Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

"CS không thể sửa đổi, mà cần phải thay thế," (cựu TT Nga Boris Yeltsin)

 

VNCS Chỉ Thay Đổi Bằng Cách Mạng!

Tác giả : Vi Anh
Ở Miến Điện từ thể chế độc tài quân phiệt, chánh quyền đã độc lập, tự khởi và thành công trong công cuộc cải cách chánh trị. Trước tình hình đó, không ít người Việt tự hỏi, liệu VNCS có thế cải cách chánh trị như Miến Điện không. Phân tích cho thấy, thay đổi ở VNCS nếu có, là do cách mạng chớ không do cải cách đâu.
Một, một cách tổng quát, Miến Điện thay đổi cải thiện thấy mà ham. Bên trong, chánh quyền Miến Điện thả tù chánh trị, thừa nhận đối lập, cho tự do ứng cử bầu cử, tự do báo chí, cho tư nhân và người Miến hải ngoại về nước ra báo tư nhân, đình chiến và thương lượng với sắc tộc đối kháng.
Bên ngoài, nhân dân và chánh quyền các nước từ Âu, Mỹ, Á châu với Liên Âu, Hoà kỳ, Nhựt bổn tái lập, tăng cường bang giao, gỡ cấm vận toàn phần, viện trợ kinh tế, hào phóng cho Miến Điện.
Dù Quốc Hội vẫn còn 25% tổng số ghế dành cho quân đội, cột trụ của quân phiệt hàng mấy chục năm trời thống lãnh chế độ; dù còn xung đột giữa người Miến Điện đại đa số theo Phật Giáo và một sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi đến từ Bangladesh – chánh quyền cải cách vẫn kiểm soát được tình hình rất tế nhị này, tiến trình cải cách dân chủ đã trở thành một qui trình không thể đảo ngược được nữa, kết quả cải cách chánh trị, kinh tế Miến Điện ngày một đơm hoa kết trái.
Hai, còn ở Việt Nam, thể chế Cộng sản đã thống trị VN ngoài Bắc từ 1954, hơn ba phần tư thế kỷ, trong Nam từ 1975 hơn môt phần ba thế kỷ.Trong hậu bán thập niên 1980, để tự cứu sinh tồn sau khi Liên xô đột quị, CS Trung Quốc và CS Việt Nam đổi sang kinh tế thị trường, mà họ gọi là đổi mới kinh tế, nhưng họ vẫn bám cái đuôi CS, mà họ gọi là “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cho tới ngày nay cũng gần hai mươi mấy năm.
Gần hai thập niên dài đăng dẳng Đảng Nhà Nước CSVN mới đây sau chiến dịch kêu gọi nhân dân góp ý sửa đổi hiến pháp, CSVN đã kiên định lập trường giữ điều 4 Hiến Pháp do Đảng CS dàn dựng, dành cho Đảng CS trở thành lực lượng duy nhứt độc quyên lãnh đạo chỉ huy nhà nước và xã hội VN.
Ba, VNCS chỉ có thể đổi thay bằng cách mạng lật đổ chế CS độc tài đảng trị toàn diện mà thôi. Trước phong trào và tiến trình tự do, dân chủ hoá của nước láng giếng Miến Điện, một số học giả học thiệt, một số chánh trị salon, thiên tả gần như “xã hội chủ nghĩa” CS đón gió trở cờ, sống ở ngoại quốc, sinh hoạt trong phòng lạnh, mơ ban ngày, phân tích, phân tung, chẻ sợi tóc ra làm hai làm ba, hy vọng Đảng Nhà Nước CSVN sẽ cải cách như Miến Điện.
Nhưng người dân Việt thì khác. Với chứng minh của lịch sử, với kinh nghiệm cá nhân về CS, với đầu óc thực tế, tin rằng thay đổi chánh quyền ở VN thời CS nếu có là do cách mạng, chớ không do cải cách.
Trước nhứt, trong suy nghĩ và hành động cố hữu đã biến thành bản chất thứ hai của con người CS – là không thoả hiệp, không liên hiệp, không chia xẻ quyền hành. Nếu do tình hình chánh trị trên hình thức và trên danh nghĩa CS có liên hiệp với lực lượng nào, đó chỉ là dụng danh đạt quả, để âm thầm triệt hạ, triệt tiêu thành phần ngây thơ liên hiệp với CS thôi.
Bản chất, căn bản tư tưởng của CS là giải quyết mâu thuẩn theo tương quan địch và ta ai thắng ai, một mất một còn. Tư Trung Hoa đến VN, chưa có lực lượng nào liên hiệp với CS mà còn tồn tại. Quốc Dân Đảng với Tưởng giới Thạch bị Mỹ ép buộc liên hiệp với Cộng sản Đảng của Mao trạch Đông không quá hai năm bị Mao đánh đuổi di tản ra Đài Loan. Thành phần Quốc Gia VN với TT Nguyển văn Thiệu cũng bị Mỹ ép phải ký Hoà Đàm Paris với CS Bắc Việt, hai năm mấy sau khi Mỹ rút quân, cắt viên trợ quân sự, CS dùng võ lực cưỡng chiếm VN Cộng Hoà.
Cũng như Putin, sĩ quan cấp tá của KGB Liên xô sau khi Đảng CS Liên xô bị giải thể chui nhủi, bon chen theo Yeltsin một thời gian, ngoi lên và chiếm chánh quyền biến Nga thành mộ chế độ độc tài mà không có đảng CS qua hai nhiệm kỳ tổng thống một nhiệm kỳ thủ tướng và đang qua nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, trở thành sa hoàng CS, cai tri lâu hơn Staline nhiều.
Thứ đến VN khác với Miến Điện, bị ảnh hưởng Trung Quốc quá nhiều. Thời phong kiến vua quan, vương quyền VN giống như khuông đúc của Trung Hoa, vẫn tập quyền suốt bao nhiêu triều đại. Nhiều người Việt nổi lên đánh đuổi quân Tàu nhưng khi lên làm vua đều cầu phong Thiên Triều. Đến đỗi vua Tàu coi VN là “phía nam bình an” của nước Tàu nên thường phong cho vua Việt là “an nam quốc vương”.
Còn thời CS, VN còn còn lệ thuộc “Quan Thầy” đồng chí CS Bắc Kinh bội phần hơn “an nam quốc vương” nữa. Ngay trong giai đoạn TC chiếm biển đảo VN, CSVN là chế độ theo lịnh quan thầy TC “định ướng dư luận” không cho người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng. TC biến VN thành cái giỏ rác lùa đồ gian, giả độc qua bán cho người dân VN.
Còn Miến Điện theo GS Vũ Tường, giảng dạy Chính trị Đông Nam Á tại Đại học Oregon của Mỹ cho biết “Myanmar chưa bao giờ lệ thuộc Trung Quốc. Cái tên Miến Điện trong Hán ngữ mà biên niên Việt sử hay nhắc tới có nghĩa là Đất nước xa xôi ngòai biên ải (đối với Đế chế Trung Hoa), chứ không phải là An Nam, tức là miền Nam đã được bình định của Thiên triều, như tên của nước Việt Nam xưa.”
CS kiểm soát nhân dân và xã hội triệt để hơn quân phiệt nhiều. CS kiểm soát tinh thần lẫn vật chất của dân chúng. CS kiểm soát kinh tế lẫn chánh trị trong xã hội. CS kiểm soát chặt chẽ hạ tầng cơ sở xã hội, từ tổ dân phố đã có công an khu vực thi hành chế độ cảnh sát trị, an ninh trật tự và an ninh chánh trị.
CS gian ngoan trong việc đổi màu, chuyển sang kinh tế thị trường, cho tư nhân và ngoại quốc làm kinh tế, cuộc sống của người dân dễ thở hơn, nên dân chúng đa số thờ ơ với chánh trị, không thấy CS khoá chặt chánh trị.
Còn các nhà đầu tư ngoại quốc thậm chí các toà đại sứ như Mỹ miệng thì cổ võ cho nhân quyền nhưng hành động thì không liên kết nhân quyền với kinh tế, nên CS vẫn chưa hế hấn gì.
Nên khó có thể trông mong CS thay đổi bằng cải cách chánh trị như ở Miến Điện. Trái lại lịch sử cận đại đã chứng minh hùng hồn rằng các nước CS từ Đông Âu đến Liên xô thay đổi toàn bằng cuộc cách mạng, tức lật đổ CS độc tài đảng trị toàn diện và thay vào đó chế độ dân chủ, tự do.//
 
 
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét