"Thư Gửi BẠN TA" là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ "tgbt@yahoo.com".
Ngày 10 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Tuần qua, một tờ báo trong nước cho biết đang có một cuộc điều tra về một người tự xưng là anh hùng của quân đội nhân dân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ với những thành tích ngụy tạo, thêu dệt cho tiểu sử của mình để đòi được trao tặng thêm huân chương.
Cuộc điều tra không biết sẽ đi về đâu, người ngụy tạo những thành tích đó sẽ bị những biện pháp nào thì chưa ai biết. Nhưng chuyện ấy đâu phải bây giờ mới có.
Có điều những chuyện như thế đều do nhà nước dựng lên để bịp cả nước trong suốt bao nhiêu năm trời nay.
Như trường hợp Nguyễn Văn Bé, người thanh niên được báo Nhân Dân viết là đã ôm bom lao vào chiến xa Mỹ và hy sinh tại chiến trường trong khi người du kích này quăng súng về hồi chánh sống ngờ ngờ trong trại Thị Nghè. Báo Tiền Tuyến đăng cả hình và những lời của anh Bé trả lời cuộc phỏng vấn thì nhà nước vẫn bắt anh hy sinh ngoài mặt trận. Bây giờ không thấy nói về anh Nguyễn Văn Bé nữa. Nếu còn sống, bây giờ anh cũng đã già lắm rồi.
Lại còn Nguyễn Văn Trỗi, người đặt bom cầu Công Lý âm mưu giết ông McNamara bị bắt đem xử tử thì nhà nước bịa ra chuyện anh gọi lớn tên bác tới ba lần, đạn mới từ từ bay trúng vào người anh.
Cũng phải kể qua chuyện Lê Văn Tám mà Trần Huy Liệu , bộ trưởng tuyên truyền và cổ động đã dựng đứng lên và tiếp tục lừa cả nước cho đến tận bây giờ. Cậu bé Lê Văn Tám 10 tuổi được Trần Huy Liệu vẽ ra để động viên lòng yêu nước của người dân. Trần Huy Liệu kể là cậu tự tẩm xăng vào người rồi châm lửa đốt, sau đó chạy vào một doanh trại của Pháp và đốt cháy tiêu kho xăng của Pháp ở Thị Nghè.
Năm 2005, giáo sư Phan Huy Lê, một nhà nghiên cứu sử uy tín đã nói thẳng là nhân vật Lê Văn Tám không hề có thật mà chỉ là chuyện dựng đứng lên của Trần Huy Liệu. Và chính Trần Huy Liệu , khi còn sống, đã nhờ giáo sư Phan Huy Lê nói ra sự thật. Trần Huy Liệu nói rằng ông ta dựng lên nhân vật Lê Văn Tám chỉ là để tuyên truyền. Ông muốn giáo sư Phan Huy Lê nói ra sự thật trước khi ôngTrần Huy Liệu qua đời năm 1969. Giáo sư Phan Huy Lê nói rằng ông đã hỏi ý kiến một số bác sĩ và được cho biết là với sức nóng của lửa cháy phừng phực trên người thì cậu bé 10 tuổi Lê Văn Tám đó không thể nào chạy quá được 50 mét để lao vào bồn xăng của quân đội Pháp.
Câu chuyện về cậu bé 10 tuổi bán đậu phọng rang vì căm thù giặc Pháp đã hy sinh ngày 1 tháng 1 năm 1946 là chuyện hoàn toàn bịa đặt để bịp người dân Việt Nam mà thôi. Chính ông Trần Huy Liệu cũng tiết lộ bí mật đó với hai nhà sử học khác là Nguyễn Đình Thanh và Nguyễn Công Bình và cả hai đều vẫn còn sống. Nhiều tỉnh ở Việt Nam cũng có các trường học mang tên Lê Văn Tám và tên của Lê Văn Tám cũng được dùng để đặt cho các chi đội, liên đội của tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền Phong.
Như vậy, chuyện bịp bợm đã có từ lâu và nhiều chuyện bịa đặt đó vẫn còn tiếp tục sống mãi trong quần chúng (?) cho mãi đến ngày nay.
Vậy thì điều với tra làm quái gì cho mệt. Hơn nữa, moi móc lắm thì lại lòi ra thêm bao nhiếu những thành tích ngụy tạo phét lác như cái bằng cử nhân Luật dổm của thằng mặt chó ba Ếch thì sao? Hay những thành tích vì đất nước quên hạnh phúc cá nhân của thằng mặt dơi tai chuột lấy đủ các thứ vợ, từ vợ Tầu Tăng Tuyết Minh đến vợ Tày Nông Thị Xuân, đến mẹ Nông Đức Mạnh … thì sao.
Mẹ kiếp điều tra chuyện nọ kéo sang chuyện kia thì vỡ mặt cả lũ chứ không đùa đâu.
Ngày 11 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Khoảng hai chục năm trước, trong một lần ngồi trên máy bay, tôi mở một tập tài liệu về các biện pháp an toàn trên máy bay đọc cho qua thì giờ. Tập tài liệu in bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp… ba thứ tiếng gần như trong tất cả những tài liệu quan trọng cần phổ biến đều có đã đành, nhưng ngoài mấy thứ tiếng vừa kể, nó còn có phần tiếng Hoa, tiếng Nhật và tiếng Cao Ly nữa. Tiếng Nhật và tiếng Hoa thì cũng dễ hiểu. Nhưng tiếng Cao Ly thì tôi hơi ngạc nhiên. Một nước nhỏ như vậy mà ngôn ngữ cũng đã trở thành quan trọng như thế sao.
Nhưng ngày nay, chuyện đó không còn làm ai ngạc nhiên nữa. Samsung, Daewoo, Hyundae… đã đi tới nhiều nơi thì tiếng Cao Ly đi khắp thế giới cũng chỉ là điều dễ hiểu.
Nhưng rồi tôi thắc mắc không biết đến bao giờ "Chữ quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học" mới vượt ra khỏi biên giới để cũng đi xa như tiếng Cao Ly.
Mới đây, tiếng Việt đã thấy xuất hiện ở một số nơi ngoài Việt Nam, nhưng trong những hoàn cảnh, những trường hợp không vui lắm.
Một quán ăn ở Thái có treo một tấm bảng viết bằng tiếng Việt rõ ràng là nhắm vào khách Việt. Chứ chẳng lẽ tiếng Việt ngày nay đã trở thành ngôn ngữ mà cả người Thái trên đất Thái cũng phải biết đọc và nói hay sao.
Tấm bảng có 8 dòng viết bằng tiếng Việt mà đã để lại mấy lỗi về cách dùng chữ. Thí dụ đáng lẽ phải viết "Ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu" thì lại viết là "Ăn BẤY NHIÊU lấy BẤY NHIÊU…" Người viết những dòng chữ trên tấm bảng chắc phải là người Việt nhưng trình độ tiếng Việt thì không có được bao nhiêu. Có thể người ấy là chủ quán người Việt, mà cũng có thể là một người làm công cho chủ tiệm người Thái. Người ấy được nhờ để viết những dòng chữ tiếng Việt để lưu ý các khách hàng người Việt về lối ăn uống.
Lối ăn uống kiểu buffet cách đây không lâu đã được thấy trong một đoạn video thu được ở một tiệm ăn ở Sài Gòn. Trong đoạn video, những người khách khi thấy nhà hàng mang ra những khay thức ăn mới thì liền nhào tới, dùng cả tay để bốc cho đầy đĩa của mình, bất kể những người khác bên cạnh. Cảnh tượng ấy tuy có kinh hoàng, nhưng dẫu sao cũng là …đất ta, ta ăn uống thô tục thì cũng là "bác đến chơi đây, ta với ta". Chẳng có người ngoại quốc nào để cần phải mắc cở.
Nhưng chuyện bổ nhào vào lấy cho cố, ăn không hết, bỏ lại vung vãi như trong tiệm ăn Thái kia đã khiến chủ tiệm phải dùng tiếng Việt nhắc nhở thì xấu hổ cho tiếng Việt biết là bao nhiêu. Không thấy các ngôn ngữ khác cùng xuất hiện như tiếng Tagalog để nhắm vào người Phi, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng … da đỏ Cherokee, tiếng Iraq … cho đỡ đau lòng tiếng Việt.
Thế rồi vừa mới thấy tấm bảng ở Thái thì lại được dí thêm vào mặt mấy dòng tiếng Việt khác trên một tấm bảng ở Saitama, một thành phố nằm gần Tokyo. Tấm bảng có những dòng tiếng Việt này là của cảnh sát ở Saitama đưa ra những lời cảnh cáo lại cũng để nhắm vào người Việt:
Ăn cắp vặt là phạm tội.
Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm.
Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức.
Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động.
Tăng cường tuần tra.
Tôi chợt nhớ một truyện đọc hàng tháng trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng do cụ Hà Mai Anh dịch của De Amicis, truyện nhan đề "Lòng Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva". Truyện kể về một cậu bé nghèo khổ đã quăng những đồng tiền vừa được mấy người khách trên tầu hỏa bố thí vào mặt của những người này khi những người ấy lớn tiếng chê người Ý là một dân tộc ngu dốt, bẩn thỉu và hay ăn cắp. Vì cậu bé rách rưới nghèo khổ đó là một người Ý.
Tiếc thay những người lui tới cái quán ăn Thái ở Bangkok không thể xé tấm bảng viết bằng tiếng Việt quăng xuống đất. Cũng như những người Việt ở Nhật không thể đòi cảnh sát Saitama dẹp tấm bảng viết mấy lời cảnh cáo bằng tiếng Việt đó đi.
Chỉ có cách chứng tỏ ngược lại bằng cách sống cho tử tế thì mới dẹp được những tấm bảng viết bằng tiếng Việt đó.
Cách sống tử tế đó chỉ có nơi các sinh viên Việt Nam du học tại Nhật trước năm 1975. Tôi biết điều đó, vì một số bạn và luôn cả chú em tôi cũng đã từng du học ở Nhật.
Hay chỉ những thứ thấm nhuần cái gọi là đạo đức khốn nạn của Hồ Chí Minh trong suốt mấy chục năm qua mới làm nhục nhã người Việt như thế.
Còn đâu là những hình ảnh tốt đẹp mà Phan Bội Châu, Cường Để, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính … tạo được với Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) hồi phong trào Đông Du đầu thế kỷ trước?
Nghĩ mà chán cho tiếng Việt.
Thà không có tiếng Việt (như trong những tấm bảng đó) còn hơn.
Ngày 12 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Báo chí trong nước mấy ngày vừa qua có nhiều bài viết về những nhà vệ sinh mới được xây cho một số trường học với tổn phí rất lớn.
Những nhà cầu này được xây cho những trường học ở những những địa điểm xa xôi nơi số học sinh không nhiều lắm. Chi phí để xây cất những nhà cầu này là khoảng từ 500 đến 700 triệu.
Việc xây cất nhà vệ sinh cho các trường chắc chắn là cần thiết. Một người bạn học kiến trúc của tôi đã nói từ mấy chục năm trước rằng những cái nhà cầu cũng nói lên được rất nhiều điều về đời sống, về văn minh, văn hóa của xã hội. Các ông kiến trúc nói thì phải đúng. Có dịp so sánh những cái nhà cầu trong nhà của người Pháp người Mỹ và nhà cầu ở một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Hoa… là thấy ngay.
Việc chi tiền để xây nhà vệ sinh cho các trường học, dù là cho các trường ở những vùng xa xôi, vẫn là điều đúng. Nhưng bỏ ra 500 triệu, 700 triệu để xây những cái nhà cầu mà khi sử dụng vẫn phải dội nước vì hệ thống dẫn nước không có, hay không hoạt động được thì cũng nên xem xét lại.
Tại sao phải chi những khoản tiền quá lớn như thế cho nhà cầu trong khi vẫn còn những chi tiêu khác cần thiết hơn thì không làm? Một nhà giáo cho biết ở ngôi trường của bà, bàn ghế học sinh có từ 20 năm đã quá cũ, khoảng 60% đã hư hỏng, mục nát cần được thay thế, mỗi bộ bàn ghế chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng thì không làm trong khi đem tiền đi xây cầu tiêu tốn cả mấy trăm triệu.
Việc xây cất đều không qua thủ tục đấu thầu mà được quyết định bởi các giới chức giáo dục. Khi xây xong, các nhà cầu được trao cho trường để … điều hành. Như thế, các quan lớn cũng kiếm được miếng ăn ở nhà cầu. Và bởi thế nên chi phí mới lên đến mấy trăm triệu. Có những nơi không cần cũng vẫn xây thêm để những người có chút quyền thế chấm mút.
Trong khi ở một vài nơi, ngay một cái cầu để làm phương tiện cho học sinh đi tới trường cũng không có. Vào internet Yahoo đánh những chữ này: "dau long canh tre em phai boi qua song di hoc" là có thể thấy ngay cảnh vượt sông đi học của các em ở bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, tỉnh Quảng Bình. http://www.youtube.com/watch?v=L4SeSjeoE0E Đây là cảnh vượt sông hết sức hãi hùng. Các em nhỏ trên dưới 10 tuổi, và luôn cả thầy cô giáo cũng phải mỗi ngày hai lần bơi qua dòng nước hung dữ để kiếm đôi ba chữ để sửa soạn cho cái đời sống rất thiếu may mắn ở trước mặt. Và cho đến ngày hôm nay, chiếc cầu với chi phí cũng không bao nhiêu vẫn chưa có được. Có thể vì việc chấm mút không được nhiều nên người ta đổ tiền vào những cái nhà cầu để còn hy vọng kiếm ăn được một chút.
Nay thì chuyện nhà cầu đã lên báo thì người ta mới nói là sẽ xem xét lại nội vụ. Bọn ăn bẩn sẽ quýnh quáng lên trong những ngày sắp tới nhưng rồi chắc cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Sẽ là huyện bênh phủ, phủ bênh tỉnh mà thôi.
Nhưng có lẽ cũng có cách giải quyết suông sẻ.
Cứ nói là mấy cái nhà cầu đó chính là những cái lăng bác Hồ là xong. Thì giữa Hà Nội đã có cái nhà ỉa tổ chảng gọi là lăng Bác Hồ rồi đó thôi?
Cứ nói như thế là xong ngay. Ngay cả những nơi xa xôi hẻo lánh như thế còn có lăng bác để cho các cháu ngoan của bác vào ỉa đái mà không đáng đồng tiền bát gạo hay sao!
Ngày 13 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Tiếng Việt trong nước thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện những tiếng mới. Có những trường hợp cần phải có tiếng mới vì không có những tiếng cũ. Danh từ tin tặc chẳng hạn. Tặc là cướp, trộm. Tin là từ danh từ tin học. Tin tặc là tiếng để dịch danh từ computer hacker. Thời các cụ Đào Duy Anh, các cụ trong hội Khai Trí Tiến Đức… tác giả các tự điển Hán Việt và Việt Nam, thế giới chưa có computer thì làm gì có được danh từ tin tặc.
Danh từ không tặc cũng chỉ xuất hiện sau những vụ cướp máy bay mà thôi.
Việc ăn trộm những thứ khác thì đã có sẵn tiếng để dùng như trong câu: bé trộm gà, già trộm trâu.
Trộm chó cũng không phải là chuyện mới có. Nhưng những người làm công việc này thì được cho một cái tên mới thay vì gọi họ là bọn trộm chó. Trong khi người ta không dùng những chữ như ngưu tặc hay kê tặc … thì lại thấy xuất hiện danh từ cẩu tặc. Danh từ cẩu tặc nghe ghê hơn là trộm chó tuy ý nghĩa thì chỉ là một.
Ở Việt Nam, chuyện ăn trộm chó càng ngày càng thấy xẩy ra nhiều hơn. Ngày xưa, chỉ thỉnh thoảng lắm mới xẩy ra những vụ trộm chó hay đánh bả chó để vào nhà ăn trộm. Ngày nay, nhu cầu của các nhà hàng thịt chó gia tăng thì việc cung cấp thịt cho các tiệm chuyên bán thịt chó cũng tăng theo. Người ta đã phải tìm mua chó ở Thái Lan về tiêu thụ. Moi năm, khoảng trên 200 ngàn con chó bị đưa từ Thái vào Việt Nam. Những con chó Thái Lan này cũng là những con chó bị cẩu tặc bắt rồi bán cho các lái buôn Việt Nam. Ở trong nước thì những người ăn trộm chó làm ăn với qui mô nhỏ hơn. Nhưng địa bàn hoạt động của họ lại ở khắp Việt Nam. Một bản tin trong nước nói là chỉ cần hai ba người di chuyển trên xe gắn máy, mang theo gậy gộc, dao búa là có thể mỗi tháng bắt được hàng trăm con chó. Đã xẩy ra những vụ người trộm chó bị dân chúng hành hung đến, xe của họ bị nổi lửa đốt cháy tại chỗ.
Tờ Pháp Luật tuần này có tường thuật vụ hai thanh niên trộm chó bị dân chúng ở huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An vây đánh dã man. Một người leo lên mái nhà bị đám đông kéo xuống. Một người chui vào ống cống bị hun khói phải chui ra. Cả hai đều bị đánh rất mạnh tay tại chỗ. Bài báo có đăng kèm hai bức ảnh chụp ngay sau khi vụ vây đánh hai người thanh niên này.
Hiện trường nơi tên cẩu tặc bị đánh ngất xỉu và đốt xe
|
Theo bài báo, con số người kéo đến nơi xẩy ra vụ hai người bị đánh là khoảng hai ngàn người. Không một người nào trong đám đông đã lên tiếng can ngăn những người hành hung hai thanh niên. Và khi cảnh sát tìm cách đưa hai thanh niên này đi cấp cứu thì dân chúng chặn đoàn xe lại không cho di chuyển. Cuối cùng chỉ có một người được cứu sống.
Việc trộm chó của hai thanh niên này là việc sai quấy. Nhưng chuyện họ làm cũng đáng để chúng ta suy nghĩ.
Hai người thanh niên còn rất trẻ. Họ được sinh ra đời, hệt như tất cả những người khác, ai cũng được cha mẹ nuôi nấng thương yêu, ai cũng được gia đình kỳ vọng lớn lên thành người tử tế. Thế mà mấy hôm trước, cả hai đã bị vây đánh gục như hai con vật. Trước đó, một người bị hun khói để phải chui từ ống cống ra như người ta hun khói để bắt một con chuột hay một con chó.
Họ bị gọi là cẩu tặc. Trộm xe, trộm máy ảnh, trộm iPad, iPhone …thì cũng là trộm, nhưng cẩu tặc, trộm chó thì nghe ghê hơn nhiều.
Phản ứng của dân chúng cũng là điều đáng sợ. Sự phẫn nộ phải ở một mức cao lắm nên đám đông mới có hành động coi thường mạng sống của những người trộm chó như vậy. Việc hành hung trí mạng là do cái tâm lý đám đông quá bực bội và mất hẳn đi lòng tin vào nhà cầm quyền. Đám đông không tin vào các biện pháp trừng phạt của nhà chức trách đã tự tay hành động nên mới xẩy ra cảnh giết người tàn bạo chỉ vì làng xóm mất mấy con chó.
Hình ảnh hai người thanh niên trẻ máu me đầy người nằm co quắp giữa một đám đông cả hai ngàn người thật là một cảnh dã man không thể tưởng tượng nổi.
Cảnh ấy nếu xẩy ra ở Uganda, Sierra Leone, Congo, Rwanda… trong khung cảnh nội chiến mấy năm trước cũng đã là không thể hiểu được. Huống chi hai thân xác bị đánh đập như những con vật để trả thù cho những con chó ở ngay quê hương của Hồ Chí Minh thì ghê khiếp quá.
Hai người thanh niên quê quán ở đâu, họ là những người như thế nào, tại sao phải chọn lấy cách kiếm sống bằng việc ăn trộm chó để chết vì những con chó. Những miếng thịt chó trên những bàn nhậu đầy máu của những người trộm chó vào sinh ra tử không biết có bớt ngon đi chút nào không.
Tội nghiệp những người phải thương tích đầy mình, hy sinh mạng sống cho những bữa thịt chó như thế.
Lại còn bị gọi là cẩu tặc nữa mới thảm.
Ngày 14 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Tôi không thể tiếp tục giữ im lặng khi nghe câu nói của Paul Newman, người diễn viên điện ảnh tôi ưa thích từ bao nhiêu năm nay, về những cái hamburger vì tôi là người rất yêu chúng.
Mến mộ Paul Newman thì tôi vẫn còn mến mộ, nhưng lên tiếng về câu nói của Paul, câu nói mà tôi nghĩ là có ý nhục mạ những (?) chiếc hamburger của tôi, thì tôi vẫn phải làm.
Paul Newman nói rằng khi người ta đã sẵn có miếng steak ở nhà, thì tại sao lại còn phải ra ngoài kiếm cái hamburger làm gì nữa? (I have a steak at home. Why should I go out for a hamburger? )
Câu nói của Paul Newman nghe thì có vẻ là hợp lý lắm: một bên là miếng steak, một bên là chiếchamburger. Bất cứ một ai cũng phải nghĩ ngay rằng miếng steak phải ngon hơn, phải đáng để được lựa chọn hơn là chiếc hamburger.
Nhất là nếu đó là một cái filet mignon, một cái steak Tartar, hay một cái chateaubriand máu tươi còn chẩy ròng ròng với hũ mù tạc Dijon, và một carafe Merlot. Có những miếng steak này ở nhà thì nhất định là hay lắm. Nhưng nếu nói có miếng steak ở nhà rồi, thì tại sao còn phải đi kiếm cái hamburger nữa là không được.
Là được nơm bỏ đó. Là phụ bát cơm nguội. Bát cơm nguội vẫn có thể cần đến trong những lúc đói lòng. Cũng như đang cơn buồn ngủ, gặp đúng cái chiếu manh lù lù vác xác đến. Chiếu manh còn như thế huống chi là những chiếc hamburger.
Có biết bao nhiêu người ở trên đời này còn sống sót được cho tới ngày nay chính là nhờ những chiếchamburger: khi cần đến, có nó ngay. Nó không bao giờ biết làm khó dễ, eo sèo, ỉ eo... thì tại sao lại nỡ đối xử không tử tế, không có trước có sau với nó như thế?
Bây giờ nói qua về miếng steak ở nhà.
Chuyện có sẵn miếng steak ở nhà không hề có nghĩa cứ xuống bếp là có ngay. Phải làm một số chuyện, bắt đầu là lôi miếng thịt ra khỏi tủ lạnh hay freezer cái đã. Nếu nó được lấy ra từ freezer thì phải bỏ ra ngoài, trên cái counter của cái bếp nửa ngày cho tan đá chứ nó lạnh... ngắt như con cá chết thì làm sao giải quyết vấn đề?
Chờ cho tan đá xong, còn phải ướp nó nữa chứ, tùy muốn ăn nó như thế nào, như với tỏi hay với hành, với chút rượu, hay với dầu olive...
Như thế cũng đã xong đâu! Còn phải lấy cái búa gỗ -- meat tenderizer -- đập cho nó mềm ra rồi mới quay ra với cái lò, vặn lên đúng một nhiệt độ nào đó như mẹ (?) vẫn dặn. Bỏ nó vào chảo, lật qua lật lại (?) cho chín đều bên ngoài, lâu mau tùy muốn rare hay medium hay well done...
Chao ôi là nhiêu khê, mất bao nhiêu thì giờ quí báu.
Tại sao không đi kiếm cái hamburger cho vui đời di tản? Ðây nhé hamburger là loại thức ăn nhanh: fast food. Gọi là có ngay, không bao giờ õng ẹo, treo cao giá... thịt(?), đòi hỏi phải qua bao nhiêu là giai đoạn sửa soạn (?) như miếng steak ở nhà. Búng tay một cái là có hamburger chạy ra phục vụ ngay lập tức. Còn gì vui bằng!
Mà hamburger đâu phải là thứ dở, nuốt không trôi và đã chắc gì ngày nào cũng miếng steak được đâu! Phải thay đổi đi chứ. Cứ steak mãi ngày này qua tháng khác làm sao được. Hôm nào cũng cơm nhà,steak mẹ cháu thì làm sao các hàng quán bên ngoài sống được.
Hãy nhìn hoàng thái tử Charles của nước Anh coi. Ông có miếng steak ngon như thế mà vẫn phải đi kiếm cái hamburger, thà với hamburger còn hơn với miếng steak ở Kensington trong khi miếng steakcủa ông đâu có dở! Miếng steak của ông là niềm mơ ước thầm kín của bao nhiêu người trên thế giới, nhưng ông vẫn cần cái hamburger.
Hơn nữa, chính miếng steak của ông đâu phải lúc nào cũng chỉ thích được ông lôi vào bếp đâu. Miếngsteak đó cũng có lúc chán ông, trong khi ông lại chính là niềm mơ ước của bao nhiêu... miếng steakkhác ở nước Anh.
Và những cái hamburger mà Paul Newman nói đến một cách thiếu tôn trọng thì cũng vẫn được những người như thái tử Charles ưa hơn là miếng steak lạnh tanh ở nhà, không thấy sao?
Có thể miếng steak của Joanne Woodward ngon với ông. Nhưng không thể vì vậy, ông nhục mạ những chiếc hamburger.
Bùi Bảo Trúc
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét