"Thư Gửi BẠN TA" là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ "tgbt@yahoo.com".
Ngày 27 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Có một thời, các du khách Mỹ đi đến đâu cũng bị người ta coi thường nếu không muốn nói là bị ghét. Tiền Mỹ thì yêu nhưng người Mỹ thì không.
The Ugly American(s) không phải chỉ là tên cuốn tiểu thuyết của Eugene Burdick và William Lederer, mà là những chữ nhiều người dùng để mô tả những du khách người Mỹ vừa thô lậu, thiếu văn hóa, lại còn tự cao, tự đại khi ra nước ngoài đi du lịch.
Hình ảnh một người đàn ông tuổi cỡ sáu chục, sơ mi Hawaii, quần shorts, đi dép, cổ đeo một chiếc máy ảnh rẻ tiền, người phụ nữ bên cạnh to béo, mắt đeo kính mát gọng nhựa trắng xếch ngược lên của thập niên 60, tóc tai như vừa gỡ được mấy cái hair roller ra, cái bóp đầm đeo trên vai như Gary Larson cực tả trong những bức hí họa của ông.
Nhưng nay, hình ảnh những du khách Mỹ đáng ghét đó đã được thay thế, phải nhường chỗ cho các du khách từ Hoa lục đi ra nước ngoài du lịch. Mấy anh chị ba Tầu đi du lịch cũng dữ lắm. Trong năm 2012, khoảng 83 triệu Chệt đực, Chệt cái đi du lịch ở ngoại quốc, chi khoảng 102 tỉ đô la Mỹ. Mấy anh chị Chệt nhà quê này đi đến đâu cũng bị ghét đến đó. Có thể nhiều tiền thật đấy nhưng nhà quê và xấu xa thì vẫn còn nguyên. Ăn to , nói lớn, khạc nhổ, không biết xếp hàng, lấn được ai là lấn, bần tiện, keo kiệt về đồng tiền… đi đến đâu cũng lòi ra bằng ấy cái xấu. Một tác giả Trung quốc, ông Bá Dương đã viết rõ điều đó trong cuốn Người Trung Quốc Xấu Xí. Người Hoa, theo ông Bá Dương, khi ra nước ngoài, lại càng lộ rõ hơn những cái xấu xa của họ.
Tại viện bảo tàng Louvre ở Paris, có một tấm bảng viết bằng chữ Hán ghi rõ cấm đại tiện và tiểu tiện. Zadig&Voltaire nói rõ vào năm 2014, khách sạn mới của công ty sẽ không tiếp du khách người Hoa. Tại một vài ngôi chùa ỏ Chiang Mai, bắc Thái Lan, các nhà sư đã phải cố gắng rất nhiều để giải thích cho các du khách người Hoa là không được mặc quần shorts vào chùa. Các khách sạn ở Singapore và Thái Lan đều than phiền là người Hoa nói quá lớn, lái xe quá ẩu, không chịu xếp hàng, để cho trẻ con tiểu tiện và đại tiện trong các bể bơi, nhân viên Hongkong Airlines phải học võ để đối phó với các Chệt đực say sỉn trên máy bay …
Những chuyện như thế đã khiến cho phó thủ tướng Trung quốc mới đây phải than phiền là người Trung quốc khi ra nước ngoài đã lộ ra cái vẻ thiếu văn minh và vô học của mình qua các việc làm của họ. Ông kêu gọi người dân Trung quốc phải tự xét lại việc làm của mình bỏ hẳn trò to tiếng, khạc nhổ, đi đứng vô trật tự ngoài đường …
Đó là lời của chính những người Tầu nói về người Tầu.
Tuần qua, lại thêm một vụ tai tiếng nữa khi một thiếu niên 15 tuổi tên là Đinh Cẩm Hạo người Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô theo cha mẹ đi Ai Cập chơi. Tại một ngôi đền có từ 35 thế kỷ trước, Chệt Hạo đã dùng vật nhọn khắc lên một bức chạm nổi mấy chữ đại khái Đinh Cẩm Hạo đã đến đây. Sau đó, Chệt nhỏ này còn khoe việc nó làm trên internet. Việc đó đã gây phẫn nộ cho rất nhiều người khiến cha mẹ của Chệt Hảo phải xin lỗi rối rít.
Tại sao Chệt Hạo phải làm vậy? Ai mà chả biết cậu và phái đoàn du lịch người Hoa đã đến đó.
Thì cứ nhìn đống rác rến bọn người này để lại cùng với những bãi nước bọt nhổ xuống đất, tiếng nói chuyện la hét gọi nhau ơi ới vang lừng cả một khu, chen nhau, lấn người khác để lên phía trước, ăn cắp ăn trộm, ngó trước ngó sau không thấy ai thì đái một cái, ỉa một cái… là biết ngay chứ việc gì phải viết mấy chữ lên tường?
Những dấu tích ấy người ta đã thấy khắp nơi, nhất là ở mấy nước Đông Nam Á, nơi các sếnh sáng dở tất cả mọi trò khốn nạn của chúng ra ở trên biển, trên đất liền, bên này cũng như bên kia biên giới, bạ cái quái gì cũng nhận là của mình bộ không thấy sao?
Cha tiên nhân bố mấy thằng Chệt.
Ngày 28 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Một doanh nhân ở thủ đô Bruxelles của Bỉ vừa có một sáng kiến giúp tiệm bán đồ đạc của ông gia tăng hẳn được số hàng bán trong tuần. Tất cả đều nhờ kinh nghiệm máu xương sẵn có của ông.
Người đàn ông chủ tiệm bán đồ đạc quảng cáo bán những món đồ đạc vừa đủ để trang bị cho một phòng khách, một phòng ngủ, cộng thêm một máy truyền hình, luôn cả một máy DVD. Tất cả với giá khoảng $1,500. Mỗi tuần, ông cho biết, tiệm của ông bán được ít nhất 10 bộ như thế.
Chủ tiệm đặc biệt nhắm vào những người đàn ông Bỉ, vì dường như ở Bỉ, chỉ những người đàn ông mới phải trở thành khách của tiệm ông.
Ðó là những người đàn ông vừa trải qua đoạn cuối của một cuộc hôn nhân, những người bỗng một buổi tối dừng lại trước căn nhà cũ: "… nhìn lầu nguy nga ước mong thầm … đời chim bạt gió …” Tay cầm chùm chìa khóa mà không một cái chìa nào mở được những cái cửa của căn nhà từng một thời thân thiết vì những ổ khóa cũ vừa được thay bằng những ổ khóa lạ hoắc.
Những người đàn ông ấy phải đi kiếm cho mình một chỗ ở. Một căn phòng trống trơn, trong đó, cái buồng tắm cũng không có lấy một cái ly để đánh răng …
Ðể làm lại cuộc đời, phải khởi đi từ cái giường. Sau đó là bộ bàn ăn để khỏi đứng trong bếp chân gác lên thùng rác với ly mì ăn liền, hai cái đũa tre ăn một lần rồi quăng. Bộ bàn ghế trong phòng khách cũng phải có để khỏi ngồi chồm hổm đọc báo.
Mua bằng ấy thứ là một công việc mất rất nhiều thì giờ. Tiệm bán đồ đạc buồng ngủ thì lại không có đồ đạc phòng khách. Tiệm bán đồ đạc trong bếp thì lại không bán cái TV. Ði bao nhiêu chỗ thì mới mua được hết những thứ cần thiết tối thiểu ấy cho một đời sống rất bận rộn này, trong khi đã bắt đầu phải (?) nhận những cú điện thoại mời đi … ăn tối chẳng hạn.
Tiệm đồ đạc của Paul Dierckx (*) bán đúng những thứ cần thiết ấy. Paul biết đúng những gì những người đàn ông ấy cần.
Bộ bàn ghế ở phòng khách không cần phải cầu kỳ lắm. Có chỗ để gác chân lên nằm đọc báo là được. Không cần phải đi tìm bộ bàn ghế cho êm cái đít kia, cho mái tóc kia xõa xuống cho đẹp nữa. Chỉ cần cái bàn sao cho thuận tay quăng tờ báo lên, ly cà phê đổ lên có ngấm xuống thì cũng không kèm theo một tiếng rít lên đùng đùng, cái tay ghế sẵn sàng đón lấy chiếc áo, chiếc ca vát, một cái vớ ở trên, một cái vớ ở dưới đất mà … gia đạo vẫn bình an, Thái Bình Dương không nổi sóng. Cái giường đủ cho một người nằm, nửa kia dành cho những quyển sách và những tờ báo, cái chăn không bị giành lấy phần … to, tay quờ sang chỉ đụng những quyển sách yêu quí, những người bạn trung thành lúc nào cũng từ tốn, nhẹ nhàng … đêm tối không nghiến răng nghe phát khiếp.
Người chủ tiệm bán đồ đạc rất biết những điều đó. Ông đã hai lần cầm chùm chìa khóa ra đường đi kiếm nhà rồi. Nên ông biết.
Ông cho biết ở Bỉ, sau năm năm thì một nửa những cuộc hôn nhân có những kết thúc như thế.
Vậy thì tại sao không bán những bộ đồ đạc đặc biệt cho những cặp này? Tại sao không bán những cái bàn tám chân, khi cần, đo cho thật đều, cưa một đường ở giữa là một cái với hai cái ghế ở lại, một cái ra cửa với hai cái ghế kia? Tại sao không bán hai cái giường twins kê sát nhau lại thành cái giường king. Sau giai đoạn “đồng sàng dị mộng” thì đã có sẵn đường ranh phi quân sự ở giữa để “Anh đi … giường anh, tôi giường tôi” cho gần giống như ông Thế Lữ đã viết không nào…
Những bộ bàn ghế như vậy chắc còn bán chạy hơn những bộ ông đang bầy bán rất nhiều. Việc chia chác
cũng dễ hơn nhiều, khỏi mất công tranh tụng, mà hai người đều có ngay những thứ cần thiết để làm lại cuộc đời vừa tan nát.
Trong nhà có cây … ổi thì tặng luôn phía bên kia cho đủ bộ trang hoàng cho người xứ … Belgique khỏi mất công chia chác.
(*) Furniture Kits For Divorced Men / Reuters
Ngày 29 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Đọc báo trong nước ngày nay không còn là chuyện khó khăn như mấy chục năm trước nữa.
Ngày ấy, thỉnh thoảng mới có mấy tờ báo trong nước lọt ra ngoài. Chỉ ở các cơ quan truyền thông như BBC hay VOA, nhân viên mới được đọc báo trong nước một cách thường xuyên.
Ngày nay, click con chuột là trên màn hình hiện ra cả mấy chục tờ báo điện tử ở trong nước. Đọc những tờ báo ấy người ta thấy có một điều: những thứ tin tức mà nhà cầm quyền cho là tiêu cực thì không bao giờ thiếu. Không những không thiếu, mà còn quá nhiều là đằng khác. Nhiều ở mức chóng mặt, và nhờ đọc chúng, người ta mới thấy được mặt thật của nước Việt Nam, của xã hội Việt Nam sau mấy chục năm thống nhất.
Đó là một đất nước tan hoang, một xã hội cực kỳ sa đọa. Mở bất cứ một tờ báo nào ra, người ta cũng đọc được mỗi ngày khoảng trên dưới một chục những cái tin mà ngày xưa, trước năm 1975, chỉ thỉnh thoảng lắm vài ba năm mới có một hai vụ. Những bản tin về những vụ lừa bán phụ nữ sang Tầu, bán cả bạn gái vào các ổ điếm, giết người để lấy tiền đi ăn chơi, cướp giật máy điện thoại, trộm xe gắn máy, ipad ngay trước mặt khổ chủ, hành dâm tập thể, phố vẫy đĩ điếm tràn ngập ở tất cả các thị trấn ở nam cũng như bắc…
Vậy nên thỉnh thoảng có được một bản tin tử tế là chuyện hiếm thấy vô cùng. Mới đây, em Đinh thị Lan Anh, một học sinh lớp 9 ở Nam Đàn, buổi chiều dẫn em đi chơi trong xóm có nhặt được một chiếc túi đen, mở ra, em thấy trong chiếc túi có một khoản tiền khá lớn. Em mang về nhà nhờ cha mẹ đem trả nhưng cha mẹ không có nhà, em quay trở lại chỗ nhặt được chiếc túi để chờ người mất của quay lại kiếm. Lát sau, có hai người xuất hiện có vẻ như đang tìm kiếm vật gì. Em hỏi thì hai người cho biết là làm mất chiếc túi. Em hỏi thêm họ vài ba câu và biết chắc họ là chủ chiếc túi nên em trả chiếc túi lại cho họ. Hai người mừng quá, thưởng cho em 200 ngàn đồng nhưng em nhất định không lấy. Chủ chiếc túi theo em về nhà, cám ơn cha mẹ em. Cha và mẹ của Đinh thị Lan Anh là những người rất nghèo, vất vả lắm cũng chỉ vừa đủ ăn. Người cha nói là ông luôn luôn dậy con phải sống lương thiện, không tham của người. Ông cũng từ chối món tiền thưởng của chủ chiếc túi.
Chuyện được kể cho mọi người trong xóm nghe nên Lan Anh cũng nhận được một tấm giấy khen của bí thư đảng bộ Nam Đàn. Thôi thì có thêm tấm giấy khen treo tường cũng được. Chẳng biết sau này Lan Anh có đem tờ giấy khen dùng được vào việc gì không thì không biết. Nhưng đọc những dòng chữ trong tấm giấy khen thì người ta thấy vừa thối, vừa vô duyên ộn!
Tờ giấy khen viết rằng Lan Anh là một học sinh giỏi, thành tích xuất sắc. Điều này đúng. Nhưng sau đó, tấm giấy khen còn viết thêm rằng em làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ý nói nhờ gương của bác, em nhặt được gói tiền nhưng không tham của người, em trả lại cho khổ chủ.
Láo toét. Cha của em nói với báo Dân Trí rằng ông và vợ luôn luôn dậy các con phải sống cho lương hảo chứ có nói nhờ bác mà em mới giác ngộ, làm theo gương bác để lại nên mang trả túi bạc bao giờ đâu. Cha mẹ em mò cua bắt ốc cả ngày ngoài ruộng, đầu tắt mặt tối lo kiếm sống cho các con, về nhà là lại khuyên bảo các con sống cho tử tế chứ Hồ Chí Minh quái nào dậy anh chị em Lan Anh bao giờ? Bác còn bận lừa thầy phản bạn, bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, quại mấy chị sơn nữ, con rơi con rớt, một chị đòi cưới, bác quăng cho đàn em chơi sái nhị rồi giết bỏ xác ngoài đường, bác vồ chị Minh Khai của đồng chí Lê Hồng Phong, cưới chị Tăng Tuyết Minh, đội tên Trần Dân Tiên viết sách tự ca ngợi mình, thuổng tập thơ của một anh Tầu nào rồi nhận là của mình, lúc vắng người thì lôi thuốc lá Kent của Mỹ ra hút, trước đàn em thì giả vờ hút thuốc nội, đối xử tàn tệ với chính chị ruột … thì gương đạo đức của nó là ở đâu?
Vì đếch có cái gương đạo đức nào cho ra hồn nên mấy thằng đàn em của bác mới lộ nguyên mặt toàn một lũ khốn nạn, và tội ác xã hội mới tràn lan trên khắp nước như báo chí vạch ra, ai mà chẳng thấy. Một bọn chó đẻ khốn nạn sống cả đời dối trá như vậy mà cứ nhận vơ là mọi người theo gương đạo đức của chúng nó chứ Lan Anh lương hảo được như thế là nhờ cha mẹ của em. Chứ theo cái gương bác thì cách gì làm được một công việc tử tế như em đã làm!
Hết cướp công của những người yêu nước, bây giờ cái đảng chó má đó lại còn cướp cả công lao dậy dỗ của cha mẹ Đinh thị Lan Anh thì quả thực là chó má thật!
Ngày 30 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Nước Úc, tức là Úc Thòi Lòi, nếu phiên âm dựa theo broad Australian, kiểu tiếng Anh nhà quê nói đầy đường ở Adelaide, Sydney, Perth, Canberra… dường như cuối cùng đã nhận ra là những Steve Irwin, Paul Hogan … không thể đại diện cho quốc gia của họ nữa, mà phải kiếm những thứ máu mới (new blood) cho dân Úc bảnh thêm một chút, cho khá hơn là các tay vật cá sấu vừa nhắc ở trên, nên mới đây đã đăng trên một tờ báo ở Canada một lời rao khá lý thú để cải thiện tình trạng hiện nay.
Một tinh tử khố (không gọi là ngân hàng tinh trùng) ở gần Sydney mấy tuần trước có đăng trên một tờ báo sinh viên ở Calgary để kiếm giống tốt cho nước Úc. Những người được chọn sẽ được mời sang Úc, mọi chi phí do Trung Tâm Y Khoa Truyền Giống (Reproductive Medicine Centre) ở Albury trang trải hết.
Chuyến đi trị giá khoảng 5,180 Mỹ kim gồm vé khứ hồi, chi phí ăn ở khách sạn trong hai tuần.
Ðổi lại, người đàn ông cứ hai ngày phải tặng cho trung tâm một chiếc ly … giấy (?).
Thoạt nghe thì ai cũng phải thấy đó là một đề nghị hấp dẫn. Ði Úc một chuyến miễn phí, chỉ phải làm một số việc bình thường (?) không khó khăn là bao thì được quá chứ. Cứ sức khỏe tốt, trong hạng tuổi từ 18 đến 40, tham dự hai buổi họp, một hai thử nghiệm khác là … nhà hát opera Sydney với cái cầu bắc ngang vịnh trông như chiếc mắc áo đã trong tầm tay với…
Nhưng nghĩ lại một chút thì chuyến đi Úc cũng không hấp dẫn lắm như quảng cáo trên tờ báo sinh viên. Ít nhất là về phương diện tiền bạc.
Chuyến đi tốn 5,180 Mỹ kim thì tiền vé đã mất khoảng hai ngàn. Như vậy, trừ tiền vé máy bay, còn 3,180 Mỹ kim. Tiền khách sạn hai tuần, cứ tính mỗi ngày 200 Mỹ kim, thì tiền ở, chưa nói đến ăn, sẽ tốn 2,800 Mỹ kim.
Ðem 3,180 Mỹ kim trừ 2,800 tiền phòng thì còn 380 Mỹ kim.
Trung tâm đòi cứ hai ngày phải tặng trung tâm một cái ly giấy thì trong hai tuần, người đàn ông này phải để ra cửa phòng khách sạn 7 cái ly giấy tất cả.
Như vậy, trung tâm trả 380 Mỹ kim để được 7 cái ly giấy. Làm một con tính chia thì thấy mỗi cái ly giấy … được có 53 Mỹ kim thôi sao?
Như thế là quá rẻ, có hơn giá ở New York là bao nhiêu đâu.
Trong khi đó, giá một quả trứng của nữ sinh viên các đại học Yale, Columbia, Harvard, Berkeley … bán được từ 8 ngàn đến 20 ngàn Mỹ kim.
Tưởng xứ Úc muốn thứ tốt thì cũng chịu khó trả hơn chứ có hơn năm chục, mà cứ cách nhật, mở cửa phòng khách sạn, là lại thấy cái ly giấy chờ ở ngoài thì mệt biết là chừng nào.
Ở New York, tuy cũng chỉ năm chục, nhưng người bán được quyền lựa chọn ngày để làm việc. Ngày lễ phải nghỉ, có … độ cũng phải nghỉ, không có ly giấy, ly mủ (?) gì hết.
Hơn nữa đi Úc còn bị lôi ra khám với lại test trông mất nhân phẩm và tư cách không thua gì Saddam Hussein bị bắt há mồm, thè lưỡi ở Tikrit hồi trước.
Thay cái ly giấy bằng Elle McPherson hay tệ ra cũng phải Olivia Newton Jones chứ.
Ly giấy mà cũng chỉ được có vậy thôi sao?
Vì thế, muốn cải thiện tình hình, các đề nghị phải khá hơn mới được. Chứ nếu không thì người Úc sẽ mãi là những người ăn nói kỳ lạ, chỉ nói được có ba chuyện là bia, sex và sport, và nước Úc thì sẽ mãi là nơi mà cứ hai căn nhà thì lại đến một cái pub như tôi đã thấy ở Sydney, Hobart, Canberra … hồi nào.
Nghĩa là khó mà khá được.
Ngày 31 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Bây giờ thì tôi biết rằng trên thế giới cũng có nhiều người không thích karaoke, hay rất thích karaoke nhưng không có được cái giọng trời cho để gầm, thét, gào, rú, lăn lộn, vật vã với cái microphone cầm tay, mắt trợn trừng lên để đọc và hát theo những lời ca viết vừa sai chính tả vừa xuyên tạc ý của các nhạc sĩ sáng tác.
Ở Ðức chắc hẳn phải có những con người tội nghiệp như thế, những người không có được niềm vui của một số đông đảo nhân loại tụ tập sống ở California nên mới đây, karaoke đã tìm được một hướng đi khác tại Hamburg, thành phố đã cho những người dốt việc bếp nước món hamburger để từ đó, không một người đàn ông, đàn bà dở nữ công gia chánh bị bắt nạt bằng cách đối phương để mặc cho cái bếp lạnh tanh nữa.
Hamburg lại vừa cho chúng ta một niềm vui mới. Ðó là thay vì gân cổ lên uốn éo, vặn vẹo để cố thành Whitney Houston hát And I Will Always Love You hay Frank Sinatra quăng cái áo jacket lên vai và hát My Way mà vẫn không thể thuyết phục được ai, thì hai nhà sản xuất phim ảnh Satt và Durstig, tháng qua ở Hamburg, đã đi những bước đầu cho sinh hoạt karaoke mới này.
Thành công rực rỡ ở Hamburg đã cho hai người thêm can đảm để đưa karaoke lên thủ đô và nay, ngoài Bá Linh, nhiều thành phố khác ở Ðức cũng mọc lên những quán karaoke tương tự (*).
Trò chơi mới không đòi hỏi bất cứ một khả năng ca hát nào.
Thay vì những ca khúc có nhạc xập xình và phần tiếng hát được bỏ ra ngoài, karaoke kiểu mới dùng một đĩa DVD với hình ảnh của một cặp nam nữ đang đóng phim trên giường. Cũng như karaoke kiểu cũ, phần âm thanh của cặp tài tử nam nữ được tắt đi, và những người tham dự trò chơi mới của karaoke sẽ tay cầm microphone, đứng vặn vẹo, uốn éo, nhưng không hát, mà rên rỉ theo những hình ảnh quằn quại trên màn ảnh. Các khán giả ngồi xem sẽ cho điểm các cặp karaoke dựa trên tiếng rên rỉ, nhịp điệu của rên rỉ có đúng như hình ảnh trên màn hình không, cũng như nội dung và ý nghĩa của những câu rên rỉ đó. Những điều thốt ra trong khi rên rỉ sẽ được cứu xét để cho điểm, dựa trên nét sáng tạo của những lời rên, khía cạnh văn học nghệ thuật hay không văn học nghệ thuật của những âm thanh trong lúc đó, và nếu cả hai đều thốt ra những tiếng không có trong tự điển, thì ý nghĩa phải nói lên được những điều cần nói trong những lúc đó mà không bị bất cứ một hình thức kiểm duyệt nào.
Tôi tin là karaoke mới sẽ chẳng bao lâu vượt Ðại Tây Dương sang châu Mỹ, và khi đó, đời sống ở 50 tiểu bang của nước Mỹ sẽ không còn bao giờ buồn chán như bây giờ nữa.
Thí dụ cứ bật giàn máy karaoke lên là nhà cửa sẽ đầy âm thanh của hạnh phúc. Hàng xóm láng giềng sáng ra có nhìn bằng những con mắt dò hỏi thì chỉ cần cười, đáp rằng karaoke đấy mà…
Vừa trả lời được thắc mắc của hàng xóm, vừa giữ được đức khiêm tốn.
Những buổi karaoke như thế cũng lại giúp tái tạo được biết bao nhiêu là tự tin. Bao nhiêu năm cứ đóng vai Người Mỹ Trầm Lặng, The Quiet American, của Graham Greene thì nay, karaoke sẽ đem lại những âm thanh đầy tự tin và hạnh phúc. Các cặp vợ chồng sẽ vui vẻ hơn, cả hai phía đều nghĩ là phía bên kia không có gì để phàn nàn cả. Cứ tối tối, vặn giàn máy lên, hai người hai cái microphone vật vã thi nhau … chuyển âm cho cuộn phim thì còn gì vui bằng.
Các hãng sản xuất máy karaoke sẽ lại hốt bạc. Và những người yêu nhạc sẽ không bị các giọng hát ấm ớ làm khổ nữa. Lúc ấy, những lời bình phẩm sau những buổi tối karaoke sẽ không còn là “Con mụ ấy hát dở quá, trật nhịp hết trơn, ngân gì mà cứ như đang ngậm con cóc trong miệng ấy thôi…”, mà sẽ là “Ối giời đất ơi, phải như vậy chứ… phải long trời lở đất như cái chị quăng bộ St John ra sofa, rồi tháo luôn cả mấy món mua ở Victoria's Secret ra cho mát mới được chứ …”
Karaoke nhất định sẽ lại vùng lên sau những năm tháng nhàm chán ở Hoa kỳ là vậy.
(*) Moans and screams as Germans fall for Porno Karaoke/Der Spiegel
ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
(Bài số 171)
SINGULAR OR PLURAL AFTER "NO"
EITHER…OR/NEITHER…NOR/BOTH…AND
Bản ghi chép do Trúc Giang thực hiện. Bài học số 171 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 7 năm 2013.
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
TRÚC GIANG:
Thưa chú, tuần này cháu nhận được e-mail của một độc giả ở miền Đông, ông Đỗ Hữu muốn biết sau chữ "NO" danh từ phải ở số nhiều hay số ít. Xin chú trả lời thắc mắc này.
BBT:
Đây là một câu hỏi rất hay. Câu trả lời là tùy. Có khi bắt buộc phải là danh từ số ít (SINGULAR), có khi phải là số nhiều (PLURAL). Có khi danh từ số nhiều cũng được mà số ít cũng chẳng sao.
Với những danh từ không đếm được (UNCOUNTABLE NOUNS) thì danh từ ấy bao giờ cũng phải là số ít, không thể là số nhiều được. Thí dụ WATER chẳng hạn. WATER là danh từ không đếm được (UNCOUNTABLE). Nó phải là số ít. Chỉ có thể là số ít mà thôi. Chúng ta nói THERE IS NO WATER. Trúc Giang và QA mỗi cô cho nghe hai thí dụ với danh từ số ít sau NO coi.
TRÚC GIANG:
THEY HAVE NO MONEY.
THE APARTMENT HAS NO ELECTRICITY.
QA:
I NEED NO ADVICE FROM HIM
SHE BRINGS NO LUGGAGE FOR THE TRIP.
BBT:
Trường hợp các danh từ mà khi có, thì bao giờ cũng phải ở số ít, không thể có hơn 1 được, hay luôn luôn chỉ có 1 thì chúng ta phải dùng nó ở số ít (SINGULAR). Thí dụ HE HAS NO FATHER. Danh từ FATHER, chỉ có thể có 1 người cha mà thôi, không thể có hai, ba, nhiều người cha được thì chúng ta phải dùng nó ở số ít. Hai cô lại cho nghe thí dụ của hai cô coi.
QA:
SHE HAS NO FAMILY.
HE HAS NO (DOES NOT HAVE ANY) JOB.
TRÚC GIANG:
I HAVE NO CORRECT ANSWER.
HE TELLS (DOES NOT TELL ANY) NO TRUTH.
BBT:
Sau NO nếu đó là một danh từ không bao giờ chỉ có 1, mà phải luôn luôn là hơn 1 thì chúng ta phải dùng danh từ đó ở số nhiều. Thí dụ WE SAW NO ANIMALS ON THE ISLAND. Hai cô cho nghe mỗi cô 2 thí dụ coi.
TRÚC GIANG:
THE BABY HAS NO TEETH.
EARTHWORMS HAVE NO EYES.
QA:
SNAKES HAVE NO LEGS.
THERE ARE NO CLOUDS IN THE SKY.
BBT
Nhưng cũng có những trường hợp có thể chỉ có 1 và cũng có những trường hợp có thể có hơn 1, có thể có nhiều thì chúng ta có thể dùng hoặc số ít, hoặc số nhiều đều được cả.
QA:
Thưa anh, đó là trường hợp CHILD/ CHILDREN và BROTHER/ BROTHERS nên có thể nói THEY HAVE NO CHILD hay THEY HAVE NO CHILDREN đều được phải không? Và THE BOY HAS NO BROTHER hay THE BOY HAS NO BROTHERS đều được.
BBT:
Đúng vậy. Còn Trúc Giang thì thí dụ của cô đâu?
TRÚC GIANG:
Thưa chú, cháu có thể nói THE ISLAND HAS NO TREE hay THE ISLAND HAS NO TREES . Và I READ NO BOOK hay I READ NO BOOKS LAST YEAR.
QA:
Một thính giả khác là cụ Trần Hiếu ở Florida thì muốn thầy giảng về cách dùng của EITHER…OR.
BBT:
EITHER…OR là một PAIRED CONJUNCTIONS, một cặp đôi liên từ. Cũng còn hai cặp đôi (PAIRED CONJUNCTIONS) khác là NEITHER…NOR và BOTH…AND mà tôi sẽ nói ở đoạn sau.
Trước hết là EITHER …OR mà cụ Trần Hiếu hỏi. Chúng ta dùng EITHER… OR với nghĩa xác định để đưa ra một trong hai lựa chọn mà chúng ta có trước mặt. Dùng EITHER…OR để diễn tả cách nói HOẶC …HOẶC trong tiếng Việt. Thí dụ tôi có hai lựa chọn hoặc cà phê hoặc trà, hoặc đi ra biển hoặc ở nhà, hoặc đọc cuốn sách hoặc đi câu... Đó là những trường hợp tôi sẽ dùng EITHER…OR. Tôi sẽ nói thế này: I CAN HAVE EITHER COFFEE OR TEA; I CAN EITHER GO TO THE BEACH OR STAY HOME; I CAN READ A BOOK OR GO FISHING…
QA:
Thưa anh, vậy thì cũng giống như khi QA nói I CAN HAVE COFFEE. I CAN HAVE TEA. Cũng có hai lựa chọn, cần gì phải dùng EITHER… OR.
BBT:
Cô nói đúng. Nhưng khi dùng EITHER…OR thì người nghe hiểu ngay là có HAI lựa chọn. Người nghe sẽ chờ nghe thêm sau OR là gì, lựa chọn thứ hai, thứ nhì là gì. Trong khi nói như QA đề nghị thì con số những lựa chọn có thể nhiều, rất nhiều. Ngoài cà phê, trà, còn có thể có sinh tố, nước trái cây, bia, rượu…
TRÚC GIANG:
Cháu nghe một vài lần thấy người ta không phát âm Í-DƠ như chú mà là AI-DƠ. Lý do là sao vậy thưa chú?
BBT:
Phát âm kiểu Mỹ là Í-DƠ. Phát âm theo kiểu Anh, Canada, Australia, New Zealand là ÁI-DƠ. Ý nghĩa không khác nhau gì hết. Hai cô cần nhớ một chi tiết này nữa: đó là nếu hai sự lựa chọn ấy là SỐ ÍT (SINGULAR) thì động từ theo sau phải số ít. Thí dụ EITHER COFFEE OR TEA IS OKAY WITH ME. Chúng ta dùng IS vì COFFEE và TEA đều là danh từ số ít. Nhưng nếu một trong hai lựa chọn đó là số nhiều (PLURAL) thì động từ phải ở số nhiều. Thí dụ EITHER YOU OR THE GIRLS ARE GOING TO COOK DINNER TONIGHT. Trong câu này, GIRLS là số nhiều nên động từ phải ở số nhiều.
Trúc Giang và QA, mỗi cô cho nghe 2 thí dụ của hai cô coi.
TRÚC GIANG:
SHE CAN HAVE EITHER ICE CREAM OR CAKE FOR DESERT.
IN MONTREAL, WE CAN USE EITHER ENGLISH OR FRENCH.
QA:
I CAN EITHER CALL HIM OR TEXT HIM NOW.
NEXT YEAR, MY DAUGHTER CAN EITHER STAY IN THE DORM OR MOVE OUT.
BBT:
Bây giờ chúng ta nói về NEITHER…NOR. Với EITHER…OR, ý nghĩa của toàn câu là xác định, nghĩa là hai lựa chọn thì chọn cái gì cũng được. Nhưng NEITHER…NOR thì sự lựa chọn không có, chọn cái nào cũng không được. Thí dụ khi nói "đi thì cũng dở, ở không xong" chẳng hạn. Các động từ dùng với NEITHER…NOR ở thể xác định. Thí dụ I CAN NEITHER SPEAK NOR UNDERSTAND ITALIAN thì động từ CAN là ở thể xác định. Nếu dùng động từ CAN ở thể phủ định là sai. Không thể nói I CANNOT NEITHER SPEAK NOR UNDERSTAND ITALIAN. Như vậy là hai lần phủ định (DOUBLE NEGATIVE). CANNOT đã là phủ định rồi. NEITHER lại phủ định nữa thì không được. Hai cô cho nghe thí dụ với NEITHER …NOR coi. Hai cô ở bên Mỹ thì nói NÍ-DƠ, đừng nói NÁI-DƠ… nghe như nữ hoàng Anh thì không nên.
QA:
NEITHER SAM NOR BOBBY IS AT HOME.
THERE IS NEITHER BREAD NOR SOUP IN THE KITCHEN.
TRÚC GIANG:
IT IS NEITHER TOO COLD NOR TOO HOT IN CANADA NOW.
I KNOW NEITHER HIM NOR HIS BROTHER.
BBT:
Cũng như EITHER…OR ở trên, chúng ta dùng động từ ở số ít nếu hai lựa chọn đều ở số ít. Nhưng nếu một trong hai lựa chọn mà là danh từ số nhiều thì động từ theo sau cũng phải ở số nhiều.
Thí dụ NEITHER JOHN NOR HIS BROTHER IS AT HOME.
Nhưng NEITHER JOHN NOR HIS BROTHERS ARE AT HOME.
BBT:
Bây giờ chúng ta nói qua BOTH …AND. Chúng ta dùng BOTH…AND khi chúng ta chọn cả hai. EITHER…OR là một trong hai, hoặc lựa chọn này, hoặc lựa chọn kia. BOTH…AND là cả cái này lẫn cái kia, cả điều này lẫn điều kia. Thí dụ BOTH ENGLISH AND FRENCH nghĩa là cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp.
TRÚC GIANG:
Thưa chú, vậy thì cứ nói ENGLISH AND FRENCH cũng có khác BOTH ENGLISH AND FRENCH đâu.
BBT:
Cô nói đúng. Nhưng thêm BOTH vào trước thì người nghe biết ngay là có hai chuyện, có hai điều, có hai lựa chọn. Nói như Trúc Giang thì danh sách có thể rất dài, không ngừng lại ở số hai. Thí dụ khi nói ENGLISH, FRENCH, GERMAN, SPANISH , RUSSIAN … ARE USED AT THE UNITED NATIONS.
SAU BOTH…AND, bao giờ chúng ta cũng dùng động từ số nhiều. QA nói thử hai câu với BOTH…AND rồi tới Trúc Giang…
QA:
WE SPEAK BOTH VIETNAMESE AND ENGLISH AT HOME.
BOTH SUSAN AND HER SISTER HAVE BROWN HAIR.
TRÚC GIANG:
BOTH JIM AND HIS WIFE ARE FORMER STUDENTS OF UCLA.
WE INVITED BOTH JIM AND HIS WIFE OVER FOR DINNER.
BBT:
Chúng ta có thể bỏ AND khi mọi người đều ngầm hiểu là có HAI người, HAI vật hay HAI sự kiện, HAI chuyện. Thí dụ BOTH OF US, BOTH OF YOU, BOTH OF THEM… Nhớ là động từ theo sau luôn luôn là số nhiều. Thí dụ BOTH OF US ARE VIETNAMESE; BOTH OF YOU ARE LATE FOR THE CONCERT; BOTH OF THEM COMEFROM VERY RICH FAMILIES.
Đó là BOTH.
TRÚC GIANG:
Thưa chú, còn EITHER…OR thì có thể bỏ phần sau , phần đi theo OR không?
BBT:
Được chứ. Thí dụ EITHER OF US CAN DRIVE YOU TO THE AIRPORT; EITHER OF YOU IS ABLE TO HELP THOSE PEOPLE; WE CAN SPEAK TO EITHER OF THEM.
QA:
Như vậy chúng ta cũng có thể bỏ hẳn phần đi sau NOR trong trường hợp NEITHER…NOR phải không, thưa thầy?
BBT
Đúng thế. NEITHER OF US, NEITHER OF YOU, NEITHER OF THEM được hiểu là cả hai đều không. Thí dụ nói cả hai chúng tôi đều không nói được tiếng Nhật thì QA nói thế nào?
QA:
NEITHER OF US CAN SPEAK JAPANESE. QA xin đưa thêm một thí dụ nữa: NEITHER OF YOU WAS IN VIETNAM AFTER 1975. WAS ở số ít, không thể nói WERE vì người nói muốn cho biết có hai người, không ai ở lại Việt Nam sau năm 1975, ông A cũng không và ông B cũng không.
TRÚC GIANG:
NEITHER OF THEM DRIVES A JAPANESE CAR.
NEITHER OF US WAS AT HOME WHEN YOU CAME.
QUỲNH ANH:
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.
.
Bùi Bảo Trúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét