Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

nhà báo Bùi Bảo Trúc -*(17-6-2013)



"Thư Gửi BẠN TA" là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ "tgbt@yahoo.com".


Ngày 17 tháng 6 năm 2013

Bạn ta,
Đầu cuốn L’Amant, cuốn tiểu thuyết mang đầy nét tự truyện của Marguerite Duras, tác giả viết rằng vào lúc bà đã nhiều tuổi, một hôm, ở ngoài đường, một người đàn ông không quen biết chặn bà lại và nói rằng ông thích khuôn mặt của bà lúc bà đã nhiều tuổi, vì theo ông, khuôn mặt đó đẹp hơn lúc bà còn trẻ rất nhiều.
Người đàn ông dùng chữ ravagée để mô tả khuôn mặt của Marguerite Duras.
Khuôn mặt bị tàn phá.
Không biết Marguerite Duras lúc ấy trông như thế nào, nhưng cho là khuôn mặt của bà là một khuôn mặt bị tàn phá, thì nó cũng không thể như khuôn mặt của Robert Redford trong tờ Time.
Khuôn mặt của Robert Redford chúng ta thấy trong The Great Gatsby, cuốn phim chàng đóng chung với Mia Farrow năm 1974, không còn nữa.
Khuôn mặt ấy nay trông như bức bản đồ vùng trung bộ Afghanistan đầy những nếp gấp của núi đồi trùng điệp, của những lũng sâu, những nứt nẻ khô khốc của bao nhiêu năm đại hạn, của những hố bom cầy nát suốt mấy chục năm nay. Ở khóe mắt, không phải là những vết chân của một con quạ, mà của hàng mấy chục con quạ dẫm lên, để lại những vết nhăn như những đường cầy sâu nát.
Ngay cả những quả táo tầu khô cũng không thể thảm hại như bức ảnh Robert Redford trong trang báo Time.
Ðồng ý là người đàn ông  ấy chưa cần phải để cho sức hút của trái đất kéo những bắp thịt mặt xuống phía nam. Chưa cần phải để cho khuôn mặt chữ điền ấy bị những đường cầy cắt nát...
Khuôn mặt bị tàn phá chắc phải như vậy.
Tôi nhắc chuyện này với bạn vì cứ nhớ mãi câu nói đầy khiêm tốn của bạn sau năm 1975 khi chúng ta gặp nhau ở Mỹ. Tôi còn nhớ nguyên cái giọng của bạn chán nản nhận rằng đẹp trai bạn thì thua Robert Redford, Ăng lê thì nói năng còn thua cả Mỹ đen...
Tôi chỉ nghe mà cũng nản cho bạn.
Nhưng hãy nhìn lại Robert Redford trong trang báo để coi bạn có còn thấy cần phải nói câu nói đầy chán chường như thế nữa hay không?
Tôi tin là không.
Bạn có đầy đủ lý do để phục hồi những tự tin đã mất. Người đàn ông được trả mỗi phim từ 8 đến 10 triệu Mỹ kim ấy vẫn không chặn được những dấu tích tàn bạo của thời gian. Nên chàng đã đành phải chấp nhận cái bản đồ lộ trình đó: A person’s road map is there to be seen and shared.
Cái bản đồ lộ trình ấy của chàng được để nguyên cho mọi người ai muốn nhìn, ai muốn chia xẻ cũng được.
Tại sao phải tẩy xóa đi những dấu tích của đời sống ấy? Tại sao phải lấy đi những tàn phá trên khuôn mặt? Ðời sống đã ghi lại thì giữ lấy...
Feed the lamp with oil and let it not dim, and 
Place it by you, so I can read with tears what 
Your life with me has written upon your face.
..
( The Life of Love / Kahil Gibran )
Hãy châm thêm dầu, đừng để cho đèn lụi đi và đặt ngọn đèn cạnh em để anh đọc thấy qua những giọt lệ cuộc đời em sống với anh đã viết những gì trên khuôn mặt em...
Tôi thấy ở tuổi này, chúng ta nên cảm ơn cả Marguerite Duras lẫn Robert Redford về những điều họ nói về khuôn mặt của họ: nó vẫn đẹp như ở Marguerite Duras, và nó nên được bầy ra, giữ nguyên như thế.
Nó có thể tội nghiệp như trong mấy câu thơ của Gibran, nhưng nó là cái bản đồ lộ trình cuộc sống của chúng ta nên nó phải được giữ lại và chấp nhận.

Ngày 18 tháng 6 năm 2013

Bạn ta,
Ở tiệm sách tôi ghé hồi chiều, có bán một cuốn lịch hay tuyệt.
Mở ra xem những bức hình của 12 tháng, tôi nghĩ ngay ra được một số người quen rất cần và cũng rất xứng đáng để được tặng mỗi người một quyển.
Cuốn lịch với 12 bức hình đen trắng mang tên là The Perfect Guy. Gửi tặng nó là gửi tặng cho người nhận một người đàn ông tuyệt hảo, không còn chê được ở bất cứ một điểm nào, người đàn ông mà mấy sự quen biết của tôi đi tìm mỏi mắt bao nhiêu năm nay không thấy, người mà chúng tôi thỉnh thoảng lại bị đem ra đặt bên cạnh trong những so sánh hết sức bất lợi.
Mười hai bức hình đen trắng chỉ dùng một người đàn ông duy nhất làm người mẫu. Ðây là một người đàn ông còn trẻ, tuổi chỉ khoảng trên dưới 30 một hai tuổi. Người đàn ông này da trắng, đầu tóc ngắn gọn, không phải là kiểu vai u thịt bắp, mặt mũi ngu si, đần độn như Fabio, thần tượng của mấy triệu phụ nữ Mỹ chuyên làm người mẫu cho các tiểu thuyết ba xu diễm tình rẻ tiền, người năm ngoái vừa bị một con ngỗng trời đánh cho vỡ mặt trong khi đang ngồi trên roller coaster ở một khu giải trí ở Virginia máu me đầy mặt mất đi rất nhiều nét kiêu hùng, anh dũng.
Người mẫu trong các trang lịch cũng có bắp thịt, rõ ràng là có tập tạ trong các phòng tập thể thao, ngực nở, bụng thon phía trước phẳng lì như cái bàn giặt. Nghĩa là về bề ngoài, chàng trông rất được. Không nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi chút nào.
Trong 12 bức hình đen trắng ấy lúc thì chàng đang bưng một khay thức ăn, như vừa nấu xong dưới bếp đưa lên mời nàng, trong một cảnh khác, chàng đang quì xuống trước mặt nàng, rồi lại có cảnh chàng đang nằm trên giường trong dáng chờ đợi nàng vân vân.
Toàn là những mơ ước thầm kín của nàng.
Nàng có lẽ không cần một người đàn ông xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan. Nàng có lẽ cũng không cần một người đàn ông thiên kinh vạn quyển, sách vở đầy nhà như ông bạn chữ nghĩa đầy người của tôi. Nàng cũng không cần một người đàn ông tay cầm tờ Wall Street Journal, cái bằng MBA treo trên vách.
Nàng kiếm một người đàn ông biết nấu nướng, biết mát xa chân cho nàng, biết là một nhà ngoại giao ở phòng khách, một nhà kinh tế trong bếp và một người lính đánh thuê (?) tuyệt vời phòng ngủ.
Và đó là người đàn ông tuyệt hảo, The Perfect Guy, trong những trang lịch.
Tôi đã định mua ít nhất 5 hay 6 cuốn gửi tặng mấy người quen để giúp chấm dứt chuyến đi tìm kiếm người đàn ông tuyệt hảo của họ, để chỉ cho họ thấy là người đàn ông tuyệt hảo có thật, ở ngay trong những trang của cuốn lịch, chẳng phải đi đâu xa mới kiếm được người khi cần phải quì xuống là quì xuống, khi bắt đầu một chuyện gì thì biết chấm dứt đúng cách, khi cần mở cửa xe, xuống bếp, khi làm động đất (?) cũng làm được...
Nhưng xem kỹ lại những bức ảnh một chút thì tôi thấy ở lưng người mẫu, là một cái chìa khóa thật lớn giống như cái chìa khóa chúng ta thấy ở những chiếc đồng hồ chạy bằng dây thiều (dây cót) trước kia.
Ôi thì ra người đàn ông tuyệt hảo là như thế đấy. Vặn dây thiều lên là nó làm đủ thứ. Nhưng đến lúc sợi dây thiều dãn ra, sức đàn hồi không còn như lúc mới nữa thì chàng sẽ ra sao?
Cứ lôi ca dao ra ngẫm thì chắc chàng sẽ hết là The Perfect Guy, và chuyện gì thì ai cũng có thể đoán ra được:
Ðồng hồ sai là bởi dây thiều 
Xa nhau bởi sợi chỉ điều xe lơi...
Và lúc ấy thì làm quái gì còn The Perfect Guy nữa. Chỉ còn những người đàn ông trông phát chán, không biết nấu bếp, dở ẹc đủ thứ chuyện.
Nhưng cũng không có cái chìa khóa để lên dây thiều bao giờ.

Ngày 19 tháng 6 năm 2013

Bạn ta,
Thiên tài ngôn ngữ nào đã để lại cho tiếng Việt của chúng ta thành ngữ "sức mấy"?
Tôi nghĩ có nhiều cơ hội thiên tài này vẫn còn sống với chúng ta. Nhưng ở đâu trong thế giới vô cùng này? Làm sao tôi kiếm được ông hay bà, nhưng có phần chắc là ông nhiều hơn, để cám ơn ông/bà về món quà ông/bà đã tặng cho tiếng Việt của chúng ta.
Món quà ấy, hai chữ "sức mấy", đã đem lại bao nhiêu là niềm vui trong đời sống từ mấy chục năm nay.
Tôi nhớ khoảng năm 1963, tôi có đi gặp một sinh viên mới từ Sài Gòn qua. Trong câu chuyện với anh khi chúng tôi gặp nhau lần đầu, tôi được nghe anh dùng thành ngữ này mấy lần. Tôi tin chắc đó là một thành ngữ mới mà anh đã mang theo từ trong nước. Trước đó, tôi chưa nghe nó bao giờ. Như thế, chỉ trong có vài ba năm trời không ở Sài Gòn, tiếng Việt của tôi đã bị bỏ lại đằng sau, không được cập nhật hóa bằng một số từ ngữ, mà "sức mấy" là một.
Sau khi nghe nó mấy lần, tôi hiểu ngay cái thành ngữ đầy vẻ thách thức, cao ngạo, khinh mạn, ăn chắc đó, và nó nhanh chóng gia nhập số từ vựng hàng ngày của tôi.
Từ đó đến nay, đã gần 50 năm, nó vẫn tiếp tục được nghe thấy, được dùng trong cách ăn nói của rất nhiều người. Ngay cả các nhân vật chính trị mà cách ăn nói đòi hỏi khá nhiều sự cẩn trọng, từ ngữ này cũng được các vị đó đem dùng. Cả hai ông Thiệu và Kỳ đều đã dùng nó trước công chúng nhiều lần. Và thấp thoáng, nó còn thấy xuất hiện trong ngôn ngữ của các nhà văn, nhà báo miền Bắc liền ngay sau năm 1975 chứng tỏ ngoài tuổi thọ đáng kể của nó, nó còn vượt được qua cả những lằn ranh chính trị, ý thức hệ Quốc cộng. Nó tiếp tục ở lại với chúng ta đến tận ngày nay trong khi thông thường, những thứ từ ngữ thời thượng như thế chỉ có những đời sống dài trên dưới khoàng mười năm như ông Mai Thảo vẫn nói.
Tại sao nó sống dai như thế?
Có thể sự sống dai của nó phần nào nằm ở cái khả năng trị bách bệnh của nó.
Thay vì phải dở giọng ngoa ngoắt, đanh đá như mấy câu:
Bao giờ rau diếp làm đình 
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta 
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa 
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...
những câu vừa chua vừa phách, gây bực bội, phẫn nộ rất nhiều của phía bị cự tuyệt, thì người ta chỉ cần nói: " Sức mấy!"
Ngắn gọn và nhẹ nhàng. Thái độ phách lối vẫn còn nguyên mà không cần phải ca dao dài dòng.
Phía bên kia nghe là hiểu ngay, dẹp bỏ nỗ lực của chiến lược "đẹp trai không bằng chai mặt".
Trong trường hợp muốn đưa ra một thách thức, cũng không cần phải đa ngôn nào là đánh tui, tui kêu tất cả thế giới Hồi giáo đánh lại cho chết... không tin cứ đánh đi!
Chỉ cần nói khẽ: "Sức mấy!"
Vừa hữu hiệu vừa ít lời, không lèm bèm điếc tai. Nhưng những người đàn ông râu tóc dơ dáy và cực kỳ xấu trai ở Kabul, hay Baghdad không có hai chữ "sức mấy" của chúng ta nên vừa phải nói nhiều, vừa bị đánh đòn.
Thành ngữ "sức mấy" còn có thể bầy tỏ một sự ngạo mạn không cách gì có thể ngạo mạn hơn.
Dùng thành ngữ này mà cho vào hai câu trong bài Tình Cầm của Hoàng Cầm thì người nghe có thể điên lên được:
Nếu anh còn trẻ như năm trước 
Quyết đón em về sống với anh...
Cứ thử thay "anh" bằng "em" và "quyết đón" bằng "sức mấy" mà coi.
Thành ngữ này hay như thế... sức mấy mà không sống dai cho được!

Ngày 20 tháng 6 năm 2013

Bạn ta,
Tôi tin là trong hồi ức của mỗi chúng ta đều có những hình ảnh của ngày khai trường, ngày đầu tiên đến trường như trong đoạn văn xuôi đầy chất thơ của Thanh Tịnh, hay nếu không, thì cũng phải là mấy dòng trong Le Livre de Mon Ami của Anatole France.
Đó là buổi đầu tiên đến trường, có bàn tay âu yếm của mẹ dẫn đi học dưới bầu trời mùa thu có lá vàng rơi, trong không khí cuối thu, những đám mây bàng bạc, hay con đường chạy ngang qua vườn Lục Xâm Bảo đầu tháng mười, những bước chân như bước chim sẻ tung tăng bên những pho tượng trắng, những chiếc lá của đầu tháng 10, trời hơi se lạnh nhưng đẹp hơn bao giờ…
Chuyến đi đến trường phải là như thế. Nhưng cũng có những hình ảnh không bình yên và hạnh phúc, như cảnh băng đèo lội suối để đi tới lớp học lấy vài chữ của những em bé ở một vùng quê nọ mà mấy tháng trước, tình cờ tôi được xem trong loạt ảnh của một tờ báo trong nước.
Trong những bức ảnh đó là bốn, năm em bé khoảng 8 hay 9 tuổi đang lội qua một khúc sông, quần áo cởi ra cầm trong tay, giơ cao lên để khỏi bị ướt cùng với những quyển vở. Đó là cảnh đi học của những em bé ở bản Ông Tú và Kà Oóc thuộc xã Trọng Hóa tỉnh Quảng Bình. Con sông mà các em phải lội qua là sông Khe Rào ở thượng nguồn của sông Gianh. Chuyện lội sông đi học của các em đã diễn ra từ năm 2010 đến nay và vẫn còn tiếp tục đến tận hôm nay. Mỗi ngày, các em phải lội qua con sông này hai lần, mùa nóng cũng như mùa lạnh, mùa nước lũ sông chảy siết các em vẫn phải lội sông để đi học.
Cảnh lội sông của các em trong những bức ảnh cũng đã đáng sợ nhưng khi được xem một đoạn video ở địa chỉhttp://www.youtube.com/watch?v=L4SeSjeoE0E, tôi thấy còn kinh khủng hơn rất nhiều.
Xem đoạn video này mới thấy chuyến vượt sông đi học của các em gian nan biết là chừng nào. Trong đoạn video, nước sông chẩy siết tưởng như sắp nhận chìm, nuốt lấy các em. Các em bé vẫn can đảm lao xuống dòng nước, bơi sang bên kia bờ. Ai xem mà không xót sa tội nghiệp cho những em nhỏ còn rất bé đó.
Tôi nghĩ chắc chắn các em không có được đoạn văn xuôi tả cảnh đi học như bức tranh rất đẹp mà Thanh Tịnh vẽ ra và lưu lại mãi trong đầu của chúng ta, của bạn và tôi.
Tôi nghĩ các em cũng phải có những suy nghĩ trong đầu trong những lần vượt sông như thế. Chắc chắn không phải là những câu như " … hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc là lòng tôi lại nao nức nhớ đến những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường…" những câu văn đọc một lần là nhớ mãi, theo chúng ta suốt mấy chục năm qua.
Các em bé ở bản Ông Tú chắc chắn không một em nào có được những buổi mai đi học êm ả như vậy. Lội bộ từ nhà đến bờ sông, nhìn xuống dòng nước lũ cuồn cuộn chẩy siết ở dưới, thế nào chẳng có em nghĩ trong đầu về những buổi đi học gian nan mỗi ngày…"Đù mẹ, lại phải nhào xuống sông đi học. Sao mà đi học khốn khổ thế này. Đã nhiều lần ông đéo muốn đi học nữa. Học rồi cũng lại để cho mấy con đĩ chó con mấy thằng chó đẻ ngồi lên đầu lên cổ chúng ông chứ gì. Học làm cái đéo gì bây giờ…Mua cha nó cái bằng thạc sĩ bán đầy đường như mấy thằng khốn nạn trong huyện là xong ngay chứ học hành con mẹ gì…Mẹ kiếp lại một lần lội sông nữa… ướt lạnh teo con cu luôn mà học được cái đéo gì…Lại mấy cuốn sách mua của Trung quốc đem dịch láo dịch lếu ra bắt chúng ông ê a chứ con mẹ gì. Nhưng mà thôi, đi học mà lội sông thế này cũng có cái vui…đếch phải lột quần lột áo mấy con cùng lớp ra mà quay video tung lên mạng như các anh cách chị cháu ngoan bác Hồ ở Hà Nội vẫn làm với nhau ở trong lớp. Ngày chó nào chẳng được coi mấy con trong lớp cởi ra vượt sông, coi cũng thích thấy mẹ… Đù má…nào thì tùm một cái xuống sông lội nhanh qua bên kia bờ chứ đứng đây vừa đói vừa lạnh cái mả mẹ nhà bác Hồ hay sao! Đù má bác, sao hôm nay lạnh quá vầy nè…cha tiên nhân bố chúng nó, hôm qua ông đi học, trượt chân ngã một quả. Mấy thằng bạn chế ông vồ ếch. Mẹ bố nhà chúng nó…vồ ếch đau thấy mẹ chứ vồ ếch thật, ông bóp cổ thằng Ba Ếch cho chết đứ đừ luôn chứ ông thèm tha nó à…"
Đó, chuyến đi học ở bản Ông Tú là như thế đấy. Chỉ vì cho đến ngày hôm nay, bọn chó đẻ vẫn không lý gì tới sinh mạng của những em bé mỗi ngày phải vượt sông hai lần chỉ vì chúng nó không chấm mút được tí tiền xây cầu.
Nên xây cầu tiêu 700 triệu thì làm ngay vì xây cầu tiêu còn có cái ma ăn với nhau chứ gập ghềnh cái cầu khỉ cho các em bé đi học thì ăn được cái gì…
Tội các em biết là bao.

Ngày 21 tháng 6 năm 2013

Bạn ta,
Trong khi các em nhỏ ở bản Ông Tú gian nan mỗi ngày lội sông đi học thì một vài em cùng tuổi ở Hà Nội, theo một bài báo đăng trên Vietnamnet, lại là những thiếu niên thiếu nữ hạnh phúc hơn nhiều.
"Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay". Đọc xong bài báo vừa nói ở trên thì không ai là không có những suy nghĩ như câu Kiều ở trên.
Hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, trong facebook, người ta đọc được nhật ký của một em gái 10 tuổi , trong đó, em cho biết "người trong mộng" của em là một bé trai 11 tuổi mà em mô tả là một "người đẹp trai, nhà cũng được". Em thú nhận là em không biết đã yêu người trong mộng này từ bao giờ, nhưng em chắc là hai người có duyên nợ với nhau. Tuy vậy, tình yêu của em có thể cũng đang gặp trở ngại vì em đã có một đối thủ.
Thế là tình tay đôi, rồi lại có tay ba. Đầy đủ chất liệu cho một cuộc tình lớn. Cháu ngoan của bác Hồ phải tối tân như vậy chứ đâu có cù lần như một đứa cháu ngoan của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại ở Hà Nội hồi ấy, vừa để ý cô bạn gần nhà ở đường Sinh Từ, đầu để tóc búp bê Nhật bản mỗi sáng lách cách đôi gốc đi qua nhà, tay cầm cái bánh rán là đã bị bố cho một trận, mắng xối xả là mới nứt mắt ra không chịu học đã bầy trò mê gái làm cho Roméo quê quá, quên luôn người em bé bỏng rồi theo bố di cư vào Nam luôn, mối duyên đầu cũng tan vỡ, nàng ở lại Hà Nội, chắc sau đó đi bộ đội hay làm cán bộ để thành một chị đàn bà răng vẩu, ăn nói cực kỳ mất dậy có thể còn sống đâu đó ở gần Cửa Nam. Rồi chàng ở miền Nam thành cháu ngoan của Ngô Tổng Thống cũng không khá hơn. Mãi đến năm 16 mới thầm yêu một chị ở đại học xá Minh Mạng mà sau đó vì rớt trung học phổ thông, chàng xấu hổ quá, không dám đi qua nhà nàng nữa, chỉ thỉnh thoảng lắm mới "ngó em hổng dám ngó lâu / ngó qua một chút đỡ rầu rồi thôi". Đến nay chàng cũng chẳng biết người em bé bỏng đó duyên đã ghé về đâu, làm bà nội bà ngoại mấy chục lần rồi. Vân vân.
Thua xa cô bé 10 tuổi ở Hà Nội.
Lại còn thua cả một cặp khác, cũng theo Vietnamnet, nàng 12 tuổi, tự tay viết cái giấy hứa hôn, ở đầu trang còn cẩn thận ghi rõ đúng thủ tục giấy tờ với những chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam / Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc…Tờ giấy ghi rõ tên chồng và tên vợ với chi tiết đã yêu nhau từ bao giờ…kèm theo một số điều hai người cam kết phải làm để tiếp tục cuộc tình của cả hai. Đó là không bỏ nhau, không được quan hệ với người khác, không nặng lời với nhau, phải yêu và quí trọng tình cảm của nhau. Cuối đơn là một câu hăm dọa là nếu phạm phải những điều cấm ở trên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường 1 tỉ đồng. Sau đó, vợ và chồng cùng ký vào tờ hứa hôn.
Kể ra 12 tuổi mà đã được như thế là rất giỏi. Không biết "ở ăn" thì nết có hay không nhưng "nói lời ràng buộc" thì đúng là tay chẳng vừa. Tuy nhiên, tờ giấy này vẫn còn ghi thiếu một số điều khác. Thí dụ cam kết chỉ " ăn cơm trước kẻng" với nhau thôi. Không được lừa bán vợ sang Trung quốc làm điếm. Không làm nghề ăn trộm chó bán cho các quán nhậu để bị đánh chết ngoài đường. Không đánh vợ, không yêu Đảng hơn yêu vợ. Không đêm đêm nằm mơ thấy bác Hồ. Không lâu lâu lại (đêm qua trên bến Ô Lâu / cháu ngồi cháu) nhớ chòm râu bác Hồ vì như thế là rất … bịnh. Không được bỏ chồng, bỏ con đi lao động ở Đại Hàn hay lấy mấy thằng Tầu già rồi làm đĩ cho cả họ nhà nó…
Một lá thư khác cũng xuất hiện trên mạng nói là của một em trai 10 tuổi thì mùi mẫn hơn nhiều: "Mặc dù hai chúng ta chưa quen nhau, nhưng từ cái nhìn đầu tiên anh đã biết trái tim mình đã dành chọn (sic) trong trái tim em. Nụ cười rạng rỡ của em chưa cho anh biết tên em là gì ? Mái tóc óng mượt với khuôn mặt tươi tắn của em đã nói cho anh biết em là của anh. Hằng đêm anh thức trắng nhớ em. Một câu thơ chao (sic) cho em sẽ không tuyết tàn. Em ơi em biết hay chăng? Tình anh chao (sic) em sẽ không phai mờ."
Chao ơi là mùi. Viết sai chính tả mấy chỗ nhưng mùi thì vẫn mùi. Nghề viết thư tình cho bạn chỉ bắt đầu năm tôi 16 tuổi và được trả công bằng một chầu bò viên nhưng không thể viết hay như cậu nhỏ 10 tuổi ở Hà Nội được.
Phục thì có phục nhưng lại lo. Cái thứ ấy thì lớn lên làm cái gì sau này?
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!


Bùi Bảo Trúc


.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét