Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

nhận xét về hiện tình nước Trung Hoa CS!


----- Original Message -----
From: Jerry BUI
Sent: Saturday, August 10, 2013 11:41 AM
Subject: Trung Quốc dựa vào cái gì để "thống trị" Thế giới


Trung Quốc dựa vào cái gì để thống trị thế giới? 

* Nguyễn Ngọc
Theo Strategypage

gioi/510214.antd
.
- Nhà quan sát về các vấn đề Trung Quốc người Mỹ David Shambaugh khẳng định trong cuốn “Trung Quốc bước ra thế giới”: “Nhiều người lo ngại về một "cuộc chinh phục" thế giới của Bắc Kinh, nhưng họ còn xa mới có thể đạt đến tầm thống trị thế giới”.

Ông cũng cho biết thêm, hiện nay, chưa có biểu hiện gì cho thấy Trung Quốc muốn làm và có thể làm được điều này. Giả sử Bắc Kinh có ý đồ thống trị thế giới, thì họ cũng không biết cách nào để nắm được thế giới trong tay và cũng không ai để họ làm được điều đó, vì Trung Quốc vẫn chưa đủ thực lực để vượt qua Mỹ. Điều đó hoàn toàn không sai.

Tuy hiện nay Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể một ngày nào đó họ sẽ đứng ở vị trí số 1, nhưng xét về tổng dân số thì điều này cũng không có gì là đặc biệt. So sánh về GDP, Tổng thu nhập kinh tế quốc dân của Mỹ hiện chỉ hơn gấp đôi Trung Quốc, nhưng về thu nhập (bình) quân bình đầu người (bởi thiện ngôn) thì vượt rất xa, gấp 12 lần, còn Nhật Bản cũng hơn gấp bội so với Bắc Kinh.

Đúng là Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền của để xây dựng quân đội, trở thành cường quốc quân sự số 1 châu Á và nằm trong top đầu của thế giới, nhưng họ không có đồng minh và căn cứ quân sự ở nước ngoài, tức là không có chỗ đứng chân. Hải quân Trung Quốc không có khả năng phát động chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm Anh (tương đương 482km), thậm chí còn không có khả năng bảo tồn sinh lực, nếu mon men ra xa bờ 500km

Hạm đội Trung Quốc không thể sống sót nếu ra xa bờ 500km
Hiện nay, các công ty Trung Quốc không ngừng vơ vét các tài nguyên thiên nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển của một nền kinh tế phát triển quá nóng, nhưng hơn 90% kim loại và khoáng sản phải nhập khẩu từ nước ngoài, khả năng chủ động nguyên liệu cho nền kinh tế của Trung Quốc là rất khó khăn.

Điều này cho thấy sự thật hiển nhiên là nền kinh tế này có thể sập bất cứ lúc nào, nếu các thị trường cung ứng nguyên vật liệu bị đóng băng hoặc bị phong tỏa, hoặc tuyến đường vận chuyển trên biển Đông qua eo biển Malacca của họ bị bóp nghẹt. Bắc Kinh sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó?

Nếu Trung Quốc không thể chủ động được về nền kinh tế, quân đội cũng không thể thắng trong một cuộc chiến tranh, thì họ làm thế nào để thống trị thế giới? Thông qua ngoại giao hay quyền lực mềm? Sử dụng những biện pháp này thì lại càng không thể. Thời gian qua, sự bế tắc trong đàm phán về biển Đông đã nói lên điều đó.

Về mặt ngoại giao, Trung Quốc luôn mang tư tưởng trịch thượng của một nước lớn, nhưng ngoài khả năng kêu gọi triệu tập Hội nghị 6 bên (ám chỉ vấn để Triều Tiên) và việc gây sức ép với các nước láng giềng trên biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc không hề có bất cứ hành động nào, tại bất cứ khu vực nào trên thế giới, gây được ảnh hưởng lớn đến các sự vụ quốc tế. Với chính sách ngoại giao phiêu lưu và nguy hiểm, Bắc Kinh không thể trở thành lãnh tụ trên trường quốc tế.


90% kim loại và khoáng sản Trung Quốc phải nhập khẩu từ nước ngoài
Tuy Trung Quốc cũng đầu tư khá nhiều tiền của, dùng mọi biện pháp để tuyên truyền hình ảnh ra thế giới, nhưng trong thời gian qua các cuộc khảo sát ở một số nước đã cho thấy, chỉ số “hình ảnh” của Trung Quốc là rất thấp, thể hiện một điều là hình tượng quốc gia của Trung Quốc trên toàn cầu là không “rực rỡ” như họ suy nghĩ. Một học giả Hồng Kông đã từng thừa nhận, “dấu chân” Trung Quốc xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ấn tượng để lại quá nhạt nhòa.

Tất nhiên là những điều này có thể thay đổi, nhưng có rất nhiều lí do khiến Trung Quốc không thể xưng bá thiên hạ. Hiện tại bước chân của Trung Quốc trên vũ đài chính trị thế giới đang ngày một chậm dần, vì Trung Quốc không thể duy trì tốc độ phát triển quá nóng trong thời gian dài để làm sụp đổ nền kinh tế, điều đó đồng nghĩa với đầu tư nước ngoài sụt giảm, sẽ dẫn đến sự suy yếu về ảnh hưởng chính trị.

Đồng thời, Bắc Kinh cũng không thể duy trì mức độ đầu tư quá lớn cho quân đội, để bỏ mặc các vấn đề xã hội đang ngày càng nhức nhối, đặc biệt là tại các khu tự trị. Thời gian tới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không thể ngủ yên, trong khi đó Mỹ và các đồng minh vẫn duy trì mức độ ổn định lâu dài. Dự báo trong tương lai, giấc mơ thống trị thế giới của người Trung Quốc còn lâu mới thực hiện được.
Nguyễn Ngọc
Theo Strategypage
 

China Goes Global: The Partial Power by David Shambaugh

A neat model for the nascent superpower is proving elusive, says Kerry Brown
David Shambaugh’s study comes with an unexciting subtitle, The Partial Power. Here, he wrestles with a problem that has intensified over the past decade during China’s economic ascent, although it has existed for many decades. What sort of power is China? In the past, scholars called it more a civilisation than a country. This cultural self-sufficiency, no matter how outward-looking the country has become, has always been unsettling. Now it is more so.
As Shambaugh shows, China is indeed global. Its outward investments are shooting up. Confucian Institutes, controversially funded by the Chinese government, are now spreading notions of Chinese culture across the world – at least in theory. Xinhua and Chinese Central Television, along with the newspaper China Daily, are available worldwide. Chinese voices and perspectives are being broadcast on a scale unimaginable three decades ago. The great infantry of this process has been the 1.2 million overseas students from the country, more than 93 per cent of whom, astonishingly, are self-funded. Tellingly, according to Shambaugh, only a fifth of them have returned to China. But these are early days.
Orientalists were always accused of being far too keen to assign some ontological “difference” to Asia, and to China in particular. This has gone out of fashion, although there are ways in which it can be said that as a bearer of difference against the largely US-led Western liberal democratic political tradition, China is doing something significant. This, more than anything else, tends to get under the skin of observers. Some, like Martin Jacques, see it as the birth of a new modernity. Others see it as threatening and problematic. The most one can say at the moment, which this book among others testifies to, is that the neat model we want to fit China into has proved elusive.
Shambaugh concisely and comprehensively runs through the options, from a status quo power to a revisionist one, to a threat to global order carrying wounds from its searing experiences during the colonial era for which it seeks redress. Is it so surprising, in view of the speed of change in China over the past few decades and the size and diversity of the country, that there are so many discordant voices that now come from within, many of whom Shambaugh quotes? They include figures such as Yan Xuetong, who maps out a bolder role for China in the world, and Sheng Dingli, who seeks a country with a greater moral mandate. Realists probably dominate the central party and government ministries with which the world mostly deals, but internally, like anywhere else, people are struggling with finding out who they are and where they fit. Why should this be a straightforward process?
China Goes Global ranges across disciplines and perspectives, and Shambaugh’s conclusion – that China is a work in progress, with more potential danger lying in its own internal confusion and lack of cohesion than from any great threat posed to the world by its imperialist designs – is well supported. Even so, throughout the book there lurks the shadowy sense that in the modern world, when we speak of China’s dreams and hopes, we are also having to deal with American nightmares and fears.
This looms over a great deal of US scholarship on China’s international affairs. Beijing University intellectual Wang Hui commented in 2009 that the US lies at the edges of China. Sometimes, it even seems to invade its mental and cultural territory. The US has spread tangibly and intangibly across the world. For China, the brute fact is that in the 21st century we still have to define ourselves according to standards forged in the West and the US.
Throughout this study, while China’s dynamism is justly recognised, the US is presented as a sort of static entity. But America was different before and after 11 September 2001 and China has had to adapt to this. Europe, too, changed after the financial collapse. In that context, China has been as confused by how others have changed as it has been by the changes it has gone through itself. Despite the excellent contribution this readable overview makes, therefore, there is a sense that the model for China we seek is still not clear – largely because, after all is said and done, any model we come up with for it more often than not will say something about ourselves.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét