Tìm Hiểu : Angela Merkel
Phép Lạ Nước Đức Trong Một Châu Âu
Bệnh Hoạn.
Châu Âu đang trải qua một thời kỳ
khủng hoảng về kinh tế. Nước Hy Lạp ngắc ngoải. Nước Tây Ban Nha và nước Ý
không được khỏe, còn nước Pháp thì cũng đang lao đao với những vấn đề nghiêm
trọng cho nền kinh tế toàn vùng.
Trong khi đó, nước Đức đứng vững như
bàn thạch. Nạn thất nghiệp xuống, sổ đặt hàng các công ty đầy kín, tăng 5% mỗi
năm. Chủ hãng, thương gia lạc quan, hứng khởi
Các hãng BMW, Audi, Mercedes làm ăn phát đạt với Á Châu. Thi trường châu Âu không còn chỗ để
phát triển, Đức chuyển hướng qua Mỹ Châu, và nhất là Á Châu. Mùa hè năm ngoái,
bà Angela Merkel, nguyên thủ Đức đã đến Bắc Kinh cùng với 8 ông bộ trưởng và
các chủ nhân các xí nghiệp. Trung Hoa là nước đón nhận 6% hàng hóa do Đức xuất
cảng. Xe BMW, Mercedes đánh gục Renault, và Made in germany được khách hàng tin
cậy. Nước Pháp xanh mặt trước sự thành công này của Đức.
Tại sao Đức thành công đến như vậy.?
Mười năm về trước, nước Đức cũng bết
bát như nước Pháp hiện nay thôi. Sở dĩ họ ra khỏi được tình trạng khó khăn là
vì họ đã tự áp đặt cho chính bản thân mình những biện pháp rất đớn đau . Thí dụ
như thay vì đòi tăng lương, thờ thuyền Đức chọn giải pháp giữ được việc làm.
bằng cách chịu làm việc với mức lương thấp.Các Nghiệp Đoàn Đức chấp nhận cái mà
người Đức gọi là Nulrunde, giữ y
nguyên mức lương trong nhiều năm. Đến năm 2013, tình hình sáng sủa hơn, họ mới
đòi lên lương.
Nguyên Thủ nước Đức , bà Angela
Merkel được đánh giá là một người Đức điển hình : vững mạnh, thiết thực, và
thẳng thừng, không e dè gì hết.
Trong khi các người dân Âu Châu
khác đòi tuần lễ 35 giờ, nhiều ngày nghỉ, về hưu vào tuổi 60, người thợ Đức chịu
làm thêm giờ. Công chức chịu làm 42 giờ một tuần, tuổi về hưu được nâng lên,
tới năm 2029, phải đạt được 67 tuổi mới được về hưu trí..
Dĩ nhiên là không phải ai cũng tán
thành các giải pháp này : Lương thất nghiệp bị giảm, công việc không danh giá
(người ta gọi là minijobs, việc vặt vãnh), mức sống xuống thấp, việc làm bán
thời gian..(hưng ít ra cũng có việc mà làm)
40% giới trẻ chấp nhận làm việc với mức lương 400 euro một tháng.
Trong lúc đó, tại quốc gia láng
giềng, nước Pháp, hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình các biện pháp cải
tổ việc hưu trí. Người ta nói rằng đó là lỗi của ông Tổng Thống Pháp, một nhân
vật socialiste (Xã Hội Chủ Nghĩa) : C"est la faute de Francois Hollande :
Khi ứng cử, đã hứa nhăng hứa cuội với cử tri những điều mà ông ta tự biết bất
khả thi hành.
Vì Âu Châu ngày nay liên quan mật
thiết với nhau, nên người Đức nổi giận : Tại sao chúng tôi lại phải làm cực khổ
để bọn Pháp về hưu trước chúng tôi 8 năm ?
Giáo Sư Michael Asslender, của viện
đại học Zittau tuyên bố : Nếu người Pháp thi hành chính sách Xã Hội, đó là việc
của họ, nhưng không thể bắt người khác cung cấp tài chính cho họ. Họ muốn thành
công như người Đức, nhưng không chấp nhận hy sinh như người Đức.
Bà Angela Merkel lãnh đạo nước Đức
một cách rất bình tĩnh, tiến từ từ, và không bao giờ mất tinh thần trước các
biến cố, các trở ngại.
Bà ta không bao giờ khiêu khích ai,
không nổi giận, không tuyên bố huênh hoang, không nói chủ nghĩa, nói lý tưởng
gì hết.
Trong khi ở các nước láng giềng, các
chính phủ thay đổi lung tung, khi tả, khi hữu, thì tại Đức, người ta có được sự
ổn định về chính trị. Từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ, người Đức đã lấy lại
được sự tự tin, các nhà lãnh đạo không phải lo đấu đá lẫn nhau, để chỉ lo bảo
vệ quyền lợi của dân tộc, đất nước, và nói "không" với các nước láng
giềng. Nhưng việc này hiện đang làm cho các láng giềng ghen tị, tức tối.
Đảng Xã Hội Pháp là một trong những
người không ưa bà Angela Merkel vì chính sách "cực kỳ ích ky" của bà
ta, nhưng ngày nay, trước sự thành công của Đức, đã có những khuynh hướng khác
nhau ngay trong đảng Xã Hội Pháp.
Aquilino Morelle, cố vấn chính trị của Francois Hollande cũng đã có
những bất đồng với ông này. Bộ trưởng Arnaud Montebourg, khi từ chức, gọi cho
Hollande và nói như hét : Anh điều khiển đất nước này như anh điều khiển toà đô
chính Nantes (Tu geres la France comme le conseil municipal de Nantes)
Montebourg rất anti-Merkel mà nay
cũng phải nói : Hiện nay lập trường của tôi biến chuyển, tôi đối với đảng PS
(Xã Hội), là thuợc về phía hữu (Hữu khuynh). Ông ta còn nói thêm : Tôi khuyên
Tổng Thống nên làm một chuyến du hành thăm toàn thể Âu Châu.. Francois Hollande
trở nên rất cô đơn, các phe thuộc về cánh tả không đứng về phía ông ta, cũng
giống như trường hợp trước đây của Francois Mitterrand. Đối nghịch với Francois
Hollande ngày nay là SRC, nghĩa là socialiste, républicain et citoyen. Những
người socialistes có phương trâm :Sortons du merkozysme, nghĩa là phản đối lại
lý thuyết của Angela Merkel.
Ngày 16 tháng 6 năm nay, sẽ là
convention socialiste sur l"Europe (Quy Ước Xã Hội), các đảng viên
socialistes muốn nhân dịp này kết án sự ích kỷ của Angela Merkel, nhưng Tổng
Thống Hollande không muốn làm tổn thương sự hữu nghị giữa 2 nước. Tuy nhiên,
ngày 27 tháng 6, Hội Đồng Âu Châu sẽ nhóm họp, và vấn đề cân bằng ngân sách của
các nước thành viên sẽ phải được đem ra mổ xẻ, vì Âu Châu ngày nay là một. Phải
có được sự đồng thuận giữa Merkel, Hollande và các Thủ Tướng các nước khác.
Để sửa soạn cho Hội Đồng Âu Châu
ngày 27 tháng 6, các dân biểu của đảng PS Pháp đang soạn cho F Hollande một feuille de route
anti-Merkel, nghĩa là các đường lối phải theo để chống lại Merkel.
Sự chống đối Angela Merkel trong
hàng ngũ đảng PS Pháp lên cao đến độ chính Thủ Tướng Jean Marc Aryault phải lên
tiếng can ngăn những con gà chọi của đảng mình
Cuộc chiến Pháp-Đức hứa hẹn nhiều
pha ngoạn mục, tuy trong lúc này. Volswagen hơn hẳn Renaud, nếu nói về lợi
nhuận.Và Angela tỏ ra có bản lĩnh hơn hẳn Francois Hollande. Riêng đối với
người ngoại cuộc, không thể không có ý nghĩ là nước Pháp đang xa lầy dưới sự
điều khiển đất nước xìu xìu, ể ển, với những lời hứa mỵ dân, và nhất là với
những người dân được quá nuông chiều, muốn làm ít, ăn nhiều, hưởng thụ nhiều.
Angela Merkel đang trở thành một bà
hoàng của Âu Châu, nhưng cũng là một cái gai nhọn cho bọn đảng viên đảng Xã Hội
Pháp, nguyên nhân của sự thất bại của nước Pháp hiện nay.
Trần Mộng Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét