Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Bắc thuộc lần này là thứ mấy (?)


Hán hóa Việt Nam

Gs Mai Thanh Truyết

Tiến trình Hán hóa của Trung Cộng từ nhiều năm qua đã được phân tích rất nhiều trên các diễn đàn điện tử từ nhiều năm qua. Một lân nữa, người viết xin tóm tắt và tổng hợp một số nhận định căn bản.

Quyển sách  “Từ Bauxite đến Uranium - Tiến Trình đô hộ VN của TC”. Do ba tác giả Trần Minh Xuân, Phan Văn Song và Mai Thanh Truyết đã phân tích rốt ráo vấn đề trên. Tuy nhiên, một điều khẳng quyết là, dù soi rọi vấn đề dưới nhiều suy nghĩ độc lập, kết luận rốt ráo của GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song và TS Mai Thanh Truyết đã hội tụ vào một điểm duy nhứt là Trung Cộng đang trên đường tiến chiếm Việt Nam, nếu không muốn nói là đô hộ Việt Nam, dưới nhiều hình thức như kinh tế, chính trị, xã hội, và lãnh thổ, thực hiện đường lối do Mao Trạch Đông chủ xướng ngay sau khi chiếm toàn lãnh thổ nội địa của Trung Hoa vào năm 1949, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện năm 1950.  

Chính Mao Trạch Đông đã lợi dụng sự non trẻ của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, để chiếm đóng và sáp nhập East Turquistan thành tỉnh Tân Cương năm 1949, và Tây Tạng năm 1959. Tiếp theo sau đó là chính sách đồng hóa bằng cách di dân người Hán vào hai vùng trên và lần lần áp đặt cơ sở hành chánh, quản trị xã hội. Tất cả đều do người Hán điều hành. Và cho đến hôm nay, dân bản xứ Tây Tạng và Tân Cương trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình.

Nhưng có một điều mà Trung Cộng (TC) không ngờ tới là dù chính sách có tinh vi đến đâu, sự đàn áp có dã man đến đâu, tất cả cũng không bóp chết được tinh thần dân tộc tự quyết của người bản địa. Chính vì vậy, đất nước Tây Tạng vẫn luôn bất ổn và cuộc nổi dậy đẫm máu gần đây nhứt là vào năm 2008, và Tân Cương vào tháng 7, 2009. Mặc dù TC đàn áp tối đa bằng cách bắn trực xạ vào đám đông, nhưng điều chắc chắn là người dân ở hai nơi nầy sẽ không lùi bước trước họng súng và tiếp tục đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc mình. Và chính sách Hán hóa tiệm tiến của TC đã thất bại hầu hết ở những miền đất nước không thuộc về Hán tộc.

Trở về Việt Nam, Hồ Cẩm Đào cũng đang tiếp nối chính sách của Mao Trạch Đông. Mặc dù không rập khuôn như ở hai nơi kể trên, nhưng đường lối chung vẫn không thay đổi.

Đứng trước tiến trình toàn cầu hóa ngày hôm nay, TC, từ hơn thập niên trở lại đây đã tập trung đánh mạnh vào kinh tế và phát triển Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau:
1-   Triệt hạ và làm tê liệt một số công nghệ cần thiết cho Việt Nam như công nghệ làm đường và giấy bằng cách cho du nhập quy trình và máy móc sản xuất lỗi thời (dĩ nhiên là có sự đồng thuận hay ăn chia của Cộng sản Việt Nam) và không có hiệu quả kinh tế. Kết luận là hai công nghệ nầy bị tê liệt và tiêu tốn nhiều tỷ Mỹ kim và Việt Nam vẫn tiếp tục nhập cảng hai loại nguyên liệu nầy từ TC và các quốc gia khác.

2-   TC đem vào Việt Nam dưới hình thức chính thức hay không chính thức (tức là nhập lậu) hàng may mặc, thực phẩm, thậm chí cả trái cây và rau đậu và bán với giá rẻ mạt đánh bạt hầu hết sản phẩm của nông dân và ngành tiểu thương Việt Nam vì không cạnh tranh lại giá cả.

3-   Về nhân sự, TC đã thực hiện một chính sách “di dân” và “giành lao động” bằng cách xâm nhập vào các hãng xưởng từ Bắc chí Nam, đến tận mũi Cà Mau. Chính sách xâm thực nầy tạo nên khủng hoảng lao động không nhỏ cho Việt Nam, điển hình là các khu chế xuất hay khu công nghiệp, hàng loạt công nhân Việt bị sa thải với lý do là không ký được giao kèo với nước ngoài, nhưng ngược lại họ thâu nhận công nhân người Hán.

4-   Ngoài các nhận định trên, quan trọng hơn cả là việc đồng hóa theo chính sách tằm ăn dâu, TC âm thầm khuyến khích người Hán tại Việt Nam cưới vợ Việt hay người Thượng ở cao nguyên với mục đích lần lần tạo nên một đạo quân thứ năm tại đây khi hữu sự. Nên nhớ hiện tại tỷ số chênh lệch trai/gái ở Trung Hoa là 119/100; do đó, việc làm nầy cũng nhằm mục đích giải quyết nạn trai thừa gái thiếu trên.

Tất cả các vấn nạn trên đây, Cộng sản Việt Nam đã biết rất rõ và đã biết từ lâu. Trong cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành đã nhận định chính sách thay đổi của Trung Cộng ngay từ trang đầu như sau: 
1-    “Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự  phát triển lô-gích của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc..”
2-   “Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng cần phải chiến thắng thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.

Và phần kết luận của nhận định về chính sách của TC là:  
“Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc vào Trung Quốc”.

Cách đây 30 năm, Cộng sản Việt Nam đã thấy rất rõ chính sách trên của TC với một tư tưởng chỉ đạo là chủ nghĩa đại dân tộc, với một chính sách là ích kỷ dân tộc, và với một mục tiêu chiến lược là chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Thế mà, tại sao, ngày hôm nay, 30 năm sau, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt lại cam tâm cúi đầu khuất phục trước TC?


Từ hơn một năm nay, biết bao nhiêu việc làm, quyết định sai trái của đảng CS trong quá trình phát triển và bảo vệ đất nước đã làm toàn dân chao đảo, điêu đứng, từ người nông dân chất phác cho đến những người Thượng thiểu số, từ người lao động cần cù cho đến chị buôn gánh bán bưng, từ em sinh viên học sinh cho đến những nhà trí thức; tất cả đã đứng lên, nói lên những lời phản kháng qua nhiều động thái khác nhau. Nhưng tựu trung, vẫn là tiếng nói vô vọng của những người con Việt.

Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục mũ ni che tai, vẫn trơ trẽn nói “yêu những gì chân thật, ghét những gì dối trá”, như Thái thú Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố trong một cuộc đối thoại trực tuyến, nhưng hành động thì hoàn toàn trái ngược, vẫn tiếp tục gian dối, vẫn tiếp tục đến viếng Tân Rai ngày 18/8/2009 và công bố “Sau khi khánh thành công trình nầy sẽ mang lại 120 triệu Mỹ kim hàng năm”, con số không biết đã được tính toán từ căn bản nào? (nhà máy Tân Rai được người Thái thú này tuyên bố là năm 2010 sẽ được khánh thành và bắt đầu sản xuất(?).

Trong lúc đó, rừng thiêng vẫn còn văng vẳng tiếng rên xiết của 732 gia đình đang bị mất đất, mất ruộng, mất nhà từ hơn hai năm nay, còn đang chịu cảnh màn trời chiếu đất và sống lây lất qua ngày.
Và tệ hại hơn nữa là ngày 10/8/2009 cột mốc biên giới của TC lại được chính thức lấp đặt tại đảo Bảy Cạnh, một đảo lớn ở Côn Đảo mà lãnh đạo Việt Nam vẫn im thin thít...

CS Việt Nam đã đánh mất Hoàng Sa, nhiều đảo ở Trường Sa, đã đánh mất hàng ngàn Km2 ở vùng biên giới Bắc Việt, mất Ải Nam Quan, mất thác Bản Giốc. Lãnh hải bị thu hẹp và hoàn toàn mất chủ quyền trên biển Đông. Và hiện nay, đang mất dần Cao nguyên Trung phần Việt Nam qua việc khai thác bauxite của TC.

Còn gì nhục nhã cho bằng khi nhìn thấy người dân đánh cá quỳ lạy trước họng súng của TC.
Còn gì bỉ ổi cho bằng sử dụng thành phần “xã hội đen” ngụy trá làm “người dân bức xúc” để đàn áp bà con công giáo ở Quảng Bình, hành hung cả Linh mục.

Phải chăng tinh thần Việt tộc của người cộng sản Việt Nam không còn nằm trong não trạng của họ nữa?
Phải chăng chủ nghĩa giáo điều cộng sản đã biến thái họ thành những con người không còn giữ được bản sắc dân tộc của một quốc gia có chủ quyền để trở thành “con dân” của Đại Hán?

Phải chăng ngày hôm nay, một khi đã rút tỉa tài nguyên của quốc gia, nguyên khí của dân tộc để trở thành một nhóm tư bản đỏ, bị chính nhân dân ruồng bỏ, họ phải cam tâm bán đứng Đất và Nước cho Đại Hán?

Và còn bao nhiêu phải chăng khác nữa, tất cả chỉ nói lên tính cách phản dân tộc của một thiểu số cầm quyền.  
Mà, một khi đã phản dân tộc, chắc chắn hậu quả “tất yếu” dân tộc dành cho sẽ là một hậu quả hết sức thảm khốc.

Bây giờ và từ nay, cũng chưa muộn để những người cộng sản lầm lạc trở về với dân tộc, trở về cội nguồn của một dân tộc có truyền thống chống xâm lăng của Bắc phương hơn bốn ngàn năm qua.

Cánh cửa vẫn còn mở rộng cho những người còn lại một chút nhất điểm lương tri.

Gs Mai Thanh Truyết


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét