Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

so sánh thứ hạng VN (XHCN CS) trong khối ASEAN!


From: Tuan Nguyen chuyển; cám ơn -Thiện ngôn-
 
 
 
Việt Nam đuổi kịp Singapore: Cần 197 năm!
 

 
Sau 20 năm đổi mới, đã đến thời điểm thích hợp đặt ra câu hỏi: “Khi nào Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực và bằng cách nào? Ông IL Houng Lee, Trưởng Đại diện IMF nhận định, Việt Nam có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore…
Thu nhập "bình quân" đầu người của VN năm 2005 đạt trên 600 USD (theo IMF chỉ là 552 USD).
Một số nhà nghiên cứu VN đặt giả thuyết, nếu các nước giàu có hơn ở ASEAN ngừng phát triển, VN sẽ mất khoảng 5 năm để đuổi kịp Indonesia và  Philippines, 20 năm với Thái Lan, 24 năm với Malaysia, 38 năm với Brunei và 40 năm với Singapore. Ý kiến của ông ra sao?
Ông II Houng Lee và các chuyên gia IMF giải thích rằng, khoảng thời gian trên là kết quả của những tính toán đơn thuần về mặt cơ học.
Nó có thể không phản ánh đúng sự chênh lệch thực sự giữa kinh tế VN và các nước trong khu vực.
Những phân tích trên rất đáng quan tâm và có thể phản ánh một cách gần chính xác độ chênh lệch thực sự trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng cũng có thể không phản ánh mức độ chênh lệch thực sự về phát triển giữa các nền kinh tế.
Nếu dựa trên giả thiết rằng tất cả các nước mà bạn đề cập ở trên giữ được tỷ lệ phát triển trung bình như trong 10 năm qua, thì thời gian để VN đuổi kịp các nước có phần lâu hơn.
Ví như VN có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Khoảng cách với Singapore lớn như vậy vì tốc độ phát triển của nước này cũng rất nhanh trong 10 năm qua.
Một số người cho rằng VN ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây được xem là một thách thức lớn, không chỉ là nguy cơ. Ông bình luận gì về điều này?
Theo quan điểm của tôi là về lâu dài, vấn đề quan trọng đối với Việt Nam là phải cải thiện nguồn vốn con người, tỷ lệ tiết kiệm phải cao hơn và cần một cơ chế quản lý tốt.
Những yếu tố này đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao, tiết kiệm và sự liêm chính. Nguy cơ về sự phát triển không bền vững sẽ càng cao hơn nếu chính phủ cương quyết theo đuổi những chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng mà lại  thiếu đi ba yếu tố trên.

  
 
Ông Il Houng Lee
Một số chuyên gia cho rằng có khu vực kinh tế không chính thức ở VN. Vì vậy GDP thực sự của VN không chỉ 52 tỷ USD (năm 2005) như con số chính thức mà tăng lên 75 tỷ USD, gần bằng Philippines . Phải chăng họ muốn nói rằng VN đang có tiềm năng rất lớn và khoảng cách chênh lệch thực tế giữa VN và các nước khác được thu hẹp?
Các nhà kinh tế đôi khi so sánh thu nhập của các nước bằng cách sử dụng “tỷ giá sức mua tương đương” hơn là tỷ giá thực. Đơn giản là tỷ giá sức mua tương đương tính cả đến khía cạnh giá tài sản và giá các hàng hóa phi thương mại thường tương đối thấp hơn ở các nước có thu nhập thấp.
Khi chúng tôi áp dụng tỷ giá này, sự chênh lệch về thu nhập bình quân trên đầu người giữa VN và các nước khác đã giảm xuống rất nhiều.
Ví như với Indonesia từ 2,1 xuống còn 1,5 lần; với Brunei từ 28,8 xuống còn 8,2 lần và đáng chú ý nhất là với Singapore từ 43,9 xuống còn 9,3 lần.
VN đang ở vị trí nào trong bản đồ kinh tế khu vực ASEAN, khi nào và làm thế nào để nhanh chóng bắt kịp nhóm các nước giàu có hơn trong khu vực?
VN hiện đứng thứ 7 trong 10 nước thành viên ASEAN về mức thunhập, sự phát triển kinh tế. VN có những lợi thế nhất định như lực lượng lao động có năng suất khá, Chính phủ có quyết tâm cao, cơ cấu xã hội ổn định và công bằng.
Vì vậy tôi nghĩ, VN có thể nhanh chóng vươn lên về trung hạn. Tuy nhiên, để thực sự gia nhập vào nhóm dẫn đầu, VN cần có được ba yếu tố mà tôi đã đề cập ở trên.
Theo ông, liệu VN có cần những khoản tài trợ quốc tế lớn hơn nữa để đuổi kịp các nước khác nhanh hơn hay không?
Tiền viện trợ chỉ có hiệu quả ở những nước mà các điều kiện cơ bản cho sự phát triển đã sẵn có nhưng chỉ thiếu vốn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tiền viện trợ đã có tác động khá hiệu quả trong hỗ trợ phát triển, giảm đói nghèo ở một số nền kinh tế châu Á, đặc biệt là VN.
Ngân sách viện trợ toàn cầu có giới hạn và tôi có thể đưa ra một số lý do tại sao VN nên và không nên nhận thêm viện trợ so với hiện nay.
Nếu so với GDP, VN nhận viện trợ từ các nhà tài trợ ở mức trung bình so với các nước thu nhập thấp ở châu á, không kể bốn nước nhận viện trợ nhiều nhất ( Bhutan , Campuchia, Lào và Mông Cổ).
Nếu nhìn nhận một cách công bằng thì những hỗ trợ hiện tại như thế là phù hợp. VN có thể kiếm những khoản tiền lớn từ xuất khẩu dầu thô, chiếm 7% GDP.
Điều này có thể được lấy làm lý do để giảm hỗ trợ ODA. Hơn nữa, Việt Nam đã bắt đầu gia nhập thị trường vốn quốc tế, đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng vay thương mại.
Tuy nhiên, VN sử dụng tiền viện trợ hiệu quả hơn nhiều nước khác. Vì thế nếu xét về tính hiệu quả thì VN nên nhận thêm viện trợ. Hơn nữa, Việt Nam có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, việc chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ vượt quá khả năng vay thương mại của VN. Vì vậy, VN cần tiếp tục nhận sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ trong những năm tới.
VN đặt mục tiêu đến năm 2010 tăng gấp đôi GDP so với năm 2000 và trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Theo ông, mục tiêu này liệu có khả thi?
Có một mục tiêu tốt sẽ là động lực thúc đẩy. Do đó, cần có một mục tiêu rõ ràng. Tôi quan tâm tới việc bảo đảm những điều kiện giúp cho sự phát triển bền vững và công bằng về trung hạn. VN sẽ nằm ở vị trí nào sau 10 hay 20 năm nữa chưa hẳn đã quan trọng bằng. 
 
Xin cảm ơn ông!
Theo Trí ĐườngBáo Tiền phong
 
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét