượng an ninh của chánh phủ loan báo đã bắn hạ mười tên khủng bố trong vùng bán
đảo Sinai.
Tổng trưởng nội vụ Mohamed Ibrahim cho
biết "chúng tôi không để cho bất kỳ một lính đánh thuê nào hay bất kỳ ai bị thúc
đẩy bởi sự thù hận nào làm rối loạn bầu không khí thống nhất và chúng tôi sẽ đối
phó bằng sức mạnh lớn nhất và sự cương quyết lớn
nhất".
Adly Mansour - Tướng
Sissi
Điều phát biểu
này được đưa ra trong ngày thứ bảy, trước sự hiện diện của quyền tổng thống Adly Mansour và tướng Abdel Fattah al
Sissi. Những người ủng hộ Morsi cũng không kém cương quyết
"chúng tôi chấp nhận mọi sáng kiến, miễn là điều này mang lại việc tái lập
sự chính đáng và hủy bỏ cuộc đảo chánh. Chúng tôi sẽ không thương thuyết với
quân đội". Những người theo Morsi đã dựng lều ở đêm chung quanh đền thờ
Rabaa al-Adawiya với các bích chương và biểu ngữ mang hình vị tổng thống bị
truất phế Morsi. Những người theo Morsi hò hét 'Sissi cút xéo' và tố
cáo việc 'tàn sát' trong ngày thứ
bảy!
Theo Jean-Yves
Moisseron của Viện nghiên Cứu Phát Triển (IRD), đồng thời là chủ biên tạp chí
Maghreb-Machrek,"Ai Cập do hai lực lượng chánh-trị tạo dựng
là Huynh đệ hồi giáo và quân đội, đôi khi hợp tác
nhau, đôi khi đối đầu nhau, tạo trật tự và làm rối trật tự
chánh-trị... Những người cấp tiến Ai Cập đã không nắm lấy cơ may chánh trị
mà họ có được vào năm 2011 để tự tạo dựng một cách tự
trị...những điều kiện lịch sử cho một sự chuyển tiếp dân chủ ở Ai Cập
hãy còn lâu mới đạt được'.
Biểu tình công trường Bardo chống chánh quyền Ennahda (Tunis) ngày 27.07.2013
Biểu tình công trường Bardo chống chánh quyền Ennahda (Tunis) ngày 27.07.2013
Mohamed Brami
Tình hình ở Tunisie cũng rất đáng xem tới.
Trong chiều ngày thứ bảy 27.07.2013, đã có nhiều ngàn người tập
trung ở công trường Bardo trước Quốc Hội lập hiến (ANC). Cuộc
biểu tình này do lời kêu gọi của liên hợp các đảng cánh tả và cánh trung-tâm
nhằm đòi giải tán chánh phủ và quốc-hội, đòi tổ chức các cuộc bầu cử mới, sau
khi xày ra vụ ám sát chánh trị thứ ba xảy ra với cái chết vào ngày
thứ năm 25.07 của một thủ lãnh đối lập
Mohamed Brahmi, bị trúng 14 viên đạn ngay trước cửa nhà ông ta! Đám
tang của ông này là dịp để phe đối lập tập hợp lại để đòi giải tán chánh quyền
nhưng các cuộc biểu tình đều bị chánh quyền giải tán, các lực lượng cảnh sát đã
xử dụng ma-trắc và hơi cay không những để giải tán các đám đông tụ họp mà
còn dùng để tấn công
họ!
Tang lễ Mohamed Brahmi Tunis 27.07.2013
Tuy vậy, những người
chống đối chánh-quyền hồi giáo Ennahda đã không ngừng tập họp. Trong ngày thứ
sáu, các dân biểu đối lập cho biết sẽ không tham dự sinh hoạt của quốc hội
nhưng không từ nhiệm vì điều này giúp cho chánh quyền sẽ thay thế họ, ngược lại,
họ ở ngoài quốc hội tham dự biểu tình cho đến khi chánh quyền từ
chức!
Mohsen
Marzouk
Theo Mohsen Marzouk, uỷ viên ban chấp hành đảng Nidaa
Tounes cho biết chánh quyền của đảng Ennahda và các đồng minh không
còn giá trị pháp lý kể từ ngày 23 tháng 10 vừa qua khi nhiệm kỳ của họ chấm
dứt!
Theo ông này, cần có một
chánh quyền chuyển tiếp thu nhỏ và một hội đồng chuyên gia độc lập để hoàn tất
việc soạn thảo hiến-pháp và nhất là việc mở ra các cuộc tuyển cử
mới..
Hamma
Mammani
Phát ngôn viên Hamma Mammani của Mặt trận bình
dân đã đưa ra lời kêu gọi 'mọi người dân Tunisie thuộc mọi vùng hãy
thi hành việc 'bất tuân dân sự' cho đến khi chánh quyền từ chức và quốc hội
lập hiến bị giải tán. Cho tới nay, phe đối lập gọi chánh quyền là 'chế
độ'.
Về phiá chánh quyền, họ đã
tổ chức một cuộc biểu tình để chống lại phe đối lập do phe thân chính thực hiện.
Trong lúc này, phe đối lập còn đứng vững với các khẩu hiệu ' chánh quyền của
dân', ' phe Ennahda sẽ sụp đổ', 'phe mafia nahdaoui không có tính chánh
đáng'.
Mặc dù ở Ai Cập cũng như ở
Tunisie có sự đụng độ giữa chánh quyền và những người đối lập, tình hình ở hai
nước này khá khác biệt.
Tại Ai Cập, quân đội đã lật
đổ chánh quyền được bầu ra một cách dân chủ và thay thế bằng một chánh quyền xử
lý; trong khi đó, có những đối kháng giữa phe theo Morsi và phe chống
Morsi.
Tại Tunisie,các cuộc biểu
tình chống chánh quyền đảng Ennahda và là phản ứng do việc các thủ lãnh đối lập
bị ám sát. Mohamed Brahmi là nhân vật đối lập thứ ba bị ám sát chết. Có tin cảnh
sát đã bắt được hung thủ, một người Tunisie quốc tịch Pháp theo salafiste. Ông
này bị ngờ là đã thực hiện một vụ ám sát trước đó. Cũng có dư luận nói chánh
quyền đưa ra một 'thủ phạm' để làm dịu căm
phẫn.
Biểu tình ngày 26.7.2013 tại Tunis
Tại Ai Cập, quân đội có một vai trò chánh trị và kinh
tế quan trọng, tại Tunisie, quân đội không có được ưu thế
này.
Nhưng các biến chuyển ở Ai
Cập đã có một số ảnh hưởng đến Tunisie (và cả ở các nước ả-rập khác như Syrie,
Libye, Bahrein..) Các phong trào chống đối ở những nơi này đã mô phỏng phong
trào chống đối Tamarod (nổi loạn) ở Ai Cập. Ở Ai Cập và Tunisie, sự chống đối
cho thấy tính đối cực khá rõ rệt, ở Ai Cập là việc chống lại nhóm huynh đệ hồi
giáo, ở Tunisie là việc chống lại
Ennahda.
Tại Tunisie cũng như ở Ai
Cập, Ennahda và Huynh đệ hồi giáo đã không dấu diếm ý định
thiết lập chế độ hồi giáo, đã dùng đến thế đa
số để áp đặt quan điểm giáo phái hoặc chống tây phương, hoặc
biểu quyết các văn bản có cách dùng chữ mơ hồ để có thể thông giải
tính ưu thế của hồi giáo như Nhà Nước bảo vệ các tôn giáo (nhưng ở Ai Cập, Hồi
Giáo chiến 90%, chỉ có 10% theo TCG).Hiện họ chưa có đủ khả năng để quản trị đất
nước nên còn nhân nhượng phần nào! Như việc chánh quyền 'Ennahda' không ngừng
đẩy lùi việc soạn thảo hiến
pháp!
Những người thế tục - hay
những người không muốn thiết lập một chế độ hồi giáo- e ngại nhóm huynh đệ hồi
giáo hay Ennahda sẽ lợi dụng ưu thế để soạn thảo một hiến pháp có lợi cho phe họ
để chiếm ưu thế trong các cuộc bầu cử sau này. Nguyên lý chỉ đạo của các nhóm
hồi giáo là 'bằng mọi thủ đoạn nắm lấy chánh-quyền,không bao giờ rời bỏ' đã
khiến phe đối lập phải phản
ứng!
Nếu như ở Ai Cập, quân đội coi là đã đến lúc phải hành
động để loại bỏ nguy cơ một chế độ giáo quyền dù điều này không có tính cách dân
chủ, tại Tunisie, quân đội ở trong tình trạng bất động.
Vấn đề đặt ra cho các nước tây phương là có nên chấp nhận cuộc đảo chánh ở Ai Cập để lật đổ một tổng thống được bầu ra một cách dân chủ, dù biết rằng ông ta và nhóm Huynh đệ hồi giáo là những người dân chủ giả hiệu*. Và có nên thừa nhận chế độ ở Tunisie khi mà những thủ lãnh đối lập lần lượt bị ám sát? Ai là kẻ có lợi sau những vụ ám sát này?
Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/29.07.2013
Vấn đề đặt ra cho các nước tây phương là có nên chấp nhận cuộc đảo chánh ở Ai Cập để lật đổ một tổng thống được bầu ra một cách dân chủ, dù biết rằng ông ta và nhóm Huynh đệ hồi giáo là những người dân chủ giả hiệu*. Và có nên thừa nhận chế độ ở Tunisie khi mà những thủ lãnh đối lập lần lượt bị ám sát? Ai là kẻ có lợi sau những vụ ám sát này?
Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/29.07.2013
- Nguồn:
> -http://www.lemonde.fr/afrique/video/2013/07/26/egypte-les-deux-camps-rivaux-ont-
> commence-a-manifester_3454358_3212.html
> -http://leplus.nouvelobs.com/contribution/913291-egypte-tunisie-derriere-la-violence-le-
> spectre-des-annees-noires-algeriennes.html
> -http://www.lepoint.fr/monde/egypte-le-pouvoir-promet-la-fermete-les-islamistes-
> determines-28-07-2013-1709245_24.php
> -http://www.courrierinternational.com/depeche/newsmlmmd.urn.newsml.afp.com.
> 20130728.3da7052e.6d47.40d2.a847.c7cab81cfb11.xml
> -http://www.bfmtv.com/international/edito-egypte-tunisie-islamistes-nont-pas-droit-
> a-democratie-568606.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét